Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Ngành động vật nguyên sinh
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Quan sát, nhận biết được một số ĐVNS trên thực tế hoặc qua băng hình.
- Mô tả đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của: trùng roi, trùng biến hình và trùng giày; đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với đời sống kí sinh.
- Nhận dạng được đại diện tập đoàn trùng roi đó là cầu nối giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
- Chứng minh được sự phân hóa chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày và thấy được biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.
- Trình bày được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh.
- Liêt kê được ích lợi, tác hại của động vật nguyên sinh.
- Giáo dục HS chăm chỉ học tập bộ môn. Có trách nhiệm trong việc phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình, biết bảo vệ các loài sinh vật MT sống của chúng.
* Tích hợp: ý thức phòng chống ONMT nói chung và ONMT nước nói riêng; VS cá nhân, diệt muỗi
- Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy.
- Phẩm chất: Chăm học, trách nhiệm. cẩn thận
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên
- Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
- Tranh trùng giày, trùng roi, trùng biến hình. Máy chiếu
- Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh.
- Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật.
2. Học sinh
- Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày.
- HS kẻ phiếu học tập bảng 1 trang 24 “Tìm hiểu về bệnh sốt rét” vào vở.
III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
- Trong lớp , dạy học theo nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Ngày soạn: 10/9/2020 CHỦ ĐỀ: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH Số tiết: 5 tiết ( 03;04;05;06;07; gồm các bài: 3;4;5;6;7) I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Quan sát, nhận biết được một số ĐVNS trên thực tế hoặc qua băng hình. - Mô tả đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của: trùng roi, trùng biến hình và trùng giày; đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với đời sống kí sinh. - Nhận dạng được đại diện tập đoàn trùng roi đó là cầu nối giữa động vật đơn bào và động vật đa bào. - Chứng minh được sự phân hóa chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày và thấy được biểu hiện mầm mống của động vật đa bào. - Trình bày được đặc điểm chung của động vật nguyên sinh. - Liêt kê được ích lợi, tác hại của động vật nguyên sinh. - Giáo dục HS chăm chỉ học tập bộ môn. Có trách nhiệm trong việc phòng tránh bệnh cho bản thân và gia đình, biết bảo vệ các loài sinh vật MT sống của chúng. * Tích hợp: ý thức phòng chống ONMT nói chung và ONMT nước nói riêng; VS cá nhân, diệt muỗi - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy. - Phẩm chất: Chăm học, trách nhiệm. cẩn thận II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên - Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau. - Tranh trùng giày, trùng roi, trùng biến hình. Máy chiếu - Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh. - Tư liệu về trùng gây bệnh ở người và động vật. 2. Học sinh - Váng nước ao, hồ, rễ bèo Nhật Bản, rơm khô ngâm nước trong 5 ngày. - HS kẻ phiếu học tập bảng 1 trang 24 “Tìm hiểu về bệnh sốt rét” vào vở. III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Trong lớp , dạy học theo nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú (sĩ số) 2) Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị của học sinh sgk-Vở ghi 3) Bài mới: 3.1. Hoạt động mở đầu Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “bóng chuyền” Luật chơi: - Lần lượt từng học sinh sẽ nêu các đáp án của câu hỏi ( hs trả lời đúng sẽ được chỉ định bạn tiếp theo trả lời) cho đến khi tìm dược hs trả lời sai. - Hs trả lời sai sẽ phải chịu 1 hình phạt do gv đề xuất. Câu hỏi: Kể tên các động vật theo sắp xếp nhỏ dần về kích thước ? Gv ghi các ý của hs ra góc bảng Gv tổng kết nhận xét phần thi và vào bài mới 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn các thao tác: + Dùng ống hút lấy 1 giọt nhỏ ở nước ngâm rơm (chỗ thành bình) + Nhỏ lên lam kính, đậy la men và soi dưới kính hiển vi. + Điều chỉnh thị trường nhìn cho rõ. + Quan sát H 3.1 SGK để nhận biết trùng giày. - GV yêu cầu lấy một mẫu khác, HS quan sát trùng giày di chuyển - Di chuyển theo kiểu tiến thẳng hay xoay tiến? - GV cho HS làm bài tập trang 15 SGK chọn câu trả lời đúng. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập mục s SGK trang 16. + Đầu đi trước + Màu sắc của hạt diệp lục. *Chuyển giao nhiệm vụ học tập + Nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức bài trước. + Quan sát H 4.1 và 4.2 SGK. + Hoàn thành phiếu học tập. - Trình bày quá trình sinh sản của trùng roi xanh? - GV kẻ phiếu học tập lên bảng để chữa bài. - GV chữa bài tập trong phiếu, yêu cầu: - Trình bày quá trình sinh sản của trùng roi xanh? + Nghiên cứu SGK quan sát H 4.3 trang 18. + Hoàn thành bài tập mục s trang 19 SGK (điền từ vào chỗ trống). Hoạt động 1. Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh - Học sinh theo dõi yêu cầu . *Thực hiện nhiệm vụ học tập HS làm việc theo nhóm đã phân công. - Các nhóm tự ghi nhớ các thao tác của GV. - Quan sát trùng giày - Lần lượt các thành viên trong nhóm lấy mẫu soi dưới kính hiển vi " nhận biết trùng giày. - HS vẽ sơ lược hình dạng của trùng giày. - HS quan sát được trùng giày di chuyển trên lam kính, tiếp tục theo dõi hướng di chuyển . - HS dựa vào kết quả quan sát rồi hoàn thành bài tập. 2. Quan sát trùng roi *Báo cáo kết quả và thảo luận - HS điền kết quả. Các nhóm khác nhận xét - Các nhóm dựa vào thực tế quan sát và thông tin SGK trang 16 trả lời câu hỏi. Hoạt động 2. Trùng roi a. Trùng roi xanh b. Tập đoàn trùng roi *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá nhân tự đọc thông tin ở mục I trang 17 và 18 SGK. - Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành phiếu học tập: - Yêu cầu nêu được: + Cấu tạo chi tiết trùng roi + Cách di chuyển nhờ roi + Các hình thức dinh dưỡng +Kiểu sinh sản vô tính phân đôi theo chiều dọc cơ thể. + Khả năng hướng về phía có ánh sáng. Nhờ có điểm mắt nên có khả năng cảm nhận ánh sáng. - Đáp án: Roi, đặc điểm mắt, quang hợp, có diệp lục. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Nội dung phiếu học tập - Yêu cầu lựa chọn: trùng roi, tế bào, đơn bào, đa bào. - Trong tập đoàn bắt đầu có sự phân chia chức năng cho 1 số tế bào. Phiếu học tập: Tìm hiểu trùng roi xanh Bài tập Tên động vật Đặc điểm Trùng roi xanh 1 Cấu tạo Di chuyển - Là 1 tế bào (0,05 mm) hình thoi, có roi, điểm mắt, hạt diệp lục, hạt dự trữ, không bào co bóp. - Roi xoáy vào nước " vừa tiến vừa xoay mình. 2 Dinh dưỡng - Tự dưỡng và dị dưỡng. - Hô hấp: Trao đổi khí qua màng tế bào. - Bài tiết: Nhờ không bào co bóp. 3 Sinh sản - Vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trao đổi nhóm và hoàn thành phiếu học tập. - Yêu cầu các nhóm lên ghi câu trả lời vào phiếu trên bảng. số nhóm có câu trả lời đúng và chưa đúng (nếu còn ý kiến chưa thống nhất, GV phân tích cho HS chọn lại). * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV cho HS theo dõi phiếu kiến thức chuẩn. Hoạt động 3. Trùng biến hình và trùng giày - Học sinh theo dõi yêu cầu. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá nhân tự đọc các thông tin £ SGK trang 20, 21. - Quan sát H 5.1; 5.2; 5.3 SGK trang 20; 21 ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung + Cấu tạo: cơ thể đơn bào + Di chuyển: nhờ bộ phận của cơ thể; lông bơi, chân giả. + Dinh dưỡng: nhờ không bào co bóp. + Sinh sản: vô tính, hữu tính. Bài tập Tên động vật Đặc điểm Trùng biến hình Trùng giày 1 Cấu tạo Di chuyển - Gồm 1 tế bào có: + Chất nguyên sinh lỏng, nhân + Không bào tiêu hoá, không bào co bóp. - Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía). - Gồm 1 tế bào có: + Chất nguyên sinh lỏng, nhân lớn, nhân nhỏ. + 2 không bào co bóp, không bào tiêu hoá, rãnh miệng, hầu. + Lông bơi xung quanh cơ thể. - Nhờ lông bơi. 2 Dinh dưỡng - Tiêu hoá nội bào. - Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp và thải ra ngoài ở mọi vị trí. - Thức ăn qua miệng tới hầu tới không bào tiêu hoá và biến đổi nhờ enzim. - Chất thải được đưa đến không bào co bóp và qua lỗ để thoát ra ngoài. 