Giáo án Toán học 7 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán học 7 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021

 I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ lĩnh hội các kiến thức đã học:

- Đồ thị hàm số y= ax.

- Thống kê.

- Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.

- Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác,

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập bảng, tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. Chứng minh các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.

3. Thái độ: Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.

 4. Định hướng năng lực:

 - Năng lực tự học,tính toán

 - Năng lực giải quyết vấn đề.

 - Năng lực giao tiếp, hợp tác.

 5. Định hướng phát triển phẩm chất:

 - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.

 - Tính chính xác, kiên trì

 

doc 6 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3740
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 7 - Tuần 26 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Ngày soạn: 11/03/2021
Ngày dạy: từ ngày 15/03 đến ngày. 20/03
Lớp dạy: 7A1
Tiết: từ tiết 101 đến tiết 102
Số tiết: 1.
 I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Kiểm tra mức độ lĩnh hội các kiến thức đã học:
- Đồ thị hàm số y= ax.
- Thống kê.
- Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
- Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác,
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập bảng, tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. Chứng minh các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
3. Thái độ: Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
	4. Định hướng năng lực:
	- Năng lực tự học,tính toán
	- Năng lực giải quyết vấn đề.
	- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
	 5. Định hướng phát triển phẩm chất:
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
	- Tính chính xác, kiên trì
MA TRẬN RA ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II
TT
Tên chủ đề
Nhận biết (40%)
Thông hiểu (20%)
Vận dụng thấp (30%)
Vận dụng cao (10%)
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
TNKQ
Tự luận
1
Đồ thị hàm số y= ax
 Số câu: 3
Số câu: 2
Số câu: 1
Số câu:1
Số điểm: 0.5 0.5
Số điểm: 025
Số điểm:1.0
2
Thống Kê
Số câu: 3
Số Câu :1
Số câu:1
Số điểm: 0.5
Số điểm: 1.0
Số điểm:1.0
3
Tam giác
Số câu: 3 
Số câu:2
Số câu:2
Số điểm:0.5
Số điểm0.25
 4
Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông
Số câu: 3
Số câu:1
Số câu: 
1
Số câu:1
Số điểm:.0.5
Số điểm0.25
Số điểm: 1.0
Số điểm:1
5
Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác
Số câu: 5
Số câu:1
Số điểm:0.5
Số điểm:0.25
Tổng
Số câu : 10
Số câu:5
Số câu: 2
Số câu: 1
Số điểm : 2.5
Số điểm : 1.25
Số điểm : 0.5
Số điểm: 1.0
V. Rút kinh nghiệm
CHƯƠNG IV
BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Bài 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ.
GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Ngày soạn: 11/03/2021
Ngày dạy: từ ngày 15/03 đến ngày. 20/03
Lớp dạy: 7A1
Tiết: từ tiết 103 đến tiết 103
Số tiết: 1.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số
2. Kĩ năng: Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.
3. Thái độ: Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
	4. Định hướng năng lực:
	- Năng lực tự học,tính toán
	- Năng lực giải quyết vấn đề.
	- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
	 5. Định hướng phát triển phẩm chất:
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
	- Tính chính xác, kiên trì 
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
	GV: Thước thẳng
	HS: Thước thẳng 
III. Tổ chức hoạt động của học sinh
Hoạt động dẫn dắt vào bài (2’)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- Giáo viên giới thiệu qua về nội dung của chương.
- HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (43’)
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 2: Nhắc lại về biểu thức (8’)
Mục tiêu: cũng cố lại kiến thức về biểu thức
? Ở lớp dưới ta đã học về biểu thức, lấy ví dụ về biểu thức.
- 3 học sinh đứng tại chỗ lấy ví dụ.
- Yêu cầu học sinh làm ví dụ tr24-SGK.
- 1 học sinh đọc ví dụ.
- Học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh làm ?1
- Học sinh lên bảng làm.
1. Nhắc lại về biểu thức 
Ví dụ: Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật là: 2(5 + 8) (cm)
?1
 3(3 + 2) cm2.
Hoạt động 3: Khái niệm về biểu thức đại số (25’)
Mục tiêu: Nắm vững khái niệm biểu thức đại số, lấy được ví dụ
- Học sinh đọc bài toán và làm bài.
- Người ta dùng chữ a để thay của một số nào đó.
- Yêu cầu học sinh làm ?2
- Cả lớp thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhứng biểu thức a + 2; a(a + 2) là những biểu thức đại số.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ trong SGK tr25
? Lấy ví dụ về biểu thức đại số.
