Giáo án Vật lý 7 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 * Kiến thức: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.

 Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm. Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng). Âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.

Nêu được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. So sánh được âm to, âm nhỏ.

 * Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm.

 Làm thí nghiệm để hiểu được tần số là gì. Làm thí nghiệm để thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.

 Qua thí nghiệm rút ra được khái niệm biên độ dao động, Độ ta nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ.

 * Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Nghiêm túc trong học tập, có ý thức bảo quản dụng cụ . Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

 

docx 4 trang Trịnh Thu Thảo 2770
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 11 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/11/2020
Ngày dạy:17/11/2020 
Tuần 11 - Tiết 11
CHƯƠNG II : ÂM HỌC
BÀI 10 : NGUỒN ÂM – ĐỘ CAO CỦA ÂM
ĐỘ TO CỦA ÂM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 * Kiến thức: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.
 Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm. Sử dụng được thuật ngữ âm cao (âm bổng). Âm thấp (âm trầm) và tần số khi so sánh hai âm.
Nêu được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm. So sánh được âm to, âm nhỏ.
 * Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm.
 Làm thí nghiệm để hiểu được tần số là gì. Làm thí nghiệm để thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm.
 Qua thí nghiệm rút ra được khái niệm biên độ dao động, Độ ta nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ.
 * Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học hơn. Nghiêm túc trong học tập, có ý thức bảo quản dụng cụ . Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
Gv nghiên cứu nội dụng bài học và chuẩn bị bảng phụ. Một âm thoa và một búa cao su
2.Học sinh: 
 Mỗi nhóm hs chuẩn bị
 1 dây cao su mảnh 
 1 thìa và một cốc thủy tinh 
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài : ( 3 phút)
GV: giới thiệu về chương âm học. Hàng ngày chúng ta vẫn thường nghe tiếng nói cười vui vẻ, tiếng đàn nhac du dương , tiếng chim hót líu lo, tiếng ồn ào ngoài đường phố.... Chúng ta sóng trong một thế giới âm thanh. Vậy em có biết âm thanh được tạo ra như thế nào không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/Hoạt động 1: Nhận biết nguồn âm ( 10 phút)
 µMục tiêu: HS nhận biết được thế nào là nguồn âm 
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Yêu cầu học sinh đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi C1
Các em lấy một số ví dụ về nguồn âm?
-HS: Thực hiên jtheo yêu cầu của GV.
A. NGUỒN ÂM:
I.Nhận biết nguồn âm:
C1: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
C2: Kể tên nguồn âm: Dây đàn, dây cao su, cốc thủy tinh, nói, khóc 
b/Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm (16 phút)
 µMục tiêu: HS hiểu được đặc điểm chung của nguồn âm.
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm hình 10.1, 10.2, 10.3.
Vị trí cân bằng của dây cao su là gì?
-HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.
-GV: Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm với câu hỏi C3 hình 10.2 (SGK)
Phải kiểm tra như thế nào để biết thành cốc thủy tinh có rung động không?
-GV làm TN theo hình 10.3 yêu cầu quan sát lắng nghe và trả lời câu C5 đưa ra kết luận
 Dùng búa gõ vào 1 nhánh của âm thoa, lắng nghe, quan sát, trả lời câu hỏi C5.
-HS : Quan sát và trả lời
-GV: Yêu cầu học sinh các nhóm đưa ra phương án kiểm tra của nhóm
-HS: Thực hiện nội dung của câu hỏi.
Thông qua các thí nghiệm khi vật phát ra âm thì các vật đó sẽ như thế nào?
II.Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
a.Thí nghiệm:
 -Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí đứng yên, nằm trên đường thẳng.
C3: Quan sát được dây cao su rung động, nghe được nguồn âm
C4: Cốc thủy tinh phát ra âm
 Cốc thủy tinh rung động
+ Phương án 1: Sờ nhẹ tay vào 1 nhánh của âm thoa thấy nhánh âm thoa dao động.
+ Phương án 2: Đặt quả bóng cạnh 1 nhánh của âm thoa, quả bóng bị nẩy ra.
+ Phương án 3: Buộc một que tăm vào 1 nhánh âm thoa, gõ nhẹ, đặt một đầu của tăm xuống nước -> mặt nước dao động.
Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động.
3. Hoạt động luyện tập ( củng cố kiến thức) (3 phút)
µMục tiêu: HS hệ thống được nội dung bài học
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: tóm nội dung bài học 
HS: chú ý lắng nghe
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Các vật phát ra âm đều dao động
4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng (10 phút)
µMục tiêu: HS vận dụng nội dung bài học để trả lời các câu hỏi
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6.
Gọi một số học sinh trả lời C7 rồi học sinh khác nhận xét.
Yêu cầu học sinh tìm phương án kiểm tra sự dao động của cột khí.
-HS: thực hiện các yêu cầu của GV, bổ sung và hoàn chỉnh.
III. Vận dụng
C6: Học sinh tự đưa ra phương án
C7: Các nhạc cụ: Dây đàn ghi ta, dây đàn bầu.
C8: Tùy theo phương án của học sinh.
- Dán vài tua giấy mỏng ở miệng lọ sẽ thấy tua giấy rung.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (3 phút)
µMục tiêu: HS tìm hiểu thêm về nguồn âm
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: yêu cầu hs đọc phần có thể em chưa biết
GV: yêu cầu hs về nhà làm bài tập trong sbt
Bài tập 10.1 đến 10.3; 10.6 đến 10.11 
Hòa Thành, ngày . tháng năm 2020
KÝ DUYỆT TUẦN 11
VŨ MINH HẢI
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_11_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx