Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 17: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2019-2020

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 17: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2019-2020

I. MỤC TIÊU TIẾT ÔN TẬP :

1. Kiến thức :

Giúp HS hệ thống lại các nội dung đã học và các.Sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện theo các chuẩn mực đã học.

2.Thái độ :

Hình thành ở HS thái độ đúng đắn, yêu thích các chuẩn mực cần thiết của xã hội.

Tin tưởng vào các giá trị đạo đức đã học.

3. Kĩ năng :

Rèn luyện kĩ năng phân biệt đánh giá vấn đề đúng sai, kĩ năng làm các dạng bài trắc nghiệm khách quan.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP :

1. Nội dung :

Ôn tập lại các bài đã học ( Từ bài 1 đến bài 11).

2. Phương pháp:

* Thảo luận nhóm, Trò chơi; Vấn đáp.

III. TÀI LIỆU, PHƯỜNG TIỆN :

SGK - SGV GDCD 7,

 

doc 9 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 2910
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 17: Ôn tập học kỳ I - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 17 Ngày soạn: 26-11-201
TUẦN 17 Ngày dạy : 28-11-2019
 Bài : ÔN TẬP HKI
I. MỤC TIÊU TIẾT ÔN TẬP :
1. Kiến thức :
Giúp HS hệ thống lại các nội dung đã học và các.Sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện theo các chuẩn mực đã học.
2.Thái độ :
Hình thành ở HS thái độ đúng đắn, yêu thích các chuẩn mực cần thiết của xã hội.
Tin tưởng vào các giá trị đạo đức đã học.
3. Kĩ năng :
Rèn luyện kĩ năng phân biệt đánh giá vấn đề đúng sai, kĩ năng làm các dạng bài trắc nghiệm khách quan.
II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP :
1. Nội dung :
Ôn tập lại các bài đã học ( Từ bài 1 đến bài 11).
2. Phương pháp:
* Thảo luận nhóm, Trò chơi; Vấn đáp.
III. TÀI LIỆU, PHƯỜNG TIỆN :
SGK - SGV GDCD 7,
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
1. Kiểm tra bài cũ :
Tiến hành trong lúc ôn tập.
2. Bài mới :
a) Thiệu bài (1’)
Để giúp em đạt kết quả tốt trong kì thi sắp tới. Tiết hôm nay ta sẽ ôn tập lại các nội dung nội học.
b) Cấu trúc giáo án: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN 
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoaït ñoäng 1 : Củng cố lại kiến thức đã học (30’)
* Muïc tieâu: Giúp HS nhận thức lại và thực hiện theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
* Caùch tieán haønh: P2 thảo luận
 GV giới thiệu câu hỏi thảo luận ở bảng phụ
6: Sống giản dị là gì? Nêu ý nghĩa của việc sống giản dị? 
GV: Nhận xét, chốt ý.
GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót.
GV: Kết luận nội dung câu hỏi 
2/Trong cuộc sống hằng ngày ,quan hệ với mọi người tính trung thực được biểu hiện
GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót.
GV: Kết luận nội dung câu hỏi 
 3/ Theo em yêu thương con người được biểu hiện như thế nào ? Ý nghĩa của việc làm đó . Câu tục ngữ thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc ta là gì ?
GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót.
GV: Kết luận nội dung câu hỏi 
4/ Em làm gì để giữ gìn và phát huy tttđ của gia đình dòng họ nhà em
GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót.
GV: Kết luận nội dung câu hỏi 
5/ : Vì sao phải đoàn kết tương trợ .Trong giờ kiểm tra 1 tiết có nên đktt không ? vì sao?
GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót.
GV: Kết luận nội dung câu hỏi 
6/ Em hiểu như thế nào là tôn sư trọng đạo? Nêu biểu hiện .
GV nhận xét kết quả từng nhóm. Nhấn mạnh gd học sinh về lối uống nước phải nhớ nguồn” truyền thống về tôn
 sư trọng đạo”. 
Gv giới thiệu nội dung bài học ở bảng phụ gọi hs đọc
GV: Nhận xét chốt ý.
7: Nêu ý nghĩa của lòng khoan dung? Nêu một việc làm thể hiện khoan dung của bản thân hoặc ngược lại
GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót.
GV: Kết luận nội dung câu hỏi 
8/ Tiêu chuẩn của việc Xây dựng gia đình văn hóa .Trách nhiệm của bản thân? 
HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét
GV: Nhận xét, chốt ý.
9/ Tự tin được biểu hiện như thế nào ? Chúng ta làm gì để rèn tính tự tin . 
GV: Nhận xét, bổ sung những ý còn thiếu sót.
GV: Kết luận nội dung câu hỏi 
Chuyển ý :Việt Nam là nước giàu ca dao tục ngữ ca ngợi truyền thống tốt đẹp của con người VN.
HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét 
HS: Trả lời, các nhóm khác nhận xét 
HS thảo luận theo bàn
 Trình bày lớp bỗ sung nhận xét.
Nhóm 1 
 Ví dụ : Gặp thầy cô chào hỏi, cố gắng học để thầy cô vui lòng. 
Hs đọc, lớp theo dõi.
HS: Thảo luận và trình bày kết qủa
- HS nêu ví dụ.
-HS thảo luận theo bàn
 Trình bày lớp bỗ sung nhận xét.
