Giáo án Sinh học 7 - Tiết 46, Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

Giáo án Sinh học 7 - Tiết 46, Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Mô tả được cấu tạo, tập tính của một đậi diện lớp Hình nhện.

- Nhận biết thêm được một số đại diện quan trọng khác của lớp Hình nhện trong thiên nhiên, có liên quan đến con người và gia súc.

- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và đời sống con người.

2. Kĩ năng:

 Quan sát cấu tạo của Nhện

 Tìm hiểu tập tính chăng lưới và bắt mồi của Nhện.

3. Thái độ:

 Bảo vệ các loài nhện có lợi trong tự nhiên.

II. Thiết bị và học liệu:

1. Chuẩn bị của giáo viên: Sử dụng hình 25.1→ 25.5 SGK

 - Phần mềm, nền tảng sử dụng dạy, minh họa

 - Đường dẫn liên kết: (biểu mẫu, video, tài liệu,.)

 Các phiếu học tập có liên quan

2. Chuẩn bị của học sinh:

Tài liệu học tập, tranh ảnh,.

 Phiếu học tập như SGK.

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 2170
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 46, Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 tiết 46
Ngày dạy: Từ ngày . đến 
KHUNG KHBD TRỰC TUYẾN
LỚP HÌNH NHỆN
Bài 25: NHỆN VÀ SỰ ĐA DẠNG CỦA LỚP HÌNH NHỆN
Môn học: Sinh học; lớp: 7	
Thời gian thực hiện: ( 1 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Mô tả được cấu tạo, tập tính của một đậi diện lớp Hình nhện.
- Nhận biết thêm được một số đại diện quan trọng khác của lớp Hình nhện trong thiên nhiên, có liên quan đến con người và gia súc.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của lớp Hình nhện đối với tự nhiên và đời sống con người.
2. Kĩ năng:
 Quan sát cấu tạo của Nhện
 Tìm hiểu tập tính chăng lưới và bắt mồi của Nhện.
3. Thái độ:
 Bảo vệ các loài nhện có lợi trong tự nhiên.
II. Thiết bị và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên: Sử dụng hình 25.1→ 25.5 SGK 
 - Phần mềm, nền tảng sử dụng dạy, minh họa 
 - Đường dẫn liên kết: (biểu mẫu, video, tài liệu,....)
 Các phiếu học tập có liên quan
2. Chuẩn bị của học sinh:
Tài liệu học tập, tranh ảnh,..
 Phiếu học tập như SGK.
III. Tiến trình tiết học:
1. Hoạt động 1: Mở đầu. 
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh chuẩn bị bài trước khi học.
- HS trao đổi, thảo luận các câu hỏi có liên quan đến bài học
b. Tổ chức thực hiện:
GV yêu cầu hs trả lời câu hỏi 
1. Em thường nhìn thấy nhện sống ở đâu?
2. Nhện có ích hay có hại đối với đời sống của con người?
Giao nhiệm vụ học tập:
GV gởi các câu hỏi có liên quan đến bài học qua zalo nhóm.	
Câu đố liên quan đến chủ đề:
Thực hiện nhiệm vụ:
HS chuẩn bị đáp án theo nhóm được phân công.
Sản phẩm: 
1. Nhện sống ở trần nhà, góc tường, ngoài vườn, bụi rậm...
2. - Có hại: sự sinh sống làm tổ của nhện làm bẩn không gian sống, mất mỹ quan
 - Có lợi:nhện diệt muỗi, diệt sâu bọ,...	
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập (qua zalo).
GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
Kết luận- nhận định:
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
GV nêu vấn đề: Thiên nhiên nhiệt đới nước ta nóng và ẩm, thích hợp với đời sống các loài của lớp Hình nhện. Cho nên lớp Hình nhện ở nước ta rất đa dạng và phong phú.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về nhện. (15p)
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện và một số tập tính của chúng.
b. Tổ chức thực hiện: HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
Giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn HS quan sát mẫu con nhện đối chiếu hình 25.1 sgk.
+ Xác định giới hạn phần đầu ngực và phần bụng?
