Giáo án Vật lý Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Thưởng

Giáo án Vật lý Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Thưởng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

2. Kĩ năng

- Giáo dục tính chính xác, khoa học.

3. Thái độ

- Nghiêm túc khi thực hành.

4. Định hướng năng lực, phẩm chất

4.1. Năng lực

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý.

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý.

- Năng lực tính toán.

- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống.

4.2. Phẩm chất

- Tự tin, trung thực, kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Một gương phẳng chân đế, 1 cây bút chì, 1 thước êke, 1 thước thẳng, mẫu báo cáo thực hành.

2. Học sinh

- Mỗi nhóm như trên, mỗi học sinh một mẫu báo cáo, nghiên cứu trước nội dung bài mới.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

docx 49 trang sontrang 7910
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý Lớp 7 - Học kỳ I - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Văn Thưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:06/10/2020 
Ngày dạy: 7A1. 08/10 
Tiết 5 - Chủ đề 2. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG, GƯƠNG PHẲNG, ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG, GƯƠNG CẦU LỒI, GƯƠNG CÀU LÕM
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức
- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.
K- G: Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng vào giải bài tập
2. Kĩ năng 
- Dựng được ảnh của vật qua gương phẳng.
3. Thái độ
- Có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn. Giáo dục HS tiết kiệm năng lượng điện trong việc chiếu sáng.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống.
4.2. Phẩm chất
- Tự tin, trung thực, kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- Gương phẳng, kính trong suốt, thước đo độ, thước eke, chân đế giữ gương, 2 pin đại, 2 pin tiểu.
2. Học sinh
- Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
 A. Hoạt động khởi động
* Mục tiêu
- Nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
* Phương Pháp
- Thảo luận trên lớp, gợi mở - phát hiện và giải quyết vấn đề.
GV Phát biểu nội dung của định luật phản xạ ánh sáng.
GV: Có bao giờ nhìn thấy ảnh của mình trong gương lại lộn ngược? Bây giờ các em hãy đặt gương nằm ngang, mặt phản xạ quay lên trên và đưa gương vào sát người để xem ảnh của mình trong gương. Có gì khác với ảnh các em vẫn thấy? 
HS: Ảnh lộn ngược, đầu quay xuống dưới. 
GV: Tại sao lại có hiện tượng đó? Để trả lời các câu hỏi này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
- Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng 
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. 
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu
- Tìm hiểu tính chất không hứng được trên màn của ảnh tạo bởi gương phẳng
* Phương pháp
 - Đàm thoại – tìm tòi
GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm hình 5.2 trong SGK.
GV yêu cầu HS làm TN hình 5.2 SGK đặt vật trước gương phẳng và quan sát ảnh của vật. Lưu ý HS đặt gương thẳng đứng vuông góc với tờ giấy phẳng.
HS: Bố trí thí nghiệm như hình 5.2 SGK và hoàn chỉnh câu kết luận. 
GV: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?
HS: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
GV: Nhận xét và yêu cầu HS ghi vở. 
GV: Hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm như hình 5.3 SGK.
GV: Muốn biết ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn hay bằng vật thì ta phải làm thế nào?
HS: Lấy thước đo rồi so sánh kết quả.
