Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 53, Bài 5: Đa thức - Năm học 2020-2021 - Phạm Phúc Đinh

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 53, Bài 5: Đa thức - Năm học 2020-2021 - Phạm Phúc Đinh

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh nêu được khái niệm đa thức, cách thu gọn được đa thức, cách tìm bậc của đa thức.

2. Năng lực cần hình thành:

- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực tính toán, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực làm chủ bản thân, năng lực hợp tác, năng lực suy luận.

- Năng lực chuyên biệt: năng lực thu gọn và tìm bậc đa thức, năng lực đội nhóm, năng lực giải quyết bài toán thực tế.

3. Phẩm chât: Có trách nhiệm với việc học tập, rèn luyện nếp học chủ động, có tinh thần đội nhóm.

II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Bảng phụ, máy tính, thước, phấn màu, máy chiếu. Đồ dùng giáo viên.

- Học sinh: Kiến thức bài cũ, bảng phụ, đồ dùng học sinh, xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a, Mục tiêu: Kích thích học sinh suy nghĩ về tên gọi của biểu thức đại số gồm tổng các đơn thức.

b, Nội dung: Học sinh viết được tổng của các đơn thức.

c, Sản phẩm: Hoàn thành bảng.

d, Tổ chức thực hiện: Cá nhân, nhóm đôi

 

