Giáo án Sinh học 7 - Tiết 58+59: Đa dạng sinh học - Đỗ Thị Linh

Giáo án Sinh học 7 - Tiết 58+59: Đa dạng sinh học - Đỗ Thị Linh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Mức độ/yêu cầu cần đạt

- Trình bày được sự đa dạng các loài sinh vật ở các môi trường khác nhau: đới lạnh, đới nóng.

- Nêu được đặc điểm môi trường ở các đới khác nhau.

- Phân tích được các đặc điểm thích nghi của sinh vật với các môi trường sống tương ứng.

- Yêu thiên nhiên, yêu sự đa dạng sinh học

- Biết bảo vệ các loài sinh vật trên trái đất để bảo vệ sự đa dạng sinh học

2. Năng lực

+ Tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.

+ Giải quyết vấn đề: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận.

+ Hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Tuyên truyền bảo vệ môi trường sống của các loài động vật để đảm bảo không làm tổn hại đến sự sinh tồn các loài động vật.

- Nhân ái: Không săn bắt, buôn bán trái phép các loài động vật, đặc biệt những loài nằm trong danh sách động vật quý hiếm.

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống

- Trung thực: Đưa thông tin chính xác, có dẫn chứng.

II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung bài: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Có thể dự kiến chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi.

- Chuẩn bị phương tiện dạy học:

+ Máy chiều projector

+ Phiếu học tập

 

docx 13 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 3980
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 58+59: Đa dạng sinh học - Đỗ Thị Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Phú Xuân Họ và tên giáo viên:
 Tổ: Khoa Học Tự Nhiên Đỗ Thị Linh
ĐA DẠNG SINH HỌC
Tiết 58 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt
- Trình bày được sự đa dạng các loài sinh vật ở các môi trường khác nhau: đới lạnh, đới nóng.
- Nêu được đặc điểm môi trường ở các đới khác nhau.
- Phân tích được các đặc điểm thích nghi của sinh vật với các môi trường sống tương ứng.
- Yêu thiên nhiên, yêu sự đa dạng sinh học
- Biết bảo vệ các loài sinh vật trên trái đất để bảo vệ sự đa dạng sinh học
2. Năng lực 
+ Tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận.
+ Hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tuyên truyền bảo vệ môi trường sống của các loài động vật để đảm bảo không làm tổn hại đến sự sinh tồn các loài động vật.
- Nhân ái: Không săn bắt, buôn bán trái phép các loài động vật, đặc biệt những loài nằm trong danh sách động vật quý hiếm.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống 
- Trung thực: Đưa thông tin chính xác, có dẫn chứng.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Nghiên cứu nội dung bài: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Có thể dự kiến chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi. 
- Chuẩn bị phương tiện dạy học:
+ Máy chiều projector
+ Phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp.
SGK và các dụng cụ học tập cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu:	 Gây hứng thú cho học sinh khi vào bài mới
b. Nội dung: Đọc thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động
GV có thể mời 1 học sinh đọc mục giới thiệu bài đa dạng sinh học. Sau khi học sinh đọc xong, giáo viên có thể giới thiệu vào bài: Chúng ta cùng nhau nghiên cứu sự đa dạng sinh học ở các điều kiện môi trường khác nhau.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh
a. Mục tiêu:	 - Nêu được các đặc điểm của môi trường đới lạnh
	- Phân tích được các đặc điểm của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh.
b. Nội dung: Đọc thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Môi trường đới lạnh có đặc điểm:
+ Nhiệt độ thấp quanh năm
+ Cây cối thưa thớt, thấp lùn
- Đặc điểm thích nghi của động vật:
+ Bộ lông dày, lớp mỡ dưới da dày để giữ ấm cơ thể
+ Lông màu trắng để hấp thụ được nhiều nhiệt hơn và lẩn trốn kẻ thù.
+ Có thể ngủ đông hoặc di cư tránh rét.
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu: Môi trường đới lạnh là môi trường luôn có nhiệt độ rất thấp, có hiện tượng băng tuyết gần như quanh năm.
- Nghe thông tin
- Tìm hiểu thông tin sách giáo khoa, đưa ra những phương án trả lời cho các câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Vậy, môi trường đới lạnh có ở những vùng nào trên Trái đất?
- Nhiệt độ luôn thấp, hệ thực vật và môi trường ở đây thế nào?
- Động vật có những đặc điểm nào phù hợp với điều kiện môi trường khắc nhiệt ở đới lạnh như vậy?
- Các đặc điểm ấy thích nghi như thế nào?
Những vùng đới lạnh như ở Cực Bắc hay Cực Nam của Trái Đất.
- Thực vật thưa thớt, thấp lùn.
- HS thảo luận nhóm, đưa ra các đặc điểm của động vật thích nghi với đời sống đới lạnh.
- HS khác có thể bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt kiến thức.
- HS hoàn thành kiến thức vào vở.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng
a. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm của môi trường hoang mạc đới nóng
	 - Phân tích những đặc điểm thích nghi của động vật với môi trường hoang mạc đới nóng
b. Nội dung: Đọc thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi, phiếu học tập
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời; nội dung của phiếu học tập
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Môi trường hoang mạc đới nóng:
+ Nhiệt độ luôn cao
+ Thực vật cũng thấp nhỏ, xơ xác.
- Đặc điểm thích nghi của động vật
+ Chủ yếu hoạt động ban đêm
+ Có khả năng nhịn khát giỏi, tìm nguồn nước, đi xa.
+ Di chuyển đặc biệt: nhảy, quăng thân.
+ Bộ lông màu nhạt
- Giao nhiệm vụ học tập
- Trình chiếu phiếu học tập
- Chia nhóm học sinh
- Tiếp nhận nhiệm vụ
- Nhận phiếu học tập
- Tạo nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hướng dẫn học sinh hoàn thành phiếu học tập
Đưa ra các câu hỏi, hướng dẫn học sinh trả lời
Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập
Đưa ra các phương án trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- môi trường đới nóng có gì khác so với môi trường đới lạnh?
- Để thích nghi với những điều kiện đó, sinh vật sống ở đây có những đặc điểm gì?
- HS đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi
- HS khác bổ sung, nhận xét
- HS suy nghĩ, quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Đại diện của 1 nhóm lên trình bày nội dung của bảng của nhóm mình. Các nhóm khác lắng nghe.
- Các nhóm khác có thể nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt kiến thức của bảng.
- HS nhận xét, bổ sung vào bảng kiến thức của mình.
Bảng. Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng
Môi trường đới lạnh
Môi trường đới nóng
Những đặc điểm thích nghi
Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi
Những đặc điểm thích nghi
Giải thích vai trò của đặc điểm thích nghi
Cấu tạo
Bộ lông dày
Giữ nhiệt
Cấu tạo
Chân dài
Tránh nóng
Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày
Tránh tiếp xúc với cát nóng
Mỡ dưới da dày
Giữ nhiệt
Bướu mỡ lạc đà
Dự trữ nước
Màu lông trắng vào mùa đông
Lẩn trốn kẻ thù
Màu lông nhạt giống màu đất
Lẩn trốn kẻ thù
Tập tính
Ngủ đông hoặc di cư tránh rét
Tiết kiệm năng lượng, tránh rét
Tập tính
Mỗi bước nhảy cao và xa
Tránh tiếp xúc với cát nóng
Quăng thân
Tránh tiếp xúc cát nóng
Hoạt động về đêm
Tránh nhiệt độ cao vào ban ngày
