Giáo án Vật lý Lớp 7 - Tiết 26: Ôn tập - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Trang
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố kiến thức đã học trong chương trình từ bài 17 đến bài 23.
- Vận dụng kiến thức vào giải bài tập và các vấn đề thực tế.
- Luyện tập chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết.
2. Kĩ năng:
- Giải thích được một số vấn đề thực tế liên quan đến kiến thức bài học.
- Vẽ được sơ đồ mạch điện và xác định được chiều dòng điện trong sơ đồ.
3. Thái độ:
- Tích cực và yêu thích môn học, nghiêm túc trong học tập.
4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh:
- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí.
- K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn.
- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí.
- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
- P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí.
- P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.
- X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ).
- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp.
- X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí.
- X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí.
- C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng điện tử, sgk, sách giáo viên, phiếu học tập cho các nhóm.
2. Học sinh:
Học bài cũ, xem lại nội dung từ bài 17 đến bài 23
III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong tiết ôn tập
3. Bài mới:
Tuần dạy: 27 Ngày soạn: 18/03/2019 Tiết dạy: 26 Ngày dạy: 20/03/2019 (lớp 7.1) 21/03/2019 (lớp 7.2) Tuần: 27 Tên bài dạy – ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức đã học trong chương trình từ bài 17 đến bài 23. - Vận dụng kiến thức vào giải bài tập và các vấn đề thực tế. - Luyện tập chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết. 2. Kĩ năng: - Giải thích được một số vấn đề thực tế liên quan đến kiến thức bài học. - Vẽ được sơ đồ mạch điện và xác định được chiều dòng điện trong sơ đồ. 3. Thái độ: - Tích cực và yêu thích môn học, nghiêm túc trong học tập. 4. Định huớng phát triển năng lực của học sinh: - K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lí. - K3: Sử dụng được kiến thức vật lí để thực hiện các nhiệm vụ học tập. - K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp ) kiến thức vật lí vào các tình huống thực tiễn. - P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lí. - P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí. - P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lí. - P8: xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét. - X5: Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ). - X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lí của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm ) một cách phù hợp. - X7: thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lí. - X8: tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lí. - C5: sử dụng được kiến thức vật lí để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống và của các công nghệ hiện đại. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giáo án, bài giảng điện tử, sgk, sách giáo viên, phiếu học tập cho các nhóm. 2. Học sinh: Học bài cũ, xem lại nội dung từ bài 17 đến bài 23 III. CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép trong tiết ôn tập 3. Bài mới: Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2 phút) * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Trong tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng đi củng cố lại kiến thức từ bài 17 đến bài 23 đồng thời giải một số bài tập để chuẩn bị cho bài kiểm tra 1 tiết ở tuần 28. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Lắng nghe * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận. Tiết 27: ÔN TẬP B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17 phút) Hoạt động: Hệ thống hóa kiến thức đã học từ bài 17 đến bài 23. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về: Sự nhiễm điện do cọ xát, hai loại điện tích, dòng điện – nguồn điện, chất dẫn điện – chất cách điện, sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện, các tác dụng của dòng điện. Phương Pháp: Hoạt động nhóm, vấn đáp, đàm thoại. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu học sinh cất hết sách vở. Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh trả lời các câu hỏi sau: - Có thể làm vật bị nhiễm điện bằng cách nào? Khi bị nhiễm điện vật có khả năng gì? - Có những loại điện tích nào? Các điện tích tương tác như thế nào khi đặt gần nhau? - Mô tả sơ lượ về cấu tạo nguyên tử. - Dòng điện là gì? Kể tên các nguồn điện thường dùng mà em biết? - Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? Dòng điện trong kim loại là gì? - Nêu quy ước về chiều dòng điện? - Kể tên các tác dụng của dòng điện? Mỗi tác dụng cho 2 ví dụ về đồ dùng điện hoạt động dựa vào tác dụng đó. Hướng dẫn cho các nhóm đổi phiếu học tập và chấm chéo. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Đưa ra đáp án cho các câu hỏi, hướng dẫn học sinh sử dụng đáp án để chấm chéo kết quả các nhóm. Lắng nghe các câu trả lời của học sinh. Phân tích, đánh giá nhận xét các đáp án. Khuyến khích các đối tượng học sinh tham gia thảo luận. Chốt kiến thức ghi bảng cho học sinh. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận nhóm và trả lời vào phiếu học tập. Các nhóm trao đổi phiếu và chấm chéo bài. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Học sinh trả lời: Dự kiến sản phẩm của học sinh: - Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Khi nhiễm điện vật có khả năng hút các vật khác. - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Ví dụ về nguồn điện: Tùy ví dụ của học sinh -Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng. - Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. - Dòng điện có các tác dụng: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí. Ví dụ: Tùy vào ví dụ của học sinh Lý thuyết. - Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. Khi nhiễm điện vật có khả năng hút các vật khác. - Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. - Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. Ví dụ về nguồn điện: Tùy ví dụ của học sinh -Chất dẫn điện là chất cho dòng điện chạy qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện chạy qua. Dòng điện trong kim loại là dòng các electron dịch chuyển có hướng. - Quy ước về chiều dòng điện: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. - Dòng điện có các tác dụng: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí. Ví dụ: Tùy vào ví dụ của học sinh C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG (20 phút) * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu học sinh hoạt động các nhân trả lời câu hỏi sau: Câu 1. Vào ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao? Học sinh làm bài tập sau vào vở bài tập và chấm điểm 5 bạn làm nhanh nhất. Câu 2: Vẽ sơ đồ mạch điện đơn giản gồm 1 nguồn điện (1 pin), 1 bóng đèn, 1 công tắc đóng. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong mạch khi công tắc đóng ? Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi số 3. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhận xét các câu trả lời của học sinh. Chấm điểm cho các học sinh làm nhanh nhất. Hướng dẫn học sinh sửa bài vào vở Khuyến khích tất cả đối tượng học sinh tham gia. * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Học sinh làm vào vở bài tập và nộp bài. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận *. Sản phẩm dự kiến của học sinh. Câu 1: Vào ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi gương soi, màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì sẽ làm cho gương soi và màn hình ti vi nhiễm điện do cọ xát. Vì vậy chúng hút bụi vải bám vào chúng. Câu 2: Đ K + - - Học sinh trả lời. Câu 3: 3 5 4 1 2 II. Vận dụng: Câu 1: Vào ngày thời tiết khô ráo khi lau chùi gương soi, màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì sẽ làm cho gương soi và màn hình ti vi nhiễm điện do cọ xát. Vì vậy chúng hút bụi vải bám vào chúng. Câu 2: Đ K + - - Học sinh trả lời. Câu 3: Nối các nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng: A B A. Khi quạt điện hoạt động lâu,sờ vào ta thấy quạt bị nóng lên. 1. Tác dụng hóa học B. Bóng đèn điện phát sáng. 2. Tác dụng sinh lí C. Nam châm điện 3. Tác dụng nhiệt D. Mạ vàng cho vỏ chiếc đồng hồ. 4. Tác dụng từ E. Bị điện giật do sơ ý chạm tay vào dây điện không có vỏ bọc cách điện. 5. Tác dụng phát sáng. 4. Củng cố: (3 phút) - Nhắc lại một số kiến thức trọng tâm của các bài. 5. Dặn dò: (2 phút) - Học bài cũ từ bài 17 đến bài 23. - Xem lại các bài tập đã làm chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết. *Rút kinh nghiệm tiết dạy ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_vat_ly_lop_7_tiet_26_on_tap_nam_hoc_2018_2019_nguyen.doc