Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 20 đến 23 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 20 đến 23 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu

Hoạt động 1: Khởi động

a) Mục đích:

- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.

b) Nội dung:

 - GV cho HS sánh vai tình huống sau:

 Mẹ (Buồn bã, lo lắng ngồi nói một mình): Đã hơn 12 giờ trưa mà An đi học vẫn chưa về, 11h đã tan học rồi mà. Từ trường về nhà cũng chỉ mất 5 phút, cơm canh nguội lạnh hết rồi.

 An (Vui vẻ, vô tư cười nói): Chào mẹ! Con đến nhà bạn mượn sách nên về muộn. Mình ăn cơm nhé.

 Ăn cơm xong An vội vàng tìm trong đống tập sách lộn xộn 2 quyển vở rồi báo với mẹ là mình đi học thêm. Buổi tối, cả nhà sốt ruột đợi An về ăn cơm thì An lại không ăn và cho hay mới đi sinh nhật bạn về. An đi ngủ và không quên quay lại nói với mẹ “Sáng mai mẹ gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập nhé!”

 Câu hỏi: Các bạn hãy nhận xét việc làm của An trong tình huống trên.

 c) Sản phẩm:

 - HS sánh vai và trả lời câu hỏi: An sống và làm việc tùy tiện, không biết sắp xếp và tự mình xây dựng kế hoạch công việc, thích gì làm đó làm cho mẹ buồn và lo lắng nhiều.

 d) Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên có thể cùng HS xây dựng lời thoại và tập diễn xuất trước.

- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ chung.

- Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân.

- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: An luôn tùy tiện thực hiện mọi việc, từ giờ giấc học tập, thời gian ăn uống, nghỉ ngơi cho đến cách sắp xếp sách vở của mình. Điều này làm cho mẹ An rất lo lắng và buồn lòng, các hoạt động học tập và giải trí của An có thể không thực hiện được theo mong muốn. Vì thế An cần thay đổi và làm việc một cách có kế hoạch.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Mục b. Rèn luyện lối sống và làm việc có kế hoạch

a) Mục đích:

 - Giáo viên hướng dẫn để HS biết cách rèn luyện sống và làm việc có kế hoạch.

b) Nội dung:

- GV đặt vấn đề và đàm thoại để học sinh tìm hiểu nội dung bài học.

c) Sản phẩm:

- Học sinh biết được những việc làm cần thiết để rèn luyện cách sống và làm việc có kế hoạch.

 

