Giáo án Vật lí 7 - Chủ đề: Nguồn âm

Giáo án Vật lí 7 - Chủ đề: Nguồn âm

 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

 a) Kiến thức:

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.

- Nêu được nguồn âm là vật dao động.

-Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.

-Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.

- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ

dao động nhỏ.

-Nêu được thí dụ về độ to của âm.

b) Kĩ năng:

- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,.

c. Thái độ :

 - Có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú trong học tập.

 - Tập trung, nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm

d. GD bv mt: *Tích hợp giáo dục môi trường ( ô nhiễm tiếng ồn)

Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ

2. Mục tiêu phát triển năng lực:

a. Định hướng các năng lực được hình thành

Năng lực giải guyết vấn đề, năng lực thực nghiêm, năng lực dự đoán, thiết kế và thực hiện các phương án thí nghiệm, đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.

b. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

 

doc 10 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 4860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Chủ đề: Nguồn âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 12- 13-14
Chủ đề: NGUỒN ÂM 
(3 tiết)
I. Xác định vấn đề cần giải quyết
BÀI 10: NGUỒN ÂM
BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
Để tổ chức các hoạt động học cho học sinh theo hướng học tập tích cực có hiệu quả, ba bài này có thể được xây dựng thành một chủ đề bài học :
II. Mục tiêu bài học
 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 
	a) Kiến thức: 
- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là vật dao động.
-Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
-Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ 
dao động nhỏ. 
-Nêu được thí dụ về độ to của âm.
b) Kĩ năng:
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, âm thoa,...
c. Thái độ :
	- Có thái độ học tập nghiêm túc và hứng thú trong học tập.
	- Tập trung, nghiêm túc, hợp tác khi thực hiện thí nghiệm
d. GD bv mt: *Tích hợp giáo dục môi trường ( ô nhiễm tiếng ồn)
Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ
2. Mục tiêu phát triển năng lực:
a. Định hướng các năng lực được hình thành 
Năng lực giải guyết vấn đề, năng lực thực nghiêm, năng lực dự đoán, thiết kế và thực hiện các phương án thí nghiệm, đánh giá kết quả và giải quyết vấn đề.
b. Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên. Bảng phụ và phấn màu.
- 1 dây cao su, âm thoa, cốc thủy tinh.
- Trống, thước thép, hộp âm, giá thí nghiệm.
2. Chuẩn bị của học sinh. 
-Trống, dùi, quả cầu bấc, giá TN.
-Mỗi nhóm: Dây cao su, âm thoa, búa cao su, ống ngghiệm+giá, bình đựng nước, 
chiếc đũa.
IV. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
	Mô tả khái quát phương pháp thực hiện và chuỗi các hoạt động học trong bài học.
	Sau khi được hệ thống hóa kiến thức, các em được luyện tập, giải quyết các bài tập, những tình huống trong thực tiễn, đưa ra những nhiệm vụ giúp các em vận dụng, tìm tòi khám phá ở ngoài lớp học.
	Có thể mô tả chuỗi các hoạt động học như sau:
TT
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời lượng
1
Tình huống xuất phát
Hoạt động 1
Khởi động
5 phút
Hoạt động 2
Nhận biết nguồn âm
10 phút
2
Hình thành kiến thức
Hoạt động 3
Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm
20 phút
Hoạt động 4
Quan sát dao động nhanh chậm, nghiên cứu khái niệm tần số
10 phút
Hoạt động 5
Nghiên cứu mối quan hệ giữa tần số dao động và đọ cao của âm
