Giáo án Vật lí 7 - Tiết 4, Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

Giáo án Vật lí 7 - Tiết 4, Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.

 - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.

2. Kĩ năng:

 -Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng

3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong

thực tế.

 - Nghiêm túc trong khi học tập.

4. Năng lực, phẩm chất:

 * Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

 * Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

 * Tích hợp giáo dục môi trường

-Có ý thức trong việc tìm hiểu tác hại của hiệu ứng nhà kính

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Một gương phẳng có giá đỡ.

- Một đèn pin có màn chắn.

- Thước đo góc ( mỏng ); Tờ giấy kẻ các tia SI, IN, IR.

2. Chuẩn bị của học sinh:

* Mổi nhóm: - Một gương phẳng có giá đỡ.

- Một đèn pin có màn chắn.

- Thước đo góc ( mỏng ); Tờ giấy kẻ các tia SI, IN, IR.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 4140
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Tiết 4, Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Tiết: 4 
BÀI 4: ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
	 - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
	 - Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
2. Kĩ năng:
 -Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng
3. Thái độ:
 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong
thực tế.
 - Nghiêm túc trong khi học tập.
4. Năng lực, phẩm chất: 
 * Năng lực : 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.
 * Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
 * Tích hợp giáo dục môi trường
-Có ý thức trong việc tìm hiểu tác hại của hiệu ứng nhà kính
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Một gương phẳng có giá đỡ.
- Một đèn pin có màn chắn.
- Thước đo góc ( mỏng ); Tờ giấy kẻ các tia SI, IN, IR.
2. Chuẩn bị của học sinh:
* Mổi nhóm: - Một gương phẳng có giá đỡ.
- Một đèn pin có màn chắn.
- Thước đo góc ( mỏng ); Tờ giấy kẻ các tia SI, IN, IR.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1 : khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Yêu cầu nhóm Hs làm thí nghiệm H4.1 như phần mở bài trong SGK.
Để biết vấn đề các bạn đưa ra đúng hay sai thì bài học hôm nay giúp chúng ta trả lời đúng
Hs làm thí nghiệm H4.1 như phần mở bài trong SGK.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy và trả lời
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời được phiếu học tập số 1
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Phiếu số 1
Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên gương phẳng đặt trên bàn, ta thu được một vết sáng trên tường. Phải để đèn pin theo hướng nào để vết sáng đúng điểm A. Điều này có liên quan đến định luật phản xạ ánh sáng.
Bước 2: Hình thành kiến
Mục tiêu: - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng.
	- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Hoạt động 1: Sơ bộ đưa ra khái niệm gương phẳng (10 phút)
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv hướng dẫn hs quan sát hình 4.1
Hs lắng nghe quan sát
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên giới thiệu gương phẳng
Hs quan sát
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là gì?
- Hãy chỉ ra một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình?
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời nội dung gv
- được gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
- mặt kín cửa sổ, mặt nước, 
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá bằng câu trả lời của hs
-Học sinh nhận xét
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: Đinh luật phản xạ ánh sáng (10 phút)
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 2 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm. 
- Đánh theo phiếu học tập 2
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Câu 1: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với ...và đường ..
Câu 2: Góc phản xạ luôn luôn góc tới.
Câu 3: cho biết giá trị góc phản xạ 
Góc tới i
Góc phản xạ i’
60o
45o
30o
S
R
N
I
Câu 4: Hãy cho biết
Tia tới
Tia phản xạ
Đường pháp tuyến
Hiệu ứng nhà kính xuất phát từ việc bức xạ mặt trời xuyên qua tầng khí quyển rồi chiếu xuống mặt đất. Sau khi hấp thụ bức xạ sẽ khiến mặt đất nóng lên, bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho nhiệt độ không khí tăng.
Bước 3: Luyện tập (10 phút)
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập, nhóm
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 2 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm. 
- Đánh theo phiếu học tập 2
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Bài 1: Tia sáng tới gương phẳng hợp với tia phản xạ một góc 120O. Hỏi góc tới có giá trị là bao nhiêu? A. 90O B. 75O C. 60O D. 30O
Bài 2: Khi tia tới vuông góc với mặt gương phẳng thì góc phản xạ có giá trị bằng:
A. 90o B. 180o C. 0o D. 45o
Bài 3: Vật nào sau đây không thể xem là gương phẳng?
A. Màn hình tivi B. Mặt hồ nước trong
C. Mặt tờ giấy trắng D. Miếng thủy tinh không tráng bạc nitrat
Bài 4: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và hợp với mặt gương một góc 30o. Góc phản xạ bằng: A. 30o B. 45o C. 60o D. 15o
Bài 5: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:
A. bằng hai lần góc tới B. bằng góc tới
C. bằng nửa góc tới D. Tất cả đều sai
Bước 4: vận dụng, tìm tòi và mở rộng (10 phút)
Mục tiêu: vận dụng củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Giao bài tập, nhóm
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Phát phiếu học tập số 2 cho học sinh quan sát và hoàn thành phiếu học tập.
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo 
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0 và giải thích
- Giáo viên chuẩn hoá câu trả lời của học sinh
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
- Học sinh theo dõi và ghi nhận
d. Đánh giá kết quả học tập
- Học sinh nghe nhận xét và rút kinh nghiệm. 
- Đánh theo phiếu học tập 2
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu đánh giá hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 3
Bài 1: Hãy vẽ tia phản xạ IR
I
S
N
S
I
Bài 2: Hãy vẽ tia phản xạ IR và nêu cách vẽ
Bài 3: Sưu tầm một số vật có bề mặt phẳng, nhẵn bóng có thể dùng để soi ảnh của mình như một gương phẳng.
( nếu không đủ thời gian hs làm bài 1, còn lại 2 bài về nhà các em hoàn thành)
- Dặn dò HS
- Các em về học bài
- Đọc phần có thể em chưa biết
- Đọc nội dung bài tiếp theo
- GV nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_4_bai_4_dinh_luat_phan_xa_anh_sang.doc