Giáo án Sinh học 7 - Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện (1 tiết)
1. Kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện đối với tự nhiên và dời sống con người.
- Nêu được môt số bệnh do hình nhện gây ra ở người.
- Mô tả được cấu tạo, tập tính của một số đại diện lớp hình nhện.
- Nhận biết thêm được một số đại diện quan trọng khác của lớp hình nhện trong thiên nhiên, có liên quan đến con người và gia súc.
2. Năng lực:
- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề.
- HS thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến nhện.
- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.
- Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu tập tính và ý nghĩa thực tiễn về nhện.
3. Phẩm chất:
Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.
SINH HỌC 7 - BÀI 25. NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN (1 tiết) I/ MỤC TIÊU Yêu cầu cần đạt - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng. - Nêu được sự đa dạng của hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng. 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện đối với tự nhiên và dời sống con người. - Nêu được môt số bệnh do hình nhện gây ra ở người. - Mô tả được cấu tạo, tập tính của một số đại diện lớp hình nhện. - Nhận biết thêm được một số đại diện quan trọng khác của lớp hình nhện trong thiên nhiên, có liên quan đến con người và gia súc. 2. Năng lực: - Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề. - HS thu thập tranh ảnh, mẫu vật liên quan đến nhện. - Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận. - Nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tìm hiểu tập tính và ý nghĩa thực tiễn về nhện. 3. Phẩm chất: Chăm chỉ: chăm học, ham học, có tinh thần tự học. Có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên. II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Vật mẫu: con nhện. Tranh cấu tạo ngoài của nhện và một số đại diện hình nhện - HS sử dụng tài khoản google meet được cấp cho lớp. SGK Sinh học 7. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. b) Tổ chức thực hiện * GV giao nhiệm vụ: GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi 1. Em thường nhìn thấy nhện sống ở đâu? 2. Nhện có ích hay có hại đối với đời sống của con người? * HS thực hiện nhiệm vụ: Học sinh có thể trả lời 1. Nhện sống ở trần nhà, góc tường, ngoài vườn, bụi rậm... 2. - Có hại: sự sinh sống làm tổ của nhện làm bẩn không gian sống, mất mỹ quan - Có lợi:nhện diệt muỗi, diệt sâu bọ,... * GV kết luận, nhận định: ngoài nhện ra các đại diện trong lớp hình nhện có vai trò như thế nào trong đời sống con người -> bài mới. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới I. Tìm hiểu về nhện. (15 phút) a) Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Tổ chức thực hiện * GV giao nhiệm vụ: GV hướng dẫn HS quan sát mẫu con nhện đối chiếu hình 25.1 sgk. + Xác định giới hạn phần đầu ngực và phần bụng? + Mỗi phần có những bộ phận nào? - GV treo tranh cấu tạo ngoài, gọi HS lên trình bày - GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình 25.1 à hoàn thành bài tập bảng 1 ( sgk tr 82). - GV treo bảng 1 đã kẻ sẵn gọi HS lên điền - GV gọi HS nhắc lại cấu tạo ngoài của nhện -Vấn đề 1: Chăng lưới: - GV yêu cầu HS quan sát hình 25.2 sgk đọc chú thích -> Hãy sắp xếp qúa trình chăng lưới theo thứ tự đúng. - Vấn đề 2: Bắt mồi: - GV yêu cầu HS đọc thông tin về tập tính săn mồi của nhện -> Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng - GV có thể cung cấp thêm thông tin: Có 2 loại lưới: + Hình phễu (thảm): chăng ở mặt đất. + Hình tấm: Chăng ở trên không + Nhện chăng tơ vào thời gian nào trong ngày? * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS quan sát hình 25.1 sgk tr82 đọc chú thích xác định các bộ phận trên mẫu con nhện. - HS thảo luận làm rõ chức năng từng bộ phận -> điền vào bảng 1 - Đại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng, lớp nhận xét, bổ sung. * Sản phẩm: HS nêu được cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực, bụng. a. Đặc điểm cấu tạo: - Cơ thể gồm 2 phần: + Đầu - ngực: Đôi kìm có tuyến độc → bắt mồi và tự vệ. Đôi chân xúc giác phủ đầy lông → Cảm giác về khứu giác, 4 đôi chân bò → Di chuyển chăng lưới + Bụng: Đôi khe thở → hô hấp . Một lỗ sinh dục → sinh sản. Các núm tuyến tơ → Sinh ra tơ nhện b. Tập tính: - Chăng lưới - Bắt mồi * GV kết luận, nhận định: - GV chốt lại đáp án đúng: 4,2,1,3. - GV thông báo đáp án đúng: 4,1,2,3. à Kết luận: 1. Đặc điểm cấu tạo: Các phần cơ thể Tên bộ phận quan sát Chức năng Đầu ngực -Đôi kìm có tuyến độc - Đôi chân xúc giác phủ đầy lông - 4 đôi chân bò - Bắt mồi và tự vệ - Cảm giác về khứu giác và xúc giác - Di chuyển chân lưới Bụng - Đôi khe hở -1 lôc sinh dục - Các núm tuyến tơ -Hô hấp -Sinh sản -Sinh ra tơ nhện 2. Tập tính: - Chăng