15 phút
Hoạt động 6
Âm to, âm nhỏ-Biên độ dao động
15 phút
Hoạt động 7
Độ to của một số âm.
15 phút
3
Luyện tập
Hoạt động 8
- Hệ thống hóa kiến thức;
- Giải bài tập
25 phút
4
Vận dụng
Hoạt động 9
Hướng dẫn về nhà 
20 phút
5
Tìm tòi mở rộng
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
	Mô tả kỹ thuật thực hiện trong từng hoạt động học trong bài học.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Bước 1: Tình huống xuất phát
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học:	thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động 1: khởi động ( 5 phút)
Cho HS tìm hiểu nội dung chương II. ÂM HỌC
Hằng ngày chúng ta vẫn thường nghe tiếng cười nói vui vẽ, tiếng đàn nhạc vu vươn, tiếng ồn ào ngoài đường phố . . . chúng ta sống trong thế giới âm thanh. Vậy em có biết âm thanh được tạo ra thế nào không?
=> Để biết bạn trả lời đúng hay sai thì chúng ta cùng tìm hiểu nội dung hôm nay là nguồn âm
Hs cá nhân trả lời
Âm thanh tạo ra do các vật dao động
Bước 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp.
- Nêu được nguồn âm là vật dao động.
-Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
-Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ 
dao động nhỏ. 
-Nêu được thí dụ về độ to của âm.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động 2: Nhận biết nguồn âm ( 10 phút)
- GV nêu vấn đề và tổ chức HS thực hiện câu C1.
? Nguồn âm là gì.
- Yêu cầu HS thực hiện câu C2.
-Nhận xét, kết luận
- Cả lớp im lặng nghe, trả lời.
- Trả lời.
- Kể các nguồn âm.
-Ghi vở
I. Nhận biết nguồn âm:
C1.
C2.Trống,kèn,sáo...
- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Gv giới thiệu
Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm (20 phút)
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 2 em làm thí nghiệm 1.
- Yêu cầu HS trả lời câu 3 theo nhóm.
- Yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm 2 theo nhóm 6 em.
- HS trả lời câu C4.
- GV tổ chức HS thảo luận theo từng thí nghiệm và tra lời theo từng đại diện nhóm.
- GV giới thiệu dao động như ở SGK.
- Tổ chức HS làm tiếp thí nghiệm 3 và tra lời câu 
-YC HS tìm từ điền vào kết luận
?Để bảo vệ giọng nói của con người ta phải làm gì.
-Nhận xét, thông báo kiến thức:
Để bảo vệ giọng nói của người ta cần luyện tập thường xuyên, tránh nói quá to, không hút thuốc lá.
- HS thực hiện thí nghiệm 1.
- HS thực hiện theo YC của GV.
- HS mô tả điều nhìn thấy và nghe.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm và trả lời câu C4 .
- Đại diện nhóm trả lời và lớp bổ sung.
- HS theo dõi, ghi vở.
- HS làm thí nghiệm 3 và trả lời câu C5.
- HS tìm từ điền vào kết luận.
-Trả lời
II. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
C4 .Cốc thuỷ tinh
Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su thành cốc, mặt trống vv gọi là dao động.
C5.
SGK
Gợi ý đánh giá:
- GV theo dõi cá nhân và các nhóm học sinh, quan sát vở ghi để phát hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập, ghi vào sổ theo dõi những trường hợp cần lưu ý (nếu cần).
- GV có thể tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau thông qua các tiêu chí trong quá trình báo cáo kết quả hoạt động (thời gian thực hiện, số lượng ý kiến, mức độ hoàn thành, ghi chép). 
- Căn cứ vào sản phẩm học tập và thái độ học tập, GV đánh giá được sự tiến bộ của HS, đánh giá được khả năng vận dụng giải quyết tình huống vào thực tiễn.
Hoạt động 4: Quan sát dao động nhanh chậm, nghiên cứu khái niệm tần số (10 phút)
- GV trình chiếu hướng dẫn HS cách tính 1 dao động và cách xác định, thông báo số dao động của vật trong 10S.