GV: Đo chiều cao của vật thì được nhưng làm thế nào để đo chiều cao của ảnh của nó? Có thể đưa thước ra sau gương được không?
GV: Yêu cầu HS soi mình vào tấm kính phẳng và cho biết kính này giống cái gương ở chỗ nào?
HS: Vừa nhìn thấy ảnh của mình vừa nhìn thấy vật ở bên kia tấm kính
HS: Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 5.3 và hoàn chỉnh kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
GV: Bố trí thí nghiệm như hình 5.3, GV hướng dẫn HS làm.
GV: Đặt tấm kính thẳng đứng trên mặt bàn, vuông góc với tờ giấy trắng đặt trên bàn.
+ Dán miếng bìa đen lên tờ giấy trắng, quan sát ảnh A¢ của đỉnh A miếng bìa
+ Lấy bút chì vạch đường MN nơi tấm kính tiếp xúc với tờ giấy.
+ Bỏ tờ giấy ra, nối A với A¢ cắt MN tại H.
+ Dùng êke kiểm tra xem AH có vuông góc với MN không?
+ Dùng thước đo AH và A¢H rồi so sánh rút ra kết luận.
HS: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
- Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
C. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu
- Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng
* Phương pháp
- Quan sát và nghiên cứu tài liệu 
GV: Hướng dẫn học sinh trả lời câu C4.
C4a) GV yêu cầu HS lên bảng vẽ ảnh S’ dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng (tính chất thứ 3).
C4b) GV yêu cầu HS 1 lên vẽ tia phản xạ tại điểm tới I và HS 2 lên vẽ tia phản xạ tại điểm tới K.
S
I
N1
J
K
S’
N2
R
GV: Thông báo: Một điểm sáng S được xác định bằng 2 tia sáng giao nhau xuất phát từ S. Ảnh của S là điểm giao nhau của hai tia phản xạ tương ứng.
C4c) GV: Yêu cầu HS vẽ tiếp vào hình 5.4 hai tia phản xạ tìm giao điểm của chúng và xác định vị trí đặt mắt để nhìn thấy S’.
HS: Đặt mắt trên đường truyền của tia phản xạ.
C4d) GV yêu cầu HS giải thích tại sao thấy ảnh S’ mà không hứng được trên màn chắn.
HS: Mắt ta nhìn thấy S¢ vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S¢ đến mắt. 
Không hứng được S¢ trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S¢ chứ không có ánh sáng thật đến S¢.
II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng
S
I
N1
J
K
S’
N2
R
- Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
D. Hoạt động vận dụng
GV: Hướng dẫn học sinh trả lời câu C5.
HS: Chú ý lắng nghe và làm theo.
III. Vận dụng
K – G. C5
+ Kẻ AA¢ và BB¢ vuông góc với mặt gương.
+ Lấy HA = H A¢ và KB = KB¢
+ Nối A’ với B’được ảnh A’B’
A
A’
B’
B
H
K
 E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Các mặt hồ trong xanh tạo ra cảnh quang rất đẹp.
- Trong trang trí nội thất, trong gian phòng chật hẹp, có thể bố trí thêm các gương phẳng lớn trên tường để có cảm giác phòng rộng hơn
- Các biển báo hiệu giao thông, các vạch phân chia làn đường thuờng dùng sơn phản quang để người tham gia giao thông dễ dàng nhìn thấy về ban đêm
- HS học thuộc bài. Làm bài tập: 5.1 → 5.6/SBT
THỰC HÀNH
 (khuyến khích học sinh tự học có hướng dẫn)
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức
- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
2. Kĩ năng 
- Giáo dục tính chính xác, khoa học.
3. Thái độ
- Nghiêm túc khi thực hành.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống.
4.2. Phẩm chất
- Tự tin, trung thực, kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một gương phẳng chân đế, 1 cây bút chì, 1 thước êke, 1 thước thẳng, mẫu báo cáo thực hành.
2. Học sinh
- Mỗi nhóm như trên, mỗi học sinh một mẫu báo cáo, nghiên cứu trước nội dung bài mới.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động
*Mục tiêu
- Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
* Phương pháp
- Nêu vấn đề
GV: Tiết học trước các em đã được tìm hiểu về tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ thực hành vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu
- Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
* Phương pháp 
- Đàm thoại – tìm tòi
GV: Phát cho mỗi HS một bài báo cáo thực hành. Yêu cầu HS hoàn thành các câu hỏi chuẩn bị có trong mẫu báo cáo.
HS: Cá nhân tự trả lời.
I. Câu hỏi chuẩn bị
Câu 1: Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng?
Trả lời: Nội dung định luật phản xạ ánh sáng 
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. 
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới. 
Câu 2: Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? 
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo. 
- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật. 
- Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương. 
C. Hoạt động luyện tập
* Mục tiêu
- Xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng
* Phương pháp
 - Thảo luận nhóm
GV: Yêu cầu HS đọc C1 trong SGK.
HS: Các nhóm bố trí thí nghiệm như hình 6.1 trong SGK.
HS: Vẽ lại vị trí gương, bút chì và ảnh vào mẫu báo cáo.
HS: Hoàn thành báo cáo thực hành. Mỗi HS nộp báo cáo.
II. Nội dung thực hành
a) 
- Đặt bút chì song song với gương 
E 
- Đặt bút chì vuông góc với gương 
Hình 1) Ảnh song song và cùng chiều với vật:
Hình 2) Ảnh cùng phương và ngược chiều với vật:
D. Hoạt động vận dụng ( GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện)
* Mục tiêu
- Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
* Phương Pháp
- Đàm thoại – tìm tòi
Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng trong các trường hợp sau:
C
A 
B
S
A
B
 E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (GV hướng dẫn HS về nhà thực hiện)
* Mục tiêu
- Xác định vùng nhìn thấy của gương
* Phương pháp
- Đàm thoại – tìm tòi
GV: Một người đứng trước gương phẳng (hình 6.3). Hãy dùng cách vẽ ảnh của một điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong hai điểm M và N trên bức tường ở phía sau. Giải thích vì sao lại nhìn thấy hay không nhìn thấy?
GV: Yêu cầu HS về nhà suy nghĩ tìm câu trả lời.
- Xem lại bài thực hành 
- Chuẩn bị bài 7. Gương cầu lồi.
Ngày soạn:13/10/2020 
Ngày dạy: 7A1. 15/10
Tiết 6 - Chủ đề 2. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG, GƯƠNG PHẲNG, ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG, GƯƠNG CẦU LỒI, GƯƠNG CÀU LÕM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
2. Kĩ năng 
- Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi.
3. Thái độ
- GDMT: Quan sát bằng gương cầu lồi giúp giảm thiểu tai nạn giao thông bảo vệ tính mạng con người.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống.
4.2. Phẩm chất
- Tự tin, trung thực, kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- Một gương phẳng, một gương cầu lồi, 1 cây nến, bật lửa.
2. Học sinh
- Một gương phẳng, một gương cầu lồi, 1 cây nến, bật lửa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi
* Phương pháp
- Phương pháp nêu vấn đề
GV: Cho HS quan sát 1 số vật nhẵn bóng không phẳng: cái thìa, muôi múc canh, gương xe máy 
HS: Quan sát ảnh của mình trong gương và và nhận xét ảnh có giống mình không? 
GV: Mặt ngoài của muôi, thìa là gương cầu lồi, mặt trong là gương cầu lõm. Bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất gì? 
B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 20 phút)
* Mục tiêu
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
* Phương pháp
- Phương pháp hợp tác (thảo luận nhóm).
- Phương pháp hợp tác (thảo luận nhóm).
GV: Giới thiệu dụng cụ TN. Phân nhóm HS. Phát phiếu học tập. Phát dụng cụ.
GV: Yêu cầu HS đọc TN như hình 7.1 SGK, nêu dự đoán.
GV: Ảnh đó có phải là ảnh ảo không? Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật?
