Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 3+4, Bài 1: Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 3+4, Bài 1: Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- HS củng cố kiến thức về trạng ngữ, nhận biết được các thành phần trạng ngữ ở trong câu;

- HS hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ;

- HS biết mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ.

- Ôn tập kiến thức về từ láy ở lớp 6.

*Phân tích đặc điểm, tác dụng của của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ, từ láy. Vận dụng thành thạo kiến thức dùng cụm Cv mở rộng thành phần trạng ngữ , từ láy vào tạo lập văn bản.

2. Phẩm chất

- HS Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

* Biết phân tích đặc điểm, tác dụng của của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Giáo viên: KHBD, SGK, SGV; Máy tính, máy chiếu, PHT,.

2.Học sinh: SGK, bài soạn,.

 

docx 7 trang phuongtrinh23 28/06/2023 6620
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 - Tiết 3+4, Bài 1: Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
TIẾT : 3,4 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
( Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ)
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực
- HS củng cố kiến thức về trạng ngữ, nhận biết được các thành phần trạng ngữ ở trong câu;
- HS hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ;
- HS biết mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
- Ôn tập kiến thức về từ láy ở lớp 6.
*Phân tích đặc điểm, tác dụng của của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ, từ láy. Vận dụng thành thạo kiến thức dùng cụm Cv mở rộng thành phần trạng ngữ , từ láy vào tạo lập văn bản.
2. Phẩm chất
- HS Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
* Biết phân tích đặc điểm, tác dụng của của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1.Giáo viên: KHBD, SGK, SGV; Máy tính, máy chiếu, PHT,..
2.Học sinh: SGK, bài soạn,...
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu 
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới.
* Tổ chức thực hiện: 
 GV đưa VD: (1) Sáng, sương bao phủ kín khắp cánh đồng.
 (2) Sáng mùa đông, sương bao phủ kín khắp cánh đồng. 
 H. Hãy xác định trạng ngữ cho các câu trên? Trạng ngữ câu (2) có gì khác so với câu (1)
HS trình bày- chia sẻ: 
 GV vào bài: Trạng ngữ câu 2 cấu tạo bằng một cụm từ. Vậy cách dùng cụm từ làm thành phần trạng ngữ trong câu hai gọi là gì? Cô và các em sẽ tìm hiểu bài hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
* Mục tiêu: 
- HS hiểu được tác dụng của việc mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ;
- HS biết mở rộng thành phần trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
* Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
HS đọc hai ví dụ (1),(2) phần nhận biết,
1. Đêm, trời mưa như trút nước.
 2. Đêm hôm đó, trời mưa như trút nước.
 Phân tích ngữ pháp câu trên?
HS HĐCĐ- 4p trả lời câu hỏi
 Ttrạng ngữ trong câu 1 và câu 2 có sự khác nhau như thế nào về cấu tạo và ý nghĩa?
 Hs chia sẻ.GVKL
Hỏi: Qua bài tập trên em rút ra nhận xét gì?
- Trạng ngữ là gì?
- Cấu tạo trạng ngữ?
- Thế nào là mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ
- Tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ.
HS chia sẻ.GVKL
