Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề: Ngành giun tròn
Bước 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (Lý do chọn chủ đề)
- Chủ đề này gồm các bài thuộc chương III: Các ngành giun – Ngành giun tròn – Sinh học 7 THCS
Bài 13: Giun đũa
Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung ngành Giun tròn
- Yêu cầu cần đạt:
+ Trình bày được khái niệm về ngành Giun tròn
+ Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun tròn (nơi sống, cấu tạo, di chuyển, cách thức dinh dưỡng và sinh sản của giun đũa)
+ Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành Giun tròn như giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa.
+ Nêu được một số tác hại và cách phòng chống một số loài Giun tròn kí sinh
- Thời lượng
Căn cứ vào công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH, lượng kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học chủ đề và trình độ nhận thức của HS ở trường THCS chủ đề này được xây dựng có 2 tiết gồm 2 tiết lí thuyết.
Bước 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ (Lựa chọn nội dung từ các bài học trong SGK)
Tiết 1: - Khởi động.
- Hình thành kiến thức: Tìm hiểu về giun đũa
Tiết 2: - Hình thành kiến thức: Tìm hiểu một số đại diện ngành Giun tròn, một số tác hại và cách phòng chống 1 số loại Giun tròn
- Luyện tập, vận dụng
Bước 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức:
- Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun tròn. Ví dụ: Giun đũa có cơ thể căng tròn, dài bằng chiếc đũa, có lớp cuticun bao bọc cơ thể
- Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành Giun tròn như giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa
- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài Giun tròn kí sinh
2. Về kỹ năng:
- Tìm kiếm và xử lý thông tin để phát hiện kiến thức.
- Hợp tác, lắng nghe tích cực trong khi thảo luận nhóm.
- Tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm.
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Giải thích cơ sở khoa học, đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh giun sán.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm bảo vệ bản thân tránh mắc bệnh Giun tròn kí sinh.
4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh:
a. Năng lực chung:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, khái quát, tổng hợp kiến thức, xử lí thông tin
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực nhận biết sinh học: mô tả hình dạng, phương thức sống, sinh sản của 1 số Giun tròn.
- Năng lực sử dụng hình vẽ để giải quyết vấn đề
Ngày soạn:............/............/................. Ngày dạy:............/............/................ Chủ đề: NGÀNH GIUN TRÒN Bước 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT (Lý do chọn chủ đề) - Chủ đề này gồm các bài thuộc chương III: Các ngành giun – Ngành giun tròn – Sinh học 7 THCS Bài 13: Giun đũa Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung ngành Giun tròn - Yêu cầu cần đạt: + Trình bày được khái niệm về ngành Giun tròn + Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun tròn (nơi sống, cấu tạo, di chuyển, cách thức dinh dưỡng và sinh sản của giun đũa) + Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành Giun tròn như giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa. + Nêu được một số tác hại và cách phòng chống một số loài Giun tròn kí sinh - Thời lượng Căn cứ vào công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH, lượng kiến thức, phương pháp tổ chức dạy học chủ đề và trình độ nhận thức của HS ở trường THCS chủ đề này được xây dựng có 2 tiết gồm 2 tiết lí thuyết. Bước 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ (Lựa chọn nội dung từ các bài học trong SGK) Tiết 1: - Khởi động. - Hình thành kiến thức: Tìm hiểu về giun đũa Tiết 2: - Hình thành