Hoạt động vào ban ngày trong mùa hạ
Tránh rét, tận dụng nguồn nhiệt
Khả năng đi xa
Tìm nguồn nước
Khả năng nhịn khát
Tìm nguồn nước
Chui rúc vào sâu trong cát
Tránh nóng
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức đã được học
b. Nội dung: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Đưa ra câu hỏi, hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi
Câu 1. Khoanh vào những đáp án là đặc điểm của các loài động vật thích nghi với môi trường đới lạnh
A. Có bộ lông màu nâu sậm	
B. Lớp mỡ dưới da rất dày
C. Thường có tập tính ngủ đông	
D. Chủ yếu kiếm ăn vào ban ngày
E. Có khả năng đi xa, thường vùi mình trong cát để ngủ
F. Có khả năng nhịn khát rất giỏi.
Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến các loài động vật đới nóng cần có đặc điểm là thường hoạt động về đêm?
A. Đới nóng nhiệt độ rất cao vào ban ngày	
B. Đới nóng có nhiều cát
C. Ban đêm mới có nhiều cây cối và sinh vật khác 	
D. Đới nóng ban ngày có tuyết
Suy nghĩ, tìm phương án trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
HS đưa ra đáp án cho câu hỏi
HS khác có thể nhận xét, đưa ra đáp án của mình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét, chốt đáp án chính xác nhất
Lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 4. Vận dụng
a. Mục tiêu: Giải quyết nhiệm vụ thực tế liên quan đến kiến thức
b. Nội dung: xây dựng mô hình
c. Sản phẩm: Các mô hình
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Sử dụng các nguyên liệu sẵn có để xây dựng mô hình hoang mạc đới nóng và mô hình đới lạnh.
- Chia lớp thành 2 nhóm: + 1 nhóm làm về môi trường đới lạnh
	+ 1 nhóm làm về môi trường hoang mạc đới nóng
- Có thuyết trình.
- Sử dụng nguyên liệu thân thiệt với môi trường hoặc tái chế.
Suy nghĩ, tìm phương án thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu HS trình bày kết quả mô hình
Thuyết trình mô hình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét, rút kinh nghiệm
Lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 5: Mở rộng
Mục “Em có biết”
Trường: THCS Phú Xuân Họ và tên giáo viên:
 Tổ: Khoa Học Tự Nhiên Đỗ Thị Linh
ĐA DẠNG SINH HỌC (tiếp theo)
Tiết 59 
- Trình bày được sự đa dạng các loài sinh vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
- Nêu được đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa
- Phân tích được các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường nhiệt đới gió mùa
- Yêu thiên nhiên, yêu sự đa dạng sinh học
- Biết bảo vệ các loài sinh vật trên trái đất để bảo vệ sự đa dạng sinh học
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
1. Mức độ/yêu cầu cần đạt
- Trình bày được sự đa dạng các loài sinh vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
- Nêu được đặc điểm môi trường nhiệt đới gió mùa
- Phân tích được các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường nhiệt đới gió mùa
- Yêu thiên nhiên, yêu sự đa dạng sinh học
- Biết bảo vệ các loài sinh vật trên trái đất để bảo vệ sự đa dạng sinh học
2. Năng lực 
+ Tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
+ Giải quyết vấn đề: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận.
+ Hợp tác: Phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Tuyên truyền bảo vệ môi trường sống của các loài động vật
- Nhân ái: Không săn bắt, buôn bán trái phép các loài động vật, đặc biệt những loài nằm trong danh sách động vật quý hiếm.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống 
- Trung thực: Đưa thông tin chính xác, có dẫn chứng.
II. CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Nghiên cứu nội dung bài: Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, soạn bài theo hướng tổ chức hoạt động học cho học sinh. Có thể dự kiến chia nhóm, chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh và dự kiến câu trả lời cho các câu hỏi. 
- Chuẩn bị phương tiện dạy học:
+ Tranh, ảnh môi trường nhiệt đới gió mùa
+ Máy chiều projector
+ Phiếu học tập
Chuẩn bị của học sinh:
Đọc nội dung bài học trước khi đến lớp.
SGK và các dụng cụ học tập cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú cho học sinh trước khi nghiên cứu bài mới
b. Nội dung: câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh, lời giới thiệu vào bài của Giáo viên
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Nêu nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Đặt câu hỏi
Suy nghĩ, tìm kiếm phươn án trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Theo em, trong 3 kiểu môi trường sau: Môi trường đới lạnh, môi trường hoang mạc đới nóng và môi trường nhiệt đới gió mùa, môi trường nào có điều kiện thời tiết thuận tiện cho nhiều sinh vật phát triển nhất?
HS trả lời: môi trường nhiệt đới gió mùa 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Nhận xét câu trả lời
GV: Vậy, sự đa dạng của động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa cụ thể như thế nào, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay nhé.
Lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: tìm hiểu đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
a. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm môi trường và hệ thực vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
	 - Trình bày được sự đa dạng hệ động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
b. Nội dung: Đọc thông tin trong sgk, trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm: Các câu hỏi được trả lời
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Đặc điểm môi trường:
+ Khí hậu nóng ẩm, tương đối ổn định.
+ Hệ thực vật rất phong phú.
- Sự đa dạng của động vật
Rất đa dạng.
Giao nhiệm vụ học tập:
- Đọc sgk
- Quan sát nội dung của bảng
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi
Suy nghĩ, tìm câu trả lời cho các câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đặc điểm môi trường ở vùng nhiệt đới gió mùa như thế nào?