lưới săn bắt mồi sống. - Hoạt động chủ yếu vào ban đêm. II. Sự đa dạng của lớp hình nhện. (10 phút) a) Mục tiêu: Thông qua một số đại diện mà thấy được sự đa dạng của lớp hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng. b) Nội dung: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. c) Tổ chức thực hiện * GV giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS quan sát tranh và hình 25.3 -> 25.5 sgk → nhận biết một số đại diện hình nhện. - GV thông báo thêm một số hình nhện : nhện đỏ hại bông, ve, mò, bọ mạt, nhện lông, đuôi roi. - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 sgk tr 85 - GV chốt lại bảng chuẩn → Từ bảng 2 yêu cầu HS nhận xét: + Sự đa dạng của lớp hình nhện? + Nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện. * HS thực hiện nhiệm vụ: - HS nắm được một số đại diện: Bọ cạp. Cái ghẻ. Ve bò - HS rút ra nhận xét sự đa dạng về: Số lượng loài, lối sống, cấu tạo cơ thể. * GV kết luận, nhận định: à Kết luận: - Lớp hình nhện đa dạng có tập tính phong phú. - Đa số có lợi, một số gây hại cho người và động vật. 3. Hoạt động 3. Luyện tập (10 phút) a) Mục tiêu: Giúp hs củng cố hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được để trả lời các câu hỏi cuối bài. b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c) Tổ chức thực hiện * GV giao nhiệm vụ: GV giao cho HS các bài tập, yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập Câu 1: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau: (1): Chăng tơ phóng xạ. (2): Chăng các tơ vòng. (3): Chăng bộ khung lưới. Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí. A. (3) → (1) → (2). B. (3) → (2) → (1). C. (1) → (3) → (2). D. (2) → (3) → (1). Câu 2: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác: (1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi. (2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi. (3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc. (4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian. Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí. A. (3) → (2) → (1) → (4). B. (2) → (4) → (1) → (3). C. (3) → (1) → (4) → (2). D. (2) → (4) → (3) → (1). Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau: Ở phần bụng của nhện, phía trước là (1) , ở giữa là (2) lỗ sinh dục và phía sau là (3) . A. (1) : một khe thở ; (2) : hai ; (3) : các núm tuyến tơ. B. (1) : đôi khe thở ; (2) : một ; (3) : các núm tuyến tơ. C. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : hai ; (3) : một khe thở. D. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : một ; (3) : đôi khe thở. Câu 4: Cơ thể của nhện được chia thành: A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng. B. 2 phần là phần đầu và phần bụng. C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi. D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng. Câu 5: Lớp hình nhện có khoảng bao nhiêu loài? A. 3600 loài. B. 20000 loài. C. 36000 loài. D. 360000 loài. Câu 6: Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7: Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người ? A. Ve bò. B. Nhện nhà. C. Bọ cạp. D. Cái ghẻ. Câu 8: Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới? A. Đôi chân xúc giác. B. Bốn đôi chân bò. C. Các núm tuyến tơ. D. Đôi kìm. Câu 9: Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng? A. Các núm tuyến tơ. B. Các đôi chân bò. C. Đôi kìm. D. Đôi chân xúc giác. Câu 10: Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện? A. Cua nhện. B. Ve bò. C. Bọ ngựa. D. Ve sầu. * HS thực hiện nhiệm vụ: (sản phẩm) - HS làm bài tập. Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A C B D C Câu 6 7 8 9 10 Đáp án D C B A B * GV tổ chức báo cáo thảo luận, kết luận: - GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có. 4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà) a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức đã học về nhện giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống b) Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. c) Tổ chức thực hiện * GV giao nhiệm vụ: GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan. + Tại sao trong sản xuất nông nghiệp một số mô hình trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả người ta bắt nhện về để nuôi thả + Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò? + Nhện có các tập tính gì thích nghi với lối sống của chúng? + Cơ thể nhện gồm có mấy phần? Mỗi phần có những bộ phận nào? * HS thực hiện nhiệm vụ: HS tiến hành trao đổi và đưa ra đáp án, trình bày, đặt vấn đề * Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là đáp án câu trả lời trên lớp hoặc qua nhóm zalo. * GV kết luận, nhận định: – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm. – GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_7_bai_25_nhen_va_su_da_dang_cua_lop_hinh_nh.doc