Giáo án Đại số 7 - Chương IV: Biểu thức đại số - Năm học 2019-2020 - Trần Hải Nguyên

Giáo án Đại số 7 - Chương IV: Biểu thức đại số - Năm học 2019-2020 - Trần Hải Nguyên

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Học sinh biết kí hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo lũy thừa giảm hoặc tăng của biến . Biết kí hiệu giá trị của một đa thức tại giá trị cụ thể của biến.

2. Kĩ năng: Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến

3. Thái độ: Phát triển và rèn luyện tư duy.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV : SGK , giáo án, phấn màu

2. HS : SGK, Ôn tập khái niệm đa thức, bậc của đa thức, cộng trừ các đơn thức đồng dạng

 

doc 47 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Chương IV: Biểu thức đại số - Năm học 2019-2020 - Trần Hải Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Tuần : 25
Tiết : 51
§1. KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC
 ĐẠI SỐ
Soạn: 2/2/2020
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm về biểu thức đại số .
2. Kĩ nămg: Biết tự tìm được một số ví dụ về biểu thức đại số.
3. Thái độ: Phát triển và rèn luyện tư duy.
II. CHUẨN BỊ : 
1. GV : Bảng phụ ghi đề BT 3 trang 26 và bảng phụ ghi một số biểu thức số và biểu thức đại số
2. HS : Ôn lại biểu thức số. Xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu chương: (2ph)
Trong chương "biểu thức đại số " ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
- Khái niệm về biểu thức đại số 
- Giá trị của một biểu thức đại số
- Đơn thức
- Đa thức
- Các phép tính cộng trừ đơn thức, đa thức, nhân đơn thức
- Nghiệm của đa thức 
HS lắng nghe và xác định nhiệm vụ nhận thức
Hoạt động 2: Nhắc lại về biểu thức số (10ph)
1. Nhắc lại về biểu thức:
Biểu thức số là biểu thức gồm các số liên tục với nhau bởi các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa 
VD: 
2 + 4 - 3; ; 122. 2 + 8
Là những biểu thức số 
HĐ2.1: Ở lớp dưới ta đã biết các số được nối với nhau bởi các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa làm thành 1 biểu thức 
- Vậy em nào có thể cho VD về 1 biểu thức
- GV nhắc lại về biểu thức số 
- Vài HS cho VD về biểu thức .
VD: Biểu thức số biểu thị diện tích hình chữ nhật có chiều rộng 3cm, chiều dài hơn chiều rộng 2cm là:
3.(3+2) cm2
HĐ2.2: Cho HS đọc tìm hiểu VD trong SGK và làm ?1
-Muốn tính diện tích của hình chữ nhật cần biết những số đo nào? 
- Hãy viết biểu thức số biểu thị diện tích h.c.n theo ?1.
Chuyển ý:
-Viết biểu thức tính diện tích của hình chữ nhật biết chiều rộng 5 cm, chiều dài a (cm) ? với a tùy ý
-Giới thiệu 5.a là biểu thức đại số
-Chiều dài (CD), chiều rộng (CR)
Biểu thức số là: 2 . (5 + 8) cm
*HS viết được biểu thức số:
3.(3+2) cm2
Diện tích: 5.a (cm2)
Hoạt động 3: Giới thiệu khái niệm về biểu thức đại số (16ph)
2. Khái niệm về biểu thức đại số 
Biểu thức đại số là biểu thức gồm các số và chữ liên hệ với nhau bởi các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và nâng lũy thừa 
VD : 2x+3y; 5x+; 
Là những biểu thức đại số .
* Các chữ đại diện cho những số tùy ý nào đó gọi là biến số.
* Các quy ước:
x.y = xy
-1.xy = - xy
 1.x = x
* Chú ý: SGK
HĐ3.1: Cho HS xét bài toán:
“ Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có 2 cạnh liên tiếp là 5(cm) và a(cm) “
* GV giải thích : Trong bài toán trên người ta đã dùng chữ a để thay cho một số nào đó. Nên 2.(a+5) là một biểu thức đại số
HĐ3.2: Yêu cầu HS làm ?2
- Em hãy viết biểu thức biểu thị diện tích các hình chữ nhật Có chiều dài hơn chiều rộng 2 cm ?
- Những biểu thức a+2, a(a+2) là những biểu thức đại số 
- Nêu khái niệm về biểu thức đại số ?
- Hãy cho vài VD về biểu thức đại số ?
HĐ3.3: Yêu cầu HS làm?3
- Nhận xét:Trong các biểu thức đại số, các chữ đại diện cho những số tùy ý nào đó, người ta gọi những chữ như vậy là biến số 
- Biểu thức 5x+2y có biến là gì ?
