Giáo án Vật lý 7 - Tiết 9, Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2021-2022

Giáo án Vật lý 7 - Tiết 9, Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2021-2022

1. Kiến thức:

- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

- Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ thì âm càng nhỏ.

2. Năng lực:

2.1. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề âm có thể truyền qua các môi trường nào, không thể truyền qua môi trường nào.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm sau khi quan sát thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để chứng minh càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ thì âm càng nhỏ và trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.

2.2. Năng lực đặc thù:

- Năng lực nhận thức: Âm truyền qua được trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.

- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, so sánh được tốc độ truyền âm qua các môi trường khác nhau.

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức về sự truyền âm để nêu được các ví dụ về các môi trường truyền âm trong thực tế và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến sự truyền âm.

3. Phẩm chất:

- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm

- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.

- Nhân ái, trách nhiệm. Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 4210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tiết 9, Bài 13: Môi trường truyền âm - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
8
Ngày soạn:
17/10/2021
Tiết:
9
Ngày dạy:
21/10/2021
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
	I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
- Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ thì âm càng nhỏ.
2. Năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, để tìm hiểu vấn đề âm có thể truyền qua các môi trường nào, không thể truyền qua môi trường nào.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm sau khi quan sát thí nghiệm, hợp tác giải quyết các kết quả thu được để chứng minh càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ thì âm càng nhỏ và trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
2.2. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực nhận thức: Âm truyền qua được trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Năng lực tìm hiểu: Dựa vào quan sát thí nghiệm, so sánh được tốc độ truyền âm qua các môi trường khác nhau.
- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng kiến thức về sự truyền âm để nêu được các ví dụ về các môi trường truyền âm trong thực tế và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến sự truyền âm.
3. Phẩm chất: 
- Trung thực trong việc báo cáo kết quả thí nghiệm
- Chăm chỉ đọc tài liệu, chuẩn bị những nội dung của bài học.
- Nhân ái, trách nhiệm. Hợp tác giữa các thành viên trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Kế hoạch bài học.
- Chuẩn bị thí nghiệm các hình 17.3
- Video về thí nghiệm hình 17.2, 17.4 và thí nghiệm truyền âm trong chân không:
- Phiếu học tập cho các nhóm: Phụ lục
2. Học sinh: 
- Nghiên cứu trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập: Ngày xưa để phát hiện ra tiếng võ ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao lại làm như vậy? Vậy âm đã truyền từ nguồn phát âm đến tai người nghe như thế nào, qua những môi trường nào? 
b) Nội dung:Vấn đề cần nghiên cứu: Âm có thể truyền được trong những môi trường nào?
c) Sản phẩm: 
- Giải thích được tại sao khi áp tai xuống đất người ta lại nghe thấy tiếng vó ngựa và tại sao họ không nghe trong không khí mà phải áp tai xuống đất.
- Nêu được các môi trường mà âm đã truyền qua và truyền đến tai người.
d)Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
*Chuyển giao nhiệm vụ: 
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+ Tại sao khi áp tai xuống đất người ta lại nghe thấy tiếng vó ngựa?