docx 7 trang sontrang 5060
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 53, Bài 5: Đa thức - Năm học 2020-2021 - Phạm Phúc Đinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÊ LINH
TRƯỜNG THCS TỰ LẬP 
------------˜&™------------
 	Họ và tên	: PHẠM PHÚC ĐINH
 	Môn dự thi	: Toán học
 	Đơn vị	: Trường THCS Tự Lập
Năm học: 2020 - 2021
Ngày soạn: 14.3.2021
Ngày dạy: 16.3.2021 TIẾT 53: §5. ĐA THỨC 
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh nêu được khái niệm đa thức, cách thu gọn được đa thức, cách tìm bậc của đa thức.
2. Năng lực cần hình thành: 
- Năng lực chung: Năng lực tư duy, năng lực tính toán, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực làm chủ bản thân, năng lực hợp tác, năng lực suy luận.
- Năng lực chuyên biệt: năng lực thu gọn và tìm bậc đa thức, năng lực đội nhóm, năng lực giải quyết bài toán thực tế.
3. Phẩm chât: Có trách nhiệm với việc học tập, rèn luyện nếp học chủ động, có tinh thần đội nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Bảng phụ, máy tính, thước, phấn màu, máy chiếu. Đồ dùng giáo viên.
- Học sinh: Kiến thức bài cũ, bảng phụ, đồ dùng học sinh, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a, Mục tiêu: Kích thích học sinh suy nghĩ về tên gọi của biểu thức đại số gồm tổng các đơn thức.
b, Nội dung: Học sinh viết được tổng của các đơn thức.
c, Sản phẩm: Hoàn thành bảng.
d, Tổ chức thực hiện: Cá nhân, nhóm đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Đề phòng chống đại dịch Covid 2019. Trạm y tế xã Tự Lập, lên kế hoạch phun khử khuẩn toàn bộ khu dân cư của thôn Phú Mỹ năm 2021. Trong ngày thứ nhất, trạm trưởng y tế bác sỹ Nguyễn Thị Biên lên kế hoạch phun khử khuẩn 3 khu dân cư xóm 6, xóm 7, xóm 8 giả sử các khu đó có hình ảnh như sau:
x(m)
y(m)
Xóm 7
Xóm 8
Xóm 6
Thầy yêu cầu:
Tính diện tích xóm 6, xóm 7, xóm 8 và tổng diện tích phải phun khử khuẩn của cả 3 xóm.
Hoàn thành bảng sau?
TT
Phun dịch dân cư
Diện tích
1
Xóm 6
x2
2
Xóm 7
y2
3
Xóm 8
4
Tổng cả 3 xóm
Vậy biểu thức có tên gọi là gì?
Bậc của nó được xác định như thế nào?
Tìm hiều thêm một số đơn vị kiến thức về những biều thức dạng này.
Thầy và các em cùng vào bài học ngày hôm nay: Tiết 53: ĐA THỨC
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
a, Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm đa thức, chỉ ra các hạng tử trong đa thức, học sinh thu gọn được đa thức, học sinh tìm được bậc của đa thức.
b, Nội dung: Học sinh nhận biết đa thức từ ví dụ và rút ra khái niệm đa thức. Học sinh áp dụng tính chất kết hợp và giao hoán để rút gọn đa thức. Học sinh thảo luận ?3 và rút ra cách tìm bậc của đa thức.
c, Sản phẩm: Khái niệm đa thức. thu gọn được các đa thức, tìm được bậc của đa thức.
d, Tổ chức thực hiện: Cá nhân, đội nhóm, nhóm nhỏ.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV: Cho biểu thức:
 (1)
 (2)
- Gv: Các biểu thức (1), (2) là các ví dụ về đa thức.
- Vậy đa thức là gì?
- Hs: Xác định hạng tử của đa thức (1), (2) 
- Gv: Để cho gọn ta thường kí hiệu cho đa thức bằng các chữ cái in hoa như: A, B, C, ....
 - Đơn thức có là đa thức không? 
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”
Gv: Giới thiệu thể lệ cuộc chơi.
B
ả
n
g
 X X X X(Đội 1
 X(Điều khiển)
 X X X X(Đội 2
Gv: Chuyển giao nhiệm vụ cho trò
Người điều khiển
- Người điều khiển chọn ra 2 đội trưởng
- Đội trưởng chọn ra thành viên của đội mình
- Thời gian chơi trong vòng 60 giây.
 Hãy viết ví dụ về đa thức (được nhiều nhất có thể).
Gv: Kết thức trao thưởng cho đội thắng cuộc.
 Trong các ví dụ của các em thầy thấy có đa thức A ..... có hạng tử đồng dạng. Vây cộng trừ đa thức đồng dạng lại với nhau thì ta được đa thức mới không có hạng tử đồng dạng. Quá trình như vậy gọi là thu gọn đa thức. Vậy cách làn như thế nào thầy và các em chuyển sang mục 2 thu gọn đa thức.
1. Đa thức 
Xét các biểu thức:
 (1)
(2)
- Các biểu thức (1), (2) là các ví dụ về đa thức.
Định nghĩa: (SGK-37)
Kí hiệu: Đa thức bằng các chữ cái in hoa A, B, C, ........
- Chẳng hạn: 
 ...........................
Chú ý: 
+) Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
+) Số 0 là đa thức không
?1 Cho ví dụ về đa thức (Thời gian chơi trong vòng 60 giây)
- Giáo viên đưa ra đa thức:
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Tìm các hạng tử của đa thức.
- Tìm các hạng tử đồng dạng với nhau.
- Áp dụng tính chất kết hợp và giao hoán, em hãy nhóm và cộng các hạng tử đồng dạng đó với nhau.
- Cộng trừ các hạng tử đồng dạng lại với nhau
GV: Đa thức trên là dạng thu gọn của đa thức. 
 ? Thu gọn đa thức là gì.
* HS trả lời, GV nhận xét đánh giá câu trả lời.
* GV chốt cách thu gọn đa thức.
- Yêu cầu học sinh làm ?2
Gv: Tìm bậc của 10x3 
Do đó bậc của đa thức M là bậc 3 
Vậy làm thế cách tìm được bậc của đa thức thầy và các chuyển sang mục 3 bậc của đa thức. 
