Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 - Chủ đề: Yêu thương, đoàn kết - Năm học 2020-2021 - Hà Thị Giang

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 - Chủ đề: Yêu thương, đoàn kết - Năm học 2020-2021 - Hà Thị Giang

I Yêu cầu cần đạt

1.Kiến thức

- Giúp HS hiểu được thế nào là yêu thương con người, đoàn kết , tương trợ.

- Nêu được các biểu hiện yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ,

- Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người.

+ Giải quyết vấn đề: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.

+ Tư duy phê phán: Tự đánh giá bản thân, đồng thời đánh giá, phê phán được những thái độ, hành vi thê hiện tình yêu thương con người của người khác

3. Phẩm chất:

- Nhân ái: Quan tâm, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn; phê phán những hành vi, việc làm, biểu hiện trái với tình yêu thương con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1 - GV:

- Tài liệu SGK, SGV, SBT

- Các video clip liên quan đến bài học;

- Băng/đĩa/clip bài hát “Thương người như thể thương thân” của Phạm Đăng Khương;

- Tranh ảnh về nội dung bài học;

- Phiếu học tập;

- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,. (nếu có);

- Giấy khổ lớn các loại.

2 - HS:

- Tài liệu SGK, SBT

- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.

 

doc 14 trang Trịnh Thu Thảo 3070
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 - Chủ đề: Yêu thương, đoàn kết - Năm học 2020-2021 - Hà Thị Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Từ tuần 5 đến tuần 7
Từ tiết 5 đến tiết 7
Ngày soạn: 27 /09/2020
Chủ đề :YÊU THƯƠNG,ĐOÀN KẾT
Thời gian thực hiện:Tháng 9-10
Lí do chọn chủ đề: Do nội dung kiến thức liên quan đến nhau
I Yêu cầu cần đạt
1.Kiến thức
- Giúp HS hiểu được thế nào là yêu thương con người, đoàn kết , tương trợ.
- Nêu được các biểu hiện yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ, 
- Nêu được ý nghĩa của lòng yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ.
2. Năng lực 
- Năng lực chung: 
+ Điều chỉnh hành vi: Điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người.
+ Giải quyết vấn đề: Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người.
- Năng lực đặc thù: 
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội.
+ Tư duy phê phán: Tự đánh giá bản thân, đồng thời đánh giá, phê phán được những thái độ, hành vi thê hiện tình yêu thương con người của người khác
3. Phẩm chất:
- Nhân ái: Quan tâm, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn; phê phán những hành vi, việc làm, biểu hiện trái với tình yêu thương con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: 
- Tài liệu SGK, SGV, SBT
- Các video clip liên quan đến bài học;
- Băng/đĩa/clip bài hát “Thương người như thể thương thân” của Phạm Đăng Khương;
- Tranh ảnh về nội dung bài học;
- Phiếu học tập;
- Phương tiện thiết bị: máy chiếu, máy tính, bảng phụ,... (nếu có);
- Giấy khổ lớn các loại.
2 - HS: 
- Tài liệu SGK, SBT
- Đồ dùng học tập và chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, huy động được những kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để giải thích và kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá kiến thức mới của HS.
b. Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
c. Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi do GV nêu ra và kết nối được hoạt động vừa
thực hiện với nội dung cần tìm hiểu trong bài.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS nghe bài hát “Thương người như thể thương thân” và trả lời câu hỏi:
+ Nội dung bài hát thể hiện điêu gì?
+ Những ca từ nào trong bài hát thể hiện nội dung đó?
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi do GV nêu ra.
