Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 18, Bài 14: Phản xạ âm. Tiếng vang

Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 18, Bài 14: Phản xạ âm. Tiếng vang

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.

- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và

những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.

- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.

2. Kĩ năng:

- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được

âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản

 4. Năng lực – Phẩm chất :

 a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,năng lực hợp tác,

 b.Phẩm chất: tự tin,tự chủ

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Giáo viên:

- Giá thí nghiệm, gương phẳng, bình đựng nguồn âm.

2. Học sinh:

-Một số vật phản xạ âm kém: miếng xốp, cao su. Một số vật phản xạ âm tốt:đá hoa, tấm kim loại.

 

doc 5 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 3450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 18, Bài 14: Phản xạ âm. Tiếng vang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 18
BÀI 14: PHẢN XẠ ÂM-TIẾNG VANG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và 
những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
- Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
2. Kĩ năng:
- Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được 
âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
 4. Năng lực – Phẩm chất : 
 a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,năng lực hợp tác, 
 b.Phẩm chất: tự tin,tự chủ
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: 
- Giá thí nghiệm, gương phẳng, bình đựng nguồn âm.
2. Học sinh: 
-Một số vật phản xạ âm kém: miếng xốp, cao su. Một số vật phản xạ âm tốt:đá hoa, tấm kim loại.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan.
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Cho HS đọc thông tin.
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Trong cơn mưa dông, khi có tia chóp thường kèm sấm chớp còn nghe tiếng ầm ỉ.
Hs đọc mở bài trong SGK.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời 
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
- Tại sao sau khi nghe sấm chớp còn nghe tiếng ầm ỉ. Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề đó.
-Học sinh nhận xét
Bước 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
- Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và 
những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Hoạt động 2: Âm phản xạ - Tiếng vang. ( 10 phút)
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs quan sát hình 14.1 và đọc thông tin sgk
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV: cung cấp thông tin về âm phản xạ và tiếng vang.
? em đã nghe được tiếng vang ở đâu? Vì sao em nghe được tiếng vang đó
-YC HS trả lời câu C2.C3
Kết luận: có tiếng vang khi ta nghe thấy.......cách.........một khoảng thời gian ít nhasta/15 giây
- Nghe TT thông tin
Hs trả lời cá nhân
HS: suy nghĩ và trả lời C2
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời cá nhân
Gv đưa kết luận: 
- Âm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ
-hs tiếng vang trong phòng rộng, âm truyền đến phòng rồi dội trở lại đến tai
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. 10 phút 
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs quan sat hình 14.2 và đọc thông tin 
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
-GV:Thí nghiệm biểu diễn yêu cầu HS nêu thông tin về vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém
- yêu cầu hs trả lời C4 (hoạt động nhóm 2 trong 4 phút)
suy nghĩ và trả lời 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trả lời cá nhân 
C4 (hoạt động nhóm 2 trong 4 phút)
- những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt
- những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém.
C4: 
- vật phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch.
- vật phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp.
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Bước 3: Luyện tập 10 phút
Mục tiêu: luyện tập để hình thành kiến thức được khắc sâu hơn
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy
Đại diện nhóm báo cáo trên giấy
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 1
Câu 1. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
 A. Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ.
 B. Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ.
 C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
 D. Cả 3 trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.
Câu 2. Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
 A. miếng xốp B. tấm gỗ C. mặt gương D. đệm cao su
Câu 3: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ.
B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.
C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai.
D. Cả ba trường hợp trên
Câu 4: Âm phản xạ là:
A. Âm dội lại khi gặp vật chắn. B. Âm truyền đi qua vật chắn.
C. Âm đi vòng qua vật chắn. D. Các loại âm trên
Bước 4: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng 10 phút
Mục tiêu: vận dụng để hình thành kiến thức được khắc sâu hơn
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm, giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau 
Hs nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu số 2
Hs thảo luận trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu hs trình bày trên giấy
Đại diện nhóm trình bày
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs 
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 2
Câu 1. Tại sao khi nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ ( trên bờ ao, hồ) , tiếng nói nghe rất rõ ?
Câu 2: Khi muốn nghe rõ hơn, người ta thường đặt bàn tay khum lại, sát vào vành tai, đồng thời hướng tai về phía nguồn âm. Hãy giải thích tại sao?
Câu 3: Trong nhiều phòng hòa nhạc, phòng chiếu bóng, phòng ghi âm, người ta thường làm tường sần sùi và treo rèm nhung để làm giảm tiếng vang. Hãy giải thích tại sao?
- Học bài ghi nhớ SGK
- Làm bài tập trong SBT
- Xem trước bài tiếp theo
- gv nhận xét tiết học
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_18_bai_14_phan_xa_am_tieng_vang.doc