Giáo án Toán học 7 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán học 7 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

 - Kiến thức: Đánh giá tiếp thu kiến thức đã học ở HKI

 - Kỹ năng: Đánh giá kĩ năng vận dụng và tính toán của HS

 - Thái độ: HS nghiêm túc làm bài

 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh

 - Năng lực tự học.

 - Năng lực giải quyết vấn đề.

 - Năng lực giao tiếp.

II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học

- Phương pháp: Kiểm tra tập trung

 - Kỷ thuật:

III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học

GV: Đề kiểm tra HKI

HS: Ôn tập trước theo khung ma trận đề cương

ĐỀ: (Có kèm theo)

IV. Rút kinh nghiệm

 

doc 7 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 7 - Tuần 17 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HKI
Môn: Toán 7 (ĐS + HH)
Ngày soạn: 21/12/2019
Ngày dạy: từ ngày 23/12 đến ngày. 28/12
Lớp dạy: 7A3
Tiết: từ tiết 65 đến tiết 66
Số tiết: 1.
I. Mục tiêu bài học
	1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
	- Kiến thức: Đánh giá tiếp thu kiến thức đã học ở HKI
	- Kỹ năng: Đánh giá kĩ năng vận dụng và tính toán của HS
	- Thái độ: HS nghiêm túc làm bài
	2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
	- Năng lực tự học.
	- Năng lực giải quyết vấn đề.
	- Năng lực giao tiếp.
II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Phương pháp: Kiểm tra tập trung
	- Kỷ thuật: 
III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
GV: Đề kiểm tra HKI
HS: Ôn tập trước theo khung ma trận đề cương
ĐỀ: (Có kèm theo)
IV. Rút kinh nghiệm
§5. HÀM SỐ
Ngày soạn: 21/12/2019
Ngày dạy: từ ngày 23/12 đến ngày. 28/12
Lớp dạy: 7A3
Tiết: từ tiết 67 đến tiết 67
Số tiết: 1.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: HS biết được khái niệm hàm số 
- Kĩ năng: Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức). Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
- Thái độ: Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc trong học tập	
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, thu thập kết quả.
	- Kỷ thuật: Khăn trải bàn, mảnh ghép.
III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
	GV: Thước thẳng
	HS: Thước thẳng
IV. Tổ chức hoạt động của học sinh
Hoạt động dẫn dắt vào bài 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (45’)
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Một số ví dụ về hàm số (10’)
Mục tiêu: Biết được bài toán hàm số.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải dược các ví dụ về hàm số
*GV: 
Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1 (SGK- trang 62)
Nhiệt độ T (0C) tại các thời điểm t (giờ) trong cùng một ngày được cho bảng sau:
t(giờ)
0
4
8
12
16
20
T(0C)
20
18
22
26
24
21
- Có nhận xét gì về các đại lượng ở trên.
 *HS: Trả lời. 
*GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2 (SGK - trang 63)
Khối lượng m(g) của một thanh kim loại đồng chất có khối lượng riêng là 7,8g/cm3 tỉ lệ thể tích V(cm3) theo công thức: m = 7,8V.
- Có nhận xét gì về các đại lượng ở trên.
*HS:Trả lời. 
*GV: Yêu cầu học sinh làm ?1. 
Tính giá trị tương ứng của m khi V = 1; 2; 3; 4.
*HS: Thực hiện. 
*GV:Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 3 (SGK - trang 63)
Thời gian t (h) của một chuyển động đều trên quãng đường 50 km tỉ lệ nghịch với vận tốc v(km/h) của nó theo công thức 
*HS: Thực hiện. 
*GV: Yêu cầu học sinh làm ?2.
Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của t khi v = 5; 10; 25; 50.
*HS: Thực hiện. 
*GV: Nhận xét. 
*HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV: Qua ba ví dụ trên có nhận xét gì ?.
*HS: Trả lời. 
1. Một số ví dụ về hàm số.
Ví dụ 1: (SGK- trang 62)
t(giờ)
0
4
8
12
16
20
T(0C)
20
18
22
26
24
21
Ta thấy đại lượng T(0C) phụ thuộc theo t(giờ) .
Ví dụ 2: (SGK - trang 63)
m = 7,8V
?1.
Ví dụ 3 (SGK- trang 63)
?2.
v(km/h)
5
10
25
50
t (h)
10
5
2
1
*Nhận xét. 
- Có một đại lượng phụ thuộc vào đại lượng còn lại.
- Với mỗi giá trị của đại lượng này thì xác định được chỉ một đại lượng còn lại.
Hoạt động 2: Khái niệm hàm số (20’)
Mục tiêu: Biết được khái niệm hàm số.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Viết dược các dạng hàm số tổng quát.
*GV: Nhận xét và khẳng định: 
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV: Hãy kể tên các hàm số ở mỗi ví dụ trên ?.
*HS: Trả lời.
*GV: Đưa ra chú ý:
- Khi thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc cho bằng công thức.
- Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f(x); y = g(x) ; 
Nếu x = 3 mà y = 9 thì viết: f(3) = 9
*HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
 2. Khái niệm hàm số.
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
Ví dụ: Ở ví dụ 1: T là hàm số của t; 
 Ở ví dụ 2: m là hàm số của V ;
* Chú ý: 
- Khi thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc cho bằng công thức.
- Khi y là hàm số của x ta có thể viết 
y = f(x) ; y = g(x) ; Chẳng hạn, với hàm số được cho bởi công thức y = 2x + 3 hay y= f(x) = 2x + 3.
Nếu x = 3 mà y = 9 thì viết : f(3) = 9
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (15’)
- Y/c học sinh làm bài tập 24 (tr63 - SGK)
- Y/c học sinh hoạt động theo nhóm làm bài tập 25 (tr64 - SGK)
y = f(x) = 3x2 + 1