HS: Dự đoán:
- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh nhỏ hơn vật.
Gv: Để kiểm tra dự đoán có đúng hay không ta sẽ tiến hành thí nghiệm.
GV: Thí nghiệm được tiến hành như thế nào?
HS: Đọc TN như hình 7.2 trong SGK.
GV: Nêu phương án so sánh độ lớn của ảnh của 2 cây nến tạo bởi 2 gương? 
HS: 2 cây nến giống nhau – khoảng cách 2 cây nến đến 2 gương bằng nhau.
GV: So sánh độ lớn ảnh của hai cây nến tạo bởi hai gương?
HS: Ảnh của cây nến tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh của cây nến tạo bởi gương phẳng.
GV: Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi?
HS: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau:
- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh nhỏ hơn vật.
- Phương pháp hợp tác (thảo luận nhóm).
GV: Cho HS đọc TN mục II SGK (C2)
GV: Có phương án nào khác để xác định vùng nhìn thấy của gương cầu lồi?
GV: Chia nhóm HS làm TN:
- Cho 3 nhóm TN theo SGK.
- Cho 3 nhóm TN theo phương án sau:
+ Đặt gương phẳng cao hơn đầu quan sát các bạn trong gương, xác định được khoảng bao nhiêu bạn. Rồi tại vị trí đó (gương phẳng) đặt gương cầu lồi sẽ thấy số bạn quan sát được nhiều hơn hay ít hơn.
HS: Qua gương cầu lồi quan sát được nhiều bạn hơn.
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận điền vào SGK.
HS: Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
I. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi
Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau:
- Là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn.
- Ảnh nhỏ hơn vật.
II. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
Nhìn vào gương cầu lồi, ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
C. Hoạt động luyện tập ( 15 phút)
* Mục tiêu
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
*Phương Pháp
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp sử dụng bài tập vật lý.
GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C3, C4.
HS: Làm việc cá nhân trả lời câu C3, C4.
III. Vận dụng
C3: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, vì vậy giúp người lái xe nhìn được khoảng rộng hơn ở đằng sau.
C4: Người lái xe nhìn thấy trong gương cầu lồi xe cộ và người bị các vật cản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn.
D. Hoạt động vận dụng ( 8 Phút)
 * Mục tiêu
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng.
*Phương Pháp
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp sử dụng bài tập vật lý.
* Hoạt động vận dụng
GV: Dựa vào thí nghiệm ở hình 5.3 SGK, hãy đề xuất một phương án thí nghiệm để kiểm tra xem ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn hay nhỏ hơn vật.
HS: Có thể đưa ra các phương án khác nhau.
Bố trí thí nghiệm như hình 5.3 SGK, trong đó thay gương phẳng bằng tấm kính màu trong suốt có mặt cong giống gương cầu lồi. Tấm kính cong là 1 gương cầu lồi, nó vừa tạo ra ảnh của viên phấn thứ nhất, vừa cho ta nhìn thấy các vật ở phía bên kia tấm kính. Dùng viên phân thứ 2 đúng bằng viên phân thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tr dự đoán về độ lớn của ảnh.
Kết quả cho thấy: độ lớn ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
*Tích hợp GDBVMT: Tại vùng núi cao, đường hẹp và uốn lượn, tại các khúc quanh người ta phải đặt các gương cầu lồi nhằm làm cho lái xe dễ dàng quan sát đường và các phương tiện khác cũng như người và các súc vật đi qua. Việc làm này làm giảm thiểu tai nạn giao thông bảo vệ tính mạng con người và các sinh vật.
GV: Xe cộ qua lại làm bụi bặm bám lên bề mặt gương điều đó có ảnh hưởng gì?
HS: Khó thậm chí không quan sát được hình ảnh trong gương.
GV: Cần phải làm gì?