+ Vì sao không lắng tai nghe trong không khí mà phải áp tai xuống đất để nghe?
+ Âm đã truyền từ nguồn phát đến tai như thế nào và qua những môi trường nào rồi truyền đến tai người? 
=> T/h: Ngoài môi trường chất rắn ra thì âm có thể truyền qua trong những môi trường nào? 
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh: Trả lời yêu cầu.
- Giáo viên: Theo dõi và bổ sung khi cần.
- Dự kiến sản phẩm: HS đứng tại chỗ trả lời.
*Báo cáo kết quả: HS đứng tại chỗ trả lời.
*Đánh giá kết quả:
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá: 
->Giáo viên giao vấn đề cần tìm hiểu trong bài học. Để trả lời câu hỏi trên đầy đủ và chính xác nhất chúng ta vào bài học hôm nay.
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
a) Mục tiêu: 
 + Kể tên một số môi trường truyên âm và không truyền được âm.
 + Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: rắn, lỏng, khí.
 + Làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào.
+ Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động càng nhỏ à âm càng nhỏ.
+ So sánh được tốc độ truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
b) Nội dung:
-Nêu được các môi trường truyền âm và không truyền được âm.
- So sánh được tốc độ truyền âm trong các môi trường.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh nêu được phương án thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm.
- Trả lời được các câu C (PHT cá nhân) từ đó rút ra kết luận chung của bài.
 + Nêu được các môi trường truyền âm và không truyền được âm.
 + So sánh được tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau.
 + Lấy được ví dụ về các môi trường truyền âm trong thực tế.
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Nghiên cứu môi trường truyền âm qua các thí nghiệm.
*Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Bố trí thí nghiệm như hình SGK:
+ Cách tiến hành thí nghiệm?
+ Tiến hành làm, quan sát thí nghiệm và trả lời 1, 2, 3, 4, 5 vào phiếu học tập cá nhân.
+ Rút ra kết luận chung.
Gv hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
+ Quan sát biên độ dao động của mặt trống và quả cầu đồng thời lắng nghe độ to âm của quả cầu bấc phát ra khi ở gần nguồn âm (mặt trống thứ nhất) và xa nguồn âm (mặt trống thứ hai) để trả lời câu hỏi 1, 2.
+ Tai bạn C nghe thấy âm truyền qua vật nào từ đó trả lời 3.
+ Tai nghe thấy tiếng chuông đồng hồ truyền qua những vật nào từ đó trả lời 4.
+ Quan sát video, nhận xét về âm của tiếng chuông phát ra trong các trường hợp có nhiều không khí, ít dần không khí, hết không khí từ đó trả lời 5.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ Các nhóm đồng thời làm lần lượt các thí nghiệm. 
+ Quan sát thí nghiệm để trả lời các câu C và rút ra nhận xét.
+Đại diện nhóm trình bày 1, 2, 3, 4, 5.
- Giáo viên: 
+ Phát dụng cụ cho các nhóm.
+ Điều khiển lớp làm TN và thảo luận theo nhóm, cặp đôi.
+ Hướng dẫn các bước tiến hành TN. Giúp đỡ những nhóm yếu khi tiến hành TN.
Hết thời gian, yêu cầu các nhóm báo cáo TN.
+ Âm có thể truyền qua môi trường nào, không truyền qua môi trường nào.
+ Đặc điểm độ to của âm trong khi lan truyền qua các môi trường khi ở gần và ở xa nguồn âm.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu 1, 2, 3, 4, 5 từ đó rút ra kết luận về môi trường truyền âm, môi trường không truyền âm, độ to của âm trong khi lan truyền.
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
I. Môi trường truyền âm.
1. Thí nghiệm.
1: Hiện tượng: Mặt trống rung động và quả cầu lệch ra khỏi vị trí ban đầu chứng tỏ: âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất đến mặt trống thứ hai.
2: Quả cầu bấc thứ hai có biên độ dao động nhỏ hơn (lệch khỏi vị trí ban đầu ít hơn) so với quả cầu thứ nhất.
Điều đó chứng tỏ độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm (hoặc độ to của âm càng lớn khi càng ở gần nguồn âm).
3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn (gỗ).
4: Âm truyền đến tai qua môi trường: Khí, rắn, lỏng.