+ Mỗi phần có những bộ phận nào?
- GV treo tranh cấu tạo ngoài, gọi HS lên trình bày 
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình 25.1 à hoàn thành bài tập bảng 1 ( sgk tr 82).
- GV treo bảng 1 đã kẻ sẵn gọi HS lên điền 
- GV gọi HS nhắc lại cấu tạo ngoài của nhện
-Vấn đề 1: Chăng lưới:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 25.2 sgk đọc chú thích -> Hãy sắp xếp quá trình chăng lưới theo thứ tự đúng. 
- Vấn đề 2: Bắt mồi:
- GV yêu cầu HS đọc thông tin về tập tính săn mồi của nhện -> Hãy sắp xếp theo thứ tự đúng 
- GV có thể cung cấp thêm thông tin: Có 2 loại lưới:
+ Hình phễu (thảm): chăng ở mặt đất.
+ Hình tấm: Chăng ở trên không
+ Nhện chăng tơ vào thời gian nào trong ngày? 
Thực hiện nhiệm vụ:
- HS quan sát hình 25.1 sgk tr82 đọc chú thích xác định các bộ phận trên mẫu con nhện.
- HS thảo luận làm rõ chức năng từng bộ phận -> điền vào bảng 1
- Đại diện nhóm lên hoàn thành trên bảng, lớp nhận xét, bổ sung.
Sản phẩm:
HS nêu được cơ thể gồm 2 phần: Đầu - ngực, bụng.
a. Đặc điểm cấu tạo: - Cơ thể gồm 2 phần: 
+ Đầu - ngực: Đôi kìm có tuyến độc → bắt mồi và tự vệ.  Đôi chân xúc giác phủ đầy lông → Cảm giác về khứu giác, 4 đôi chân bò → Di chuyển chăng lưới 
+ Bụng:  Đôi khe thở → hô hấp . Một lỗ sinh dục → sinh sản.  Các núm tuyến tơ → Sinh ra tơ nhện 
b. Tập tính: - Chăng lưới
 - Bắt mồi 
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV nhận xét sơ lược về các đáp án của HS.
Kết luận- nhận định:
1. Đặc điểm cấu tạo:
Các phần cơ thể
Số chú thích
Tên bộ phận quan sát thấy
Chức năng
Phần đầu
Ngực
1
 Đôi kìm có tuyến độc
 Bắt mồi và tự vệ
2
 Đôi chân xúc giác
 Cảm giác về khứu giác và xúc giác
3
 4 đôi chân bò
 Di chuyển và chăng lưới
Phần bụng
4
 Phía trước là đôi khe thở
 Hô hấp
5
 Ở giữa là một lỗ sinh dục
 Sinh sản
6
 Phía sau là các núm tuyến tơ
 Sinh ra tơ nhện
2. Tập tính:
a. Chăng lưới:
- Chăng dây tơ khung
- Chăng dây tơ phóng xạ
- Chăng các sợi tơ vòng
- Chờ mồi (thường ở trung tâm lưới)
b. Bắt mồi:
 Chúng hoạt động chủ yếu về ban đêm, có tập tính thích nghi với săn mồi sống.
Hoạt động 2.2. Sự đa dạng của lớp hình nhện (10p)
a. Mục tiêu: Thông qua một số đại diện mà thấy được sự đa dạng của lớp hình nhện và ý nghĩa thực tiễn của chúng.
b. Tổ chức thực hiện:
HS căn cứ trên các kiến thức đã biết, làm việc với sách giáo khoa, hoạt động cá nhân, nhóm hoàn thành yêu cầu học tập. 
Giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS quan sát tranh và hình 25.3 -> 25.5 sgk → nhận biết một số đại diện hình nhện. 
- GV thông báo thêm một số hình nhện : nhện đỏ hại bông, ve, mò, bọ mạt, nhện lông, đuôi roi.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 2 sgk tr 85 
- GV chốt lại bảng chuẩn → Từ bảng 2 yêu cầu HS nhận xét: 
+ Sự đa dạng của lớp hình nhện? 
+ Nêu ý nghĩa thực tiễn của lớp hình nhện. 
Thực hiện nhiệm vụ:
- HS nắm được một số đại diện: Bọ cạp. Cái ghẻ. Ve bò
- HS rút ra nhận xét sự đa dạng về: Số lượng loài, lối sống, cấu tạo cơ thể. 
Sản phẩm:
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV nhận xét sơ lược về các đáp án của HS.
Kết luận- nhận định: 
1.Một số đại diện:
 Nhện, bò cạp, cái ghẻ, con ve bò..
2. Ý nghĩa thực tiễn:
 Trừ một số đại diện có hại (như cái ghẻ, ve bò) còn đa số nhện đều có lợi vì chúng săn bắt sâu bọ có hại.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: : Đánh giá mức độ nhận thức của HS về một số nội dung liên quan đến bài học
b. Tổ chức thực hiện:
GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập.