HS: Cần phải thường xuyên lau chùi bề mặt gương.
*Hướng dẫn, dặn dò về nhà
- Học bài và làm bài tập về nhà: 7.1 → 7.7/SBT
- GV cho HS xem trước 1 gương cầu lõm: HS về nhà tìm 1 vài gương cầu lõm. Đọc trước bài 8. Gương cầu lõm.
Ngày soạn: 20/10/2020
Ngày dạy:22/10 
Tiết 7 - Chủ đề 2. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG, GƯƠNG PHẲNG, ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG, GƯƠNG CẦU LỒI, GƯƠNG CÀU LÕM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
2. Kĩ năng 
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi chùm tia tới phân kì thành một chùm tia phản xạ song song.
3. Thái độ
- Gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng mặt trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại..) giúp tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. 
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống.
4.2. Phẩm chất
- Tự tin, trung thực, kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- Giáo án, tìm hiểu thông tin từ SGV, SGK.
- Với mỗi nhóm HS: 1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng, 2 cục pin giống nhau, 1 gương phẳng, 1 màn chắn, nguồn sáng có khe hẹp, nguồn điện, 1 đèn pin.
2. Học sinh
1 gương cầu lõm có giá đỡ thẳng đứng, 2 cục pin giống nhau, 1 gương phẳng, 1 màn chắn, nguồn sáng có khe hẹp, nguồn điện, 1 đèn pin.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
A. Hoạt động khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu
- Tạo hứng thú thoải mái, tự tin yêu thích nôn học
* Phương pháp
- Phương pháp quan sát và nghiên cứu tài liệu.
* Hoạt động khởi động
GV nêu tình huống: Ngày xưa, nhà bác học Vật Lý Ác – Si – Mét đã dùng chiếc gương hứng ánh sáng Mặt Trời đốt cháy các chiến thuyền của quân địch. Vậy chiếc gương đó có tên là gì? Nó hoạt động như thế nào? 
HS: Chiếc gương đó có tên là gương cầu lõm. GV: Chúng ta hãy cùng tìm hiểu gương cầu lõm là gì? Nó có những ứng dụng như thế nào trong cuộc sống? Þ Bài mới
B. Hoạt động hình thành kiến thức
* Mục tiêu
- Nêu được các đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
* Phương pháp
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
GV: Phát dụng cụ cho mỗi nhóm.
GV: Trong khay có 3 loại gương, em hãy tìm ra trong 3 gương này đâu là gương cầu lõm và có nhận xét gì về bề mặt phản xạ của gương này so với gương cầu lồi đã học ở bài trước?
HS: Nhận biết gương cầu lõm. Gương cầu lõm có bề mặt phản xạ bị lõm xuống.
HS: Gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu. 
GV: Các em nhớ là không phải vật nào có dạng lõm cũng là gương cầu lõm. Gương cầu lõm bắt buộc là mặt trong lõm và phản xạ tốt ánh sáng.
GV: Liệu gương cầu lõm có tạo được ảnh của một vật giống như gương cầu lồi không? Chúng ta sẽ tìm hiểu phần I - Ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
GV: Yêu cầu HS đọc thí nghiệm SGK.
HS: Đọc thí nghiệm SGK.
GV: Nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm?
HS: Mục đích TN: quan sát ảnh của cây nến tạo bởi gương cầu lõm.
Dụng cụ TN: Gương cầu lõm, nến.
Cách tiến hành TN: Đặt cây nến sát gương rồi di chuyển từ từ ra xa gương, cho đến khi không nhìn thấy ảnh đó nữa.
GV: Hãy dự đoán xem ảnh của cây nến quan sát được là ảnh gì?
HS: Ảnh ảo.
GV: Để biết ảnh ảo hay thật là ta dùng dụng cụ nào?
HS: Dùng màn chắn.
GV: Phát dụng cụ cho mỗi nhóm. Cho HS tiến hành thí nghiệm. Yêu cầu các nhóm hoàn thành C1.
HS: Tiến hành thí nghiệm và trả lời C1.
HS: Ảnh ảo lớn hơn vật.
GV: Yêu cầu HS nêu phương án kiểm tra ảnh khi vật đến gần gương.
GV: Gợi ý HS như đã làm để kiểm tra dự đoán về ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. 