- Dự đoán sự đa dạng của hệ động vật?
- Dựa vào bảng, em hãy cho biết vì sao trên đồng ruộng ở nhiều xã đồng bằng miền Bắc Việt Nam có thể gặp 7 loài rắn cùng chung sống với nhau mà không hề cạnh tranh với nhau?
- Tại sao số lượng loài rắn phân bố ở một nơi lại có thể tăng cao được như vậy?
- Dựa vào thông tin đã tìm hiểu, trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS dự đoán.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ Chúng có môi trường sống khác nhau
+ Nguồn thức ăn khác nhau
+ Thời điểm hoạt động trong ngày khác nhau.
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi: Chúng không cạnh tranh với nhau, chúng tận dụng nguồn sống nên có số lượng tăng cao.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Chốt kiến thức
Tổng kết kiến thức vào vở
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu những lợi ích của đa dạng sinh học
a. Mục tiêu: Nêu được những lợi ích của đa dạng sinh học
b. Nội dung: yêu cầu HS lên báo cáo theo nội dung đã chuẩn bị
c. Sản phẩm: Nội dung của bài báo cáo
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Đa dạng sinh học có rất nhiều lợi ích:
- Cung cấp thực phẩm
- Cung cấp sức kéo, 
- Có giá trị văn hóa
- Làm dược phẩm
- Tiêu diệt các loài sinh vật có hại, 
Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Chia nhóm
- Yêu cầu thực hiện bài báo cáo
Tiếp nhận nhiệm vụ
- Tập hợp nhóm
- Thảo luận nhóm
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hướng dẫn học sinh thực hiện nhóm để hoàn thành nhiệm vụ
Lợi ích của các loài động vật?
Tìm nội dung phù hợp
Viết bài báo cáo
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu học sinh trình bày bài báo cáo
- GV đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo: + Những tài nguyên cung cấp nguồn thực phẩm?
+ Những tài nguyên cung cấp nguồn dược liệu?
+ Những tài nguyên cung cấp sức kéo?
+ Vai trò thực phẩm?..
Trình bày bài báo cáo
- Các học sinh khác lắng nghe, có thể đặt câu hỏi cho nhóm báo cáo.
- Nhóm báo cáo trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv chốt kiến thức.
- HS tự tổng hợp kiến thức vào vở.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học
a. Mục tiêu: - Trình bày được nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học.
	- nêu các biện pháp khắc phục sự suy giảm đa dạng sinh học
b. Nội dung: Các câu hỏi
c. Sản phẩm: Nội dung trả lời các câu hỏi
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:
+ Phá rừng, khai thác gỗ bừa bãi, đô thị hóa quá nhanh chóng.
+ Buôn bán động vật hoang dã
+ Ô nhiễm môi trường
- Biện pháp khắc phục:
+ Trồng cây gây rừng
+ Bảo vệ các loài động vật
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên
+ Không xả rác bừa bãi,..
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Đặt câu hỏi
Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi
Suy nghĩ phương án trả lời các câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV đưa ra những con số về các loài sinh vật trên trái đất những năm gần đây, kèm theo hình ảnh của một số loài đã tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao. Em hãy nhận xét?
- Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng suy giảm độ đa dạng sinh học trên?
- Chúng ta có thể làm gì để thay đổi tình trạng này?
- HS quan sát, theo dõi thông tin.
- Nhận xét tình trạng thực tế độ đa dạng sinh học hiện tại.
- Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chốt kiến thức.
- HS tự hoàn thiện kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: Ôn tập lại kiến thức đã được học
b. Nội dung: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Câu 1. Số lượng loài sinh vật ở . Lớn hơn hẳn ở môi trường khác trên Trái đất?
A. môi trường đới lanh	B. môi trường đới nóng
C. môi trường nhiệt đới gió mùa	
D. môi trường ôn đới
Câu 2. Tài nguyên động vật được sử dụng trong sản xuất công nghiệp là
A. Da động vật	B. Lông động vật
C. Sáp ong, cánh kiến 	
D. Tất cả các tài nguyên được nhắc đến
Suy nghĩ, tìm phương án trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi
HS đưa ra đáp án cho câu hỏi
HS khác có thể nhận xét, đưa ra đáp án của mình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét, chốt đáp án chính xác nhất
Lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Giải quyết nhiệm vụ thực tế liên quan đến kiến thức
b. Nội dung: xây dựng mô hình
c. Sản phẩm: Các mô hình
d. Cách thức tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giao nhiệm vụ học tập
Tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Xây dựng mô hình một vườn quốc gia. Một vườn quốc gia cần có những điều kiện gì? Chọn lựa nơi nào của đất nước để hình thành vườn quốc gia?
- Kể tên một vài vườn quốc gia mà em biết?
Suy nghĩ, tìm phương án thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Yêu cầu HS trình bày kết quả mô hình
Thuyết trình mô hình
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét, rút kinh nghiệm
Lắng nghe, ghi nhớ
Hoạt động 5: Mở rộng
VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ
Toạ độ địa lý: Từ 20 độ 55' đến 21 độ 07' vĩ bắc và 105 độ 18' đến 105 độ 30' kinh đông.
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 10.814,6 ha[1][3], cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km và cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây.
Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc-tây nam với đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m.
Về động vật, có 45 loài thú, 115 loài chim, 61 loài bò sát và 27 loài ếch nhái, trong đó có nhiều loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay, v.v. Hiện tại, người ta đã biết trên 1.000 loài thực vật, trong số đó có khoảng 200 loài cây dược liệu, nhiều loài quý như bách xanh, thông, dẻ, lát hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_7_tiet_5859_da_dang_sinh_hoc_do_thi_linh.docx