* Cho HS đọc chú ý trang 25SGK
* HS lên bảng viết biểu thức:
2 . ( a + 5 )
* HS lên bảng thực hiện ?2:
Diện tích các hình chữ nhật Có chiều dài hơn chiều rộng 2 cm là
a.( a + 2 )cm2
* Đọc khái niệm SGK
- Vài HS cho VD về biểu thức đại số.
* HS làm?3
a) quãng đường đi được sau x(h) của 1 ô tô với vận tốc 30km/h là: 
30x (km)
b) 5x + 35y (km)
- Biểu thức 5x+2y có x,y là biến 
* HS đọc chú ý SGK.
Hoạt động 4: Củng cố (15ph)
BT1: (Viết biểu thức đại số)
BT2: (Viết biểu thức đại số)
BT3: (nối ý cùng ý nghĩa)
* Cho HS đọc phần "có thể em chưa biết"
- Cho HS làm BT1: Yêu cầu hs đọc đề bài. Gọi 3 HS lên bảng làm BT
- Cho HS làm BT 2
- Cho HS làm BT3 (bảng phụ)
* 2HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- 3HS lên bảng thực hiện:
a) x+y b) x.y c)(x+y)(x-y)
-HS viết được: 
-HS làm BT 3 (2 ph) sau đó 1 HS đọc kết quả
- Kết quả: 1e, 2b, 3a, 4c, 5d
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Nắm vững khái niệm biểu thức đại số 
- Làm các BT4, 5 trang 27 SGK
- Đọc trước bài "§2. Giá trị của một biểu thức đại số "
- Nhận xét tiết học.
Tuần : 25
Tiết : 52
§2. GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC
 ĐẠI SỐ
Soạn: 2/2/2020
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
2. Kĩ năng: Biết cách trình bày lời giải của bài toán tính giá trị của một biểu thức đại số .
3. Thái độ: Có tính cẩn thận khi tính toán và trình bày lời giải mạch lạc.
II. CHUẨN BỊ : 
1. GV : SGK, giáo án, phấn màu, bảng phụ ( BT6 trang 28 SGK )
2. HS : Làm BT và xem trước bài ở nhà .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5ph)
- Thế nào là một biểu thức đại số 
Tính : 
- Gọi 1 HS lên bảng. HS cả lớp làm vào giấy 
- Gọi HS nhận xét GV nhận xét đánh giá - cho điểm 
- HS lên bảng nêu khái niệm biểu thức đại số và tính:
= 3
 = 
Hoạt động 2: Giá trị của một biểu thức đại số (15ph)
1. Giá trị của một biểu thức đại số:
VD1: Tính giá trị của biểu thức 2m+n tại m = 9, n = 0,5
Giải
Thay m = 9, n = 0,5 vào biểu thức, ta được:
 2.9 + 0,5 = 18,5
Ta nói 18,5 là giá trị của biểu thức 2m+n tại m=9, n=0,5
VD2: Tính giá trị của biểu thức 3x2 -5x+1 tại x= -1 và tại x=
Giải: SGK trang 27
HĐ2.1: Tìm hiểu các VD:
* Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức 2m + n tại m=9; n=0,5
* Cho HS làm VD 2
- Gọi 1 HS lên bảng tính giá trị của biểu thức 3x2 -5x+1 tại x= -1
-Thay x = vào biểu thức 
3x2 -5x +1 ta được biểu thức nào? 
- GV hứơng dẫn HS liên hệ phần KT bài cũ .
* HS chú ý theo dõi hướng dẫn của GV và ghi VD1 vào tập học.
*1HS lên bảng cả lớp làm vào vở 
Giải
Thay x= -1 vào biểu thức, ta được 
3(-1)2 - 5(-1) + 1 = 3 + 5+1 = 9
Vậy giá trị của biểâu thức 
3x2 -5x +1 tại x = -1 là 9
- HS liên hệ phần KT bài cũ và đọc kết quả .
* Cách tính:
Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của biến, ta thay giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện phép tính
HĐ2.2: Giới thiệu cách tính:
- Để tính giá trị của 1 biểu thức đại số tại những giá trị cho trước ta làm thế nào ?
- GV nêu cách tính giá trị của biểu thức đại số
- HS trả lòi:
+ B1: Thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức 
+ B2: Thực hiện phép tính
-HS ghi cách tính vào tập học.
Hoạt động 3: Áp dụng (8ph)
2. Áp dụng 
Tính giá trị của biểu thức 
A = 3x2 - 9x tại x =1 và x =
HĐ3.1: Cho HS làm ?1
- Cho HS làm BT ít phút sau đó gọi 2 HS lên bảng 
HĐ3.2: Cho Hs làm ?2
Đọc số em chọn để được câu đúng? Vì sao?