HS: Ta đã biết ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo lớn bằng vật. Bố trí thí nghiệm: dùng hai cây nến giống nhau đặt thẳng đứng, cách gương phẳng và gương cầu lõm một khoảng bằng nhau. So sánh độ lớn của ảnh của hai cây nến tạo bởi hai gương.
GV: Hãy nêu kết quả so sánh?
HS: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
GV: Hoàn thành kết luận SGK.
HS: Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
GV: Chiếu cho HS xem ứng dụng của tính chất này trong đời sống.
I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm
Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo, lớn hơn vật.
C. Hoạt động luyện tập ( 15 Phút)
* Mục tiêu
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm cho ta chùm tia phản xạ .
*Phương Pháp
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp sử dụng bài tập vật lý.
GV: Chiếu chùm sáng tới gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phần II - Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm.
GV: Yêu cầu HS tìm hiểu TN hình 8.2 SGK.
HS: Tìm hiểu cách bố trí TN.
GV: Tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát. Chùm sáng chiếu tới gương cầu lõm là chùm tia gì?
HS: Chùm tia song song.
GV: Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì?
HS: Chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm ở trước gương.
GV: Vì điều kiện môi trường nên thí nghiệm khó quan sát nên GV có thể cho HS quan sát thí nghiệm ảo.
GV: Từ đoạn phim quan sát được GV cho HS điền vào kết luận (bảng phụ) bổ sung hoàn chỉnh ghi vào tập.
HS: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương.
GV: Cho HS đọc và thảo luận giải thích câu C4?
GV: Gợi ý: Vì Mặt Trời ở xa nên ta coi ánh sáng Mặt Trời chiếu tới gương là chùm sáng song song.
HS: Vì Mặt Trời ở xa, chùm tia tới gương là chùm sáng song song do đó chùm sáng phản xạ hội tụ tại vật Þ vật nóng lên.
GV: Gọi HS nhận xét và bổ sung.
* Tích hợp GDBVMT: Mặt Trời là một nguồn năng lượng. Sử dụng năng lượng Mặt Trời là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hoá thạch (tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường). Cách sử dụng năng lượng mặt trời đó là: Gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng mặt trời vào một điểm (để đun nước, nấu chảy kim loại.)
GV: Mặt Trời là một nguồn năng lượng. Khi sử dụng năng lượng mặt trời bằng cách sử dụng gương cầu lõm có lợi ích gì?
HS: Tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
GV: Chiếu cho HS xem một số ứng dụng của gương cầu lõm.
GV: Đối với chùm tia tới song song, gương cầu lõm có tác dụng gì?
HS: Biến chùm tia song song thành chùm tia hội tụ.
GV: Vậy đối với chùm tia phân kì thì gương cầu lõm có tác dụng gì?
GV: Yêu cầu HS đọc TN hình 8.4 SGK.
HS: Đọc TN SGK.
GV: Yêu cầu HS quan sát TN ảo trên màn chiếu.
GV: Chùm tia sáng chiếu tới gương cầu lõm là chùm sáng gì?
HS: Chùm sáng phân kỳ.
GV: Chùm tia phản xạ có đặc điểm gì?
HS: Chùm tia phản xạ song song.
GV: Yều cầu HS hoàn thành kết luận SGK.
HS: Quan sát TN và rút ra nhận xét Þ điền vào kết luận ghi vào tập.
HS: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
- Tìm hiểu cách sử dụng năng lượng Mặt Trời thay thế cho các dạng năng lượng khác làm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường cũng như tiết kiệm được năng lượng.
- Các cách sử dụng nguồn năng lượng sạch để chế tạo các thiết bị đồ dùng thiết yếu nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
II. Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
1. Đối với chùm tia tới song song
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm.
2. Đối với chùm tia tới phân kỳ
Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
