Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23 đến 28

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23 đến 28

I- MỤC TIÊU:

1.Kiến thức

-Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.

-Hiểu được phần nào trong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.

-Đây là văn bản nghị luận văn chương cụ thể là bình luận các v.đề về văn chương nói chung.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, cảm thụ văn học

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học

- Học liệu: tranh ảnh của tác giả Hoài Thanh (nếu có) , tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về nội dung bài học.

2. Phương thức thực hiện:

HĐ cá nhân, HĐ nhóm.

3. Sản phẩm hoạt động: HS suy nghĩ trả lời.

Những ý nghĩa của văn chương.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu

Chúng ta đã được học những áng văn chương như: c.tích, ca dao, thơ, truyện,. Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Nhưng mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì ? Đọc văn chương chúng ta thu lượm được những gì ?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh suy nghĩ trả lời

- Giáo viên gợi ý cho học sinh

- Dự kiến sản phẩm

-Dự kiến TL: =>V.chg làm giàu tư tưởng, tình cảm con người

*Báo cáo kết quả

Đại diện một nhóm trình bày trước lớp

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Giới thiệu vào bài học

 Chúng ta đã được học những áng văn chương như: c.tích, ca dao, thơ, truyện,. Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Nhưng mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì ? Đọc văn chương chúng ta thu lượm được những gì ? Muốn giải đáp những câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh-một nhà phê bình văn học có tiếng.

 

docx 80 trang sontrang 7420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 23 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 
 Tiết 92,93: Văn bản
ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
 ( Phạm Văn Đồng)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Phạm Văn Đồng.
- Đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm và trong sử dụng ngôn ngữ nói, viết hằng ngày.
- Cách nêu dẫn chứng và bình luận, nhận xét; giọng văn sôi nổi nhiệt tình của tác giả.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài, biết làm và làm thành thạo, sáng tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Đọc – Hiểu các văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
- Đọc diễn cảm và phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.
- Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận.
3. Phẩm chất: 
- Yêu quý và học tập theo Bác. Yêu quý trân trọng văn học dân tộc.
- Có ý thức vận dụng vào thực tế bài làm. Chăm chỉ học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
 - Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho học sinh. 
- Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm
- Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng
- Phương án kiểm tra, đánh giá:
+ Học sinh đánh giá và học tập nhau khi trình bày, báo cáo sản phẩm và nhận xét trao đổi
+ Giáo viên đánh giá học sinh thông qua quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ 
- Nhiệm vụ: Kể tên những tác phẩm viết về Bác Hồ kính yêu?Qua đó em thấy Bác Hồ có những phẩm chất gì?
- Phương án thực hiện: 
+ Thực hiện: Hoạt động nhóm( Thời gian: 2 phút)
2. Thực hiện nhiệm vụ:
*. Học sinh tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: 
*. Giáo viên:
- Quan sát, theo dõi và ghi nhận kết quả của học sinh
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs hoạt động theo nhóm bàn dể trả lời câu hỏi trong khoảng 2 phút 
- Dự kiến sản phẩm: Các bài viết, bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ,, Bác ơi!- Tố Hữu, Viếng lăng Bác- Viễn Phương, Người đi tìm hình của nước- Chế Lan Viên,
3. Báo cáo kết quả: Học sinh báo cáo 
4. Nhận xét, đánh giá:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: + Tinh thần, ý thức hoạt động học tập + Kết quả làm việc + Bổ sung thêm nội dung 
=> Vào bài: ở bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, chúng ta đã rất xúc động trước hình ảnh giản dị của người cha mái tóc bạc suốt đêm không ngủ đốt lửa cho anh đội viên nằm rồi nhón chân đi dém chăn từng người, từng người một. Còn hôm nay chúng ta lại thêm một lần nhận rõ hơn phẩm chất cao đẹp này của chủ tịch Hồ Chí Minh qua một đoạn văn xuôi nghị luận đặc sắc của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng- Người học trò xuất sắc- người cộng sự gần gũi nhiều năm với Bác Hồ
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu về tác giả và văn bản.
Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về tác giả, cảm nhận được đức tính giản dị của Bác 
Phương pháp: thảo luận
- Phương thức thực hiện:
+ Hoạt động nhóm, + Hoạt động chung cả lớp
- Sản phẩm hoạt động: + phiếu học tập của nhóm
- Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu:? Hôm trước cô đã giao dự án cho các nhóm về nhà tìm hiểu về tác giả Phạm Văn Đồng và văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Bây giờ cô mời dại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình ?
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:trình bày
- Giáo viên: Lắng nghe học sinh trình bày
- Dự kiến sản phẩm: 
- Phạm Văn Đồng(1906 - 2000) quê ở Đức Tân, Mộ Đức, Quảng Ngãi.
- Là nhà văn, nhà Cách Mạng nổi tiếng. Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
- Có nhiều thời gian gần gũi với Bác và đã từng viết nhiều bài viết về Bác rất có giá trị.
- Trích trong bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại.
- Đây là bài diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác.
3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
-Mời các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hs tự ghi vở
- GV bổ sung, nhấn mạnh và chốt kt
HĐ 2: Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục 
Mục tiêu: Giúp hs rèn kĩ năng đọc, hiểu được nghĩa
Của một số từ khó và chia được bố cục văn bản
Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động cặp đôi
Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn đọc
- Giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu. 
- HS đọc, nhận xét.
 - Giải thích từ khó :HS giải thích -> lắng nghe -> hiểu nghĩa từ
Bước 2: Chia bố cục
Phương pháp: Thảo luận
- Phương thức thực hiện: + Hoạt động cặp đôi
- Sản phẩm hoạt động: Chia bố cục văn bản trên phiếu học tập
- Tiến trình:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
Theo em bài này các em chia làm mấy phần, vì sao em lại chia như vậy? 