- HS1: Thay x = 1 vào biểu thức A ta được :
A = 3.12 -9.1 = 3 - 9 = -6
- HS2: Thay x = vào biểu thức A, ta được :
A= = 
* Vài HS trả lời:
 Số đúng là 48
Vì: Giá trị của biểu thức x2y tại 
x= -4; y =3 là (-4)2 . 3 = 48
Hoạt động 4: Củng cố (15ph)
BT6: Trò chơi ô chữ
* GV treo bảng phụ đề BT (2 bảng) cho 2 đội thực hiện (mỗi đội 9 em) tính nhanh và điền vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng ở VN
Đội nào tính đúng và nhanh nhất sẽ thắng 
* Hai đội tham gia thực hiện ngay trên bảng
N : x2 = 32 =9
T : y2 = 42 =16
Ă: 
L : x2 - y2 = 32 -42 = -7
M : = 
Ê : 2z2 +1 = 2.52 +1 = 51
H : x2 +y2 = 32 +42 = 25
V : z2 -1 = 52 -1 = 24
I : 2(y+z)=2(4+5) = 18
-7
51
24
8,5
9
16
25
18
51
6
L
Ê
V
Ă
N
T
H
I
Ê
M
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Xem lại các VD
- Làm các BT 7, 8, 9 trang 29 SGK
- Đọc mục có thể em chưa biết 
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
* Bài tập : 
Câu 1: Cho biểu thức y = 3x2 + 1 giá trị của biểu thức tại x = 1 là :
a) – 5 	b) – 2 	c) 3	d) 4
Câu 2 : Cho biểu thức đại số A = x2 – 2xy + y2. Hãy tính giá trị của biểu thức A với :
	a) 	 b) 
Tuần : 26
Tiết : 53
LUYỆN TẬP
Soạn: 12/2/2020
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số tại các giá trị cho trước của biến số.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của một biểu thức đại số .
3. Thái độ:
- Có tính cẩn thận khi tính toán và trình bày lời giải mạch lạc.
II. CHUẨN BỊ : 
1. GV : Hệ thống bài tập cơ bản trong SBT, bảng nhóm ( Mẫu BT11 trang 11 SBT )
2. HS : Làm BT ở nhà, máy tính bỏ túi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8ph)
Cho biểu thức: A= 5x2 + 3x – 1 Tính giá trị biểu thức tại:
 a) x = 0
 b) x = - 1 
 c) x = 
-GV ghi đề lên bảng và gọi 3HS cùng lên bảng thực hiện:
a) HS yếu
b) HS trung bình
c) HS khá
* 3HS lên bảng, cả lớp cùng làm.
-HS1 tính được A = - 1 
-HS2 tính được A = 1
-HS3 tính được A = 
Hoạt động 2: Luyện tập tính giá trị của biểu thức một biến (10ph)
1. Tính giá trị các biểu thức sau:
a) x2 – 5x tại x = - 1; x = 
b) 3x2 – 2x – 5 
tại x = 1 ; x = - 1 
c) x5 + 3x3 + 4 tại x = - 1 
HĐ 2.1: 
* Hướng dẫn HS tính giá trị của biểu thức x2 – 5x tại x = 
-Gọi 2HS lên bảng. Yêu cầu cả lớp cùng làm.
HĐ 2.2: 
-Tổ chức HS giải câu b và câu 3 và rút ra phương pháp chung.
-2HS lên bảng giải câu a)
+HS1:Thay x= -1 vào biểu thức, ta được: 
(-1)2 - 5(-1) = 1 + 5 = 6
Vậy giá trị của biểâu thức 
x2 -5x tại x = -1 là 6
+HS2:Thay x = vào biểu thức, ta được: 
()2 - 5() = 
-HS giải câu b và câu c theo tổ chức của GV.
Hoạt động 3: Luyện tập tính giá trị của biểu thức hai biến (10ph)
2. Tính giá trị các biểu thức sau:
a) 3x2 – xy tại x = - 3; y = - 5
b) 3x – 5y + 1 
tại x = ; y = 
HĐ 3.1: 
- Gọi HS lên bảng giải câu a)
- Chấm điểm tập vài HS và nhận xét kết quả luyện tập của HS.
HĐ 3.2:
- Gọi HS lên bảng giải câu b)
- Yêu cầu HS nhận xét và đánh giá kết quả bài làm của bạn.
-HS1: Tại x = - 3; y = - 5 ta có:
3x2 – xy = 3.(-3)2 – (-3)(-5) = 12
-HS2 : tại x = ; y = ta có:
3x – 5y + 1 = 3. - 5.() + 1=
 = 1 + 1 + 1 = 3
- HS nhận xét đánh giá.
Hoạt động 3: Điền giá trị của biểu thức vào ô trống (10ph)
3. Điền vào bảng sau:
Biểu thức
Giá trị biểu thức tại
x = -2
x = -1
x = 0
x = 1
x = 2
3x – 5
x2
x2-2x+1
- Cho HS hoạt động nhóm (6ph) điền giá trị các biểu thức vào ô trống tương ứng.