3 Sinh sản Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể. - Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang. - Hữu tính: bằng cách tiếp hợp. - GV lưu ý giải thích 1 số vấn đề + Không bào tiêu hoá ở động vật nguyên sinh hình thành khi lấy thức ăn vào cơ thể. + Trùng giày: tế bào mới chỉ có sự phân hoá đơn giản, tạm gọi là rãnh miệng và hầu chứ không giống như ở con cá, gà. + Sinh sản hữu tính ở trùng giày là hình thức tăng sức sống cho cơ thể và rất ít khi sinh sản hữu tính. - Không bào co bóp ở trùng đế giày khác trùng biến hình như thế nào? - Số lượng nhân và vai trò của nhân? - Quá trình tiêu hoá ở trùng giày và trùng biến hình khác nhau ở điểm nào? *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 6.1; 6.2; 6.3 SGK trang 23, 24. Hoàn thành phiếu học tập. - GV nên quan sát lớp và hướng dẫn các nhóm học yếu. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV kẻ phiếu học tập lên bảng. - Yêu cầu các nhóm lên ghi kết quả vào phiếu học tập. - GV lưu ý: Nếu còn ý kiến chưa thống nhất thì GV phân tích để HS tiếp tục lựa chọn câu trả lời. - GV cho HS làm nhanh bài tập mục s trang 23 SGk, so sánh trùng kiết lị và trùng biến hình. - GV lưu ý: trùng sốt rét không kết bào xác mà sống ở động vật trung gian. - Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có tác hại như thế nào? - Tại sao người bị sốt rét da tái xanh? - Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu? Liên hệ: Muốn phòng tránh bệnh kiết lị ta phải làm gì? - GV đề phòng HS hỏi: Tại sao người bị sốt rét khi đang sốt nóng cao mà người lại rét run cầm cập? - GV cho HS quan sát bảng 1 chuẩn - GV yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với thông tin thu thập được, trả lời câu hỏi: - Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện này như thế nào? - Cách phòng tránh bệnh sốt rét trong cộng đồng? - GV hỏi: Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét? - GV thông báo chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét: + Tuyên truyền ngủ có màn. + Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí. + Phát thuốc chữa cho người bệnh. + Trùng biến hình đơn giản + trùng đế giày phức tạp + Trùng đế giày: 1 nhân dinh dưỡng và 1 nhân sinh sản. + Trùng đế giày đã có Enzim để bíên đổi thức ăn. Hoạt động 4. Trùng kiết lị và trùng sốt rét *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá nhân tự đọc thông tin và thu thập kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành phiếu học tập. - Yêu cầu nêu được: + Cấu tạo: cơ thể tiêu giảm bộ phận di chuyển. + Dinh dưỡng: dùng chất dinh dưỡng của vật chủ. + Trong vòng đời; phát triển nhanh và phá huỷ cơ quan kí sinh. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Một nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung + Đặc điểm giống: có chân giả, kết bào xác. + Đặc diểm khác: chỉ ăn hồng cầu, có chân giả ngắn. + Do hồng cầu bị phá huỷ. + Thành ruột bị tổn thương. - Giữ vệ sinh ăn uống. + Bệnh đã được đẩy lùi nhưng vẫn còn ở một số vùng miền núi. + Diệt muỗi và vệ sinh môi trường. Kết luận: - Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần dần được thanh toán. - Phòng bệnh: vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi. Phiếu học tập: Trùng kiết lị, trùng sốt rét STT Tên động vật Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét 1 Cấu tạo - Có chân giả ngắn - Không có không bào. - Không có cơ quan di chuyển. - Không có các không bào. 2 Dinh dưỡng - Thực hiện qua màng tế bào. Nuốt hồng cầu. - Thực hiện qua màng tế bào. - Lấy chất dinh dưỡng từ HC 3 Phát triển - Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột. - Trong tuyến nước bọt của muỗi, khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu. Bảng 1: So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét Đặc điểm Động vật Kích thước (so với hồng cầu) Con đường truyền dịch bệnh Nơi kí sinh Tác hại Tên bệnh Trùng kiết lị To Đường tiêu hóa Ruột người Viêm loét ruột, mất hồng cầu. Kiết lị. Trùng sốt rét Nhỏ Qua muỗi Máu người Ruột và nước bọt của muỗi. - Phá huỷ hồng cầu. Sốt rét. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức *Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình một số trùng đã học, trao đổi nhóm và hoàn thành bảng 1. - GV kẻ sẵn bảng một số trùng đã học để HS chữa bài. - GV yêu cầu HS tiếp tục thảo luận nhóm và trả lời 3 câu hỏi: - Động vật nguyên sinh sống tự do có đặc điểm gì ? - Động vật nguyên sinh sống kí sinh có đặc điểm gì? - Động vật nguyên sinh có đặc điểm gì chung? * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm - GV cho các nhóm lên ghi kết quả vào bảng. - GV yêu cầu HS rút ra kết luận. - Cho 1 HS nhắc lại kiến thức - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 7.1; 7.2 SGK trang 27 và hoàn thành bảng 2. - GV kẻ sẵn bảng 2 để chữa bài. Hoạt động 5: Đặc điểm chung – vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh *Thực hiện nhiệm vụ học tập a, Đặc điểm chung - Cá nhân tự nhớ lại kiến thức bài trước và quan sát hình vẽ. - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến. - Hoàn thành nội dung bảng 1. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày bằng cách ghi kết quả vào bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Sống tự do: có bộ phận di chuyển và tự tìm thức ăn. + Sống kí sinh: một số bộ phân tiêu giảm. Kết luận: - Động vật nguyên sinh có đặc điểm: + Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhận mọi chức năng sống. + Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng. + Sinh sản vô tính và hữu tính. b. Vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh - Cá nhân đọc thông tin trong SGK trang 26; 27 và ghi nhớ kiến thức. - Trao đổi nhóm thống nhất Bảng 1: Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh TT Đại diện Kích thước Cấu tạo từ Thức ăn Bộ phận di chuyển Hình thức sinh sản Hiển vi Lớn 1 tế bào Nhiều tế bào 1 Trùng roi X X Vụn hữu cơ Roi Vô tính theo chiều dọc 2 Trùng biến hình X X Vi khuẩn, vụn hữu cơ Chân giả Vô tính 3 Trùng giày X X Vi khuẩn, vụn hữu cơ Lông bơi Vô tính, hữu tính 4 Trùng kiết lị X X Hồng cầu Tiêu giảm Vô tính 5 Trùng sốt rét X X Hồng cầu Không có Vô tính Bảng 2: Vai trò của động vật nguyến sinh Vai trò Tên đại diện Lợi ích - Trong tự nhiên: + Làm sạch môi trường nước. + Làm thức ăn cho động vật nước: giáp xác nhỏ, cá biển. - Đối với con người: + Giúp xác định tuổi địa tầng, tìm mỏ dầu. + Nguyên liệu chế giấy giáp. - Trùng biến hình, trùng giày, trùng hình chuông, trùng roi. - Trùng biến hình, trùng nhảy, trùng roi giáp. - Trùng lỗ - Trùng phóng xạ. Tác hại - Gây bệnh cho động vật - Gây bệnh cho người - Trùng cầu, trùng bào tử - Trùng roi máu, trùng kiết lị, trùng sốt rét. 3.3. Hoạt động luyện tập - GV hướng dẫn học sinh viết thu hoạch sau mỗi bài thực hành nộp - Nhận xét giờ thực hành chấm điểm thực hành, Hướng dẫn dọn vệ sinh lớp học. - Ba rem chấm bài thu hoạch: ý thức: 2 điểm, Dụng cụ:1 điểm, vệ sinh 2 điểm,bản trường trình 5 điểm. - Hệ thống câu hỏi kiểm tra - Đánh giá Câu 1. Động vật nguyên sinh là gì? Câu 2. Trình bày hình dạng , cấu tạo và hoạt động của một số loài ĐVNS điển hình. Trùng roi, trùng biến hình, trùng giày. Câu 3. Trình bày đặc điểm chung và vai trò của ĐVNS? Câu 4. So sánh quá trình dinh dưỡng, sinh sản của trùng biến hình và trùng giày . Câu 5. Phân biệt được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị và trùng sốt rét. 3.4. Hoạt động vận dụng Câu 1: Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ: A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào Câu 2: Động vật nguyên sinh có vai trò thực tiễn. A.Hoàn toàn có lợi cho người và động vật. B.Hoàn toàn có hại cho người và động vật C. Vừa có lợi vừa có hại cho người và động vật. Câu 3: Động vật nguyên sinh sống ký sinh có đặc điểm. A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, sinh sản vô tính với tốc độ rất nhanh. B. Cơ quan di chuyển tiêu giảm, dinh dưỡng kiểu tự dưỡng, sinh sản vô tính với tốc độ chậm. C. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hay kém phát triển, dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng, sinh sản với tốc độ rất nhanh. Câu 4: Hãy chọn phương án trả lời để khẳng dịnh phát biểu sau đây là đúng. A. Động vật nguyên sinh sống tự do hay ký sinh đều có đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể là một tế bào nhưng về chức năng là một cơ thể sống. B. Động vật nguyên sinh sống tự do hay ký sinh đều có đặc điểm chung về cấu tạo là một hoặc hai tế bào nhưng về chức năng là một cơ thể độc lập. câu 5: Trùng giày di chuyển được là nhờ: A. Nhờ có roi. B. Có vây bơi. C. Lông bơi phủ khắp cơ thể. Câu 6: Cấu tạo tế bào cơ thể trùng roi có? A. 1 nhân B. 2 nhân C.3 nhân Câu 7: Cách sinh sản của trùng roi: A. Phân đôi theo chiều dọc cơ thể. B.Phân đôi theo chiều ngang cơ thể. C.Tiếp hợp Câu 8: Tập đoàn trùng roi là? A. Nhiều tế bào liên kết lại. B. Một cơ thể thống nhất C. Một tế bào. Câu 9: Môi trường sống của trùng roi xanh là: A. Ao hồ B. Biển C. §ầm ruộng. D. Cơ thể sống. Câu 10: Sự trao đổi khí của trùng roi với môi trường qua bộ phận: A. Màng cơ thể B. Nhân. C. Điểm mắt. D.Hạt dự trữ. Câu 11: Trùng roi di chuyển bằng cách? A. Xoáy roi vào nước B. Sâu đo C. Uốn lượn Câu 12: Động vật nguyên sinh sống kí sinh trong cơ thể người và động vật là: A. Trùng roi B.Trùng kiết lị C.Trùng giày D. Tất cả đều đúng Câu 13: Động vật nguyên sinh di chuyển bằng chân giả là: A. Trùng roi B. Tập đoàn vôn vốc C. Trùng biến hình. Câu 14: Nơi kí sinh của trùng sốt rét là: A. Phổi người. B. Ruột động vật. C. Máu người D. Khắp mọi nơi trong cơ thể. Câu 15: Nơi kí sinh của trùng kiết lị là: A. Bạch cầu B. Ruột người C. Hồng cầu D. Máu 4. Củng cố: 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Tìm hiểu thêm về các loại động vật nguyên sinh qua internet. - Tìm hiểu thêm một số bệnh khác do động vật nguyên sinh gây ra ? - Đọc và nghiên cứu trước các bài 8,9,10 KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ngày 11 tháng 9 năm 2020 Hoàng Quốc Huy Ngày soạn: 23/9/2020 CHỦ ĐỀ: NGÀNH RUỘT KHOANG Số tiết: 3 tiết (8,9,10; gồm các bài: 8,9,10) I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Trình bày được hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách di chuyển, sinh sản của thủy tức. - Phân tích được sự đa dạng của ngành ruột khoang thể hiện rõ trong cấu tạo cơ thể, lối sống, hình thức di chuyển của một số đại diện. - Trình bày được đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang. - Liệt kê được vai trò của ngành ruột khoang trong đời sống con người, trong tự nhiên. - Giáo dục HS chăm chỉ học tập bộ môn. Yêu thiên nhiên. Có trách nhiệm bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ đa dạng ngành ruột khoang. - Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy, năng lực hợp tác. - Phẩm chất: Chăm học, trách nhiệm. II. CHUẨN BỊ. 1. Giáo viên: -Tranh vẽ cấu tạo thủy tức , thủy tức bắt mồi , thủy tức di chuyển và sinh sản. Tranh vẽ cấu tạo thủy tức, sứa và san hô. . Mô hình thủy tức .sứa và san hô. - Máy chiếu 2. Học sinh : -Vở ghi +sgk -Kẻ bảng: Đặc điểm chung của một số đại diện ruột khoang, chuẩn bị tranh về san hô III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Trong lớp , dạy học theo nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú (sĩ số) 2. Kiểm tra bài cũ: -Nêu đặc điểm chung của động vật nguyên sinh và vai trò của chúng ? - Đặc điểm chung nào của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh? 3. Dạy bài mới: 3.1. Hoạt động mở đầu - Giáo viên chiếu 1 đoạn video có hình ảnh có các con vật sau: trùng roi, trùng giày, trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng sốt rét và thủy tức. - GV yêu cầu các em học sinh nhanh nhẹn chọn ra một con khác loại trong những con động vật trên và giải thích. - Học sinh vận dụng các kiến thức đã học để chọn ra con thủy tức là khác loại, còn những con kia xếp cùng 1 nhóm là động vật nguyên sinh vì có những đặc điểm chung. - GV: như vậy chúng ta thấy rằng động vật nguyên sinh là các động vật đơn bào, có cấu tạo đơn giản, kích thước hiển vi. Còn đối với thủy tức nó thuộc nhóm động vật khác vậy nó có cấu tạo như thế nào, thuộc vào nghành động vật nào chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay. 