- Nẵm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x.
- Làm các bài tập 26 29 (tr64 - SGK)
IV. Rút kinh nghiệm.
§6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ
Ngày soạn: 21/12/2019
Ngày dạy: từ ngày 23/12 đến ngày. 28/12
Lớp dạy: 7A3
Tiết: từ tiết 68 đến tiết 68
Số tiết: 1.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Thấy được sự cần thiết phải dùng cặp số để xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng, biết vẽ hệ trục tọa độ. Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.
- Kĩ năng: Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
- Thái độ: Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc trong học tập	
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, thu thập kết quả.
	- Kỷ thuật: Khăn trải bàn, mảnh ghép.
III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
	GV: Thước thẳng
	HS: Thước thẳng
IV. Tổ chức hoạt động của học sinh
Hoạt động dẫn dắt vào bài 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (45’)
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Đặt vấn đề (5’)
Mục tiêu: Biết được tọa độ trong thực tế.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Nêu được tọa độ trong thực tế
*GV : Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 1 và ví dụ 2 trong SGK – trang 65.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Trong toán học, để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng tọa độ người ta thường dùng một cặp gồm hai số.
1. Đặt vấn đề.
Ví dụ 1:
Tọa độ của mũi Cà Mau:
Ví dụ 2 :
Vị trí chỗ ngồi trong rạp của người có tấm vé.
Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt phẳng tọa độ (10’)
Mục tiêu: Biết được khái niệm mặt phẳng tọa độ.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Vẽ được mp tọa độ Oxy.
*GV: Giới thiệu:
Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox , Oy vuông góc với nhau và cắt tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy.
trong đó:
Ox, Oy gọi là các trục tọa độ.
Ox gọi là trục hoành.
Oy gọi là trục tung.
Giao điểm O gọi là gốc tọa độ.
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
- Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn góc: Góc phần tư thứ I, II, III, IV.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Đưa ra chú ý:
Các đơn vị dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau.
*HS :Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
2. Mặt phẳng tọa độ.
Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox , Oy vuông góc với nhau và cắt tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy.
Trong đó:
- Ox, Oy gọi là các trục tọa độ.
- Ox gọi là trục hoành.
- Oy gọi là trục tung.
- Giao điểm O gọi là gốc tọa độ.
- Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.
- Hai trục tọa độ chia mặt phẳng thành bốn góc: Góc phần tư thứ I, II, III, IV.
Hoạt động 3: Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng độ (28’)
Mục tiêu: Biết được mặt phẳng tọa độ.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Xác dịnh được tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ.
*GV: - Vẽ hệ trục tọa độ Oxy.
 - Vẽ một đường thẳng đi qua vạch số 3 và song song với trục Ox.
 - Vẽ một đường thẳng đi qua vạch số 1,5 song song với trục Oy.
Từ đó có nhận xét gì về giao điểm của hai đường thẳng này ?.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Ta thấy giao điểm của hai đường thẳng này là điểm P có tung độ là 3 và hoành độ là 1,5. 
ta nói cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ của điểm P.
- Thế nào tạo độ của một điểm ?.
*HS : Chú ý nghe giảng và trả lời.
*GV : Nhận xét. 
 Yêu cầu học sinh làm ?1.
Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy (trên giấy kẻ ô vuông) và đánh dấu vị trí của các điểm P, Q lần lượt có tọa độ là ( 2; 3); (3; 2).
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét. 
Trên mặt phẳng tọa độ:
-Mỗi điểm xác định được bao nhiêu cặp số (x0; y0).
- Mỗi cặp số (x0; y0) xác định được bao nhiêu điểm ?.
*HS :Trả lời. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Trên mặt phẳng tọa độ:
- Mỗi điểm M xác định được một cặp số 
(x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định được một điểm M.
Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M.
 Điểm M có tọa độ (x0; y0) được kí hiệu là M(x0; y0).
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?2.
Viết tọa độ góc O.
3.Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng độ.
Ví dụ:
*Nhận xét. 
Ta thấy giao điểm của hai đường thẳng này là điểm P có tung độ là 3 và hoành độ là 1,5. 
Ta nói cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ của điểm P.
?1
*Kết luận:
Trên mặt phẳng tọa độ:
- Mỗi điểm M xác định được một cặp số 
(x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định được một điểm M.
- Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M.
- Điểm M có tọa độ (x0; y0) được kí hiệu là M(x0; y0).
?2. Tọa độ của O (0 ;0)
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (2’)
- Biết cách vẽ hệ trục 0xy
- Làm bài tập 33, 34, 35 (tr68 - SGK); bài tập 44, 45, 46 (tr50 - SBT)
* Lưu ý: Khi vẽ điểm phải vẽ mặt phẳng tọa độ trên giấy ôli hoặc các đường kẻ // phải chính xác.
IV. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_7_tuan_17_nam_hoc_2020_2021.doc