- GV bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm lần lượt từng con lắc, ra hiệu cho 2 HS theo dõi thời gian, còn cả lớp cùng đếm số dao động trong 10S.
- Cho HS lên điền kết quả vào bảng kết quả.
- GV giới thiệu tần số và đơn vị tần số như ở SGK.
- Yêu cầu HS trả lời câu 2 và tổ chức HS thảo luận tìm từ điền vào chỗ trống ở nhận xét. Gọi đại diện trả lời.
-GV nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS tham gia làm thí nghiệm tập thêt bằng cách theo dõi thời gian và đếm số dao động.
- HS lên điền kết quả.
- HS theo dõi, ghi vở.
- HS thảo luận tìm từ điền, đại diện nhóm trả lời.
- HS ghi nhận xét.
III. Dao động nhanh, chậm, Tần số:
C1
Số dao động trong 1S gọi là tần số.
Đơn vị tần số là hec(Hz)
C2.
Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn
Hoạt động 5: Nghiên cứu mối quan hệ giữa tần số dao động và đọ cao của âm:( 15 phút)
- GV giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm 2, phát dụng cụ cho các nhóm.
- Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm 3 theo nhóm.
- Yêu càu HS chọn từ điền vào câu 3.
- GV làm thí nghiệm 3 và gọi HS lên giúp.
-Trình chiếu kết luận
- Thí nghiệm biểu diễn với đĩa nhựa có các hàng lỗ gắn với động cơ.Yêu cầu lớp theo dõi, tìm từ điền vào câu 4.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu kết luận.
- Hướng dẫn HS thảo luận để thống nhất.Trình chiếu đáp án
*Thông báo kiến thức tích hợp môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu:
Trước khi có bão thường có hạ âm. Hạ âm làm con người khó chịu, cảm giác buồn nôn, chóng mặt. Một số sinh vật nhạy cảm với hạ âm nên có biểu hiện khác thường. Vì vậy, người ta có thể dựa vào dấu hiệu này để nhận biết các cơn bão.
- HS lắng nghe, quan sát.
- HS cùng làm thí nghiệm.
-Ghi vở
- Cả lớ theo dõi tìm từ điền vào câu 4.
- HS tìm từ điền vào kết luận.
- HS trả lời theo hướng dẫn của GV, ghi vở.
-Nghe TT thông tin.
IV. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
Thí nghiêm 2:
C3
- Phần tự do của thước dài, dao động chậm, âm phát ra thấp.
- Phần tự do của thước ngắn, dao động nhanh, âm phát ra cao.
Dao động càng nhanh tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng cao.
C4.Chậm, nhỏ
Nhanh, to
Kết luận:
 Dao động càng to (nhỏ) tần số dao động càng lớn nhỏ), âm phát ra càng cao (thâp).
Hoạt động 6: Âm to, âm nhỏ-Biên độ dao động (15 phút)
-YC làm TN và thảo luận với câu C1
-Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày
-GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C1
-YC suy nghĩ và trả lời C2
-GV: gọi HS khác nhận xét, bổ xung sao đó đưa ra kết luận chung 
-YC làm TN và thảo luận với câu C3
-YC ại diện các nhóm trình bày và tự nhận xét lẫn nhau
-GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung cho câu C3
-YC hoàn thành kết luận trong SGK
-GV: đưa ra kết luận chung cho phần này.
-TN và thảo luận với câu C1
-Đại diện các nhóm trình bày
-Các nhóm tự nhận xét, bổ xung cho câu trả lời của nhau.
-HS: suy nghĩ và trả lời C2
-HS khác nhận xét, ghi vở
-HS: làm TN và thảo luận với câu C3
-Đại diện các nhóm trình bày và tự nhận xét lẫn nhau
-Ghi vở
- HS hoàn thành kết luận trong SGK
-Ghi vở
V.Âm to, âm nhỏ-Biên độ dao động
* Thí nghiệm 1:
C1: 
C2: 
... nhiều/ ít lớn/ nhỏ to/ nhỏ ...
* Thí nghiệm 2:
C3: 
 nhiều/ ít mạnh/ yếu to/ nhỏ 
* Kết luận:
 to/ nhỏ biên độ 
Hoạt động 7: Độ to của một số âm. (15 phút)
-YC đọc và nêu thông tin về độ to của một số âm
-GV: tổng hợp ý kiến và đưa ra kết luận chung.
-Nhận xét chẩn hoá kiến thức.
Gv giới thiệu
-Đọc và nêu thông tin về độ to của một số âm
-Ghi vở
VI. Độ to của một số âm.