Trạng ngữ là thành phần phụ để chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc và hành động 
GV quay lại ngữ liệu ban đầu phần khởi động chốt KT.
Vậy cách dùng cụm từ làm trạng ngữ trong câu 2 gọi là gì? Tác dụng?
 Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
 (1) Sáng, sương bao phủ kín khắp cánh đồng.
(2) Sáng mùa đông, sương bao phủ kín khắp cánh đồng. 
Trong hai câu trên câu nào mở rộng trạng ngữ 
HS chia sẻ.GVKL / SL 
- Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ
- Tác dụng: làm rõ hơn, cụ thể hơn thời gian của sự việc sương bao phủ kín khắp cánh đồng. 
GV đưa bài tập nhanh
HS HĐCN- 2p 
Mở rộng trạng ngữ câu sau ? nêu tác dụng?
 Đêm, trăng sáng vằng vặc.
HS chia sẻ.GVKL
 Đêm rằm, trăng sáng vằng vặc.
Làm rõ hơn, cụ thể hơn thời gian (đêm rằm) của sự việc trăng sáng vằng vặc
Đêm rằm trung thu, trăng sáng vằng vặc.
Làm rõ hơn, cụ thể hơn thời gian (đêm rằm tháng tám) của sự việc trăng sáng vằng vặc.
I. Mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ.
1. Bài tập
(1) Đêm, trời / mưa như trút nước.
 TN CN - VN
 Trạng ngữ là một từ
2. Đêm hôm đó, trời /mưa như trút nước 
 TN CN VN 
Trạng ngữ là một cụm từ
 Trạng ngữ VD 2 được mở rộng cung cấp thông tin cụ thể hơn về thời gian của sự việc trời mưa như trút nước. 
2. Kết luận
- Khái niệm trạng ngữ.
- Cấu tạo trạng ngữ (SGK)
- Mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ: Trạng ngữ có cấu tạo là một cụm từ
- Tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ (SGK)
 HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập 
* Mục tiêu: 
	Củng cố lại kiến thức đã học qua thực hành giải quyết các bài tập Tiếng Việt: mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ, nêu tác dụng; xác định từ láy và nêu tác dụng của từ láy.
* Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
 HS đọc bài tập 1
 HĐCĐ- 2p, câu a.
HS trình bày, chia sẻ GVKL
HS về nhà làm bài tập phần b,c,d (SGK)
b.- Trạng ngữ ở câu thứ 2 được mở rộng hơn so với câu thứ nhất. 
-Trạng ngữ trong gian phòng lớn tràn ngập ánh sáng không chỉ cung cấp thông tin về địa điểm như trạng ngữ trong gian phòng mà còn cho thấy đặc điểm của căn phòng (lớn, tràn ngập ánh sáng).
C .- Trạng ngữ ở câu thứ 2 được mở rộng hơn so với câu thứ nhất. 
 Trạng ngữ Thế là qua một đêm mưa rào.., trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt, không chỉ cung cấp thông tin về thời gian như trạng ngữ qua một đêm mà còn cho thấy đặc điểm của đêm (mưa rào).
d. . Trạng ngữ ở câu thứ 2 được mở rộng hơn so với câu thứ nhất. 
- Trạng ngữ trên nóc một lô cốt cũ kề bên một xóm nhỏ không chỉ cung cấp thông tin về địa điểm như trạng ngữ trên nóc một lô cốt mà còn cho thấy đặc điểm và vị trí của lô côt (cũ, kề bên một xóm nhỏ).
*Củng cố
Hỏi: Thế nào là mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ ? Tác dụng của việc mở rộng trạng ngữ.
 *Hướng dẫn học bài
- Ôn lại kiến thức bài học 
- Hoàn thiện các bài tập 1(b,c,d)
- Chuẩn bị các bài tập 2,3
Tiết 4
*Khởi động
GV chiếu SLtranh. HS quan sát
 HS HĐCN-2p quan sát tranh.
- Đặt câu có trạng ngữ là một từ.
- Mở rộng trạng ngữ của câu thành một cụm từ.
HS chia sẻ.GV dẫn dắt vào bài.
Để củng cố kiến thức mở rộng trạng ngữ của câu bằng cụm từ chúng ta tiếp tục vào thực hành làm các các bài tập luyện tập.
 HS đọc bài tập 2
 HĐCN -3P.
HS lên bảng trình bày.
