Giáo án Vật lý 7 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

* Kiến thức:

 Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền ánh sáng, phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng, biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế, nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng.

Nhận biết được bóng tối, nữa bóng tối và giải thích. Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

* Kỹ năng:

 Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm, biết dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.

Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

* Thái độ: Giáo dục tính trung thực cho học sinh.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

 

docx 6 trang Trịnh Thu Thảo 2830
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 7/9/2020
Ngày dạy: 15 /9/2020
Tuần: 2 - Tiết ppct: 2
BÀI 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG
BÀI 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG CỦA ÁNH SÁNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
* Kiến thức: 
 Biết làm thí nghiệm để xác định được đường truyền ánh sáng, phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng, biết vận dụng định luật truyền thẳng ánh sáng vào xác định đường thẳng trong thực tế, nhận biết được đặc điểm của 3 loại chùm ánh sáng.
Nhận biết được bóng tối, nữa bóng tối và giải thích. Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
* Kỹ năng: 
 Bước đầu biết tìm ra định luật truyền thẳng ánh sáng bằng thực nghiệm, biết dùng thực nghiệm để kiểm chứng lại một hiện tượng về ánh sáng.
Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng, giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
* Thái độ: Giáo dục tính trung thực cho học sinh.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 1. Giáo viên: - SGK, bảng phụ
 - Một đèn pin.
 - Một ống trụ thẳng có đường kính 3mm và một ống trụ cong.
 - Ba màn chắn có đục lỗ,ba cái đinh ghim hoặc kim khâu.
 2. Học sinh: Hs chuẩn bị bài trước ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
Hoạt động dẫn dắt vào bài : 
 a/Kiểm tra bài cũ :( 5 phút)
 GV: Yêu cầu hs trả lời câu hỏi
 Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? Khi nào ta nhìn thấy một vật ? 
 Chữa bài 1.1 và 1.2 (SBT)
 HS: trả lời
 b/Dẫn dắt vào bài: ( 2 phút)
 GV: Cho học sinh đọc tình huống trong sgk trang 6 và yêu cầu các em dự đoán xem ánh sáng có thể đi theo những con đường nào? Để biết được ánh sáng đi theo những con đường nào thì chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay “sự truyền ánh sáng” và “ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng”
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/Hoạt động 1: Tìm hiểu quy luật đường truyền của ánh sáng ( 11 phút)
 µMục tiêu: HS phải biết được định luật truyền thẳng của ánh sáng.
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm hình 2.1, trả lời 
-HS: Làm TN và trả lời câu hỏi
-GV: Ánh sáng từ dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp đến mắt ta theo ống thẳng hay ống cong ?
-HS: Theo ống cong.
-GV: Nếu không dùng ống thẳng thì ánh sáng truyền đến mắt ta theo đường thẳng không?
-HS: trả lời
-GV: Cho HS nêu ra các phương án dự đoán của mình.
-HS: Nêu phương án dự đoán.
-GV: Yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra hình 2.2 (SGK).
-HS: Làm TN 
-GV thông báo: Không khí, nước, kính trong là môi trường trong suốt, người ta làm thí nghiệm với môi trường nước và môi trường kính trong thì ánh sáng cũng truyền theo đường thẳng.
-HS: phát biểu định luật
I.Đường truyền của ánh sáng
C1: Ống thẳng nhìn thấy dây tóc bóng đèn truyền trực tiếp tới mắt.
Kết luận: Đường truyền ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
Định luật: 
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyyền đi theođường thẳng.
 b/Hoạt động 2: Nghiên cứu thế nào là tia sáng và chùm ánh sáng ( 11 phút)
 µMục tiêu: HS hiểu được thế nào là tia sáng và chùm ánh sáng.
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H2.3.
Tia sáng được quy ước như thế nào?
Trong thực tế có tạo ra được tia sáng không ? Vậy tia sáng được coi là chùm ánh song song hẹp.
- Chùm ánh sáng là gì?
- Chùm ánh sáng được biểu diễn như thế nào?
-GV : Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và hoàn thành C3. ( bảng phụ)
-HS : Thực hiện theo yêu cầu của GV.
II. Tia sáng và chùm sáng
Quy ước: Tia sáng là đường truyền ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.
Biểu diễn tia sáng: >
 S M
- Chùm ánh sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.
- Vẽ chùm ánh sáng thì chỉ cần vẽ 2 tia sáng ngoài cùng.
- Có 3 loại chùm sáng: 
Chùm sáng song song,
Chùm sáng hội tụ
Chùm sáng phân kì
3. Hoạt động luyện tập: ( củng cố kiến thức) (5 phút)
a/Mục tiêu: Hệ thống lại nội dung kiến thức của bài.
 b/Cách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV : yêu cầu HS trả lời các câu hỏi
+ Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
+ Biểu diễn đường truyền ánh sáng?
+ Đọc nội dung ghi nhớ của bài học.
- HS trả lời các câu hỏi của gv
Định luật truyền thẳng của ánh sáng:Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyyền đi theođường thẳng.
Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một được thẳng có hướng gọi là tia sáng.
4. Hoạt động vận dụng: Vận dụng ( 8 phút)
 a/Mục tiêu: Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích các hiện tượng
 b/Cách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
-GV: Hướng dẫn HS trả lời C4.
-GV: Hướng dẫn HS làm C5 
-HS Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
III. Vận dụng:
C4: Ánh sáng từ đèn pin phát ra đã truyền đến mắt theo đường thẳng.
C5: Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại.
Giải thích: Kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng kim 3. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2 và kim 3 bị kim 1 chắn không tới mắt.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 3 phút)
 a/Mục tiêu: HS biết được vận tốc của ánh sáng trong không khí và trong môi trường trong suốt không đồng tính ánh sáng có truyền theo đường thẳng hay không.
 b/Cách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Yêu cầu HS đọc phần có thể em chưa biết.
HS đọc phần có thể em chưa biết.
GV: yêu cầu hs về nhà làm các bài tập trong sbt
Ánh sáng truyền đi trong không khí với vận tốc gần bằng 300000 km/s
Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính ánh sáng không truyền theo đường thẳng
Bài tập 2.1 đến 2.11
Ký duyệt tuần 2
 .. / . / 2020
Vũ Minh Hải
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 ============**&**==========

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_7_tuan_2_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.docx