doc 25 trang Trịnh Thu Thảo 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 20 đến 23 - Năm học 2020-2021 - Ngô Thị Dịu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20--Tiết 20
Ngày soạn
Kế hoạch dạy
 12/1/2021
Lớp
7A
7B
7C
7D
Tiết
Ngày dạy
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 12
SỐNG VÀ LÀM VIỆC CÓ KẾ HOẠCH ( Tiếp)
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Hiểu được thế nào là sống và làm việc có kế hoạch.
	- Kể được một số biểu hiện của sống và làm việc có kế hoạch.
	- Nêu được ý nghĩa của sống và làm việc có kế hoạch.
	2. Năng lực:
	- Năng lựng chung: Tự học, sáng tạo; giải quyết vấn đề; sáng tạo.
	- Năng lực riêng: Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi.
	3. Phẩm chất: 
	- Phẩm chất: Tự lập, tự chủ.
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1.Hoạt động khởi động
- DH đàm thoại
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- DH theo nhóm
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
3.Hoạt động luyện tập
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- DH theo nhóm, cặp đôi
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT động não
4. Hoạt động vận dụng
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Đóng vai
- KT đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho HS sánh vai tình huống sau:
	Mẹ (Buồn bã, lo lắng ngồi nói một mình): Đã hơn 12 giờ trưa mà An đi học vẫn chưa về, 11h đã tan học rồi mà. Từ trường về nhà cũng chỉ mất 5 phút, cơm canh nguội lạnh hết rồi.
	An (Vui vẻ, vô tư cười nói): Chào mẹ! Con đến nhà bạn mượn sách nên về muộn. Mình ăn cơm nhé.
	Ăn cơm xong An vội vàng tìm trong đống tập sách lộn xộn 2 quyển vở rồi báo với mẹ là mình đi học thêm. Buổi tối, cả nhà sốt ruột đợi An về ăn cơm thì An lại không ăn và cho hay mới đi sinh nhật bạn về. An đi ngủ và không quên quay lại nói với mẹ “Sáng mai mẹ gọi con dậy sớm để xem đá bóng và làm bài tập nhé!”
	Câu hỏi: Các bạn hãy nhận xét việc làm của An trong tình huống trên.
	c) Sản phẩm: 
	- HS sánh vai và trả lời câu hỏi: An sống và làm việc tùy tiện, không biết sắp xếp và tự mình xây dựng kế hoạch công việc, thích gì làm đó làm cho mẹ buồn và lo lắng nhiều. 
	d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên có thể cùng HS xây dựng lời thoại và tập diễn xuất trước.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thực hiện nhiệm vụ chung.
- Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: An luôn tùy tiện thực hiện mọi việc, từ giờ giấc học tập, thời gian ăn uống, nghỉ ngơi cho đến cách sắp xếp sách vở của mình. Điều này làm cho mẹ An rất lo lắng và buồn lòng, các hoạt động học tập và giải trí của An có thể không thực hiện được theo mong muốn. Vì thế An cần thay đổi và làm việc một cách có kế hoạch.....
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục b. Rèn luyện lối sống và làm việc có kế hoạch
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn để HS biết cách rèn luyện sống và làm việc có kế hoạch.
b) Nội dung: 
- GV đặt vấn đề và đàm thoại để học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được những việc làm cần thiết để rèn luyện cách sống và làm việc có kế hoạch.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi, xem bảng kế hoạch của bạn Vân Anh trong SGK/37 và so sánh với kế hoạch của bạn Hải Bình (Nội dung cần so sánh trong phiếu học tập).
- Để sống và làm việc có kế hoạch theo em kế hoạch cần đảm bảo những nội dung nào?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Xem kế hoạch của Vân Anh trong SGK để thảo luận trả lời câu hỏi.
- Trả lời.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét: Kế hoạch của vân Anh nội dung công việc đầy đủ, cân đối (học tập ở trường, lao động giúp gia đình, tự học, vui chơi ...). Kế hoạch của bạn Hải Bình thiếu ngày, dài, khó nhớ, ghi công việc cố định lặp đi lặp lại.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Rèn luyện: 
+ Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo cân đối các nhiệm vụ: , rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp gia đình.
+ Cần biết làm việc có kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
+ Phải quyết tâm, vượt khó, kiên trì, sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đặt ra. 
- Ví dụ: Để chuẩn bị tốt cho kỳ kiểm tra học kỳ I vừa qua em đã sắp xếp kế hoạch học bài từng môn theo lịch kiểm tra và không thay đổi lịch học tập dù có bạn rủ đi chơi.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Mục c. Ý nghĩa của lối sống và làm việc có kế hoạch
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn để HS biết ý nghĩa sống và làm việc có kế hoạch.
b) Nội dung: 
- GV tổ chức thảo luận nhóm để học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được sống và làm việc có kế hoạch sẽ mang lại những ý nghĩa gì đối với mỗi chúng ta.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm hoạt động trong 5 phút để thảo luận cùng 1 vấn đề: Sống và làm việc có kế hoạch mang lại lợi ích gì? Bản thân các em đã làm tốt việc này chưa? Chứng minh. Rút ra bài học cho bản thân.
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và tiến hành thảo luận. Thư ký ghi lại câu trả lời của nhóm mình.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. Cho nhóm khác phản biện (nếu cần) và nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Ý nghĩa: Làm việc có kế hoạch sẽ giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc.
- Liên hệ: Trách nhiệm bản thân 
+ Biết sống và làm việc có kế hoạch
+ Biết điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết
+ Quyết tâm, kiên trì ,sáng tạo thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập a, b, d, đ – SGK trang 37.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
 Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh hãy tự xây dựng kế hoạch cá nhân trong 1 tuần.
 - Trong quá trình lập và thực hiện KH chúng ta sẽ gặp những khó khăn gì?
 - Bản thân em làm tốt việc này chưa?
 c) Sản phẩm: 
HS xây dựng được kế hoạch cá nhân hằng tuần.Đưa ra được những nhận xét cá nhân
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
BT1:Các em xây dựng bảng kế hoạch cá nhân trong một tuần
BT2: Điều tra số HS trong khối 7 những bạn nào biêt sống, làm việc có kế hoạch và những bạn sống,làm việc không có kế hoạch.
 - Thực hiện nhiệm vụ: BT1:Học sinh làm bài tập.
BT 2: + Đọc yêu cầu
+ Về nhà suy nghĩ và trả lời, làm theo nhóm
 - Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh bảng kế hoạch và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét.
=======================
Tuần 21--Tiết 21
Ngày soạn
Kế hoạch dạy
 17/1/2021
Lớp
7A
7B
7C
7D
Tiết
Ngày dạy
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 13
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, GIÁO DỤC VÀ CHĂM SÓC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
	- Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
	- Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội.
	- Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.
	- Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
	- Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.
	- Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
	2. Năng lực 
	- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
	3. Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, trách nhiệm.
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1.Hoạt động khởi động
-DH trực quan sinh động
-KT đặt câu hỏi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- DH theo nhóm
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT khăn phủ bàn 
3.Hoạt động luyện tập
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- DH theo cặp đôi
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT động não
4. Hoạt động vận dụng
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- KT đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
 Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho HS nghe bài hát “Trẻ en hôm nay, thế giới ngày mai” để các em trả lời câu hỏi và biết được trẻ em cần được hưởng những quyền gì.
	c) Sản phẩm: 
	- HS biết được một số quyền của trẻ em và bổn phận của gia đình, xã hội đối với trẻ em.
	d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuẩn bị trước bài hát và bật lên cho cả lớp cùng nghe. Giáo viên đặt câu hỏi:
Qua bài hát trên em hiểu như thế nào về quyền của trẻ em? Cá nhân, tổ chức nào có bổn phận chăm lo cho trẻ em thực hiện các quyền của mình?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh nghe nhạc và thực hiện nhiệm vụ chung.
- Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: 
Trẻ em có quyền được sống, được chăm sóc và học hành để trở thành người có ích cho đất nước, Nếu trẻ em không được chăm lo, phát triển thì đất nước sẽ ngày càng suy yếu đi.
Gia đình, Nhà nước và XH có bổn phận chăm lo các quyền này cho trẻ em. 
Vậy đó là những quyền gì? Trẻ em cần có bộn phận gì khi được hưởng các quyền đó. Lớp ta cùng tìm hiểu bài 13.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	Nội dung 1. Truyện đọc “Một tuổi thơ bất hạnh”
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn HS đọc phần thông tin trong SGK để biết một số hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em; một số hành vi của trẻ em đi ngược lại với bổn phận, trách nhiệm của mình.
b) Nội dung: 
- GV cho HS đọc phần truyện đọc “Một tuổi thơ bất hạnh” trong SGK và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: 
- Biết được những hành vi xâm phạm đến quyền trẻ em, tác hại của nó và bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho HS đọc phần truyện đọc và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
Nhóm 1: Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào? Thái đã có những hành vi vi phạm pháp luật nào?
Nhóm 2: Vì sao Thái xa ngã như vậy? Thái đã không được hưởng những quyền nào?
Nhóm 3: Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
Nhóm 4: Nếu em ở hoàn cảnh của Thái em sẽ xử sự như thế nào cho tốt?
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành đọc phần thông tin.
+ Chuẩn bị các dụng cụ học tập để hoàn thành phần thảo luận nhóm.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc thông tin và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. HS nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
Kết luận và nhận định
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu:
Nhóm 1: Tuổi thơ của Thái: bất hạnh, phiêu bạt, tủi hờn, tội lỗi. Thái lấy cắp xe đạp của mẹ nuôi, bỏ đi bụi đời, chuyên cướp giật.
Nhóm 2: Hoàn cảnh của Thái: Bố mẹ li hôn khi Thái 4 tuổi, đi tìm hạnh phúc riêng, ở với bà ngoại già yếu, làm thuê vất vả. Thái không được hưởng các quyền: được bố mẹ nuôi dưỡng chăm sóc, bảo vệ, dạy bảo, được đi học, được có nhà ở.
Nhóm 3: Thái phải đi học, rèn luyện tốt, vâng lời cô chú trong trường giáo dưỡng, thực hiện tốt quy định của trường.
Nhóm 4: Nếu là Thái em sẽ ở với mẹ nuôi, chịu khó làm việc có tiền để được đi học, không nghe theo kẻ xấu, vừa đi học, vừa đi làm để có cuộc sống yên ổn.
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
Bài học: Khi được hưởng các quyền của trẻ em và sống tốt khi có gia đình chăm sóc, trẻ em cần chăm ngoan, học tốt để trở thành người có ích, tránh xa TNXH để k rơi vào hoàn cảnh như Thái.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
 Bài học: Khi được hưởng các quyền của trẻ em và sống tốt khi có gia đình chăm sóc, trẻ em cần chăm ngoan, học tốt để trở thành người có ích, tránh xa TNXH để k rơi vào hoàn cảnh như Thái.
Nội dung 2. Nội dung bài học 
a. Các quyền của trẻ em
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn để HS biết được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
b) Nội dung: 
- GV cho học sinh quan sát ảnh trong SGK/39 và tham gia trò chơi, đàm thoại trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Chia lớp thành 4 đội, mỗi đội sẽ có 5 bức ảnh sau đó lên bảng dán hình ảnh có nội dung tương ứng vào các nhóm quyền mà giáo viên đặt ra. Đội nào hoàn thành sớm nhất sẽ thắng.
- Quyền được bảo vệ.
- Quyền được chăm sóc.
- Quyền được giáo dục.
Qua phần trò chơi vừa rồi các em hãy cho biết trẻ em Việt Nam được hưởng những quyền gì?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tích cực tham gia trò chơi và dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Tham gia trò chơi và trả lời.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên quan sát học sinh thực hiện trò chơi và mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
- Quyền được bảo vệ (tranh 3)
- Quyền được chăm sóc (tranh 1,2)
- Quyền được giáo dục (tranh 4,5)
* Các quyền của trẻ em
- Quyền được bảo vệ. 
- Quyền được chăm sóc. 
- Quyền được giáo dục.
GV diễn giải thêm về nội dung của 3 quyền này và trình chiếu 1 số hình ảnh liên quan.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