kiến thức: Tìm hiểu một số đại diện ngành Giun tròn, một số tác hại và cách phòng chống 1 số loại Giun tròn - Luyện tập, vận dụng Bước 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức: - Mô tả được hình thái, cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của một đại diện trong ngành Giun tròn. Ví dụ: Giun đũa có cơ thể căng tròn, dài bằng chiếc đũa, có lớp cuticun bao bọc cơ thể - Phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện ngành Giun tròn như giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa - Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài Giun tròn kí sinh 2. Về kỹ năng: - Tìm kiếm và xử lý thông tin để phát hiện kiến thức. - Hợp tác, lắng nghe tích cực trong khi thảo luận nhóm. - Tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. - Giải thích cơ sở khoa học, đề xuất các biện pháp phòng trừ bệnh giun sán. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS ý thức trách nhiệm bảo vệ bản thân tránh mắc bệnh Giun tròn kí sinh. 4. Các năng lực hướng tới hình thành và phát triển ở học sinh: a. Năng lực chung: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tự học, tư duy, giao tiếp, hợp tác, khái quát, tổng hợp kiến thức, xử lí thông tin b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực nhận biết sinh học: mô tả hình dạng, phương thức sống, sinh sản của 1 số Giun tròn. - Năng lực sử dụng hình vẽ để giải quyết vấn đề - Năng lực vận dụng kiến thức đã học để đưa ra các biện pháp phòng tránh Giun tròn kí sinh. Bước 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU (Bảng mô tả) BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ CÂU HỎI/BÀI TẬP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH Nội dung Mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Đơn vị kiến thức 1: Giun đũa - Nêu được cách thức dinh dưỡng và sinh sản của giun đũa - Nêu được tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người - Mô tả cấu tạo của sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh trong ruột non của người - So sánh sự khác nhau trong cấu tạo của giun đũa với sán lá gan - Trình bày được vòng đời của giun đũa - Giải thích tại sao người dân Việt Nam có tỉ lệ mắc giun đũa cao - Đưa ra các giải pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người Đơn vị kiến thức 2: Một số giun tròn khác - Kể tên một số tác hại của 1 số loài giun tròn - Phân biệt được hình dạng, cấu tạo và phương thức sống của một số đại diện ngành giun tròn. - Trình bày con đường một số Giun tròn kí sinh xâm nhập vào cơ thể vật chủ. - Từ con đường mà Giun tròn kí sinh xâm nhập vào cơ thể vật chủ, đề xuất các biện pháp phòng chống Giun tròn kí sinh cho người và gia súc. Bước 5: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CÁC CÂU HỎI/ BÀI TẬP CỤ THỂ THEO CÁC MỨC ĐỘ 1. Mức độ biết: Câu 1: Ngành Giun tròn có đặc điểm nào nổi bật? Kể tên một số đại diện của ngành? Câu 2: Giun đũa sống ở đâu? Câu 3: Cơ quan sinh sản của giun đũa có đặc điểm gì? Câu 4: Giun đũa có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Câu 5: Kể tên một số tác hại của 1 số loài giun tròn đối với con người? 2. Mức độ thông hiểu: Câu 6: Cấu tạo, cách di chuyển của giun đũa thích nghi với lối sống kí sinh trong ruột non của người như thế nào? Câu 7: So với sán lá gan, giun đũa có đặc điểm cấu tạo nào khác? Câu 8: Trình bày được vòng đời của giun đũa? Những thói quen nào trong sinh hoạt của con người , đặc biệt là trẻ em giúp giun khép kín được vòng đời? Câu 9: Vì sao giun đũa đẻ nhiều trứng (khoảng 200000 trứng/ngày? Câu 10: Phân biệt hình dạng, cấu tạo và phương thức sống của: giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa? Câu 11: Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa xâm nhập vào cơ thể vật chủ thông qua các con đường nào? Câu 12: Trong các loài giun