Giáo án Vật Lí 7 - Tiết 24, Bài 21: Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
I. MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức:
_ Vẽ đúng sơ đồ của 1 mạch điện thuộc loại đơn giản
_ Mắc đúng 1 mạch điện đơn giản theo sơ đò đã cho
_ Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện, cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.
2/ Kỹ năng: vẽ được sơ đồ mạch điện
3/ Thái độ: học tập nghiêm túc, cẩn thận khi lắp mạch điện
4. Năng lực – Phẩm chất :
a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,năng lực hợp tác,
b. Phẩm chất: tự tin,tự chủ
II. CHUẨN BỊ :
_ Tranh vẽ to bảng kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện.
_ 1 pin đèn, 1 bóng đèn pin lắp sẳn và đế đèn, công tắc k, dây nối có vỏ cách điện, đèn pin loại ống tròn.
Tuần: Tiết: BÀI 21: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU : 1/ Kiến thức: _ Vẽ đúng sơ đồ của 1 mạch điện thuộc loại đơn giản _ Mắc đúng 1 mạch điện đơn giản theo sơ đò đã cho _ Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện, cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. 2/ Kỹ năng: vẽ được sơ đồ mạch điện 3/ Thái độ: học tập nghiêm túc, cẩn thận khi lắp mạch điện 4. Năng lực – Phẩm chất : a. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo,năng lực hợp tác, b. Phẩm chất: tự tin,tự chủ II. CHUẨN BỊ : _ Tranh vẽ to bảng kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện. _ 1 pin đèn, 1 bóng đèn pin lắp sẳn và đế đèn, công tắc k, dây nối có vỏ cách điện, đèn pin loại ống tròn. III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1. Ổn định tổ chức. 2. Tổ chức các hoạt động dạy học: Bước 1 tình huống xuất phát Hoạt động 1: khởi động (5 phút) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan. Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức Gv Hs a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv mắc 1 mạch điện giới thiệu hs Đọc mở bài Nhận nhiệm vụ b. Thực hiện nhiệm vụ học tập Với những mạch điện phức tạp như mạch điện trong gia đình, mạch điện trong xe máy, ôtô, các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc các mạch điện đúng yêu cầu cần có? Họ phải căn cứ vào sơ đồ mạch điện. GV treo sơ đồ mạch điện người ta đã sử dụng một số kí hiệu để biểu diễn các bộ phận của mạch. Hs đọc mở bài trong SGK. c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Yêu cầu hs trả lời cá nhân - Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời d. Đánh giá kết quả học tập - Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản. -Học sinh nhận xét - Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm. Bước 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: _ Vẽ đúng sơ đồ của 1 mạch điện thuộc loại đơn giản _ Mắc đúng 1 mạch điện đơn giản theo sơ đò đã cho _ Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện, cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức Hoạt động 2: Khi nào mắt ta nhận biết được ánh sáng ( 10 phút) Gv Hs a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm - Giáo viên yêu cầu hs quan sát hình kí hiệu và đọc mục I Nhận nhiệm vụ b. Thực hiện nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu một số kí hiệu của phần tử điện - phát phiếu số 1 HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 1 c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Yêu cầu hs trả lời vào giấy A0 - Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh Hs trả lời Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích d. Đánh giá kết quả học tập - Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs -Học sinh nhận xét - Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm. Phiếu số 1 nguồn pin, ắc quy Hai nguồn điện nối tiếp Dây dẫn Công tắc mở Công tắc đóng Câu 1: Dùng kí hiệu trên để vẽ lại mackh điện hình 19.3 trang 54 Câu 2: hãy vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 pin, s cong tắc mở 1 đèn, 1 công tắc đóng 1 đèn Câu 3 sơ đồ mạch điện là gì? Hoạt động 3 : Xác định và biểu diễn dòng điện theo qui ước ( 10 phút) a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giới thiệu hình sơ đồ mạch điện có kí hiệu mũi tên HS quan sát b. Thực hiện nhiệm vụ học tập _ Giáo viên thông báo về chiều qui ước của dòng điện, minh hoạ như _ Yêu cầu học sinh nhắc lại bản chất dòng điện trong kim loại - Hs quan sát lắng nghe Yêu cầu hs xác định chiều dòng điện trên sơ đô sau Đáp án đúng c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Cho 3 học sinh nhắc lại chiều qui ước của dòng điện _ Yêu cầu học sinh trả lời câu ( nhóm 2 trong 4 phút) Hs nhắc lại Học sinh hoạt động nhóm trả lời (2 hs đại diện lên bảng cùng trả lời) d. Đánh giá kết quả học tập Gv nhận xét Hs nhận xét * Bước 3: Luyện tập (10 phút) a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm ( nhóm 1 bàn, nhóm 2 tùy theo lớp) - Hs chia nhóm theo yêu cầu - Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ b. Thực hiện nhiệm vụ học tập Gv phát phiếu số 2 cho hs hoàn thành HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 2 c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích. - Học sinh theo dõi và ghi nhận d. Đánh giá kết quả học tập - Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs - Nhóm nhận xét chéo. Phiếu số 2 Câu 1: Chọn câu trả lời đúng Các dụng cụ nào sau đây không phải là nguồn điện: A. Pin B. Ắc – qui C. Đi – na – mô xe đạp D. Quạt điện Câu 2: Chọn câu trả lời đúng Các thiết bị nào sau đây hoạt động không cần nguồn điện: A. Bàn ủi điện B. Nồi cơm điện C. Bếp dầu D. Bếp điện Câu 3: Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều: A. không xác định B. của dây dẫn điện C. thay đổi D. không đổi Câu 4: Chiều dòng điện được quy ước là chiều: A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn. B. Chuyển dời có hướng của các điện tích. C. Dịch chuyển của các electron. D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn. Câu 5: Sơ đồ của mạch điện là gì? A. Là ảnh chụp mạch điện thật. B. Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện. C. Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó. D. Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ. * Bước 4: Vận dụng 5 pht a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm ( nhóm 1 bàn, nhóm 2 tùy theo lớp) - Hs chia nhóm theo yêu cầu - Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ b. Thực hiện nhiệm vụ học tập Gv phát phiếu số 2 cho hs hoàn thành HS nghiên cứu SGK trả lời phiếu số 2 c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích. - Học sinh theo dõi và ghi nhận d. Đánh giá kết quả học tập - Giáo viên đánh giá qua câu trả lời hs - Nhóm nhận xét chéo. Phiếu số 3 Bài 1: Cho sơ đồ mạch điện như hình 28.2. Chỉ có đèn 2 (Đ2) sáng trong trường hợp nào dưới đây? A. Cả 3 công tắc K, K1, K2 đều đóng. B. K, K1 đóng; K2 mở. C. K, K2 đóng; K1 mở. D. K đóng; K1, K2 mở. Bài 2: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin khi công tắc mở. * Bước 5: Tìm tòi và mở rộng 3 phút Bài 2: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin khi công tắc đóng và dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện. _ Làm bài tập 21.1 _ Làm bài tập 21.221.3 _ Đọc phần “có thể em chưa biết” _ Xem bài mới
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_li_7_tiet_24_bai_21_so_do_mach_dien_chieu_dong_d.doc