- Cho các nhóm nhận xét chéo sau khi đã làm xong.
- Nhận xét chung về kết quả của các nhóm.
- Các nhóm điền giá trị vào bảng nhóm đã được chuẩn bị sẳn.
- Nhóm 1 nhận xét nhóm 2 và ngược lại.
- Nhóm 3 nhận xét nhóm 4 và ngược lại.
- Các nhóm rút kinh nghiệm về bài làm của nhóm mình.
Hoạt động 4: Củng cố (5ph)
BT trắc nghiệm vận dụng:
1. Giá trị của biểu thức
M= - 2x2 – 5x + 1 tại x = 2 là:
a) – 17 b) – 20
c) 20 d) Một số khác 
2. Giá trị của biểu thức
N = 3x2 – 4y – x + 1 
tại x = 1 và y = 2 là:
a) 5 b) – 5
c) 6 d) Một số khác 
- Lần lượt đưa ra 2 BT trắc nghiệm trên bảng phụ và cho HS lựa chọn đáp án bằng cách đưa tay 
- HS suy nghĩ ít phút và đưa ra đáp án lựa chọn.
- Đáp án: 1a ; 2b
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2ph)
Kiến thức cần ghi nhớ: khi thay các biến trong một biểu thức đại số bằng những số đã cho, ta được một biểu thức số. Kết quả nhận được khi thực hiện các phép tính trong biểu thức số đó gọi là giá trị của biểu thức đại số tại các giá trị cho trước của các biến.
Xem lại các bài tập đã giải , lưu ý cách trình bày.
Tìm hiểu bài “ Đơn thức “ chuẩn bị cho tiết sau.
Nhận xét tiết học.
Tuần : 26
Tiết : 54
§3. ĐƠN THỨC 
Soạn: 12/2/2020
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức 
- Nhận biết được đơn thức thu gọn. Phân biệt được phần hệ số, phần biến của đơn thức.
2. Kĩ năng: Biết nhân 2 đơn thức và viết 1 đơn thức thành đơn thức thu gọn.
3. Thái độ: Phát triển và rèn luyện tư duy.
II. CHUẨN BỊ : 
1. GV : bảng phụ ghi ?1 , đề bài tập 10, 11 trang 31 
2. HS : Xem trước nội dung bài 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA BÀI TẬP
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5ph)
- Thế nào là một biểu thức đại số 
AD : làm Bài tập ?1 SGK trang 30 ( bảng phụ )
- Gọi 1 HS lên bảng 
- Cho HS cả lớp làm vào vỡ bài tập.
Gọi HS nhận xét - GV nhận xét cho điểm 
-HS nêu khái niệm biểu thức đại số và làm BT nêu trong bảng phụ.
+ Nhóm 1
3 – 2y ; 10x + y; 5(x + y)
+ Nhóm 2
4x2y; ; 2x2y; -2y
Hoạt động 2: Giới thiệu khái niệm đơn thức (10ph)
1. Đơn thức:
a) Định nghĩa: 
Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm 1 số hoặc 1 biến hoặc 1 tích giữa các số và các biến 
VD : 9; ; y; 2x3y,... là những đơn thức 
b) Chú ý : Số 0 được gọi là đơn thức không 
HĐ2.1: GV nêu vấn đề:
+ Những biểu thức ở nhóm 2 là đơn thức
+ Các biểu thức ở nhóm 1 vừa viết không phải là đơn thức 
- Vậy thế nào là đơn thức ?
- Số 0 có phải là đơn thức không? Vì sao?
- Cho HS làm ?2
HĐ2.2: Cho HS làm BT10:
Bạn Bình viết ba ví dụ về đơn thức như sau:
 (5 – x)x2 ; ; – 5
*HS thu thập và thông hiểu thông tin.
-HS nêu định nghĩa đơn thức 
- Số 0 là 1 đa thức vì 0 cũng là 1 số
- HS cho VD đơn thức 
BÀI TẬP10 
Bạn Bình viết sai một VD: (5-x)x2 Không là đơn thức (vì có chứa phép trừ)
Họat động 3: Nhận biết đơn thức thu gọn (10ph)
2. Đơn thức thu gọn 
Xét đơn thức 10x6y3
Ta nói 10x6y3 là đơn thức thu gọn 
10: là hệ số
x6y3 là phần biến 
Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của 1 số với các biến mà mỗi biến được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương
HĐ3.1: Xét đơn thức 10x6y3
- Trong đơn thức trên có mấy biến ? 
- Các biến đó có mặt mấy lần và được viết dưới dạng nào ?
Ta nói đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn 
- Vậy thế nào là đơn thức thu gọn ?