Giao nhiệm vụ học tập:
GV nêu các bài tập trắc nghiệm.
Khoanh tròn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
 Câu 1: Quá trình chăng lưới ở nhện bao gồm các giai đoạn sau:
(1): Chăng tơ phóng xạ.
(2): Chăng các tơ vòng.
(3): Chăng bộ khung lưới.
Hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo thứ tự hợp lí.
A. (3) → (1) → (2).
B. (3) → (2) → (1).
C. (1) → (3) → (2).
D. (2) → (3) → (1).
Câu 2: Khi rình mồi, nếu có sâu bọ sa lưới, lập tức nhện thực hiện các thao tác:
(1): Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể mồi.
(2): Nhện hút dịch lỏng ở con mồi.
(3): Nhện ngoạm chặt mồi, tiết nọc độc.
(4): Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian.
Hãy sắp xếp các thao tác trên theo trình tự hợp lí.
A. (3) → (2) → (1) → (4).
B. (2) → (4) → (1) → (3).
C. (3) → (1) → (4) → (2).
D. (2) → (4) → (3) → (1).
Câu 3: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:
Ở phần bụng của nhện, phía trước là (1) , ở giữa là (2) lỗ sinh dục và phía sau là (3) .
A. (1) : một khe thở ; (2) : hai ; (3) : các núm tuyến tơ.
B. (1) : đôi khe thở ; (2) : một ; (3) : các núm tuyến tơ.
C. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : hai ; (3) : một khe thở.
D. (1) : các núm tuyến tơ ; (2) : một ; (3) : đôi khe thở.
Câu 4: Cơ thể của nhện được chia thành:
A. 3 phần là phần đầu, phần ngực và phần bụng.
B. 2 phần là phần đầu và phần bụng.
C. 3 phần là phần đầu, phần bụng và phần đuôi.
D. 2 phần là phần đầu – ngực và phần bụng.
Câu 5: Lớp hình nhện có khoảng bao nhiêu loài?
A. 3600 loài. B. 20000 loài. C. 36000 loài. D. 360000 loài.
Câu 6: Nhện nhà có bao nhiêu đôi chân bò?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Trong lớp Hình nhện, đại diện nào dưới đây vừa có hại, vừa có lợi cho con người ?
A. Ve bò. B. Nhện nhà. C. Bọ cạp. D. Cái ghẻ.
Câu 8: Bộ phận nào dưới đây giúp nhện di chuyển và chăng lưới?
A. Đôi chân xúc giác. B. Bốn đôi chân bò.
C. Các núm tuyến tơ. D. Đôi kìm.
Câu 9: Ở nhện, bộ phận nào dưới đây nằm ở phần bụng?
A. Các núm tuyến tơ. B. Các đôi chân bò.
C. Đôi kìm. D. Đôi chân xúc giác.
Câu 10: Động vật nào dưới đây là đại diện của lớp Hình nhện?
A. Cua nhện. B. Ve bò. C. Bọ ngựa. D. Ve sầu.
Thực hiện nhiệm vụ:
- Trình bày cá nhân: HS trả lời cá nhân; HS khác nhận xét, bổ sung.
Sản phẩm: 
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
C
B
D
C
Câu
6
7
8
9
10
Đáp án
D
C
B
A
B
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
GV nhận xét sơ lược về các đáp án của HS.
Kết luận- nhận định:
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: vận dụng kiến thức hiểu biết để giải thích một số nội dung liên quan bài học
b. Tổ chức thực hiện:
GV giao cho HS các bài tập; yêu cầu làm bài tập vào vở và nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập.
Giao nhiệm vụ học tập:
GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.
+ Tại sao trong sản xuất nông nghiệp một số mô hình trồng cây nông nghiệp và cây ăn quả người ta bắt nhện về để nuôi thả
+ Nhện có mấy đôi phần phụ? Trong đó có mấy đôi chân bò?
+ Nhện có các tập tính gì thích nghi với lối sống của chúng?
+ Cơ thể nhện gồm có mấy phần? Mỗi phần có những bộ phận nào?
Thực hiện nhiệm vụ:
- Trình bày cá nhân: HS trả lời cá nhân; HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS là đáp án câu trả lời trên lớp hoặc qua nhóm zalo.
* GV kết luận, nhận định:
– GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm thích hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_7_tiet_46_bai_25_nhen_va_su_da_dang_cua_lop.doc