Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 16, Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp - Năm học 2020-2021

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 16, Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp - Năm học 2020-2021

I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm thời vụ và lấy được ví dụ minh họa

- Trình bày được những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng đối với từng loại cây trồng. Nêu được vai trò của thời vụ đối với năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.

- Xác định dược những thời vụ gieo trồng chính thuộc vùng mình đang sống (nam bộ) và nêu được một số ví dụ về một số loại cây trồng lương thực, thực phẩm thuộc từng thời vụ.

- Trình bày được nội dung công việc kiểm tra hạt giống, và mục đích của kiểm tra hạt giống.

- Nêu được mục đích xử lí hạt giống và phương pháp xủ lí hạt giống.

- Nêu được yêu cầu kĩ thuật và các phương pháp gieo trồng.

- Phân biệt được các phương pháp gieo hạt: gieo vãi, gieo hàng, gieo hốc. nêu ví dụ minh họa.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh.

3. Thái độ: Tích cực học tập, vận dụng vào sản xuất

4. BVMT: bảo vệ môi trường đất

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ.

- Định hư¬ớng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.

- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống gặp phải.

II. PHƯƠNG TIỆN:

1. Giáo viên: Tranh ảnh, phiếu học tập, bài tập củng cố, máy chiếu,.

2. Học sinh: Học bài cũ, coi trước bài mới, bảng nhóm,.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4 phút)

* Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ

Mục tiêu:

- Kiểm tra kiến thức bài cũ

- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.

 

doc 6 trang sontrang 3280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Tiết 16, Bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16
Tiết: 16
BÀI 16. GIEO TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP
Ngày soạn: 20/12/2020
Ngày dạy: 23/12/2020
I.MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm thời vụ và lấy được ví dụ minh họa
- Trình bày được những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng đối với từng loại cây trồng. Nêu được vai trò của thời vụ đối với năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
- Xác định dược những thời vụ gieo trồng chính thuộc vùng mình đang sống (nam bộ) và nêu được một số ví dụ về một số loại cây trồng lương thực, thực phẩm thuộc từng thời vụ.
- Trình bày được nội dung công việc kiểm tra hạt giống, và mục đích của kiểm tra hạt giống.
- Nêu được mục đích xử lí hạt giống và phương pháp xủ lí hạt giống.
- Nêu được yêu cầu kĩ thuật và các phương pháp gieo trồng.
- Phân biệt được các phương pháp gieo hạt: gieo vãi, gieo hàng, gieo hốc. nêu ví dụ minh họa.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm việc với SGK, quan sát, phân tích tranh ảnh.
3. Thái độ: Tích cực học tập, vận dụng vào sản xuất
4. BVMT: bảo vệ môi trường đất 
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực: quan sát, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tìm kiếm mối quan hệ...
- Định hướng năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp.
- Định hướng năng lực vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống gặp phải.
II. PHƯƠNG TIỆN:
1. Giáo viên: Tranh ảnh, phiếu học tập, bài tập củng cố, máy chiếu,...
2. Học sinh: Học bài cũ, coi trước bài mới, bảng nhóm,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: (4 phút)
* Bước 1 – Chuyển giao nhiệm vụ 
Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức bài cũ
- Rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC
SẢN PHẨM CỦA HS
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV cho HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Trình bày mục đích của việc làm đất? Qui trình lên luống?
Câu 2: Nêu các công việc làm đất và mục đích của từng công việc.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trả lời cá nhân
3. Báo cáo, thảo luận:
- Gọi 1 HS trả lời, HS khác bổ sung.
GV liên kết vào bài mới: Sau khi làm đất chúng ta tiến hành gieo trồng. Vậy, khi nào có thể gieo trồng? Trước khi gieo, chúng ta phải làm gì? Có mấy cách gieo trồng?=> bài mới
Nội dung trả lời các câu hỏi.
Hình thức đánh giá: 
- Qua báo cáo của HS, GV đánh giá ghi điểm
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng. (7 phút)
Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm thời vụ và lấy được ví dụ minh họa
- Trình bày được những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng đối với từng loại cây trồng. Nêu được vai trò của thời vụ đối với năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng.
- Xác định dược những thời vụ gieo trồng chính thuộc vùng mình đang sống (nam bộ) và nêu được một số ví dụ về một số loại cây trồng lương thực, thực phẩm thuộc từng thời vụ.
- Rèn năng lực hợp tác và năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt, trình bày ý kiến, nhận định của bản thân.
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC
SẢN PHẨM CỦA HS
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Yêu cầu HS quan hình ảnh trên máy chiếu, làm việc nhóm 2HS, trả lời vào PHIẾU HỌC TẬP 1 
PHIẾU HỌC TẬP 1
1/ Thời vụ là gì? 
2/ Muốn xác định thời vụ gieo trồng, cần dựa vào các yếu tố nào?
3/ Theo em trong 3 yếu tố xác định thời vụ thì yếu tố nào có tính quyết định trong việc xác định thời vụ gieo trồng?
4/ Ở nước ta có các vụ gieo trồng nào? Em hãy hoàn thành bảng sau:
Vụ gieo trồng
Thời gian
Cây trồng
Đông - Xuân
Hè – Thu
Vụ mùa
Vụ đông
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HĐ nhóm hoàn thành phiếu học tập
3. Báo cáo, thảo luận:
HĐ chung: GV gọi 1 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: chốt lại kiến thức.
I. Thời vụ gieo trồng
1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng
- Khí hậu.
- Loại cây trồng.
-Thời kì phát sinh sâu bệnh.
2. Các vụ gieo trồng:
- Vụ đông xuân: thán 11 đến tháng 4, tháng 5 năm sau. Trồng lúa, đỗ lạc, cây ăn quả,...
- Vụ hè thu: tháng 4 đến tháng 7. Trồng lúa, ngô, khoai,...
- Vụ mùa: tháng 6 đến tháng 11. Trồng lúa, rau,...
- Vụ đông: tháng 9 đến tháng 12. Trồng lúa, ngôn khoai, rau, đỗ tương, ...
Hình thức đánh giá: 
- Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác, GV biết được HS đã có được những kiến thức nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp kiểm tra và xử lý hạt giống. (7 phút)
Mục tiêu:
- Phân biệt được cách làm đất, yêu cầu kĩ thuật của việc làm đất đối với cây trồng nước và cây trồng cạn
- Kể ra được dụng cụ truyền thống và hiện đại để làm đất trồng lúa, trồng màu ở địa phuơng; nêu ưu nhược điểm của việc sử dụng mỗi loại dụng cụ đó.
- Mô tả được quy trình lên luống và yêu cầu về độ cao, chiều rộng mặt luống tùy theo địa hình và loại cây.
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC
SẢN PHẨM CỦA HS
1. Chuyển giao nhiệm vụ
- GV:Yêu cầu HS đọc thông tin mục II1, II2 và trả lời:
1/ Mục đích của kiểm tra, xử lí hạt giống là gì?
2/ Phương pháp kiểm tra, xử lí?
- GV: Phân tích thêm về các biện pháp kiểm tra và xử lí hạt giống.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Làm việc cá nhân
3. Báo cáo, thảo luận:
HĐ chung: GV gọi 1 HS nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV: chốt lại kiến thức.
GV cung cấp thêm thông tin:
Bảng 1: Nhiệt độ và thời gian xử lí một số loại hạt giống:
STT
Hạt giống
Nhiệt độ nước (oC)
Thời gian ngâm (phút)
1
Lúa
54
10
2
Ngô
40
10
3
Dưa chuột
50
120
4
Hành tây
50
25
5
Cà chua
50
25
6
Cà các loại
50
30
7
Cải bắp
50
15
Bảng 2: Loại thuốc và khối lượng thuốc xử lý trên 1 kg hạt.
STT
Hạt giống
Loại thuốc
Khối lượng xử lý (g/kg) và thời gian ngâm
Diệt loại bệnh
1
Cà rốt, cải bắp, dưa chuột
TMTD
8
Nấm, vi khuẩn
2
Cà chua, dưa chuột, hành tây
Grandzan
4
Nấm
3
Lúa
Furadan 34%
Ngâm trong 24 giờ
Nấm
II. Kiểm tra và xử lý hạt giống.
1. Kiểm tra hạt giống.
- Nhằm phát hiện hạt tốt để dùng, hạt xấu sẽ loại bỏ.
- Hạt giống đem gieo phải đạt các tiêu chí:
+ Tỷ lệ nảy mầm cao
+ Không có sâu bệnh
+ Độ ẩm thấp
+ Không lẫn giống khác và cỏ dại
+ Sức nảy mầm mạnh
+ Kích thước hạt to
2. Xử lý hạt giống.
- Mục đích: Kích thích hạt nẩy mầm nhanh vừa diệt sâu bệnh hại.
- Xử lí: Bằng nhiệt độ và hoá chất 
Hình thức đánh giá: Thông qua kết quả báo cáo của HS GV đánh giá được ý thức hoạt động nhóm và kết quả đạt được
Hoạt động 3: Tìm hiểu phương pháp gieo trồng (5 phút)
Mục tiêu:
- Nêu được yêu cầu kĩ thuật và các phương pháp gieo trồng.
- Phân biệt được các phương pháp gieo hạt: gieo vãi, gieo hàng, gieo hốc. nêu ví dụ minh họa.
PHƯƠNG THỨC TỔ CHỨC
SẢN PHẨM CỦA HS
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Cho HS hoạt động nhóm 3 phút hoàn thành PHIẾU HỌC TẬP 2: 
PHIẾU HỌC TẬP 2:
1/ Gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào? 
2/ Giải thích các khái niệm: Mật độ, khoảng cách, độ nông sâu.
3/ Người ta thường gieo trồng bằng cách nào?
4/ Quan sát hình 27, 28 và cho biết
- Ưu điểm, nhược điểm của phương pháp gieo hạt.
- Nêu tên các cách trồng hạt
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập
3. Báo cáo, thảo luận:
GV gọi đại diện 1 nhóm trả lời, nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
GV chốt kiến thức.
III. Phương pháp gieo trồng
1. Yêu cầu kĩ thuật:
- Đảm bảo thời vụ; Mật độ; Khoảng cách; Độ nông sâu.
2. Phương pháp gieo trồng
- Gieo hạt: Gieo vãi; Gieo theo hàng; Gieo theo hốc. Áp dụng đối với cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đỗ, rau..) và trong các vuờn ươm cây
- Trồng cây con. Áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày 
- Trồng bằng cách khác: bằng củ, bằng cành 
Hình thức đánh giá: 
- Qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5 phút)
Mục tiêu:
- Tiếp tục phát triển năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp, vận dụng vào thực tiễn nhằm giải quyết các tình huống gặp phải.
- Nội dung HĐ: hoàn thành các câu hỏi/bài tập 
Phương thức tổ chức
Sản phẩm HS cần đạt
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Cho HS làm bài tập:
Câu 1: Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?
- Thời vụ gieo trồng là do con người đặt ra căn cứ theo kinh nghiệm từ xa xưa để lại. Người xưa căn cứ vào điều kiện tự nhiên của từng vùng và quy luật diễn biến khí hậu theo năm để xác định thời vụ cho hợp lý. Trồng đúng thời vụ giúp cây trồng có điều kiện thuận lợi nhất để sinh trưởng, phát triển và từ đó cho năng suất tối đa so với tiềm năng của nó. 
- Mặt khác, trồng đúng thời vụ còn giúp cho cây khoẻ, tạo cho nó có tính chống chịu tốt nhất với các đối tượng sâu bệnh hại trên đồng ruộng. 
Câu 2: Em hãy nêu Ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng?
Gieo bằng hạt
Ưu điểm: tốn ít công lao động, đơn giản, dễ làm, nhanh
Nhược điểm: không đảm bảo được mật độ khoảng cách giữa các cây với nhau, độ nông sâu của cây so với mặt đất, thất thoát nhiều vì sâu kiến
Trồng cây con:
Ưu điểm: ít thất thoát hạt giống, đảm bảo về mật độ, khoảng cách, độ nông sâu
Nhược điểm: lâu, tốn công, yêu cầu kỹ thuật cao hơn
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Làm việc cá nhân.
3. Báo cáo, thảo luận:
GV gọi HS trả lời nhanh.
GV đặt câu hỏi để HS tổng kết nội dung bài học.
Kết quả trả lời các câu hỏi/bài tập
Hình thức đánh giá: 
- Qua các câu trả lời của học sinh, GV cho điểm.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (15 phút)
HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập sau:
Câu hỏi: Xử lí hạt giống nhằm mục đính gì? Ở địa phương em có tiến hành xử lí hạt giống không , nếu có thì thường xử lí theo cách nào?
Trả lời: Xử lý hạt giống bằng cách ngâm vào hóa chất, để diệt trừ các mầm bệnh, trừ rầy khi cây mới mọc như ngâm giống lúa vào dung dịch Actara, Cruiser Plus của công ty sygienta để chống được bệnh bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá và lùn sọc đen.
Có 2 cách để xử lý hạt giống:
+ Xử lý bằng nhiệt độ: tỉ lệ 3 sôi 2 lạnh để kích thích hạt giống mọc khỏe và đều
+ Xử lý bằng hóa chất.
Học sinh thuyết trình về bài tập STEM
5. HOẠT ĐỘNG HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
- Học bài, nắm được:
+ Nắm được mùa vụ gieo trồng; cách kiểm tra, xử lí hạt giống trước khi gieo trồng.
+ Nắm được các phương pháp gieo trồng cây nông nghiệp.
+ Vận dụng vào sản xuất tại gia đình và địa phương.
- Chuẩn bị tiết sau: học bài theo câu hỏi đề cương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_tiet_16_bai_16_gieo_trong_cay_nong_n.doc