- Đơn thức thu gọn gồm mấy phần 
- Gọi hs cho 1 VD đơn thức thu gọn và chỉ ra phần hệ số và phần biến của đơn thức 
- Cho HS đọc chú ý 
- Trong BT ?1 những đơn thức nào là đơn thức thu gọn 
HĐ3.2: Cho HS làm BT12
- Đơn thức 10x6y3 có 2 biến x,y các biến đó có mặt 1 lần dưới dạng lũy thừa với số mũ nguyên dương 
- HS nêu khái niệm đơn thức thu gọn 
- Gồm 2 phần, phần hệ số và phần biến 
- HS cho VD tuỳ ý.
- HS đọc chú ý 
4x2y; 2x2y; -2y
- BT 12
a) 2,5x2y có hệ số 2,5 ;phần biến x2y 
b) Thay x=1 và y=-1 vào 2,5x2y ta được: 2,5(1)2(-1) = -2,5
Họat động 4: Bậc của đơn thức (7ph)
3. Bậc của đơn thức 
Trong đơn thức 2x5y3z
 Biến x có số mũ 5
 Biến y có số mũ 3
 Biến z có số mũ 1
Tổng các số mũ của các biến là 9
Ta nói đơn thức 2x5y3z có bậc là 9
Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó
- Số thực khác 0 là đơn thức bậc không. Số 0 là đơn thức không có bậc 
Cho đơn thức 2x5y3z
- Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không ? 
- Hãy xác định hệ số và phần biến ? số mũ của mỗi biến 
- Tổng các số mũ của các biến là bao nhiêu ?
- Ta nói 9 là bậc của đơn thức 2x5y3z
- Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0
-Số thực a có bậc là mấy? Vì sao?
* Giới thiệu bậc của số 0
- Hãy tìm bậc của các đơn thức sau :-5 ; ; 3x2y3z; x6y6
-Đơn thức 2x5y3z là đơn thức thu gọn 
+ 2 là hệ số 
+ x5y3z là phần biến 
+số mũ của x là 5, của y là 3 của z là 1
- Tổng các số mũ của các biến là 9
-HS nêu bậc của đơn thức
- có bậc là 0 vì a = a.x0 
- HS tìm bậc của các đơn thức đã cho 
Hoạt động 5: Nhân 2 đơn thức (6ph)
4. Nhân 2 đơn thức: 
a) Nhân hai đơn thức :
2x2y và 9xy4
Giải
2x2y.9xy4 =(2.9)(x2.x).(y.y4)
 = 18x3y5 
b) Qui tắc: 
Muốn nhân 2 đơn thức ta nhân hệ số với nhau, và nhân các phần biến với nhau
HĐ5.1: Cho 2 biểu thức 
A = 32.167; B=34.166
Tính A.B ?
Bằng cách tương tự có thể thực hiện phép nhân 2 đơn thức.
- Cho 2 đơn thức:
2x2y và 9xy4
Hãy tìm tích của 2 đơn thức trên
- Muốn nhân 2 đơn thức ta làm thế nào ?
- Cho HS đọc chú ý SGK
-HS nêu cách làm 
A . B = (32.167)(34.166)
 = (32.34)(167.166)
 = 36 .1613
- 1 HS lên bảng 
-HS nêu qui tắc nhân 2 đơn thức 
HS đọc chú ý 
Hoạt động 6: Củng cố (6ph)
BT13:
- Cho HS làm BT 13
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT
- Cho HS làm ít phút sau đó gọi HS lên bảng 
BT 13
a) 
=(=
= có bậc là 7
b) 
= = 
= có bậc là 12
Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Nắm vững các kiến thức cơ bản của bài 
- Làm BT 11,14 trang 32
- Xem trước bài " Đơn thức đồng dạng "
- Nhận xét tiết học.
* Bài tập: 
Câu 1: Biểu thức nào sau đây là đơn thức:
	a) 	b) 2x + 3	c) 2xy2 	d) 
Câu 2: Đơn thức có bậc là:
	a) 5	b) 6	c) 7	d) 8
Câu 3: Đơn thức được thu gọn thành:
	a) 	b) 	c) 	d) 
Tuần : 27 
Tiết : 55
§4. ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
Soạn: 22/2/2020
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là hai đơn thức đồng dạng.
2. Kĩ năng: Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
3. Thái độ: Phát triển và rèn luyện tư duy.
II. CHUẨN BỊ : 
1. GV :Đề BT 15 trang 34
2. HS : Xem trước nội dung bài ở nhà 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5ph)
- Thế nào là đơn thức ? Cho VD đơn thức bậc 4 có biến là x, y, z
Viết 3 đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức đã cho và 3 đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức đã cho
- Gọi 1 HS lên bảng 
- HS lên bảng nêu khái niệm đơn thức và cho ví dụ 
Hoạt động 2: Đơn thức đồng dạng (12ph) 	
1. Đơn thức đồng dạng:
1.1) Định nghĩa :
Hai đơn thức đồng dạng là 2 đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến
1.2) Ví dụ : 
2x3y2; -5x3y; là những đơn thức đồng dạng
1.3) Chú ý : Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng 
HĐ2.1: GV vận dụng BT kiểm tra bài cũ giới thiệu đơn thức đồng dạng
- Thế nào là hai đơn thức đồng dạng
-Em hãy cho VD về 2 đơn thức đồng dạng 
- Cho HS đọc chú ý SGK
-2; ; 0,5 được coi là các đơn thức đồng dạng
Cho HS làm ?2
HĐ2.2: HS làm BT 15 ( bảng phụ)
- HS theo dõi
- HS nêu định nghĩa 2 đơn thức đồng dạng
- HS cho VD
- 1 HS đọc chú ý 
BT?2 
0,9 xy2 và 0,9 x2y không đồng dạng vì có 2 phần biến khác nhau
+Nhóm1:
+ Nhóm 2: xy2; -2xy2; 
Hoạt động 3: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng (17ph)
2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng: 
2.1) Qui tắc : 
Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến 
2.2)Ví dụ :
a) 2x2y + x2y = (2+1)x2y
 = 3x2y
b) 3xy2 - 7xy2 = (3-7)xy2
= -4xy2
HĐ3.1: GV cho HS nghiên cứu SGK rồi tự rút ra qui tắc 
- Để cộng, trừ các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ?
- Em hãy vận dụng qui tắc để cộng các đơn thức sau :
a) xy2 + (-2xy2) + 8xy2
b) 5ab - 7ab - 4ab 
HĐ3.2: Cho HS làm ?3
Ba đơn thức xy3; 5xy3 và -7xy3 có đồng dạng không ? vì sao ?
Em hãy tính tổng 3 đơn thức đó 
- HS nghiên cứu SGK
-HS nêu qui tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
- Hs cả lớp làm BT vào vở 
2 HS lên bảng làm: 
a) xy2 +(-2xy2)+8xy2
= (1-2 + 8) xy2 = 7xy2
b) 5ab - 7ab - 4ab = (5 -7 - 4)ab
= - 6ab
- Ba đơn thức xy3; 5xy3 và -7xy3 đồng dạng vì chúng có phần biến giống nhau và hệ số khác 0
5xy3 + (-7xy3) + xy3 = -xy3
Hoạt động 4: Luyện tập (10ph)
BT16:
BT18:
- HS cả lớp đọc đề BT
- Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
- Cho HS làm Bt sau đó gọi 1 HS lên bảng 
- GV treo bảng phụ đề BT và phát cho các nhóm đề BT
BT 16 trang 34
- Tính tổng 3 đơn thức 
25xy2 + 55xy2 + 75xy2 =155xy2
BT 18 trang 35
HS họp nhóm làm nhanh và điền ngay kết quả vào giấy được phát 
 V : 2x2 + 3x2 - N : 
 H : xy - 3xy + 5xy Ă : 7y2z3 + (-7y2z3) 
 Ư : 5xy - U : - 6x2y - 6x2y 
 Ê : 3xy2 - (-3xy2) L : 
6xy2
0
3xy
-12x2y
LÊ VĂN HƯU
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (1ph)
- Cần nắm vững thế nào là hai đơn thức đồng dạng
- Làm thành thạo phép cộng, trừ các đơn thức đồng dạng 
- Làm BT 17, 19, 20 trang 35, 36 SGK
* Bài tập TN: 
Câu 1: Đơn thức đồng dạng với đơn thức nào sau đây?
	a) 3xy	b) 	c) 2x2y + 1	d) 
Câu 2: Kết quả của phép tính bằngL
a) 	b) 	c) 	d) Kết quả khác
Tuần : 27
Tiết : 56
LUYỆN TẬP
Soạn: 28/2/2020
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Học sinh được củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.
2. Kĩ năng: HS được rèn luyện kỹ năng tính giá trị của một biểu thức đại số, tính tích các đơn thức, tính tổng vàhiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức.
3. Thái độ: Phát triển và rèn luyện tư duy. Có tính cẩn thận khi thực hiện các phép tính.
II. CHUẨN BỊ : 
1. GV : Bảng phụ đề BT trắc nghiệm. 
2. HS : Ôn lại các biểu thức đại số, giá trị của 1 biểu thức đại số, nhân các đơn thức, tính tổng hiệu các đơn thức, đơn thức đồng dạng, bậc của đơn thức.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Họat động 1: Kiểm ra bài cũ (8ph)
- Thế nào là 2 đơn thức đồng dạng?