D. Hoạt động vận dụng ( 8 Phút)
* Mục tiêu
- Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lõm cho ta chùm tia phản xạ .
*Phương Pháp
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp sử dụng bài tập vật lý.
GV: Yêu cầu HS đọc mục tìm hiểu đèn pin.
GV: Phát đèn pin cho HS quan sát sau đó đọc và trả lời C6.
GV: Nêu cấu tạo của pha đèn pin?
HS: Gồm một gương giống như gương cầu lõm và một bóng đèn.
GV: Ánh sáng từ đèn pin phát ra chiếu tới gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ có đặc điểm gì?
HS: Cho chùm tia phản xạ song song.
III. Vận dụng
C6. Nhờ có gương cầu lõm trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp ta sẽ thu được một chùm sáng phản xạ song song, ánh sáng sẽ truyền đi xa được, không bị phân tán mà vẫn sáng rõ.
GV: Yêu cầu HS đọc C7 và làm thí nghiệm với đèn pin để trả lời.
HS: Xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa gương.
C7. xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa gương.
E. Hoạt động tìm tòi – mở rộng ( 2 Phút)
GV: Trong thí nghiệm ở hình 8.1, lấy một màn chắn để cách gương 1m hứng chùm tia phản xạ trên gương. Di chuyển cây nến từ sát gương ra xa dần. Đến một vị trí thích hợp của cây nến ta sẽ thu được trên màn chắn ảnh của ngọn nến. Ảnh hứng được trên màn đó gọi là ảnh thật. Em hãy thử làm xem và cho biết ảnh này có gì khác so với ảnh quan sát được trong gương khi cây nến ở gần sát gương?
HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
*Hướng dẫn, dặn dò về nhà
- Học bài và làm bài tập về nhà: 8.1 → 8.8/SBT
- Ôn tập chuẩn bị tổng kết chương I, trả lời phần tự kiểm tra vào vở bài tập.
Ngày soạn: 27/10/2020
Ngày giảng: 29/10 
CHỦ ĐỀ 3. ÔN TẬP GIỮA KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết vận dụng kiến thức cơ bản trong chương I để giải các dạng bài tập đã nêu trên
- Ôn lại kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi gương cầu lõm. 
2. Kĩ năng 
- Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
3. Thái độ
- Yêu thích môn học. 
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý.
- Năng lực tính toán.
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống.
4.2. Phẩm chất
- Tự tin, trung thực, kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ 
1. Giáo viên
- Bảng phụ vẽ ô chữ H9.2, 9.3/SGK.
2. Học sinh
- Trả lời trước phần tự kiểm tra.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
A. Hoạt động khởi động ( 5 Phút)
* Mục tiêu
- Tạo hứng thú thoải mái, tự tin , yêu thích môn học
* Phương pháp
- Phương pháp đàm thoại – tìm tòi.
GV: Các em đã học xong các bài học trong chương I: Quang học. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học để giải bài tập chuẩn bị cho kiểm tra giữa kỳ I
B. Hoạt động hình thành kiến thức ( 20 Phút)
GV: Gọi HS trả lời phần tự kiểm tra.
HS: Trả lời, HS khác bổ sung.
GV: Hướng dẫn thảo luận, uốn nắn những chỗ HS trả lời sai.
1 – C
2 – B
3 – trong suốt; đồng tính; đường thẳng.
4 – a/ tia tới; pháp tuyến b/ góc tới
5 – ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
6 – Giống: ảnh ảo
Khác: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
7 – Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo, lớn hơn vật.
8 – Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật.
Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật.
9 – Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng cùng kích thước.
A. Những kiến thức cần nhớ
I. Tự kiểm tra: HS tự làm ở nhà
1 – C
2 – B
3 – trong suốt; đồng tính; đường thẳng.
4 – a/ tia tới; pháp tuyến b/ góc tới
5 – ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.
6 – Giống: ảnh ảo.
Khác: ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.