- Một vài HS nêu câu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống của chúng ta, lòng yêu thương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp. Cuộc sống vì thế mà cũng trở nên thân thiện, ấm áp, vui vẻ và hạnh phúc hơn. Yêu thương con người và đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta,Vậy làm gì để có đức tính này chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề hôm nay
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
1.Kiểm tra bài cũ (5’) ? Thế nào là đạo đức,kỉ luật? Cho ví dụ.Liên hệ bản thân
2.Bài mới 	
 	 HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu truyện đọc.(11’)
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Kể chuyện,phân tích, đàm thoại,nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
B1: GV choHS thực hiện các yêu cầu sau:
->: Đọc sgk (đọc truyện phân vai)
->: Đàm thoại với HS trả lời câu hỏi
1.Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào thời gian nào?
2. Hoàn cảnh gia đình chị Chín ntn?
3.Những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan tâm yêu thương của Bác đối với gia đình chị Chín?
4. Thái độ của gia đình chị đối với Bác ntn?
5.Ngồi trên xe về Phủ Chủ tịch thái độ của Bác ntn?Theo em Bác nghĩ gì?
6. Việc làm của Bác thể hiện đức tính gì?
-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
-- Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào tối 30 Tết năm 1962
- Hoàn cảnh gia đình chị Chín:Chồng mất,chị có 3 con nhỏ,không công ăn việc làm ổn định...
- Bác đã âu yếm đến bên các cháu xoa đầu...
- Xúc động rơm rớm nước mắt...
- Bác dăm chiêu suy nghĩ...
- Lòng yêu thương mọi người
 B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Gv Kết luận: Bác luôn dành tình yêu thương cho mọi người.Bác quan tâm chăm sóc từ em nhỏ đến người già,...
1.Truyện đọc.
“Bác Hồ đến thăm người nghèo”
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học (13’)
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm,nêu vấn đề,phân tích, đàm thoại, trò chơi ,nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hinh thức tổ chức hoạt động: Hoạt động theo nhóm, bàn
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
->: Đọc sgk 
->:Trả lời các câu hỏi
? Yêu thương con người là thế nào?liên hệ bản thân ?
?Trái với yêu thương con người?
-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
- - Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ,làm những điều tốt đẹp cho người khác...
- Vô cảm,không quan tâm giúp đỡ người khác...
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh(.Khái niệm a sgk)
B1: GV chia lớp thành 4 nhóm tổ chức cho HS chơi trò chơi "ai nhanh hơn":tìm hiểu các biểu hiện yêu thương con người 
Luật chơi:chia lớp làm 4 đội,đội nào trong 5' tìm được nhiều biểu hiện nhất đội đó thắng cuộc
-B2: HS thực hiện yêu cầu. 
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
- B3: HS: chơi trò chơi 
Sẵn sàng giúp đỡ,chia sẻ,thông cảm với khó khăn của người khác;dìu dắt nâng đỡ những người có lỗi lầm,giúp họ tìm ra con đường đúng đắn;biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác - B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2.Nội dung bài học
a. Khái niệm
 - Yêu thương con người là quan tâm giúp đỡ,làm những điều tốt đẹp cho người khác...
b. Biểu hiện:Sẵn sàng giúp đỡ,chia sẻ,thông cảm với khó khăn của người khác;dìu dắt nâng đỡ những người có lỗi lầm,giúp họ tìm ra con đường đúng đắn;biết hi sinh quyền lợi của bản thân cho người khác
Đ3:Hướng dẫn giải bài tập (10’)
- PP: Thảo luận nhóm,nêu vấn đề,phân tích, đàm thoại, trò chơi 
- KT: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hinh thức tổ chức hoạt động: Hoạt động theo nhóm, bàn
B1: GV cho Hs hoạt động cá nhânvà thực hiện các yêu cầu sau:Tìm những mẩu chuyện của bản thân hoặc những người xung quanh đã thể hiện yêu thương con người