a. Các quyền của trẻ em
* Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.
* Quyền được chăm sóc:
- Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
- Trẻ em tàn tật, khuyết tật được Nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều chỉnh phục hồi chức năng.
- Trẻ em không nơi nương tựa được Nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy.
* Quyền được giáo dục:
- Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.
- Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
b. Bổn phận của trẻ em
c. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn để HS biết được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. Biết được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Liên hệ thực tế.
	b) Nội dung: 
- GV đặt vấn đề và đàm thoại để học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. Biết được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Liên hệ thực tế. Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho học sinh đọc SGK và đàm thoại trả lời các câu hỏi sau:
1. Bên cạnh việc được hưởng những quyền lợi trẻ em phải có bổn phận gì đối với gia đình, xã hội?
2. Ở địa phương em đó có những hoạt động gì để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em?
3. Qua tìm hiểu, em thấy gia đình, nhà nước, xã hội éo trách nhiệm gì trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. HS khác nhận xét.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên hướng HS nêu và nhận xét kết quả hoạt động:
 1. Bổn phận của trẻ em:
+ Trong gia đình:
- Trẻ em phải chăm chỉ, tự giác học tập.
- Phải yêu quý, kính trọng ông bà
- Vâng lời bố mẹ
- Giúp đỡ gia đình
+ Ngoài xã hội:
- Yêu quê hương đất nước
- Biết xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Tôn trọng và chấp hành pháp luật
- Thực hiện nếp sống văn minh
- Bảo vệ môi trường
- Không tham gia tệ nạn xã hội 
2. Trạm y tế xã tiêm ngừa, cho trẻ uống vacine miễn phí, tổ chức đêm Hội trăng rằm, tặng quà tết cho trẻ em nghèo, tặng tập sách cho HS, 
3. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội
- Gia đình bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy , tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em
- Nhà nước và XH tạo mọi điều kiện để bảo vệ quyền lợi của trẻ em 	
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
b. Bổn phận của trẻ em:
+ Trong gia đình:
- Trẻ em phải chăm chỉ, tự giác học tập.
- Phải yêu quý, kính trọng ông bà
- Vâng lời bố mẹ
- Giúp đỡ gia đình
+ Ngoài xã hội:
- Yêu quê hương đất nước
- Biết xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Tôn trọng và chấp hành pháp luật
- Thực hiện nếp sống văn minh
- Bảo vệ môi trường
- Không tham gia tệ nạn xã hội 
c. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội
- Gia đình bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy , tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em
- Nhà nước và XH tạo mọi điều kiện để bảo vệ quyền lợi của trẻ em 	
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
b. Bổn phận của trẻ em:
+ Trong gia đình:
- Trẻ em phải chăm chỉ, tự giác học tập.
- Phải yêu quý, kính trọng ông bà
- Vâng lời bố mẹ
- Giúp đỡ gia đình
+ Ngoài xã hội:
- Yêu quê hương đất nước
- Biết xây dựng và bảo vệ tổ quốc
- Tôn trọng và chấp hành pháp luật
- Thực hiện nếp sống văn minh
- Bảo vệ môi trường
- Không tham gia tệ nạn xã hội 
c. Trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội
- Gia đình bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy , tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em
- Nhà nước và XH tạo mọi điều kiện để bảo vệ quyền lợi của trẻ em 	
 Hoạt động 3: Luyện tập 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi, bài tập trong SGK.
b) Nội dung: 
	GV cho HS trả lời câu hỏi bài tập SGK.
c) Sản phẩm: Học sinh đưa ra câu trả lời, dựa trên sự hiểu biết của bản thân và kiến thức vừa học. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: 
Giáo viên cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời các câu hỏi bài tập trong SGK.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh thảo luận cặp đôi để làm bài tập.
- Báo cáo, thảo luận: HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét, đối chiếu và so sánh kết quả của cả lớp để từ đó có căn cứ điều chỉnh nội dung dạy học.