7 – Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo, lớn hơn vật.
8 – Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật.
Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật.
9 – Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng cùng kích thước.
C. Hoạt động luyện tập ( 15 phút)
* Mục tiêu
- Nêu được ứng dụng chính của các gương phẳng cầu lồi, lõm 
*Phương Pháp
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp sử dụng bài tập vật lý.
GV: Cho HS làm việc cá nhân. Gọi HS đọc câu C1/26 SGK.
GV hướng dẫn cách vẽ.
+ Cho 1 HS lên bảng vẽ câu a, GV yêu cầu HS ở lớp vẽ vào vở. 
S1
R’2
R1
R2
S’1
S2
R’1
S’2
a) Vẽ S’1 đối xứng S1 qua gương.
 Vẽ S’2 đối xứng S2 qua gương.
(Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng)
b) Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương, tìm tia phản xạ tương ứng.
- Gọi HS lên vẽ 2 tia tới xuất phát từ S1.
- Gọi HS khác lên vẽ 2 tia tới xuất phát từ S2.
c) Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn thấy ảnh của S1 và S2 .
GV: Nhận xét hoàn chỉnh.
III. Vận dụng
C1.
D. Hoạt động vận dụng ( 8 phút)
* Mục tiêu
- Nêu được ứng dụng chính của các gương phẳng cầu lồi, lõm 
*Phương Pháp
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp sử dụng bài tập vật lý.
GV: Gọi HS đọc câu C2 SGK.
Nếu người đứng ở gần 3 gương: lồi, lõm, phẳng có đường kính bằng nhau mà tạo ra ảnh ảo. Hãy so sánh độ lớn của các ảnh đó?
GV: Treo bảng phụ có hình 9.2 lên bảng cho HS trả lời câu C3. 
GV: Muốn nhìn thấy bạn, nguyên tắc phải như thế nào?
HS: Ánh sáng từ bạn phải đến mắt mình.
GV: Yêu cầu vẽ tia sáng có vẽ mũi tên chỉ đường truyền của ánh sáng.
HS: Những cặp nhìn thấy nhau:
AN
THANH
HẢI
HÀ
AN
X
X
THANH
X
X
HẢI
X
X
X
HÀ
X
C2. 
- Giống: Đều là ảnh ảo.
- Khác: 
+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật.
+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.
+ Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng vật.
C3. 
Những cặp nhìn thấy nhau:
AN
THANH
HẢI
HÀ
AN
X
X
THANH
X
X
HẢI
X
X
X
HÀ
X
E. Hoạt động tìm tòi – mở rộng
GV: Tổ chức trò chơi ô chữ 
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn hình 9.3 SGK lên bảng.
- GV cho đại diện từng tổ lên điền từ tương ứng
1 – Vật sáng; 2 – Nguồn sáng, 3 – Ảnh ảo, 4 – Ngôi sao, 5 – Pháp tuyến, 6 – Bóng tối, 7 – Gương phẳng. Từ hàng dọc là: Ánh Sáng
*Hướng dẫn, dặn dò về nhà
- Xem lại bài: Ôn tập chương I. Ôn lại các bài từ bài 1 đến bài 9 để tuần sau kiểm tra giữa kỳ I
Ngày soạn: 02/11/2020
Ngày kiểm tra:7A1. 05/11 
KIỂM TRA GIỮA KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Kiểm tra kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi gương cầu lõm. Cách vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
2. Kĩ năng 
- Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng.
- Vẽ ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
3. Thái độ
- Nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài kiểm tra.
4. Định hướng năng lực, phẩm chất
4.1. Năng lực
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lý.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lý.
- Năng lực vận dụng kiến thức vật lý vào cuộc sống.
4.2. Phẩm chất
- Tự tin, trung thực, kỉ luật.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Ma trận, đề, đáp án và biểu điểm. In sẵn bài KT cho HS.
2. Học sinh
- Ôn bài chuẩn bị kiêm tra.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Chủ đề
Cấp độ
Điểm
Dễ
Trung bình
Khó
Sự truyền thẳng ánh sáng
2 câu (2 điểm)
Câu 1, 2
2 câu ( 3 điểm)
Câu 3, 4

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_ly_lop_7_hoc_ky_i_nam_hoc_2020_2021_nguyen_van_t.docx