- Cho VD 3 đơn thức đồng dạng có bậc là 3 và có 2 biến số x,y
Tính tổng của 3 đơn thức đó
- GV nêu câu hỏi kiểm tra và BT áp dụng 
- GV và HS nhận xét đánh giá cho điểm 
- HS nêu định nghĩa 2 đơn thức đồng dạng
Làm BT áp dụng cho 3 đơn thức đồng dạng và tính tổng của 3 đơn thức đó 
Họat động 2: Luyện tập (30ph)
1) Tính giá trị của biểu thứ: c 
Bài 19 trang 36
16x2y5 - 2x3y2 tại x = 0,5; y = -1
HĐ 2.1: Cho Hs đọc đề BT 
- Muốn tính giá trị biểu thức 
16x2y5 - 2x3y2 tại x = 0,5, y = -1 ta làm thế nào ?
- Các em hãy thực hiện bài toán đó 
- Gọi 1 HS lên bảng 
- Hướng dẫn HS đổi x = 0,5 = thay vào biểu thức có thể rút gọn dễ dàng
- HS đọc đề BT
- Thay giá trị x = 0,5 , y = -1 vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính trên các số 
Giải
Thay x = 0,5 ; y = -1 vào biểu thức, ta được:
 16(0,5)2(-1)5 - 2(0,5)3(-1)2 =
= 16.0,25(-1) - 2.0,125.1
= - 4 - 0,25
= - 4,25
2) Tính tích và tìm bậc đơn thức:
Bài 22 trang 36
Tính tích và tìm bậc của đơn thức nhận được:
a) 
b) 
HĐ2.2: Cho HS đọc đề BT, xác định yêu cầu
- Muốn tính tích các đơn thức ta làm thế nào ?
- Thế nào là bậc của đơn thức 
- Cho HS làm BT
- Gọi 2 HS lên bảng
- Nhận xét, phê điểm
*HS đọc đề BT
- Nhân các hệ số với nhau, nhân các phần biến với nhau 
Tổng các số mũ của các biến
-HS1:=
= có bậc là 8
-HS2: 
= 
= có bậc là 8
3) Điền các đơn thức thích hợp vào ô trống
Bài 23 trang 36
HĐ2.3: Gọi 2 HS lên bảng 
- GV cho 3 HS xung phong và gọi 3 tập bắt buộc 
- GV và HS nhận xét đánh giá cho điểm
Giải
a) 3x2y + 2x2y = 5x2y
b) -5x2 - 2x2 = -7x2
c) 4x5 + 3x5 + (-6x5) = x5
4) Tính tổng các đơn thức
Bài 21 trang 36
*GV treo bảng phụ đề BT
- Muốn tính tổng hoặc hiệu các đơn thức đó ta làm thế nào ?
- Cho HS làm BT
- GV và HS nhận xét bài giải trên bảng.
Giải
= 
= ( = xyz2
Hoạt động 3: Củng cố (5ph)
BT trắc nghiệm:
Cho b.thức t2zx. 5tz2.z
Thu gọn biểu thức trên ta được đơn thức nào sau đây:
a) 10t4z3x b) – 10t3z4x
c) 10t3z4x d) - 10t3z4x2
- Muốn cộng, trừ các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào ?
- Muốn nhân các đơn thức ta làm thế nào ?
- Cho HS làm bài tập trắc nghiệm
- Cộng (trừ) hệ số, giữ nguyên phần biến
- Nhân hệ số với nhau, các phần biến với nhau 
- HS suy nghĩ và chọn câu b).
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Làm các BT 19, 20, 21, 22, 23 trang 12, BT 12 SBT
- Xem trước bài "Đa thức"
- Trong các biểu thức sau biểu thức nào không là đơn thức?
3x2yz; 7x2 + 2y; -4y2; 3x2 +y2 - 2xy
Có nhận xét gì về các biểu thức đó?
Tuần : 28
Tiết : 57
§5. ĐA THỨC
Soạn: 5/3/2020
Dạy : 
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết đa thức thông qua một số VD cụ thể
2. Kĩ năng: Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức 
3. Thái độ: Phát triển và rèn luyện tư duy.
II. CHUẨN BỊ : 
1. GV : Đề bài tập 28 trang 38 SGK. Bảng phụ ghi BT trắc nghiệm.
2. HS : Xem trước nội dung bài 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5ph)
* Định nghĩa đơn thức 
Áp dụng : trong các biểu thức sau biểu thức nào là đơn thức : 3x2yz; 7x2 +2y; -4y2; 3x2 +y2 +2xy
* GV nêu câu hỏi và ghi đề BT áp dụng. 
- Gọi hs lên bảng kiểm tra 
- GV và HS nhận xét - cho điểm 
- 1 HS lên bảng định nghĩa đơn thức 
- Áp dụng 
các biểu thức sau là đơn thức 3x2yz; -4y2
Hoạt động 2: Giới thiệu định nghĩa đa thức (10ph)
1- Đa thức:
a) Định nghĩa : 
Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó 
b) VD : x2 +y2 +2xy
3x2 - y2 + - 7x
là những đa thức
- Kí hiệu đa thức bằng chữ cái in hoa A, B, C , .....