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Hoạt động cặp đôi - Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: 
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: đầu -> tuyệt đẹp : Nhận định về đức tính giản dị của BH.
Phần 2: Tiếp -> hết: Những biểu hiện của đức tính giản dị của BH.
3. Báo cáo kết quả:
- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs lên trình bày kết quả 
- Học sinh nhóm khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV chốt: 
HĐ 3
Mục tiêu: HS hiểu được sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị sôi nổi, mạnh mẽ, vĩ đại với đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ
Phương pháp: Thuyết trình, hoạt động chung cả lớp
Phương pháp: 
+ Hoạt động chung cả lớp
1. Chuyển giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ
Trong phần mở đầu tác giả đã viết 2 câu văn với nội dung gì? 
- Câu 1: Nêu nhận xét chung về đức tính giản dị và khiêm tốn của BH.
Câu 2: Giới thiệu nhận xét về đức tính của BH 
Văn bản này tập trung làm nỗi rõ phẩm chất nào của Bác?
- HS trả lời
-Từ “với” biểu thị quan hệ gì giữa 2 vế câu ? Tác dụng của sự đối lập đó là gì ?
- Sử dụng quan hệ từ đối lập có tác dụng bổ sung cho nhau cho ta thấy:
+ Bác là người chiến sĩ cách mạng tất cả vì dân, vì nước -> sự nghiệp chính trị lay trời chuyển đất.
+ Đời sống trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp -> vô cùng giản dị.
Câu văn nêu luận điểm chính của bài cho ta hiểu gì về Bác? 
- Bác Hồ vừa là bậc vĩ nhân lỗi lạc, phi thường vừa là người bình thường, rất gần gũi thân thương với mọi người.
Câu nào là câu giải thích nhận xét chung ấy? Đức tính giản dị của Bác được tác giả nhận định bằng những từ nào? 
- Rất lạ lùng... là trong 60 năm của cuộc đời đầy sóng gió... trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
-Trong các từ đó từ nào quan trọng nhất ? vì sao?
- Từ thanh bạch vì nó thâu tóm đức tính giản dị
Trong khi nhận định tác giả có thái độ như thế nào?
- Tác giả tin ở nhận định của mình, ngợi ca về đức tính ấy.
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở đoạn văn này? 
- HS trả lời
Trong phần đặt vấn đề tác giả nêu ra sự tương phản nhưng thống nhất giữa đời sống chính trị và đời sống bình thường của Bác. Từ đó tg nhấn mạnh tầm quan trọng của đức tính giản dị, đặt nó trong mối quan hệ giữa cuộc đời hoạt động chính trị và đời sống hàng ngày để chỉ ra sự thống nhất. Đó là một khám phá lớn qua nhiều năm sống gắn bó với Bác của P.V. Đồng
- Dự kiến sản phẩm: 
- Làm nổi bật sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị sôi nổi, mạnh mẽ, vĩ đại với đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ
3. Báo cáo kết quả:
- Tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo kết quả
- Cách thực hiện: Giáo viên yêu cầu hs lên trình bày kết quả - Học sinh nhóm khác bổ sung
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
GV chốt: 
HĐ 3: 
Mục tiêu: Học sinh nắm được những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ:
Phương pháp: thảo luận nhóm
- Phương thức thực hiện: + Hoạt động nhóm
 - Sản phẩm hoạt động: + phiếu học tập của nhóm có nội dung theo yêu cầu
- Phương án kiểm tra, đánh giá
+ Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ: 
Nhóm 1:Tìm hiểu đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trong lối sống
Để làm rõ nếp sinh hoạt giản dị của Bác tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào? Nhận xét của em về các dẫn chứng trên?
Nhóm 2: Đức tính giản dị của Bác Hồ Thể hiện trong quan hệ với mọi người
Để thuyết phục bạn đọc về sự giản dị của Bác trong quan hệ với mọi người, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nào?
Những dẫn chứng nêu ra ở đây có ý nghĩa gì?
Nhóm 3,4: Đức tính giản dị của Bác Hồ thể hiện trong lời nói bài viết
- Để làm sáng tỏ sự giản dị trong cách nói và viết của Bác, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác ?
 Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ? 
Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao ? 
Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ? 
- Giáo viên yêu cầu:- Học sinh các nhóm tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:thảo luận nhóm 
- Giáo viên: Quan sát, đến từng nhóm có thể gợi mở và lắng nghe các nhóm trao đổi, thảo luận
- Dự kiến sản phẩm: 
* Giản dị trong tác phong sinh hoạt và giản dị trong sinh hoạt với mọi người
- Bữa cơm của Bác: Chỉ vài 
ba món...tươm tất.
- Cái nhà nơi Bác ở: Cái nhà sàn...của hoa vườn.
Bác viết thư cho một đồng chí cán bộ.
Bác nói chuyện với các cháu thiếu nhi miền Nam.
Đi thăm nhà tập thể của công nhân.
Thăm nơi làm việc, phòng ngủ, nhà ăn của công nhân.
Việc gì tự làm được Bác không cần người giúp việc.
Đặt tên cho những người phục vụ quanh Bác với những cái tên mang nhiều ý nghĩa.
*Giản dị trong lời nói và cách viết.