Hoạt động 4: Vận dụng 
	a) Mục đích: 
	- Học sinh vận dụng kiến thức đã được hình thành ở các hoạt động trên để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến suy nghĩ và khả năng của chính học sinh.
b) Nội dung: 
	- Học sinh xử lý tình huống có vấn đề.
c) Sản phẩm: 
HS nêu được quan điểm cá nhân về tình huống để thấy được quyền của trẻ em trong thực tế.
d) Tổ chức thực hiện
- Chuyển giao nhiệm vụ: Cho HS đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi
“Trên đường đi học về ngang chợ: An, Hoà, Thắng thấy bà bán nước đang xua đuổi 1 em bé tật nguyền ăn xin. An kịp thời can ngăn và cho em một nghìn đồng. Hoà chờ An và mắng: "Mày dở hơi à, bỗng dưng mất tiền ăn quà" . Còn Thắng đó đi từ lúc nào như không có chuyện gỡ xảy ra"
Hỏi: ý kiến của em về hành vi của 3 bạn An, Hoà, Thắng?
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh xử lý tình huống
- Báo cáo, thảo luận: HS đối chiếu so sánh và góp ý cho nhau.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét. Hãy noi gương của An để giúp trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ mồ côi được hưởng các quyền đáng có của mình. Góp phần thực hiện bổn phận của mình đối với Nhà nước và XH.
==================
Duyệt G/án ngày 18 /1/2021
Tổ trưởng
Tiêu Thị Hương Giang
Tuần 22--Tiết 22
Ngày soạn
Kế hoạch dạy
 25/1/2021
Lớp
7A
7B
7C
7D
Tiết
Ngày dạy
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
 /1/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức
	- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
	- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
	- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.
	2. Năng lực 
	- Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo.
	3. Phẩm chất: Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái	
	II. Thiết bị dạy học và học liệu
Thiết bị dạy học:
 - Bảng phụ, bút dạ, sơ đồ tư duy, phiếu học tập. 
2. Học liệu:
- Sách giáo khoa, tình huống có vấn đề, hình ảnh minh họa.
III. Tiến trình dạy học
1.Mô tả phương phápvà kĩ thuật thực hiện chuỗi các hoạt động trong bài học
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
1.Hoạt động khởi động
-DH trực quan sinh động
-KT đặt câu hỏi
2. Hoạt động hình thành kiến thức
- DH theo nhóm
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- Thuyết trình, vấn đáp
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
3.Hoạt động luyện tập
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- DH theo cặp đôi
- KT đặt câu hỏi
- KT học tập hợp tác
- KT động não
4. Hoạt động vận dụng
- DH nêu vấn đề và giải quết vấn đề
- KT đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục đích: 
- Giới thiệu bài học, giúp học sinh hứng thú với bài học, tạo ra ấn đề để dẫn dắt vào bài học.	
b) Nội dung: 
	- GV cho xem video về cảnh đẹp thiên nhiên để HS có kiến thức cơ bản về vấn đề này.
	c) Sản phẩm: 
	- HS biết được thiên nhiên đẹp như thế nào để biết trân trọng .
	d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên chuẩn bị trước video chiếu lên màn hình tivi cho HS xem và đặt câu hỏi:
 ? Em có suy nghĩ gì sau khi xem đoạn video clip?
? Em có muốn sống trong khung cảnh thiên nhiên đó không? Vì sao?
 - Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh xem video và thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Báo cáo và thảo luận: HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ cá nhân.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: 
GV: Đó là những điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Nhưng hiện nay, rừng có “ còn vàng”, biển có “ còn bạc”, đất có “ còn phì nhiêu” nữa hay không ? Nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó? Trách nhiệm của chúng ta như thế nào ? Cô và các em cùng nghiên cứu bài hôm nay:
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
	Nội dung 1. Thông tin, sự kiện
a) Mục đích: 
	- Giáo viên hướng dẫn HS tự đọc phần thông tin, sự kiện trong SGK để biết được nguyên nhân, tác hại của việc suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường ở nước ta trong những năm qua.
b) Nội dung: 
- GV cho HS tự đọc phần thông tin sự kiện và làm việc cá nhân để trả lời một số nội dung trọng tâm.
c) Sản phẩm: 