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu là dB).
-Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm
Bước 3: luyện tập (25 phút)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập 
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
GV Phát phiếu học tập 
Ghv quan sat hs thảo luận
Gv nhận xét và chốt đáp án
Hs nhận phiếu học tập
Hs thảo luận trả lời
Hs báo cáo kết quả
Hs thảo luận trả lời
Phiếu học tập số 1
1. Âm thanh được tạo ra nhờ:
A. nhiệt B. điện
C.ánh sáng D. dao động
2. Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây?
A. khi kéo căng vật
B. khi uốn cong vật
C. khi nén vật
D. khi làm vật dao dộng
3. Hãy nêu ba phương án kiểm tra sự dao động của âm thoa hoặc mặt trống khi đang phát ra âm thanh.
Phiếu học tập số 2
1. Vật phát ra âm cao hơn khi nào ?
 A. khi vật dao động mạnh hơn
 B. khi vật dao động chậm hơn
 C. khi vật lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn
 D. khi tần số dao động lớn hơn
2. Chọn từ hay cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống :
 Số dao động trong một giây gọi là .
 Đơn vị đo tần số là .(Hz)
 Tai người bình thường có thể nghe được những âm thanh có tần số từ đến .
 Âm càng bổng thì có tần số dao động càng .
Âm càng trầm thì có tần số dao động càng .
3. Vật phát ra âm to hơn khi nào?
 A. Khi vật dao động nhanh hơn.
 B. Khi vật dao động mạnh hơn.
 C. Khi tần số dao động lớn hơn.
 D. Cả 3 trường hợp trên.
4. Điền vào chỗ trống:
 Đơn vị đo độ to của âm là ...
 Dao động càng mạnh thì âm phát ra ...
 Dao động càng yếu thì âm phát ra ...
Bước 4: vận dụng (15 phút)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo.
Gv phát phiếu học tập cho hs thảo luận trả lời
Phiếu học tập 1
Bài C7 (trang 29 SGK Vật Lý 7): Hãy tìm hiểu em bộ phận nào dao động phát ra âm trong hai nhạc cụ mà em biết.
Câu 11a trang 34 VBT Vật Lí 7: Dây đàn ghi ta phát ra âm càng trầm khi:
A. dây đàn dao động càng mạnh.
B. dây đàn dao động càng nhanh.
C. dây đàn dao động càng chậm.
D. thời gian để thực hiện 1 dao động của dây càng nhỏ.
Câu 11d trang 35 VBT Vật Lí 7: Âm phát ra cao hơn khi gõ vào bát đựng nhiều nước hay gõ vào bát đựng ít nước ? Theo em, trong hai trường hợp này nguồn âm là cái bát hay cái bát và cả nước đựng trong bát?
Câu 12a trang 38 VBT Vật Lí 7: Đơn vị đêxiben (dB) là đơn vị đo
A. độ cao của âm.
B. độ vang của âm.
C. độ kéo dài của âm.
D. độ to của âm.
Phiếu học tập số 2
Câu 1: Một học sinh cho rằng, các vật dao động ở tần số 20 Hz đến 20000Hz mới phát ra âm thanh. Nếu vật dao động có tần số lớn hơn 20000 Hz hoặc nhỏ hơn 20 Hz thì không phát ra âm thanh.
Theo em ý kiến trên có đúng hay không? Tại sao?
Câu 2: Một người mở đài để nghe tin tức, người dó đã vặn núm điều chỉnh để độ to của âm vào khoảng từ 40dB đến 65 dB. Với mức âm lượng (độ to) như trên, người nghe có bị ảnh hưởng xấu đến tay không? Tại sao?
Bước 5: Tìm tòi mở rộng (5 phút)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
- Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp.
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: Tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
- Đọc thêm phần “có thể em chưa biết”
-Hướng dẫn tự học ở nhà:
-Học thuộc ghi nhớ
-Làm SBT.
-Nhận xét 
Phiếu học tập về nhà
Câu 1: Vì sao muốn cho kèn lá chuối phát ra âm to thì phải thổi mạnh?
Câu 2: Càng ở gần khán đài có dàn nhạc đang biểu diễn, tiếng nhạc mà em nghe được
A. càng cao
B. càng dài.
C. càng to.
D. càng bổng.
Câu 3: nêu ví dụ về việc gây ô nhiễm tiếng ồn?
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 	
.............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_chu_de_nguon_am.doc