Cả lớp đánh giá bạn bằng bảng kiểm
 Tiêu chí
Đ
CĐ
1
Viết được câu có trạng ngữ, đúng ngữ pháp. 
2
Trạng ngữ là một tư.
3
Trạng ngữ được mở rộng thành cụm từ.
4
Nêu được tác dụng của việc dùng cụm từ làm trạng ngữ.
GVKL nhận xét, KL.
HS tự đánh giá mình và hoàn thiện bài tập.
Hỏi: Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy?
Hs chia sẻ.GV nhắc lại.
Khái niệm từ láy.
Là từ phức được tạo thành bởi cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm . VD: Khúc khủy, róc rách
- Tác dụng từ láy: Có tính gợi hình, gợi tả..
HS đọc thầm bài 4, nêu yêu cầu.
- Tìm từ láy;
- Nêu tác dụng của việc sử dụng từ láy trong các câu văn.
HS HĐN4-5p thực hiện yêu cầu của bài tập.
HS trình bày, chia sẻ.GVKL/ SL
II. Luyện tập
1. Bài tập 1 (tr 17)
a. - Trạng ngữ ở câu 2 được mở rộng hơn so với câu thứ nhất .
 - Trạng ngữ Suốt từ chiều hôm qua không chỉ cung cấp thông tin về thời gian như trạng ngữ Hôm qua mà còn nêu cụ thể hơn về thời gian và cho thấy quá trình sảy ra sự việc bắt đầu vào buổi chiều hôm qua và kéo dài.
2. Bài tập 2 (Tr 18)
1. Đêm, trăng tròn như cái đĩa
2. Đêm rằm trung thu, trăng tròn như cái đĩa.
Trạng ngữ ở câu 1 là một từ
Trạng ngữ câu 2 được mở rộng thành cụm từ.
 Tác dụng làm rõ hơn, cụ thể hơn thời gian (đêm rằm trung thu) của sự việc trăng tròn như cái đĩa.
3. Bài tập 3 (Tr/ 18)
a. Trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy.
- xiên xiết: gợi cảm nhận về dòng nước xiết đang dâng dần lên và ẩn chứa sức mạnh ngầm, sự nguy hiểm rình rập trong đó.
b. Tấm thân bé bỏng của con chim vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát.
- bé bỏng: Gợi tả hình ảnh những chú chim chìa vôi bé nhỏ, vừa mới sinh ra còn non nớt, yếu ớt (đối lập với dòng nước khổng lồ đang xiên xiết chảy) 
HÌnh ảnh này giúp người đọc cảm nhận sự kì diệu và sức sống mãnh liệt của thế giới tự nhiên.
 C. Những đôi cánh mỏng manh run rẩy và đầy tự tin của bầy chim đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông.
- mỏng manh: miêu tả những cánh chim rất mỏng, nhỏ bé;
- run rẩy: diễn tả sự rung động mạnh, liên tiếp và yếu ớt của đôi cánh.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG ( Hướng dẫn để HS làm ở nhà)
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tạo lập đoạn văn có mở rộng TN bằng cụm từ.
* Cách thực hiện
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chính
Gv giao giao nhiệm vụ Hs về nhà thực hiện 
 Yêu cầu
- Dung lượng: 5 - 7 câu
- Bố cục: 3 phần (MĐ, TĐ, KĐ)
- Nội dung: miêu tả một cảnh đẹp mà em đã được trải nghiệm trong dịp nghỉ hè. 
- Yêu cầu về tiếng Việt: có mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ.
- Gạch chân trạng ngữ được mở rộng
Viết đoạn văn (5 – 7 câu) miêu tả một cảnh đẹp mà em đã được trải nghiệm trong dịp nghỉ hè. Trong đoạn văn có mở rộng trạng ngữ bằng cụm từ. Gạch chân trạng ngữ được mở rộng.
* Củng cố (2p)
 Tiết học hôm nay giúp em củng cố đơn vị kiến thức nào của bài học.
 HS chia sẻ.GVchốt lại.
* Hướng dẫn về nhà (2p)
Hoàn thiện bài tập vào vở;
Đọc trước văn bản “Đi lấy mật” (trích Đất rừng phương Nam) và trả lời câu hỏi SGK. (xem phim Đất phương Nam)
 Thực hiện phiếu học tập tìm hiểu tác giả, văn bản.
 Thực hiện phiếu học tập tìm hiểu bố cục văn bản. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_34_bai_1_mo_rong_trang_ngu_cua_ca.docx