-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV theo dõi.
- B3: HS: báo cáo,
- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
B1: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi nhanh mắt nhanh tay
Tìm các câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu thương con người
-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV theo dõi.
- B3: HS: báo cáo,
- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
3.Bài tập
- Bài tập : HS tự liên hệ
IV.Củng cố-Tổng kết (5’)
? Kể những việc em đã làm thể hiện LÒNG YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI?
-Vẽ sơ đồ tư duy
- Yêu cầu Hs khái quát nội dung bài 
 V.Dặn dò,hướng dẫn học tập ở nhà(2’)
* Sưu tầm danh ngôn, ca dao, tục ngữ... nói về yêu thương con người
* Học thuộc nội dung bài học
- Hoàn thành các bài tập sgk.vở bài tập	
- Chuẩn bị bài mới:Yêu thương con người(tiếp)
+Tìm hiểu tiếp nội dung bài học
 Xem trước bài tập còn lại
Ký duyệt tuần 5
Ngày:
Nguyễn Thị Mai Nhàn
TUẦN 6 - TIẾT 6:
Ngày soạn:	04/10/2020 
HOẠT ĐỘNG 2 YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (tiếp)
1.Kiểm tra 15’
Câu hỏi:
Câu 1 Thế nào là yêu thương con người?(2đ)
Câu 2.Nêu 2 việc làm của bản thân để có đức tính sống giản dị,trung thực,tự trọng,yêu thương con người?(8đ)
ĐÁP:
Câu 1.Nêu được khái niệm yêu thương con người(2đ)
Câu 2.Liên hệ bản thân mỗi đức tính 2 việc=2đ
2. Bài mới.
 	HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.15'
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm bàn
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
B1: GV chia lớp thành nhóm thực hiện các yêu cầu sau:
Cho HS sắm vai tình huống đã giao
B2: HS thực hiện yêu cầu. 
- B3: HS: báo cáo
- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Gv cho hs thảo luận theo bàn tìm hiểu tiếp nội dung bâì học
1.Lòng yêu thương con người sẽ giúp mọi người những gì ?
2. Khi có tấm lòng yêu thương con người bản thân ta sẽ nhận được gì từ những người xung quanh?
3.Chúng ta cần rèn luyện như thế nào để trở thành người biết yêu thương con người?
- HS thực hiện yêu cầu. 
- HS: báo cáo
- HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
GV đàm thoại với HS để HS nêu các việc làm thể hiện lòng yêu thương của mình với ông bà,cha mẹ,anh chị em,bạn bè và mọi người.
2.Nội dung bài học(tiếp)
c.Ý nghĩa :
-Đối với xã hội:Là truyền thống đạo đức quý báu của dân tộc,cần được giữ gìn và phát huy.Lòng yêu thương con người góp phần làm xã hội lành mạnh trong sống
-Đối với cá nhân :giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn gian khổ trong cuộc sống;được mọi người yêu quý,kính trọng
Người biết yêu thương mọi người...
d.Cách rèn luyện
- yêu thương,chăm sóc giúp đỡ ông bà,cha mẹ, anh chị em
-Luôn gần gũi và cư sử ân cần,chu đáo với mọi người,làm cho mọi người dễ chịu khi gần mình:tránh làm điều ác, điều xấu
- Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện,nhân đạo.
HĐ2:Hướng dẫn giải bài tập.
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân,nhóm bàn
 GV chia lớp theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
- làm BT a, c SGK trang 16,17 và các bài tập trong vở bài tập.
HS thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
HS: báo cáo, thảo luận 
HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
GV:Cho HS thảo luận nhóm
Bài tập:Nêu những hành vi thể hiện lòng yêu thương con người của học sinh ở trường,nhà,xã hội
HS thực hiện yêu cầu.
 GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
HS: báo cáo, thảo luận 
HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
3.Bài tập
Bài tập a:HS tự nhận xét
- Bài tập c: HS tự liên hệ.
IV.Củng cố-Tổng kết (5’)
GV:Cho hs đóng vai xử lí tình huống
HS:đóng vai
Gv:nhận xét,kết luận 
- Yêu cầu Hs khái quát nội dung bài 
 V.Dặn dò,hướng dẫn học tập ở nhà(2’)
* Sưu tầm danh ngôn, ca dao, tục ngữ... đoàn kết,tương trợ
* Học thuộc nội dung bài học
- Hoàn thành các bài tập sgk.vở bài tập	
- Chuẩn bị bài mới: ĐOÀN KẾT ,TƯƠNG TRỢ
- HS thực hiện tốt ATGT 
Ký duyệt tuần 6
Ngày:
Nguyễn Thị Mai Nhàn
TUẦN 7 - TIẾT 7:
Ngày soạn:11/10/2020
HOẠT ĐỘNG 3
ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
1.Kiểm tra bài cũ (3’) Nêu 5 việc của bản thân thể hiện lòng yêu thương con người
2.Bài mới 	
*Giới thiệu(4’) GV yêu cầu hs đọc truyện'' Bó đũa'' 
Gv:Dụng ý của người cha là gì?
Hs: Nhắc nhở các con cần phải đoàn kết, tương trợ lẫn nhau không được chia rẽ. gv:Vậy đoàn kết ,tương trợ có ý nghĩa ntn, chúng ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
HĐ1: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC.(10’)
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm bàn
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
->: Đọc sgk 
->:Trả lời các câu hỏi
? Khi lao động san sân bóng, lớp 7A đã gặp phải những khó khăn gì?
? Khi thấy công việc của lớp 7A chưa hoàn thành, lớp trưởng 7B đã làm gì?
? Trước câu nói và việc làm của lớp 7B, thái độ của lớp trưởng 7A ra sao?
? Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì của các bạn lớp 7B?
? Hãy tìn những câu nói chứng tỏ 2 lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau?
? Bài học rút ra qua câu chuyện?
-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
- Khó khăn của lớp 7A:
+ Khu đất có nhiều mô đất cao.
+ Có nhiều rễ cây chằng chịt.
+ Lớp có nhiều bạn nữ.
- Lớp trưởng 7B: Đề nghị cả 2 lớp cùng làm.
- Thái độ lớp trưởng 7A: Xúc động, vui sướng.
® Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lúc gặp khó khăn.
- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
Bài học: Đoàn kết giúp đỡ nhau sẽ giải quyết được nhiều khó khăn.
1. Truyện đọc:
“Một buổi lao động”
HĐ2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC (12’)
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
Gv: Vậy em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ?
Hs:trả lời
- GV giúp HS phân biệt 2 khái niệm:
+ Đoàn kết: Hợp lực, chung sức, chung lòng.
+ Tương trợ: Giúp đỡ, hỗ trợ.
Gv:Em hãy kể những việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?
Hs: Nhân dân ta đoàn kết chống giặc Pháp, Mĩ xâm lược; HS học khá giúp bạn học yếu hơn mình; một tập thể lớp thân ái, hoà thuận, không có xích mích, bất hoà...
- Lời dạy của Bác Hồ về vai trò của đoàn kết 
Đoàn kết là gốc của thành công (qua câu nói : Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công)
- GV đưa ra tình huống để HS thảo luận:
+ Tình huống: Nam và Hải ở cùng xóm và chơi với nhau rất thân, nhưng Hải học giỏi còn Nam học yếu. Vì vậy trong giờ kiểm tra Hải thường đáp giấy cho bạn. Hải nghĩ rằng làm như vậy mới thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ bạn bè trong lúc gặp khó khăn.
Gv: Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Hs:thảo luận,cử đại diện trình bày
Không, đó không phải thể hiện sự giúp đỡ mà chỉ làm cho bạn mình dựa dẫm, ỷ lại và ngày càng học yếu hơn mà thôi.
Gv: Vậy đoàn kết tương trợ có ý nghĩa gì?
Gv: Trái với đoàn kết tương trợ là gì?Lấy ví dụ?
Hs:Trái đoàn kết, tương trợ là chia rẽ, ích kỉ, gây mất đoàn kết.
? Để thể hiện tinh thần đoàn kết tương trợ HS chúng ta cần phải làm gì ?
Hs:Lập kế hoạch giúp đỡ bạn có khó khăn trong học tập:
- Xác định bạn học yêu môn gì.
- Tìm hiểu nguyên nhân.
- Đề ra kế hoạch giúp bạn: Ngoài giờ học trên lớp, giảng giải, hướng dẫn chỉ bảo tận tình để bạn học bài (có thể bố trí thời gian hướng dẫn thêm ở nhà).
- Có đánh giá kết quả sau khi giúp đỡ.
2. Nội dung bài học:
a.Khái niệm
- Đoàn kết, tương trợ là sự thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
b. Ý nghĩa:
- Giúp chúng ta dễ hoà nhập, hợp tác với mọi người, yêu quý
- Giúp ta có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
c.Cách rèn luyện
- Quan tâm, tôn trọng mọi người, giúp đỡ người gặp khó khăn.
- Có quan hệ thân ái trong tập thể, đối xử bình đẳng với bạn bè.
- Không gây xích mích, không chia bè phái, tránh lôi kéo nhau vào những việc làm xấu như chơi bời, quậy phá, bao che khuyết điểm cho nhau...
HĐ3: HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP (10’)
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại,nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân
- GV sử dụng bảng phụ: Hãy đánh dâú vào ô đúng thể hiện sự đoàn kết, tương trợ:
x
a. Giảng bài cho bạn khi bạn bị ốm phải nghỉ học.
b. Làm bài tập ở nhà hộ bạn.
c. Cho bạn chép bài trong giờ kiểm tra.
x
d. Góp sách vở ủng hộ các bạn vùng lũ lụt.
x
e. Tham gia đắp đê phòng chống lũ lụt.
g. Nói xấu bạn trước tập thể.
- GV giải thích câu ca dao và câu nói của Bác Hồ.
- GV cho HS làm bài tập a,b,c,d.
+ Gọi HS làm.
+ Lớp nhận xét, bổ sung.
+ Đánh giá cho điểm.
3.Bài tập
Bài tập a: Giúp bạn chép bài và lúc ranh rỗi sang giảng bài cho bạn,chăm sóc bạn 
Bài tập b:Không tán thành vì làm như vậy Hưng sẽ ỷ lại Tuấn và học kém hơn.
Bài tập c: Việc làm của hai bạn không phải là đoàn kết tương trợ ,đây là vi phạm nội quy.
Bài tập d:HS liên hệ.
VII.CỦNG CỐ,TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ (5’)
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
1.vẽ sơ đồ tư duy chủ đề
2.Liên hệ bản thân
B2: HS thực hiện yêu cầu. 
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
- B3: HS: báo cáo 
- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
VIII.DẶN DÒ.HƯỚNG DẪN HỌC TẬP Ở NHÀ(1’)
- Học kĩ nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới:Tôn sư trọng đạo
- HS thực hiện tốt ATGT 
Ký duyệt tuần 
Ngày:
Nguyễn Thị Mai Nhàn
Tuần 8 - Tiết 8
Ngày soạn:18/10/2020
 Bài 6 TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I.Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là tôn sư trọng đạo.
- Nêu được ý nghĩa của tôn su trọng đạo.
2. Kĩ năng:
- Biết thể hiện sự tôn sư trọng đạo bằng những việc làm cụ thể đối với thầy cô giáo trong cuộc sống hàng ngày.
3. Thái độ:
- HS có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo.
- Phê phán những ai có thái độ và hành vi vô ơn với thầy cô giáo.
4.Định hướng hình thành năng lực
+ Chung: tự học, GQVĐ&ST, hợp tác, giao tiếp, ICT
+ Chuyên biệt: 
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.
- Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
II. Chuẩn bị
Giáo viên:
Thiết bị dạy học:Máy chiếu,máy tính
- Học liệu:SGK,SGV GDCD 7 ,tranh ảnh, Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tôn sư trọng đạo.
 2. Học sinh: sgk, sách tình huống.
III.Tổ chức các hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ (3’) Thế nào là đoàn kết tương trợ?Liên hệ bản thân?
2.Bài mới 	
Giới thiệu bài(1’)
- Tôn sư trọng đạo là những hành vi, cử chỉ đẹp của người học sinh đối với thầy cô. Đối với mỗi người học sinh tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
- Giải thích từ Hán Việt: sư, đạo.
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, đọc phân vai,nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân,nhóm
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
->: Đọc sgk 
->:Trả lời các câu hỏi
1. Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian?
- Cuộc gặp gỡ giữa thầy và trò sau 40 năm.
2. Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò cũ đối với thầy giáo Bình?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
 B3: HS: báo cáo, thảo luận 
- Học trò vây quanh thầy chào hỏi thắm thiết.
- Tặng thầy những bó hoa tươi thắm
- Không khí của buổi gặp mặt thật cảm động.
- Thầy trò tay bắt mặt mừng.
- Thầy trò lưu luyến mãi.
- Từng HS kể lại những kỉ niệm của mình với thầy => nói lên lòng biết ơn thầy giáo cũ của mình
-B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
GV Cho HS liên hệ
?Em đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô đã dạy dỗ em ở tiểu học?
Hs:trình bày
Kết luận,chuyển ý.
1. Truyện đọc.
Bốn mươi năm vẫn nghĩa nặng tình sâu
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân,nhóm
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
->: Đọc sgk 
->:Trả lời các câu hỏi
? Nội dung bài học gồm mấy phần? trình bày các phần đó
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
- B3: HS: báo cáo, thảo luận 
a. Khái niệm
- Tôn sư :là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
 - Trọng đạo là: Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lí làm người.
*biểu hiện 
- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy, cô giáo.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo.
b. ý nghĩa:
- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy. 
- B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
Gv:Cho HS giải thích câu tục ngữ trong SGK:
Kết luận
2- Nội dung bài học
a. Khái niệm
- Tôn sư :là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
 - Trọng đạo là: Coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lí làm người.
b Biểu hiện
+ Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo. (cư xử có lễ độ, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh, làm vui lòng thầy cô).
 + Hành động đền ơn, đáp nghĩa. (nhớ ơn thầy cô, quan tâm, thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết ).
 + Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo. (cố gắng trong học tập).
C ý nghĩa:
- Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phát huy. 
d. Rèn luyện
+ Lễ phép với thầy cô giáo, chăm học, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.
+ Kính trọng và biết ơn thầy cô ở mọi nơi mọi lúc.
+ Có những việc làm đền ơn, đáp nghĩa.
+ Ủng hộ những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo, phê phán những việc làm trái với tôn sư trọng đạo.
HĐ 3: Hướng dẫn HS giải bài tập (10’)
- Phương pháp,kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, đàm thoại, đọc phân vai,nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
- Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân,nhóm
Hướng dẫn HS làm bài tập SGK theo nhóm nhỏ.
 Bài tập 2: Bài tập ứng xử (Đóng vai)
* Tình huống 1: Có 2 bạn HS cùng bước vào cổng trường gặp cô giáo không dạy lớp mình. Một bạn quay mặt đi. Trong tình huống này, em sẽ nói với bạn điều gì?
* Tình huống 2: Sắp đến ngày 20/11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo?
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
HS: báo cáo, thảo luận 
HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
3. Bài tập
* BT a, 
-Hành vi tôn sư trọng đạo:1,3.
- Hành vi cần phê phán:2,4
* BT b:
 Tục ngữ : 
“Không thầy đố mày làm nên” 
 Danh ngôn: 
“Nhiệm vụ của các thầy giáo, cô giáo rất nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang.”
BT c: Câu 2, 4,5.
IV.Củng cố-Tổng kết (5’)
GV:Cho hs đóng vai xử lí tình huống
HS:đóng vai
Gv:nhận xét,kết luận 
- Yêu cầu Hs khái quát nội dung bài 
 V.Dặn dò,hướng dẫn học tập ở nhà(2’)
* Sưu tầm danh ngôn, ca dao, tục ngữ... 
* Học thuộc nội dung bài học
- Hoàn thành các bài tập sgk.vở bài tập	
- Chuẩn bị bài mới: 	Kiểm tra giữa kì
+Ôn lí thuyết
+xem lại các bài tập
+chuẩn bị tốt phân
- HS thực hiện tốt ATGT 
Ký duyệt tuần 8
Ngày:
Nguyễn Thị Mai Nhàn

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_7_chu_de_yeu_thuong_doan.doc