- HS biết được nguyên nhân, tác hại của việc suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Từ đó rút ra bài học cho bản thân.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên cho HS tự đọc phần thông tin, sự kiện và lời câu hỏi:
1. Em có nhận xét gì về thực trạng rừng và môi trường ở nước ta hiện nay? 
2. Nguyên nhân đến đến thực trạng đó? 
- GV cung cấp số liệu, kể về một số vụ cháy rừng.
3. Tác hại của phá rừng?
4. Em rút ra được bài học gì cho mình.
+ Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
+ Tiến hành đọc phần thông tin và trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. HS khác có thể nhận xét, bổ sung.
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thảo luận để rút ra các nội dung mà giáo viên đã đặt ra.
Kết luận và nhận định
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên nhận xét và định hướng học sinh nêu:
1. Thực trạng: Rừng suy giảm, diện tích rừng bị thu hep; hiện tuợng cháy rùng xảy ra thường xưyên.
2. Nguyên nhân:
- Do chiến tranh hủy diệt.
- Do khai thác rừng bừa bãi.
- Lâm tặc hoành hành, khai thác số lượng gỗ lớn.
- Do du canh, du cư, phá rừng làm đất canh tác, cháy rừng.
3. Tác hại: Ảnh hưởng tới môi trường, thiên tai, lũ lụt, sức khẻo, tính mạng con người .
- Lũ quét tại Sa pa, Bát Sát, văn Bàn ... cướn trôi cả khu tập thể của trường THCS Bản Khoang (Sa Pa) khiến thầy cô bị cuốn trôi.
- Mưa lũ cuốn nhà cửa, hư hại hoa màu, đường giao thông bị hỏng...muă đá...
Bài học: Rừng bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bảo vệ cuộc sống của con người. chúng ta cần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
Bài học: Rừng bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bảo vệ cuộc sống của con người. chúng ta cần bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
Nội dung 2. Nội dung bài học 
a. Khái niệm
a) Mục đích: 
	- Giúp HS biết được thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
b) Nội dung: 
- GV cho học sinh đọc nội dung trong sách giáo khoa để tìm hiểu thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Quan sát ảnh để nhận biết được các loại môi trường trong thực tế.
c) Sản phẩm: 
- Học sinh biết được thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên, kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, biết được mối quan hệ giữa MT và TNTN.
d) Tổ chức thực hiện:
Các bước tiến hành
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ:
GV yêu cầu học sinh quan sát ảnh trên màn hình tivi và trả lời câu hỏi:
1. Thế nào là môi trường? Môi trường gồm bao nhiêu yếu tố? Cho ví dụ.
2. Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Cho ví dụ.
3. Các em cảm nhận như thế nào khi xem ảnh số 3 (Động vật quý hiếm bị săn bắt).
Học sinh nhận nhiệm vụ học tập.
- Tích cực tham gia trò chơi và dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên theo dõi
- Quan sát theo dõi học sinh học tập và thực hiện nhiệm vụ. 
Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Quan sát ảnh và trả lời.
Báo cáo và thảo luận
Giáo viên tổ chức điều hành
- Giáo viên quan sát học sinh thực hiện trò chơi và mời 1 vài học sinh bất kỳ để trình bày nội dung. 
- HS: Trình bày.
- HS: Nhận xét bổ sung.
Kết luận và nhận định
Giáo viên chốt kiến thức để học sinh ghi nội dung vào vở.
1. Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
- Những điều kiện tự nhiên có sẵn trong tự nhiên (Rừng, núi, sông), hoặc do con người tạo ra (Nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, rác, khói bụi, ).
2. Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người (tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, sinh vật biển, khoáng sản ).
3. ĐV quý hiếm bị săn bắt sẽ gây ra sự mất cân bằng sinh thái, những loài ĐV đó có nguy cơ bị tuyệt chủng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và TNTN. Đó còn là hành vi trái PL.
GV diễn giải thêm để HS thấy được mối quan hệ giữa môi trường và TNTN: Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường. Mọi hoạt động khai thác thiên nhiên đều có ảnh hưởmg đến môi trường.
- Nghe và ghi chép khi GV kết luận.
a. Khái niệm
- Môi trường: 
+ Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
+ N

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_tiet_20_den_23_nam_hoc_2020_2021.doc