tròn đã học, theo em loài nào nguy hiểm hơn? Loài nào dễ phòng chống hơn? 3. Mức độ vận dụng: Câu 13: Tại sao người dân Việt Nam có tỉ lệ mắc giun đũa cao? Câu 14: Để phòng chống giun tròn kí sinh, cần phải ăn uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? Bước 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC I. CHUẨN BỊ - Tranh cấu tạo ngoài và trong, vòng đời của giun đũa. - Tranh một số giun tròn kí sinh II. PHƯƠNG PHÁP- KĨ THUẬT DẠY HỌC: Kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống như vấn đáp với dạy học giải quyết vấn đề. Phối hợp sử dụng các kĩ thuật dạy học và các phương pháp hoc tập tích cực cho HS: tổ chức làm việc nhóm, tổ chức trò chơi; phiếu học tập, III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS Nội dung cần đạt Tiết 1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu Tạo tình huống/vấn đề học tập mà HS chưa thể giải quyết được ngay...kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới. 2. Phương thức Hoạt động nhóm 3. Cách tiến hành Bước 1. GV giao nhiệm vụ Yêu cầu HS đọc đoạn thông tin sau: Theo một điều tra của Viện Sốt rét Ký Sinh trùng Côn trùng Trung ương, ở nước ta ước tính có khoảng 60 triệu người nhiễm giun đũa, 40 triệu người nhiễm giun tóc và 40 triệu người nhiễm giun móc. * Em có suy nghĩ gì về đoạn thông tin trên Bước 2. Học sinh thực hiện nhiệm vụ Học sinh vận dụng các kiến thức thưc tế để trả lời câu hỏi Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4. GV đánh giá sản phẩm của học sinh - GV cùng học sinh nhận xét. - GV có thể giải quyết các thắc mắc thêm của HS (nếu có), cho điểm khuyến khích các HS phát biểu. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Đơn vị kiến thức 1: Giun đũa. 1. Mục tiêu - Mô tả được cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh. - Trình bày được vòng đời của giun đũa, các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản của chúng. 2. Phương thức Phương pháp hỏi đáp tìm tòi dựa trên hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm 3. Cách tiến hành Bước 1: Giao nhiệm vụ 1. Nơi sống, cấu tạo, di chuyển và cách dinh dưỡng: - Y/c hs đọc thông tin sgk, quan sát tranh H13.1, H13.2 và cho biết các thông tin sau về giun đũa : + Nơi sống + Cách di chuyển, dinh dưỡng + Cấu tạo của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào ? + So với sán lá gan, giun đũa có đặc điểm cấu tạo nào khác? 2. Sinh sản: - Y/c hs đọc thông tin sgk, quan sát tranh H13.3, H13.4 và trả lời câu hỏi: + Cơ quan sinh sản của giun đũa có đặc điểm gì? + Vì sao giun đũa đẻ nhiều trứng (khoảng 200000 trứng/ngày? + Trình bày được vòng đời của giun đũa? Những thói quen nào trong sinh hoạt của con người, đặc biệt là trẻ em giúp giun khép kín được vòng đời? + Giun đũa có hại cho sức khỏe con người như thế nào? Cần phải làm gì để phòng chống bệnh giun đũa? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Mỗi cá nhân HS tự nghiên cứu SGK cùng quan sát hình ảnh/video GV cung cấp (Chiếu/phát hình) để suy nghĩ và để trả lời à Trao đổi, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm (ghi trên bảng phụ). Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm Đại diện các nhóm trả lời, bổ sung giữa các nhóm, Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức - GV cho HS quan sát lại một số hình ảnh minh họa và cùng HS kết luận/ chốt kiến thức. - GV có thể giải quyết các thắc mắc thêm của HS/ (nếu có). - Liên hệ thực tế địa phương, nhận xét, động viên, cho điểm khuyến khích các nhóm làm việc tốt. 1. Nơi sống, cấu tạo, di chuyển và cách dinh dưỡng: a. Nơi sống: kí sinh trong ruột non người, nhất là trẻ em b. Cấu tạo ngoài: - Hình trụ, bao bọc cơ thể là lớp vỏ cuticun - Giun cái to, dài; giun đực nhỏ, ngắn, đuôi cong c. Cấu tạo trong: - Cấu tạo: thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc phát triển - Khoang cơ thể chưa chính thức, trong đó có ống tiêu hoá (miệng, hầu, ruột, hậu môn) và các tuyến sinh dục dạng ống phát triển d. Di chuyển: cong và duỗi cơ thể nhờ cơ dọc phát triển e. Dinh dưỡng: - Kí sinh, thức ăn vào miệng chất bã thải ra ngoài qua hậu môn 2. Sinh sản: a. Cơ quan sinh dục: Phân tính: con đực(TSD 1 ống và dài hơn cơ thể), con cái (TSD 2 ống) b.Vòng đời của giun đũa trứng => miệng ruột non => máu gan, tim, phổi => ruột non Tiết 2 Đơn vị kiến thức 1: Một số giun tròn khác 1. Mục tiêu - Kể tên được con đường xâm nhập và biện pháp phòng tránh một số loại giun tròn kí sinh 2. Phương thức Phương pháp hỏi đáp tìm tòi dựa trên hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. 3. Cách tiến hành Bước 1: Giao nhiệm vụ 3. Một số giun dẹp khác: - Yêu cầu HS đọc thông tin sgk - Cho HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng: Tên loài Nơi kí sinh Con đường xâm nhập Tác hại Giun kim Giun móc câu Giun rễ lúa - Từ đó, trả lời các câu hỏi sau: + Giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa xâm nhập vào cơ thể vật chủ thông qua các con đường nào? + Trong các loài giun tròn đã học, theo em loài nào nguy hiểm hơn? Loài nào dễ phòng chống hơn? + Để phòng chống giun tròn kí sinh, cần phải ăn uống, giữ vệ sinh như thế nào cho người và gia súc? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Mỗi cá nhân HS tự nghiên cứu SGK dựa vào hiểu biết của mình để suy nghĩ à Trao đổi, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm (ghi trên bảng phụ). Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung giữa các nhóm, Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức - GV cho HS quan sát một số hình ảnh minh họa về 1 số loài giun dẹp và cùng HS kết luận/ chốt kiến thức. - GV có thể giải quyết các thắc mắc thêm của HS/ (nếu có) - Liên hệ thực tế địa phương; nhận xét, động viên, cho điểm khuyến khích các nhóm làm việc tốt. 3. Một số giun tròn khác: - Giun kim: kí sinh ruột già người - Giun móc câu: kí sinh tá tràng người - Giun rễ lúa: kí sinh rễ lúa Phần lớn Giun tròn sống kí sinh và gây tác hại đối với vật chủ HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu - Củng cố kiến thức và kĩ năng vừa tiếp thu để trả lời các câu hỏi 2. Phương thức Hoạt động cả lớp 3. Cách tiến hành Bước 1: Giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Mỗi cá nhân HS tự suy nghĩ để đưa ra câu trả lời Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm -Học sinh trình bày kết quả Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức GV nhận xét HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 1. Mục tiêu Vận dụng kiến thức giải quyết tình hình thực tế ở địa phương 2. Phương thức Hoạt động nhóm 3. Cách tiến hành Bước 1: Giao nhiệm vụ - Giáo viên đưa ra bài tập 13, 14 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Mỗi cá nhân HS tự suy nghĩ dựa vào hiểu biết của mình để suy nghĩ à Trao đổi, thống nhất giữa các thành viên trong nhóm ghi vào giấy. Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức GV nhận xét Giải quyết được bài tập 13, 14 HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG 1. Mục tiêu Qua thực tế, hệ thống Internet hoặc qua sách, báo biết được 1 số loài giun tròn 2. Phương thức Tìm hiểu thực tế 3. Cách tiến hành Bước 1: Giao nhiệm vụ Tìm hiểu thực tế một số loài giun tại địa phương và làm báo cáo Powerpoint Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các thành viên trong nhóm lên kế hoạch thực hiện Các nhóm báo cáo kết quả Bước 3. Học sinh báo cáo sản phẩm - Tiết sau các nhóm báo cáo kết quả Bước 4: Đánh giá, chốt kiến thức GV nhận xét tuyên dương các nhóm làm báo cáo tốt trong tiết tiếp theo Hoàn thiện được báo cáo * RÚT KINH NGHIỆM: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_7_chu_de_nganh_giun_tro.doc