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS , nội dung Hoạt động 1: Thủy tức: *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Cấu tạo ngoài và di chuyển của thủy tức. - GV yêu cầu HS quan sát H8.1- 2, đọc thông tin SGK tr.29 trả lời câu hỏi: + Trình bày hình dạng cấu tạo ngoài của thủy tức? + Thủy tức sinh sản như thế nào ? Mô tả bằng lời 2 cách di chuyển? 2. Cấu tạo trong. - GV yêu cầu quan sát hình cắt dọc của thủy tức, đọc thông tin bảng 1, hoàn thành bảng 1 trong vở bài tập - GV ghi kết quả của nhóm lên bảng. - GV nêu câu hỏi: Khi chọn tên loại TB ta dựa vào đặc điểm nào? - GV thông báo đáp án đúng : - GV trình bày cấu tạo trong của thủy tức - GV cho HS tự rút ra kết luận.. 3. Tìm hiểu hoạt động dinh dưỡng. - Gv yêu cầu HS quan sát tranh thủy tức bắt mồi trả lời câu hỏi: + Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào? + Nhờ loại TB nào của cơ thể thủy tức tiêu hoá được mồi? + Thủy tức thải bã bằng cách nào? - Thủy tức dinh dưỡng bằng cách nào? - GV cho HS tự rút ra kết luận. 4. Sinh sản - GV yêu cầu HS quan sát tranh sinh sản của thủy tức trả lời câu hỏi. + Thủy tức có những kiểu sinh sản nào? - GV gọi 1 HS miêu tả trên tranh kiểu sinh sản của thủy tức + Tại sao thủy tức là động vật đa bào bậc thấp? * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét và chốt kiến thức + U mọc trên cơ thể thủy tức mẹ. + Tuyến trứng và tuyến tinh trên cơ thể mẹ Hoạt động 2: Đa dạng của ngành ruột khoang *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Tìm hiểu về sứa - GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin trong bài quan sát tranh H. 33,34SGK trao đổi nhóm hoàn thành phiếu học tập. - GV kẻ phiếu học tập lên bảng để HS chữa bài. - GV cho các nhóm trao đổi đáp án - GV cho HS theo dõi kiến thức chuẩn. - GV hỏi: + Sứa có cấu tạo phù hợp với lối sống bơi lội tự do như thế nào? 2. Tìm hiểu về hải quỳ -Nêu đặc điểm cấu tao của san hô? + San hô và hải quỳ bắt mồi như thế nào? 3. Tìm hiểu về san hô. - GV dùng xi lanh bơm mực tím vào 1 lỗ nhỏ trên đoạn xương san hô để HS thấy sự liên thông giữa các cá thể trong tập đoàn san hô. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV thông báo kết qủa của các nhóm - GV giới thiệu cách hình thành đảo san hô ở biển Hoạt động 3 : Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang *Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Tìm hiểu đặc điểm chung của ngành ruột khoang - GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức cũ quan sát H10.1 SGK tr37. Hoàn thành phiếu bảng đặc điểm chung của 1 số ngành ruột khoang. - GV kẻ sẵn bảng này để HS chữa bài - GV quan sát hoạt động của các nhóm - GV cho HS các nhóm hoàn thành bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV treo bảng kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu từ kết quả trên cho biết đặc điểm chung của ngành ruột khoang? 2. Tìm hiểu vai trò của ngành ruột khoang. - GV yêu cầu HS đọc SGK thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: + Ruột khoang có vai trò như thế nàop trong đờii sống tự nhiên và trong đời sống con người? + Nêu rõ tác hại của ruột khoang? * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV cho Hs tự rút ra kết luận về đặc điểm chung của ngành ruột khoang - GV tổng kết ý kiến của HS , ý kiến nào chưa đủ Gv bổ sung thêm. - GV cho HS rút ra kết luận về vai trò của ruột khoang. I. Thủy tức: 1. Cấu tạo ngoài và di chuyển của thủy tức. - Học sinh theo dừi yờu cầu. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Trao đổi nhóm thống nhất đáp án, yêu cầu nêu được - HS cá nhân quan sát tranh và hình ở bảng SGK - HS đọc thông tin về chức năng của từng loại TB. Ghi nhớ kiến thức. - Đại diện các nhóm đọc kết quả theo thứ tự 1,2.3. nhóm khác bổ sung. - Cá nhân tự quan sát tranh tua miệng TB gai. -HS đọc thông tin SGK. Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời *Báo cáo kết quả và thảo luận - Một nhóm báo cáo kết quả thảo luậnnhóm khác nhận xét bổ sung. * Kết luận : - Cấu tạo ngoài: Hình trụ dài. + Phần dưới là đế : dùng để bám. + Phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng. + Đối xứng tỏa tròn . + Di chuyển kiểu sâu đo, kiểu lộn đầu, bơi 2. Cấu tạo trong. - Thành cơ thể gồm 2 lớp: + Lớp ngoài gồm TB gai TB thần kinh, TB mô bì cơ. + Lớp trong: TB mô cơ- tiêu hóa. + Giữa 2 lớp là tầng keo mỏng. + Lỗ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa(gọi là ruột túi). 3) Dinh dưỡng của thủy tức. - Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng, quá trình tiêu hóa thức ăn thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ TB tuyến - Sự trao đổi khí được thực hiện qua thành cơ thể. 4) Sinh sản - Các hình thức sinh sản. + Sinh sản vô tính : Bằng cách mọc chồi + Sinh sản hữu tính: Bằng cách hình thành TB sinh dục đực cái. + Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên cơ thể mới. II. Đa dạng của ngành ruột khoang 1) Sứa. - Học sinh theo dõi yêu cầu. *Thực hiện nhiệm vụ học tập - Cá nhân theo dõi nội dung trong phiếu tự nghiên cứu SGk ghi nhớ kiến thức. - HS trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời, hoàn thành phiếu học tập. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Một nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét Kết luận: - Đại diện - Cơ thể sứa hình dù. Có cấu tạo thích nghi với lối sống bơi lội. -Miệng ở dưới -Di chuyển nhờ dù -Xung quanh có nhiều tua dù -Là đông vật ăn thịt ,bắt mồi bằng tua miệng . 2) Hải quỳ -Kích thước :2-5cm -Hình trụ có nhiều tua xếp đối xứng -Có màu rực rỡ như cánh hoa -Sống bám vào bờ đá ăn động vật nhỏ 3)San hô. -Sống bám, hình trụ -Sinh sản: mọc chồi -->dính với nhau -->tập đoàn san hô, khoang ruột thông với nhau . -Hình thành khung xương đá vôi -->Tập đoàn hình khối hình cây III. Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang 1. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang. - Học sinh theo dõi yêu cầu *Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát H10.1, nhớ lại kiến thức đã học về sứa, thủy tức hải quỳ san hô. - Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến hoàn thành bảng. - Cá nhân đọc thông tin SGK tr.38 kết hợp tranh ảnh ghi nhớ kiến thức. - Thảo luận nhóm thống nhất đáp án. *Báo cáo kết quả và thảo luận - Một nhóm báo cáo kết quả thảo luận - Các nhóm khác nhận xét Kết luận: - Cơ thể có đối xứng tỏa tròn. - Dạng ruột túi. - Thành cơ thể có 2 lớp TB. - Tự vệ và tấn công bằng TB gai. 2) Vai trò của ngành ruột khoang. + Lợi ích: làm thức ăn, trang trí. + Tác hại: Gây đắm tàu.. - Đại diện nhóm trình bày đáp án nhóm khác nhận xét bổ sung - Trong tự nhiên: + Tạo vẻ đẹp thiên nhiên + Có ý nghĩa inh thái đối với biển. - Đối với đời sống: + Làm đồ trang trí, trang sức . - Tác hại: + Một số loại gây độc, ngứa cho người: Sứa. + Tạo đá ngầm: ảnh hưởng đến giao thông. Bảng chuẩn kiến thức TT Đại diện Đặc điểm Thuỷ tức Sứa Hải quỳ San hô 1 Hình dạng Trụ nhỏ Hình cái dù, có khả năng xoè, cụp. Trụ to, ngắn. Cành cây khối lớn 2 Cấu tạo. - Vị trí miệng. - Khoang tiêu hoá - Ở trên. - Mỏng. - Rộng. - Ở dưới. - Dày. - Hẹp - Ở trên. - Dày, rải rác có trong gai xương. - Xuất hiện vách ngăn - Ở trên. - Có gai, xương đá vôi và chất xừng. - Có nhiều ngăn thông nhau giữa các cá thể. 3 Di chuyển Kiểu sâu đo lộn đầu. Bơi nhờ tế bào cơ có khả năng co rút mạnh dù. Không di chuyển, có đế bám. Không di chuyển, có đế bám. 4 Lối sống Cá thể Cá thể Tập trung một số cá thể. Tập đoàn nhiều cá thể liên kết. 3.3. Hoạt động luyện tập Chọn đáp án đúng: Câu 1. Hình dạng của thuỷ tức là A. dạng trụ dài. B. hình cầu. C. hình đĩa. D. hình nấm. Câu 2. Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào? A. Di chuyển kiểu lộn đầu. B. Di chuyển kiểu sâu đo. C. Di chuyển bằng cách hút và nhả nước. D. Cả A và B đều đúng. Câu 3. Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì? A. Tiêu hoá thức ăn. B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài. C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc. D. Cả A và B đều đúng. Câu 4. Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể? A. Tế bào mô bì – cơ. B. Tế bào mô cơ – tiêu hoá. C. Tế bào sinh sản. D. Tế bào cảm giác. Câu 5. Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì? A. Phân đôi. B. Mọc chồi. C. Tạo thành bào tử. D. Cả A và B đều đúng. Đáp án Câu 1 2 3 4 5 Đáp án A D C A B 3.4. Hoạt động vận dụng - GV chia lớp thành nhiều nhóm ( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập 1. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức ? 2. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào ? 3. Cách di chuyển của sứa trong nước như thế nào ? 4. Sự khác nhau giữa sinh sản vô tính và hữu tính trong sinh sản vô tính mọc chồi ? Trả lời: 1. Tế bào gai có vai trò tự vệ, tấn công và bắt mồi. khi bị kích thích, sợi gai có chất độc phóng vào con mồi. Đây cũng là đặc điếm chung cua tất cả cấc đại diện khác ở ruột khoang. 2. Cơ thể thủy tức chi có một lỗ duy nhất thông với bên ngoài. Cho nên thủy tức lây thức ăn và thải chất cặn bã đều qua một 15 đó (gọi là lỗ miệng). Đây cũng là đặc điếm chung cho kiểu cấu tạo ruột túi ở ngành Ruột khoang. 3. Sứa di chuyên bằng dù, khi dù phồng lên, nước biền được hút vào. Khi đầy nước, dù cụp lại nước biển thoát mạnh ra phía sau, gây ra phàn lực đây sứa tiến nhanh về phía trước. Như vậy, sứa di chuyển bằng tạo ra phản lực, thức ăn cũng theo dòng nước vào lỗ miệng. 4. Sự sinh sản vô tính mọc chồi ở thủy tức và san hô cơ bản là giống nhau. Chúng chi khác nhau ở chỗ: Ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra đế sống độc lập. Còn ở san hô, chồi vẫn dính với cơ thể mẹ và tiếp tục phát triển đế tạo thành tập đoàn. 4. Củng cố: - GV hướng dẫn HS tổng hợp kiến thức đã học qua các hoạt động để thấy được cơ thể thủy tức thích nghi với môi trường - GV hướng dẫn HS từ 2 hoạt động trên rút ra những đặc điểm của sứa , san hô . Qua đó thấy được sự đa dạng và phong phú của chúng. 5. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học bài trả lời câu hỏi SGK. - Đọc mục em có biết - Đọc trước bài 10 - Kẻ bảng tr.42 SGK vào vở bài tập. KÝ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ngày 25 tháng 9 năm 2020 CHƯƠNG III. CÁC NGHÀNH GIUN Ngày soạn: 08/10/2020 Tiết 11,12: CHỦ ĐỀ: NGÀNH GIUN DẸP (2 tiết, gồm các bài: 11, 12) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Trình bày được sơ lược phân loại các ngành giun, đặc điểm phân biệt chủ yếu của các ngành đó. - Trình bày được các đặc điểm về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản, vòng đời của sán lá gan. - Mô tả được dặc điểm của một số giun dẹp kí sinh. Trên cơ sở đó liên hệ với việc giữ vệ sinh cơ thể, VSMT để phòng tránh các bệnh giun sán kí sinh. - Giáo dục HS chăm chỉ học tập. Có trách nhiệm với bản thân, gia đình trong phòng tránh bệnh tật do giun sán gây ra. * Tích hợp: Có ý thức giữ VS cơ thể, VSMT phòng chống giun sán cho ĐV - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy. - Phẩm chất: Chăm học, trách nhiệm. cẩn thận II. CHUẨN BỊ 1) Giáo viên: -Tranh vẽ sán lông sán lá gan -Tranh vẽ sơ đồ phát triển của sán lá gan 2) Học sinh : - Một số loại ốc nhỏ là vật chủ trung gian của sán lá gan. III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Trong lớp , dạy học theo nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp Ngày giảng Tiết thứ Lớp Ghi chú 7B 7B 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang ? - Sán lá gan có đặc điểm nào thích nghi với đời sống ký sinh ? 3. Bài mới: 3.1. Hoạt động mở đầu GV: Chiếu 1 đoạn video có đoạn ăn uống thức ăn gồm tiết canh, gỏi cá, thịt tái. GV? em hãy cho biết trong đoạn v
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_7_chu_de_nganh_dong_vat.doc