- 2 học sinh lên bảng viết, mỗi học sinh viết 2 ví dụ về biểu thức đại số.
- Cả lớp nhận xét bài làm của các bạn.
- Giáo viên cho học sinh làm ?3
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Người ta gọi các chữ đại diện cho các số là biến số (biến)
? Tìm các biến trong các biểu thức trên.
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Yêu cầu học sinh đọc chú ý tr25-SGK.
2. Khái niệm về biểu thức đại số 
Bài toán:
 2(5 + a)
?2
Gọi a là chiều rộng của HCN
 chiều dài của HCN là a + 2 (cm)
 Biểu thức biểu thị diện tích: a(a + 2)
?3
a) Quãng đường đi được sau x (h) của 1 ô tô đi với vận tốc 30 km/h là : 30.x (km)
b) Tổng quãng đường đi được của người đó là: 5x + 35y (km)
Chú ý: (tr25-SGK).
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (10’)
Mục tiêu: Viết được các biểu thức đại số theo yêu cầu
Củng cố: (9’)
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1 và bài tập 2 tr26-SGK
Bài tập 1
a) Tổng của x và y: x + y
b) Tích của x và y: xy
c) Tích của tổng x và y với hiệu x và y: (x+y)(x-y)
Bài tập 2: Biểu thức biểu thị diện tích hình thang 
Bài tập 3: học sinh đứng tại chỗ làm bài 
- Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết.
Dặn dò: (1’)
- Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số.
- Làm bài tập 4, 5 tr27-SGK 
- Làm bài tập 1 5 (tr9, 10-SBT)
- Đọc trước bài 2
V. Rút kinh nghiệm.
§3.QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA MỘT TAM GIÁC
BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC
Ngày soạn: 11/03/2021
Ngày dạy: từ ngày 15/03 đến ngày. 20/03
Lớp dạy: 7A1
Tiết: từ tiết 104 đến tiết 104
Số tiết: 1.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Củng cố các định lí quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa các đường xiên với hình chiếu của chúng
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng vẽ thành thạo theo yêu cầu của bài toán, tập phân tích để chứng minh bài toán, biết chỉ ra các căn cứ của các bước chứng minh. 
3. Thái độ: Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
	4. Định hướng năng lực:
	- Năng lực tự học,tính toán
	- Năng lực giải quyết vấn đề.
	- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
	 5. Định hướng phát triển phẩm chất:
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
	- Tính chính xác, kiên trì 
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
	GV: Thước thẳng, ê ke
	HS: Thước thẳng, ê ke
III. Tổ chức hoạt động của học sinh
Hoạt động dẫn dắt vào bài (5’)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Phát biểu mối quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu ?
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (40’)
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động: Bất đẳng thức tam giác (15’)
Mục tiêu: Nắm vững định lí bất dẳng thức tam giác
- Yêu cầu học sinh làm ?1 ra giấy nháp để khẳng định không thể vẽ được tam giác có độ dài 3 cạnh là 1, 2, 4cm.
- Giáo viên giới thiệu định lí.
- Gọi 2 học sinh đọc định lí trong SGK.
- Hướng dẫn học sinh chứng minh định lí.
? Làm thế nào để tạo ra 1 tam giác có 1 cạnh là BC, 1 cạnh là AB + AC.
(Trên tia đối của tia AB lấy D sao cho AD = AC)
- Hướng dẫn học sinh:
AB + AC > BC
BD > BC
BCD > BDC 
- Yêu cầu học sinh chứng minh.
- Gọi 1 học sinh trình bày miệng
- Hướng dẫn học sinh CM ý thứ 2
AB + AC > BC
AB + AC > BH + CH
AB > BH và AC > CH
- Giáo viên lưu ý: đây chính là nội dung bài tập 20 (SGK-Trang 64).
1. Bất đẳng thức tam giác. 
Định lí: SGK. 
 B
C
A
H
D
GT
ABC
KL
AB + AC > BC; AB + BC > AC
AC + BC > AB
Hoạt động: Hệ quả của bất đẳng thức tam giác (15’)
Mục tiêu: Nắm vững hệ quả bất dẳng thức tam giác
? Nêu lại các bất đẳng thức tam giác.
? Phát biểu qui tắc chuyển vế của bất đẳng thức.
? Áp dụng qui tắc chuyển vế để biến đổi các bất đẳng thức trên.
- Gọi 3 học sinh lên bảng làm.
- Yêu cầu học sinh phát biểu bằng lời.
- Giáo viên nêu ra trường hợp kết hợp 2 bất đẳng thức trên.
- Yêu cầu học sinh làm ?3.
2. Hệ quả của bất đẳng thức tam giác.
AB + BC > AC
BC > AC - AB
AB > AC - BC
* Hệ quả: SGK 
AC - AB < BC < AC + AB
?3- Học sinh trả lời miệng.
Không có tam giác với 3 canh 1cm; 2cm; 4cm vì 1cm + 2cm < 4cm
* Chú ý: SGK
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (10’)
Mục tiêu: Vận dụng định lí và hệ quả để làm bài tập
Củng cố: (8’)
Bài tập 15 (SGK - Trang 63) (Học sinh hoạt động theo nhóm)
a) 2cm + 3cm < 6cm không thể là 3 cạnh của 1 tam giác.
b) 2cm + 4cm = 6cm không thể là 3 cạnh của 1 tam giác.
c) 3cm + 4cm > 6 cm là 3 cạnh của tam giác.
Bài tập 16 (SGK-Trang 63). Áp dụng bất đẳng thức tam giác ta có:
AC - BC < AB < AC + BC 7 - 1 < AB < 7 + 1 6 < AB < 8 AB = 7 cm
ABC là tam giác cân đỉnh A
Dặn dò: (2’)
- Nắm vững bất đẳng thức tam giác, học cách chứng minh định lí bất đẳng thức tam giác ; Làm các bài tập 17, 18, 19 (SGK-Trang 63) ;Làm bài tập 24, 25 (SBT-Trang 26, 27).
V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_7_tuan_26_nam_hoc_2020_2021.doc