VD : A = x2 +y2+2xy
c) Chú ý : Mỗi đơn thức được coi là đa thức 
HĐ2.1: GV sử dụng những biểu thức không phải là đơn thức của phần kiểm tra giới thiệu đa thức 
- Gọi HS phát biểu định nghĩa đa thức 
HĐ2.2: GV cho ví dụ và phân biệt hạng tử
- Đa thức 3x2 +2xy +1 có mấy hạng tử ?
Gọi HS cho VD về đa thức và chỉ rõ các hạng tử của chúng 
- GV giới thiệu cách viết kí hiệu đa thức 
- HS phát biểu định nghĩa đa thức
- HS chú ý theo dõi 
- Có 3 hạng tử 
- Hs cho VD đa thức 
- HS tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 3: Thu gọn đa thức (10ph)
2- Thu gọn đa thức 
VD:Thu gọn đa thức sau 
N = x2y -3xy + 3x2y -3 + xy + 
= x2y +3x2y +xy -3xy- -3+5
= 4x2y -2xy - + 2
HĐ 31: Nêu ví dụ.
-Trong đa thức :
N = x2y -3xy +3x2y-3+xy-
có những hạng tử nào đồng dạng với nhau ?
- Em hãy cộng các đơn thức đồng dạng trong đa thức N
- Gọi 1 HS lên bảng 
- Trong đa thức N còn hạng tử nào đồng dạng nữa hay không ?
- Vậy đa thức N là đa thức đã thu gọn 
HĐ3.2: Cho HS làm BT 26 và ?2
- Các hạng tử đồng dạng 
x2y và 3x2y
- 3xy và xy
- 3 và 5
- HS lên bảng 
N = x2y -3xy +3x2y-3+xy-
N = 4x2y -2xy -
- Không còn hạng tử đồng dạng 
- HS làm BT 26 và ?2
Hoạt động 4: Tìm bậc của đa thức (12ph)
3- Bậc của đa thức 
a) Ví dụ : Cho đa thức 
M = x2y5 -xy4+y6+1
Bậc cao nhất trong các hạng tử là 7
Ta nói đa thức M có bậc là 7
Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó 
b) Chú ý : 
Số 0 là đa thức không và không có bậc
Khi tìm bậc của một 9a thức, trước hết phải thu gọn đa thức đó 
HĐ4.1: Cho đa thức 
M = x2y5 -xy4+y6+1
- Hãy tìm bậc của từng đơn thức 
- Bậc cao nhất trong các hạng tử là bao nhiêu ?
- Giới thiệu bậc của đa thức M 
- Vậy bậc của đa thức là gì ?
HĐ4.2: Cho Hs làm ?3
- Muốn tìm bậc của đa thức trước hết ta phải làm gì ?
HĐ4.3: Cho Hs làm BT 28 (bảng phụ)
- Yêu cầu HS đọc chú ý SGK
* HS thực hiện:
x2y5 có bậc là 7
-xy4 có bậc là 5
y6 có bậc là 6
1 có bậc là 0
- Bậc cao nhất trong các hạng tử là 7
- HS nêu bậc của đa thức như SGK
*HS làm ?3 
Vậy đa thức Q có bậc là 4
- Muốn tìm bậc của đa thức trước hết ta phải thu gọn đa thức đó 
BT 28 Bạn Sơn đúng, những bạn còn lại sai; Vì đa thức M có bậc là 8
- HS đọc chú ý 
Hoạt động 5: Củng cố (6ph)
BT trắc nghiệm:
Cho đa thức:
M = x6 + x2y3 – x3y2 – x6
Bậc của đa thức M là:
a) 6 b) 5
c) 0 d) kết quả khác
-Tìm bậc của đa thức sau :
a) 3x2 - 
b) 3x2 +7x3 -3x3 +6x3-3x2
- Cho HS làm BT trắc nghiệm.
a) 3x2 - 
= 2x2 + có bậc là 2
b) 3x2 +7x3 -3x3 +6x3-3x2 = 10x3 có bậc là 3
- HS suy nghĩ và chọn câu b)
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Kiến thức cần ghi nhớ:
* Muốn tìm bậc của một đa thức ta làm như sau:
+ Thu gọn đa thức bằng cách cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
+ Bậc của đa thức chính là bậc của hạng tử có bậc cao nhất có trong đa thức thu gọn. 
- Làm BT : 26, 27 trang 38 SGK.
- Xem trước bài " cộng, trừ đa thức "
- Nhận xét tiết học.
Tuần : 28
Tiết : 58
§6. CỘNG, TRỪ ĐA THỨC
Soạn: 6/3/2020
Dạy : 
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức: Học sinh biết cộng, trừ đa thức 
2

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_chuong_iv_bieu_thuc_dai_so_nam_hoc_2019_202.doc