2. Thu gọn đa thức. 
Xét đa thức:
Ta có: 
Các bước thu gọn đa thức
- B1: Tìm hạng tử đồng dạng
- B2: Nhóm các hạng tử đồng dạng
- B3: Cộng hạng tử đồng dạng lại với nhau
?2 Thu gọn đa thức sau: 
Ta có: 
 Vậy:
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
? Tìm bậc của các hạng tử có trong đa thức:
Hạng tử có bậc là 7
Hạng tử có bậc là 5
Hạng tử có bậc là 6
Hạng tử 1 có bậc là 0
Ta có hạng tử bậc cao nhất trong đa thức là 7. Nên ta nói bậc của đa thức N là 7 
Gv: Bậc của đa thức là gì?
- Nêu các bước tìm bậc của một đa thức ?
- Gv giới thiệu chú ý
Gv yêu cầu HS làm ?3 Tìm bậc của đa thức 
Thầy có tình huống sau:
- Bạn Anh cho rằng: “Đa thức Q có bậc là 5, vì bậc cao nhất trong các bậc các hạng tử bằng 5”
- Bạn Linh cho rằng: “Đa thức Q có bậc là 4, vì bậc cao nhất trong các bậc các hạng tử bằng 4”
Vậy với khiến thức được học của e thì bạn nào trả lời đúng? Vì sao?
GV nhận xét đánh giá câu trả lời.
3. Bậc của đa thức 
Cho đa thức 
Hạng tử có bậc là 7
Hạng tử có bậc là 5
Hạng tử có bậc là 6
Hạng tử 1 có bậc là 0
Bậc của đa thức N là 7
Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó. 
Các bước tìm bậc của đa thức
B1: Thu gọn đa thức (nếu chưa thu gọn)
B2: Tìm bậc của mỗi hạng tử trong đa thức (đã thu gọn)
B3: Kết luận hạng tử có bậc cao nhất chính là bậc của đa thức.
Chú ý: 
- Khi tìm bậc của đa thức, trước tiên ta phải thu gọn đa thức.
- Đa thức 0 không có bậc.
?3 Tìm bậc của đa thức Q 
Đa thức Q có bậc là 4
3. Hoạt động 3: Luyện tập 
a, Mục tiêu: Củng cố vận dụng cách viết đa thức, thu gọn và tìm bậc của đa thức
b, Nội dung: Xác định đa thức và tìm bậc của chúng
c, Sản phẩm: Trình bài giải của bài 1, bài 2
d, Tổ chức thực hiện: Cá nhân, nhóm đôi
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
- Chuyển giao nhiệm vụ cho HS
Làm bài 1: Trong các biểu thức đại số sau, hãy khoanh tròn vào biểu thức không phải là đa thức:
Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm có 2 thành viên thảo luận trong 3 phút.
Điều hành gọi 2 đại diện 2 nhóm lên bảng thực hiện
- GV nhận xét đánh giá.
Bài 2: Hãy tìm bậc của các đa thức ở trên
Gv Hỏi vấn đáp nhanh HS
4. Luyện tập
Bài 1: Trong các biểu thức đại số sau, hãy khoanh tròn vào biểu thức không phải là đa thức:
Chọn biểu thức C vì hạng tử không là đơn thức.
Bài 2: Hãy tìm bậc của các đa thức ở trên
Bậc của đa thức A là 5
Bậc của đa thức B là 6
Bậc của đa thức E là 0
Bậc của đa thức D là 1
Bậc của đa thức F là không có bậc
4. Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố
a. Mục tiêu: Nhận biết được đa thức, bậc của đa thức, tính giá trị của đa thức
b. Nội dung: Tổng hợp các kiến thức, bài tập thực tế.
c. Sản phẩm: Lời giải, trình bày của học sinh đúng.
d. Tổ chức thực hiện: Cá nhân, nhóm, .......
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv giới thiệu bài 3:
Bài 3: Giáo viên trường THCS Tự Lập mua ủng hộ nông sản bà con xã Tráng Việt ở huyện Mê Linh do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Giá củ cải là x (nghìn đồng/kg) và cà chua là y (nghìn đồng/kg). Hãy biểu thị số tiền mua:
a) 500 kg củ cải và 250kg cà chua.
b) Số tiền giáo viên trường THCS Tự Lập mua ủng hộ là bao nhiêu?
c) Biểu thức ở trên có phải là đa thức không?
d) Tìm bậc của đa thức trên.
e) Tính số tiền mà giáo viên trường ta mua ủng hộ bà con xã Tráng Việt khi biết giá củ cải là 5000đ/kg và cà chua là 3000đ/kg
GV nhận xét đánh giá.
Khai thức bài toán 3
a. Đặt bài toán mới
b. Tính giá trị của biểu thức
...........
Hướng dẫn về nhà
Bài 4: Cho biểu thức sau:
a) Biểu thức trên là đa thức không? Vì sao?
b) Nếu biểu thức trên là đa thức, hãy thu gọn nó.
c) Tìm bậc của đa thức trên
d) Tính giá trị của đa thức khi
 x = 1 và x = - 2
e) Tính giá trị của đa thức khi x thỏa mãn 
 2x – 1 = 5
f) ..
1. Nắm vững định nghĩa đa thức, cách thu gọn và tìm bậc của đa thức.
2. Vẽ sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức bài học.
3. Làm bài 24 đến 28/Sgk-38; bài 22; 23/ Sbt-23.
4. Xem trước nội dung bài 6 “Cộng, trừ đa thức”
5. Củng cố
Bài 3: 
Bài giải
a) Ta có 500 kg củ cải giá tiền là: 
 500x (nghìn đồng) 
và 250kg cà chua giá tiền là: 
 250y (nghìn đồng)
b) Số tiền giáo viên trường THCS Tự Lập mua ủng hộ là:
 A = 500x + 250y (nghìn đồng)
c) Biểu thức A = 500x + 250y là đa thức
d) Bậc của đa thức 
 A= 500x + 250y là bậc 1
e) Khi biết giá củ cải là 5000đ/kg và cà chua là 3000đ/kg tức tính A biết x=5000 (đ) và y = 3000 (đ)
Do đó A = 500.5000 + 250.3000
 A = 2500000 + 750000
 A = 3250000đ
Vậy giáo viên trường ta mua ủng số tiền là: 3.250.000đ 
Bài 4: 
Gợi ý
a. Biểu thức P là đa thức vì mỗi hạng tử của P là đơn thức.
b. Ta có 
 .........................
 ........................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_53_bai_5_da_thuc_nam_hoc_2020_2021.docx