5: Chứng tỏ: Môi trường chân không không truyền âm.
2. Kết luận.
- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu vận tốc truyền âm trong các môi trường.
*Chuyển giao nhiệm vụ
+ Đọc và quan sát bảng vận tốc truyền âm của một số chất ở bảng 17.1 SGK/102
+ Trong môi trường vật chất nào âm truyền nhanh nhất, kém nhất.
+ Hãy giải thích tại sao ở thí nghiệm: Bạn đứng không nghe thấy âm mà bạn áp tai xuống bàn lại nghe thấy âm.
+ Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép từ đó trả lời 6 và rút ra kết luận.
- Học sinh tiếp nhận: 
*Thực hiện nhiệm vụ:
- Học sinh:
+ Đọc SGK và tìm hiểu trả lời các nội dung câu hỏi.
- Giáo viên: 
+ Theo dõi, hướng dẫn, uốn nắn khi HS gặp vướng mắc.
- Dự kiến sản phẩm: Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện HS báo cáo kết quả hoạt động. So sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường khác nhau để trả lời C6 và rút ra kết luận chung của bài..
*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng:
3. Vận tốc truyền âm.
Thép truyền âm thanh nhanh nhất, không khí truyền âm thanh kém nhất.
Gỗ là vật rắn truyền âm nhanh, tốt hơn không khí.
6: Vận tốc truyền âm qua nước nhỏ hơn qua thép và lớn hơn qua không khí.
* Kết luận: Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.
3. Hoạt động 3. Luyện tập
a) Mục tiêu: Dùng các kiến thức vật lí để Luyện tập củng cố nội dung bài học.
b) Nội dung: Hệ thống BT trắc nghiệm của GV trong phần Phụ lục
c) Sản phẩm: HS hoàn thiện 10 câu hỏi trắc nghiệm
d)Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trả lời vào phiếu học tập cho các nhóm
*Thực hiện nhiệm vụ
Thảo luận nhóm. Trả lời BT trắc nghiệm
*Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện các nhóm HS báo cáo kết quả hoạt động. Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong phiếu học tập.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung các nhóm.
Phụ lục (BT trắc nghiệm)
Câu 1: 
Câu 2: 
Câu 3: 
Câu 4: 
Câu 5: 
Câu 6: 
Câu 7: 
PHỤ LỤC 2: (BT TRẮC NGHIỆM)
Em hãy chọn đáp án mà em cho là đúng nhất trong các câu sau
Bài 1: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét sau. Hãy chọn câu trả lời sai:
 A. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm.
 B. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém.
 C. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm.
 D. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhất.
 Đáp án: D
Bài 2: Vận tốc truyền âm trong các môi trường được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:
 A. Rắn, lỏng, khí B. Lỏng, khí, rắn
 C. Khí, lỏng, rắn D. Rắn, khí, lỏng
 Đáp án: C
Bài 3: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Nước sôi, tấm nhựa, chân không, cao su?
 A. Tấm nhựa B. Chân không C. Nước sôi D. Cao su
 Đáp án: B
Bài 4: Cho vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s và trong nước là 1500 m/s. Vận tốc truyền âm trong thanh nhôm ở cùng điều kiện nhiệt độ có thể nhận giá trị nào sau đây?
 A. 340 m/s B. 170 m/s C. 6420 m/s D. 1500 m/s
 Đáp án: C
Bài 5: Gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời gian âm truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và khoảng cách. Khi so sánh t1, t2, t3 thứ tự tăng dần là:
 A. t1 < t2 < t3 B. t3 < t2 < t1 C. t2 < t1 < t3 D. t3 < t1 < t2
 Đáp án: B
Bài 6: Trong môi trường nào mà cứ 2 giây thì âm thanh lan truyền được 3000 mét?
 A. Nước B. không khí C. Thép D. Nhôm
 Đáp án: A
Bài 7: Nước có thể tồn tại ở ba thể là: rắn, lỏng, khí. Hãy chỉ ra nội dung nào sai trong các nội dung dưới đây?
 A. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái rắn, nước truyền âm tốt nhất.
B. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái khí, nước truyền âm kém nhất.
 C. Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí.
 D. Vì cùng là nước nên tốc độ truyền âm như nhau.
 Đáp án: D

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tiet_9_bai_13_moi_truong_truyen_am_nam_hoc.docx