- Câu nói của Bác, những câu nói nổi tiếng:
Không có gì quý hơn độc lập tự do.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
Bác nói về những điều lớn lao bằng cách nói giản dị. -> Đây là những câu nói nổi tiếng của Bác, mọi người dân đều biết.
Khi nói và viết cho quần chúng nhân dân, Bác đã dùng những câu rất giản dị, vì sao ? 
- Để mọi người dễ hiểu
- Vì muốn cho quần chúng hiểu được, nhớ được, làm được.
Vì sao tác giả lại dẫn những câu nói này ? 
- Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
- Mỗi lời nói câu viết của Bác đã trở thành chân lí giản dị mà sâu sắc
“ Tôi nói không?”. Em hiểu ý nghĩa của lời bình luận này là gì ? Lời bình luận có ý nghĩa: Đề cao sức mạnh phi thường của lối sống giản dị và sâu sắc của Bác. Đó là sức mạnh khơi dậy, lòng yêu nước .
-> Từ đó khẳng định tài năng có thể viết thật giản dị về những điều lớn lao của Bác.
.3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
-Mời các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hs tự ghi vở
- GV bổ sung, nhấn mạnh và chốt kt
? Em có nhận xét gì về cách nêu lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm?
? Theo em, tác giả có thái độ như thế nào về đức tính giản dị của Bác Hồ?
->Tác giả cảm phục, ca ngợi chân thành, nồng nhiệt
GV bình: Bằng sự hiểu biết của Mình, tác giả trân trọng và ca ngợi đức tính giản dị của Bác, đó cũng là phẩm chất cao đẹp của Người. Tác giả nói về những điều cao đẹp, vĩ đại bằng những ngôn từ giản dị và dễ hiểu đúng như những điều tác giả học được trong những năm tháng được sống cùng Bác.
HĐ 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản
Phương pháp: thảo luận nhóm 
- Phương thức thực hiện: + Hoạt động nhóm theo hình thức khăn phủ bàn
 - Sản phẩm hoạt động: + kết quả của nhóm ở khăn phủ bàn
- Phương án kiểm tra, đánh giá: + Học sinh tự đánh giá. + Học sinh đánh giá lẫn nhau. + Giáo viên đánh giá.
- Tiến trình hoạt động:
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu:
?Nhóm 1,2:
Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản nghị luận : Đức tính giản dị của Bác Hồ?
?Nhóm 3,4:Trình bày nội dung của văn bản?
- Học sinh tiếp nhận: Lắng nghe rõ yêu cầu và thực hiện
2.Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:trình bày sản phẩm ra tờ giấy toki
- Giáo viên: Quan sát, lắng nghe học sinh trình bày
- Dự kiến sản phẩm: 
Nghệ thuật
- Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và những nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm những tình cảm chân thành của chính tác giả với Bác.
Nội dung
- Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quam hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết.
- ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.
3. Báo cáo kết quả:
- Học sinh trình bày miệng ý kiến của mình
-Mời các nhóm còn lại nhận xét phần trình bày của 2 nhóm.
4. Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
-> Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hs tự ghi vở
- HS đọc ghi nhớ SGK 
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP: 
	1. Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học
	2. Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
	3. Sản phẩm hoạt động: câu trả lời của hs
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Giáo viên đánh giá học sinh
	5. Tiến trình hoạt động 
	*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
Bản thân em học được điều gì quan những đức tính giản dị của Bác Hồ?
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ 
	*Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Trình bày trên giấy nháp
	- Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh
 Dự kiến sản phẩm: 
Ăn mặc giản dị phù hợp hoàn cảnh gđ
Luôn gần gũi ,cởi mở, chân thành với mọi người
Học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương Bác Hồ
*Báo cáo kết quả
	Giáo viện gọi 2 đến 3 học sinh trình bày trước lớp
	*Đánh giá kết quả
	- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
	- Giáo viên nhận xét, đánh giá, nhấn mạnh yêu cầu
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
	1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết vận dụng linh hoạt kiến thức vừa học vào thực tế đời sống
	2. Phương thức thực hiện: Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
	3. Sản phẩm hoạt động: Phần trình bày của học sinh
	4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Học sinh đánh giá Hs, Gv đánh giá Hs
	5. Tiến trình hoạt động: 
GV giao nv: Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả trong văn bản này?
Thực hiện nhiệm vụ
	- Học sinh: Trình bày trên giấy nháp
	- Giáo viên: Giáo viên quan sát, động viên học sinh
Dự kiến sản phẩm: 
Tạo văn bản nghị luận cần kết hợp chứng minh, giải thích, bình luận- Cách chọn dẫn chứng tiêu biểu
 Người viết có thể bày tỏ cảm xúc
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
