Giáo án Vật lý 7 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

Giáo án Vật lý 7 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:

 * Kiến thức: HS biết mắc nối tiếp hai bóng đèn vào nguồn điện có hiệu điện thế phù hợp.

 Thực hành đo được và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu

 điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp 2 bóng đèn là: Cường độ dòng điện

 bằng nhau tại mọi vị trí khác nhau của mạch điện, và hiệu điện thế 2 đầu đoạn

 mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn.

 * Kĩ năng: Biết sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện, vôn kế để đo hiệu điện thế

 giữa 2đầu bóng đèn trong mạch điện kín, lắp đặt mạch điện, đo, đọc, sử dụng.

 * Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập.

2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. Giáo viên

- 02pin loại 3V hoặc 6V ( nguồn lấy từ biến áp)

- 01 vôn kế (5V - 0,1V)

- 01 ampe kế ( 0,5A - 0,01A)

- 02 bóng đèn cùng loại 2,5V- 1W. hoặc 6V- 3W.

- Công tắc, dây dẫn.

- Mẫu báo cáo thực hành.

2.Học sinh: .

 HS chuẩn bị bài trước ở nhà mẫu báo cáo thực hành.

 

doc 3 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2540
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý 7 - Tuần 30 - Năm học 2020-2021 - Vũ Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/4/2021
Ngày dạy: 13/4/2021 
Tuần 30- Tiết 30
BÀI 27: THỰC HÀNH: ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỐI VỚI ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ:
 * Kiến thức: HS biết mắc nối tiếp hai bóng đèn vào nguồn điện có hiệu điện thế phù hợp.
 Thực hành đo được và phát hiện được quy luật về cường độ dòng điện và hiệu 
 điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp 2 bóng đèn là: Cường độ dòng điện 
	 bằng nhau tại mọi vị trí khác nhau của mạch điện, và hiệu điện thế 2 đầu đoạn 
 mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
 * Kĩ năng: Biết sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện, vôn kế để đo hiệu điện thế 
 giữa 2đầu bóng đèn trong mạch điện kín, lắp đặt mạch điện, đo, đọc, sử dụng. 
 * Thái độ: Nghiêm túc trong học tập, hợp tác trong học tập.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, hợp tác.
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên 
- 02pin loại 3V hoặc 6V ( nguồn lấy từ biến áp)
- 01 vôn kế (5V - 0,1V)
- 01 ampe kế ( 0,5A - 0,01A)
- 02 bóng đèn cùng loại 2,5V- 1W. hoặc 6V- 3W.
- Công tắc, dây dẫn.
- Mẫu báo cáo thực hành.
2.Học sinh: .
 HS chuẩn bị bài trước ở nhà mẫu báo cáo thực hành.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH:
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài 
a/ Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
GV: Em hãy nêu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước.
Làm BT 26.1 và 26.2 SBT/27
HS: Lên bảng trả lời và làm BT
GV: Nhận xét và cho điểm.
b/ Dẫn dắt vào bài ( 1 phút)
GV: Ở các bài trước các em đã được học về cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Vậy để hiểu rõ hơn về ampe kế và hiệu điện thế thì chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay đó là “ Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp”
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
a/Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung thực hành. (35 phút )
 µMục tiêu: HS nắm được nội dung các bước thực hành mắc hai bóng đèn mắc nối tiếp?
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Kiểm tra các dụng cụ mà học sinh được phân công chuẩn bị và phân lớp ra thành 8 nhóm để thực hành.
GV: Cho HS quan sát hình 27.1a và 27.1b để nhận xét hai bóng đèn mắc nối tiếp.
GV: Yêu cầu nhóm đọc và làm câu C1.
HS: Đọc và làm câu C1.
GV: Yêu cầu nhóm đọc và làm câu C2.
HS: Mắc sơ đồ hình 27.1 a và vẽ sơ đồ mạch điện vào báo cáo thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
GV: Yêu cầu các em đóng công tắc của sơ đồ vừa mới mắc để đo cường độ dòng điện với đoạn mạch mắc nối tiếp.
a.Đóng công tắc cho mạch điện và ghi chỉ số I1 của ampe kế vào bảng 1.
HS: Đóng công tắc của mạch điện và ghi số chỉ của ampe kế của nhóm mình vào bảng 1 của báo cáo thực hành.
GV: Hướng dẫn các nhóm mắc ampe kế vào các vị trí 2 và 3 của sơ đồ và ghi số chỉ của I2 và I3 tương ứng với số chỉ của ampe kế vào bảng 1 của báo cáo thực hành.
HS: Mắc ampe kế theo sự hướng dẫn của giáo viên và ghi số chỉ của ampe kế vào bảng 1 của báo cáo thực hành.
GV: Yêu cầu các em hoàn thành nhận xét trong bảng báo cáo thực hành làm câu C3.
HS: Hoàn thành nhận xét.
GV: Hướng dẫn các nhóm đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp.
HS: Phân tích hình 27.2 có hai bóng đèn mắc nối tiếp nhau, một ampe kế mắc nối tiếp với đèn 1 và đèn 2, một vôn kế mắc song song với bóng đèn 1.
GV: Yêu cầu các nhóm phân tích hình 27.2 xem có những dụng cụ điện nào trong sơ đồ.
HS: Mắc sơ đồ theo sự hướng dẫn của giáo viên để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 2 và bóng đèn 1, 2. Ghi các giá trị của U12, U23 vào bảng báo cáo thực hành. 
GV: Yêu cầu các nhóm mắc sơ đồ theo hình 27.2 và đọc giá trị của U12 của hai đầu đèn 1 vào bảng 2 của báo cáo thực hành.
HS: Thực hiện.
GV: Hướng dẫn học sinh mắc vôn kế vào hai điểm 2 và 3 để đo hiệu điện thế của đèn 2. Mắc vôn kế vào hai điểm 1 và 3 để đo hiệu điện thế của bóng đèn 1 và 2. Ghi các giá trị của U23 và U13 vào bảng báo cáo thực hành.
GV: Yêu cầu các em hoàn thành nhận xét trong bảng báo cáo thực hành làm câu C4.
I/Chuẩn bị
II/ Nội dung thực hành:
1/ Mắc nối tiếp hai bóng đèn:
C1:Ampe kế và bóng đèn được mắc nối tiếp như hình 27.1a
 Ampe kế và công tắc được mắc nối tiếp với bóng đèn và vôn kế được mắc song song với bóng đèn như hình 27.1b.
C2: Sơ đồ mạch điện hình 27.1 a.
 Đ2
 Đ1
 A
.
2/Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp:
C3: Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau trong đoạn mạch I1= I2= I3.
3/Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp:
C4: Đối với đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn
U13= U23+ U12.
3. Hoạt động luyện tập:Tổng kết bài học ( 3 phút)
µMục tiêu: HS rút được kinh nghiệm cho giờ thực hành 
 µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập của các nhóm trong giờ thực hành.
Nhận xét đánh giá kết quả làm việc của các nhóm.
Cho HS nộp báo cáo thực hành.
Nộp báo cáo thực hành.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: ( 1phút)
µMục tiêu: HS chuẩn bị bài tốt hơn
µCách tiến hành hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY – TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- Dặn học sinh về nhà học bài
- Chuẩn bị bài học mới: bài 28 
.
làm bài tập 27.1 ->27.14 ở SBT.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
 .
 .
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_ly_7_tuan_30_nam_hoc_2020_2021_vu_minh_hai.doc