5. Tiến trình hoạt động: 
- Sưu tầm một số tác phẩm, bài viết hay một đoạn thơ hay, một mẩu chuyện kể về Bác để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hổ? 
	* Nhắc nhở: 
	- Học thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản.
	- Chuẩn bị bài Ý nghĩa văn chương”
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Phạm Văn Đồng (1906- 2000) – một cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm đồng thời cũng là nhà hoạt động văn hóa nổi tiếng.
2. Văn bản:
 a. Xuất xứ và thể loại:
- Văn bản trích từ diễn văn “ Chủ tịch HCM, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” đọc trong lễ kỉ niệm 80 năm ngy sinh của Bác (1970)
- Thể loại: nghị luận chứng minh
Vấn đề chứng minh: Đức tính giản dị của Bác
b. Đọc, chú thích, bố cục:
Bố cục: 2 phần
- Phần 1: đầu -> tuyệt đẹp : Nhận định về đức tính giản dị của BH.
Phần 2: Tiếp -> hết: Những biểu hiện của đức tính giản dị của BH.
II.Tìm hiểu văn bản:
1. Nhận định về đức tính giản dị của Bác Hồ:
- Làm nổi bật sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị sôi nổi, mạnh mẽ, vĩ đại với đời sống bình thường giản dị, khiêm tốn của Bác Hồ
-> nêu vấn đề nghị luận ngắn gọn
2. Những biểu hiện của đức tính giản dị của Bác Hồ:
Giản dị trong lối sống:
->Tác phong gọn gàng, ngăn lắp
-> Lối sống thanh bạch tao nhã
b. Giản dị trong quan hệ với mọi người:
-> Gần gũi quan tâm tới mọi người
c. Giản dị trong lời nói và bàiviết:
->Bác dùng những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa và ngắn gọn,đễ nhớ, dễ thuộc, mọi người làm được
Dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, rất đời thường, gần gũi với mọi người nên dễ hiểu, dễ thuyết phục.
Đưa ra dẫn chúng cụ thể, những câu nói nổi tiếng khẳng định lời nói bài viết của Bác thường ngắn gọn, dễ hiểu
-> Có sức tập hợp, lôi cuốn, cảm hoá lòng người.
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Nghệ thuật:
+ Có dẫn chứng cụ thể , lí lẽ bình luận sâu sắc,có sức thuyết phục.
+ Lập luận theo trình tự hợp lí.
2. Nội dung:
- Chứng minh đức tính giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, tư tưởng tình cảm cao đẹp.
3. Ghi nhớ : ( sgk trang 55)
V. Luyện tập, củng cố:
Tiết 97: Văn bản: Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG
	 -Hoài Thanh-
I- MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
-Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người.
-Hiểu được phần nào trong cách nghị luận văn chương của Hoài Thanh.
-Đây là văn bản nghị luận văn chương cụ thể là bình luận các v.đề về văn chương nói chung.
2. Năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, cảm thụ văn học
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.
- Tự lập, tự tin, tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: tranh ảnh của tác giả Hoài Thanh (nếu có) , tài liệu tham khảo, phiếu học tập.
 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc bài và trả lời các câu hỏi .
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
1. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. 
- Kích thích HS tìm hiểu về nội dung bài học.
2. Phương thức thực hiện:
HĐ cá nhân, HĐ nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: HS suy nghĩ trả lời.
Những ý nghĩa của văn chương.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - Học sinh đánh giá. - Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
- Giáo viên yêu cầu
Chúng ta đã được học những áng văn chương như: c.tích, ca dao, thơ, truyện,... Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Nhưng mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì ? Đọc văn chương chúng ta thu lượm được những gì ? 
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Giáo viên gợi ý cho học sinh
- Dự kiến sản phẩm 
-Dự kiến TL: =>V.chg làm giàu tư tưởng, tình cảm con người
*Báo cáo kết quả
Đại diện một nhóm trình bày trước lớp
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV: Giới thiệu vào bài học
 Chúng ta đã được học những áng văn chương như: c.tích, ca dao, thơ, truyện,... Chúng ta đến với văn chương một cách hồn nhiên, theo sự rung động của tình cảm. Nhưng mấy ai đã suy ngẫm về ý nghĩa của văn chương đối với bản thân ta cũng như với mọi người. Vậy văn chương có ý nghĩa gì ? Đọc văn chương chúng ta thu lượm được những gì ? Muốn giải đáp những câu hỏi mang tính lí luận sâu rộng rất thú vị ấy, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bài ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh-một nhà phê bình văn học có tiếng.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : I. Tìm hiểu chung
1. Mục tiêu: .
Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
2. Phương thức thực hiện:
- Hoạt động cá nhân, hoạt động cả lớp
3. Sản phẩm hoạt động
Kết quả: câu trả lời của HS.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá
- Học sinh đánh giá lẫn nhau. - Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu 
Em hãy nêu hiểu biết của mình về tác giả Hoài Thanh ?
-Em hãy nêu xuất xứ của văn bản ?
Văn bản được viết theo thể loại gì?
-Ta có thể chia bài văn thành mấy phần, ý của từng phần là gì ?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh hoạt động cá nhân
- Giáo viên kiểm sản phẩm của học sinh
- Dự kiến sản phẩm 
1-Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982).
-Là nhà phê bình văn học xuất sắc.
2-Tác phẩm: 
a, Xuất xứ: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động". 
b,-Đọc –Chú thích- Bố cục
-Bố cục: 2 phần.
 +Đ1,2,: Nguồn gốc của văn chương.
 +Đ3,4,5,6,7,8:Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
*Báo cáo kết quả
Đại diện 1 hs lên trình bày.
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
+GV: Bài Tinh thần yêu nước của n.dân ta làvăn chính luận bàn về v.đề c.trị XH. Còn bài ý nghĩa văn chương là thuộc thể nghị luận văn chương, bàn về v.đề thuộc văn chương. Vì là đ.trích trong 1 bài nghị luận dài nên văn bản chúng ta học không đầy đủ 3 phần hoàn chỉnh.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bản
Hoạt động 1-Nguồn gốc của văn chương:
1. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được nguồn gốc cốt yếu của văn chương
2. Phương thức thực hiện:
hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động:
Kết quả của nhóm phiếu học tập, câu trả lời của HS.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
-Học sinh đánh giá lẫn nhau.
- Giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên 
HĐ NHÓM 
Tác giả giải thích văn chương bắt nguồn từ đâu?
Nhận xét cách lập luận của tác giả?
- Học sinh tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh 
 + HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS thảo luận.
- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ học sinh
- Dự kiến sản phẩm 
-Chuyện con chim bị thg-Tiếng khóc của thi sĩ . ->D.c thực tế
=>V.chương x.hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt. 
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
->Luận điểm ở cuối đoạn-Thể hiện cách trình bày theo lối qui nạp từ cụ thể đến k.quát.
*Báo cáo kết quả
Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả trên phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Hoạt động 2-Ý nghĩa và công dụng của văn chương
1. Mục tiêu:Giúp học sinh tìm hiểu về công dụng và ý nghĩa của văn chương
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cặp đôi.
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- HS phản biện.
- GV đánh giá quá trình thảo luận của HS.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên 
Văn chương có những ý nghĩa và công dụng như thế nào?
Nhận xét về nghệ thuật lập luận của tác giả
- Học sinh tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh 
+ HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động cặp đôi.
- Giáo viên gợi mở cho học sinh
- Dự kiến sản phẩm 
Ý nghĩa:V.chg sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế v.chg còn s.tạo ra sự sống.
 =>V.chg phản ánh và sáng tạo ra đời sống, làm cho đ.s trở nên tốt đẹp hơn.
=>V.chg làm giàu tình cảm con người.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
Tổng kết(5 phút)
1. Mục tiêu:Khái quát lại kiến thức bài học
2. Phương thức thực hiện:
Hoạt động cặp đôi.
3. Sản phẩm hoạt động:
Phiếu học tập 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: - HS phản biện.
- GV đánh giá quá trình thảo luận của HS.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên 
Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản
- Học sinh tiếp nhận 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh 
+ HS đọc yêu cầu.
 + HS hoạt động cá nhân.
 + HS hoạt động cặp đôi.
- Giáo viên gợi mở cho học sinh
- Dự kiến sản phẩm 
Hoài Thanh là người am hiểu v.chg, có q.điểm rõ ràng, xác đáng về v.chg, trân trọng đề cao v.chg.
*Báo cáo kết quả
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
Khái quát nội dung, nghệ thuật của văn bản
+Gv: Rõ ràng v.chg đã bồi đắp cho chúng ta biết bao tình cảm trong sáng, hướng ta tới những điều đúng, những điều tốt và những cái đẹp. V.chg góp phần tôn vinh c.s của con người. Có nhà lí luận nói: chức năng của v.chg là hướng con người tới những điều chân, thiện, mĩ. Hoài Thanh tuy không dùng những từ mang tính k.q như thế, nhưng qua lí lẽ giản dị, kết hợp với cảm xúc nhẹ nhàng và lời văn giàu hình ảnh, cũng đã nói được khá đầy đủ công dụng, hiệu quả, t.dụng của v.chg. Nói khác đi bài viết của Hoài Thanh là những lời đẹp, những ý hay ca ngợi v.chg, tôn vinh tài hoa và công lao của các vn nghệ sĩ.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:Vận dụng hiểu biết về văn chương để làm bài tập.
2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân
3. Sản phẩm hoạt động: Câu trả lời của HS; vở ghi.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá: Lớp đánh giá, giáo viên đánh giá.
5. Tiến trình hoạt động 
-HS viết đoạnn văn 
- Đại diện trình bày trước lớp
Bước vào đời không phải chúng ta đã sẵn có tất cả những k.thức, những tình cảm của người đời, nhất là cuộc sống con người ở các thời đại xa xưa. Nhưng nhờ có học truyện c.tích, ca dao. tục ngữ mà ta hình dung được cuộc đời đầy vất vả gian truân của người xưa. Từ đó chúng ta được tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mới :thg yêu những người l.động có những thân phận đầy đắng cay". Vì vậy có thể nói xoá bỏ v.chg đi thì cũng xoá bỏ hết những dấu vết lich sử, loài người sẽ nghèo nàn về tâm linh đến mức nào.
- Lớp nhận xét rút kinh nghiệm.
I-Giới thiệu chung:
1-Tác giả: Hoài Thanh (1909-1982).
-Là nhà phê bình văn học xuất sắc.
2-Tác phẩm: 
a, Xuất xứ: Viết 1936, in trong sách "Văn chương và hoạt động". 
b,-Đọc –Chú thích- Bố cục
-Bố cục: 2 phần.
 +Đ1,2,: Nguồn gốc của văn chương.
 +Đ3,4,5,6,7,8:Ý nghĩa và công dụng của văn chương.
II-Tìm hiểu văn bản:
1-Nguồn gốc của văn chương:
-Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.
->Luận điểm ở cuối đoạn-Thể hiện cách trình bày theo lối qui nạp từ cụ thể đến k.quát.
2-Ý nghĩa và công dụng của văn chương
-Ý nghĩa:V.chg sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế v.chg còn s.tạo ra sự sống.
 =>V.chg phản ánh và sáng tạo ra đời sống, làm cho đ.s trở nên tốt đẹp hơn.
=>V.chg làm giàu tình cảm con người.
->Nghệ thuật nghị luận giàu cảm xúc nên có sức lôi cuốn người đọc.
III-Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk (63 ).
-Hoài Thanh là người am hiểu v.chg, có q.điểm rõ ràng, xác đáng về v.chg, trân trọng đề cao v.chg.
C.Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG
1. Mục tiêu:Nêu công dụng của vc qua một văn bản em đã học 
2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm.
3. Sản phẩm hoạt động: Phiếu học tập 
4. Phương án kiểm tra, đánh giá:
- HS phản biện.
- GV đánh giá quá trình thảo luận của HS.
5. Tiến trình hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên 
-Nêu công dụng của vc qua một văn bản em đã học 
- Học sinh tiếp nhận và hoàn thành trên phiếu học tập
HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Sưu tầm tư liệu về nhà phê bình Hoài Thanh.
Tìm những văn bản minh chứng cho những giá trị văn chương.
Tuần 24
Tiết 95, 96
LUYỆN VIẾT BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
 - Nhận thức của HS về kiểu bài nghị luận chứng minh. Xác định luận điểm,triển khai luận cứ. Tìm và sắp xếp lí lẽ và dẫn chứng. Trình bày lời văn của mình qua bài viết cụ thể.
2. Năng lực:
a. Các năng lực chung:
- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.
b. Các năng lực chuyên biệt:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực nghe, nói, đọc, viết, phân tích, tổng hợp vấn đề, tạo lập văn bản
3. Phẩm chất:
- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt. - Tự lập, tự tin, tự chủ.
-Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa nhược điểm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Kế hoạch dạy học
- Học liệu: ra đề, biểu điểm, nhắc học sinh chuẩn bị chu đáo....
 2. Chuẩn bị của học sinh: chuẩn bị các đề SGK, giấy , bút,...
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
* Ma trận đề	
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Tạo lập văn bản nghị luận
Viết bài văn nghị luận chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Số câu
Số điểm
1
10 
1
10
* Đề bài:Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
* Đáp án - Biểu điểm:
* Về nội dung: 
- HS viết được một bài văn lập luận chứng minh được luận điểm( tư tưởng) vấn đề : Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Chứng minh được giá trị, lợi ích to lớn mà rưùng đem lại cho cuộc sống con người. Từ đó xác định ý thức bảo vệ rừng của con người.
* Về hình thức:
- Phương thức lập luận chủ yếu: Nghị luận chứng minh, văn phong sáng sủa, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng phong phú giàu sức thuyết phục.
* Về kiểu bài: 
- HS nắm vững kiểu bài lập luận chứng minh, các thao tác khi làm bài văn lập luận chứng minh để vận dụng vào bài làm của mình.
* Dàn bài:
Bài viết phải trình bày được những nội dung cơ bản theo bố cục sau:
A) Mở bài: 
- Rừng là tài nguyên vô giá, đem lại lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người. Bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
B) Thân bài:
Chứng minh; 
- Rừng đem đến cho con người nhiều lợi ích:
	+ Rừng gắn bó chặt chẽ với lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc Việt Nam.
	+ Rừng cung cấp cho con người nhiều lâm sản quý giá.
	+ Rừng có tác dụng ngăn nước lũ, điều hoà khí hậu.
	+ Rừng là kho tàng thiên nhiên, phong phú vô tận.
	

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tuan_23_den_28.docx