-HS thảo luận theo bàn
 Trình bày lớp bỗ sung nhận xét.
 ( HS nói thêm về tôn trọng , trái ngược với khoan dung)
- HS : liên hệ bản thân chăm ngoan ,học giỏi , vâng lời ông bà cha mẹ
-HS thảo luận theo bàn
 Trình bày lớp bỗ sung nhận xét.
- HS thảo luận theo bàn
 Trình bày lớp bỗ sung nhận xét.
GV gọi 2 nhóm lần lược trình bày kết quả.
-HS thảo luận theo bàn
 Trình bày lớp bỗ sung nhận xét.
-HS thảo luận theo bàn
 Trình bày lớp bỗ sung nhận xét.
- Để có sự tự tin ta cần :
+ Chủ động tự giác trong mọi việc 
+ Cần khắc phục sự rụt rè tự ty,ba phải dựa dẫm
- HS thảo luận theo bàn
 Trình bày lớp bổ sung nhận xét.
. I . Lý thuyết :
Câu1. 
 Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội.
 - Ý nghĩa: được mọi người yêu mến, cảm thông, giúp đỡ. 
 - HS nêu hai việc làm thể hiện hiện sống giản dị của bản thân. 
Câu 2 : Biểu hiện của trung thực 
 Tính trung thực biểu hiện qua thái độ ,hành động lời nói ,thể hiện trong công việc
+ Học tập: Ngay thẳng, không gian dối với thầy cô, không quay cóp, nhìn bài cảu bạn, không lấy đồ dùng học tập của bạn
 + Trong quan hệ với mọi người:
Không nói xấu, lừa dối, không đổi lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm.
+ Hành động: Biết bênh vực, bảo vệ cái đúng , phê phán việc làm sai.
 Câu 3 : 
 * Biểu hiện 
- Sẵn sàng giúp đở, chia sẻ những khó khăn ,bất hạnh của người khác
- Dìu dắt,nâng đỡ những người có lỗi lầm,giúp họ tìm con đường đúng đắn
 - Biết hi sinh nguyền lợi của bản thân cho người khác;...
 Ví dụ : người thầy thuốc hết lòng cứu chũa bệnh nhân ; các thầy, cô giáo tận tụy dạy dỗ học sinh nên người ; hi sinh thân mình để cứu bạn khỏi chết đuối ; động viên an ủi , giúp đỡ người tàn tật
Câu tục ngữ 
 “ Thương người như thể thương thân ”
 Ý nghĩa :
+ Đối cá nhân:
 Tình yêu thương giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quí và kính trọng 
+ Đối với xã hội:
 Là truyền thống quý báu của dân tộc ta, góp phần làm cho xã hội lành mạnh.
 Câu 4
 Biểu hiện 
-Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ 
- Kiên trì học tập làm theo truyền thống đó ở mức độ cấp hơn.
- Giới thiệu truyền thống gia đình để nhiều người biết.
 VD: Quyết tâm học tập phát huy truyền thống học giỏi , đỗ đạt cao của dòng họ , tiếp nối nghề làm đồ gốm của cha ông , nghệ thuật hát ca trừu của dòng họ ...
Câu 5: 
Ý nghĩa :
- Sống đoàn kết, tương trợ sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh và sẽ được mọi người yêu quý
- Giúp ta có thêm sức mạnh vượt khó khăn
- Đoàn kết, tương trợ là truyền thống quý báu 
của dân tộc .
Câu 6 :
- Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo, ở mọi lúc mọi nơi.
- Coi trọng những điều thầy dạy, làm theo đạo lí thầy đã dạy.
Ví dụ : Gặp thầy cô chào hỏi, cố gắng học để thầy cô vui lòng.
Câu 7 :
- Khoan dung là một đức tính quí báu của con người 
- Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt .
- Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dể chịu .
Câu 8. 
*Tiêu chuẩn của gia đình văn hóa 
-Thực hiện tốt KHHGĐ.
-Xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc tiến bộ sinh hoạt văn hoá lành mạnh.
-Đoàn kết xóm giềng.
-Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
*Nhiệm vụ xây dựng gia đình văn hóa 
 - Đối với mọi người nói chung 
 - Cần thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình: Sống giản dị, không
Tham lam những thú vui thiếu lành mạnh sa vào các tệ nạn xã hội.
 - Đối với HS cần góp phần XD GĐVH bằng cách: chăm ngoan, học giỏi, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ, không ăn chơi- đua đòi, làm tổn hại danh dự gia đình.
Câu 9. 
Biểu hiện của tự tin 
 -Tin vào khả năng của bản thân
 - Chủ động trong mọi việc
 - Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. 
 - Cương quyết ,dám nghĩ , dám làm 
VD : 
 + Mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước đông người 
+ Không lúng túng sợ sệt khi phải đối mặt với khó khăn mà bình tĩnh tìm cách giải quyết .
 - Cách rèn luyện: chủ động, tự giác trong học tập, tham gia các họat động; khắc phục tính rụt rè, tự ti, ba phải, dựa dẫm.
*HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU CA DAO TỤC NGŨ(6’)
* Mục tiêu : HS tự hào về truyền thống dân tộc và thực hiện theo truyền thống đó.
*Cách tiến hành : P2 trò chơi.
 GV phổ biến trò chơi “ai nhanh hơn” thời gian 3’ .
Chia lớp thành 2 đội theo 2 dãy bàn.Nêu các ca dao tục ngữ về chủ đề Sống tự trọng và tôn trọng người khác,sống hội nhập sống, có văn hóa..
GV cùng HS tổng kết cuộc chơi. Lòng ghép giáo dục HS qua từng ca dao tục ngữ. tuyên dương đội thắng cuộc.
Chuyển ý : 
Sau đây ta cùng tìm hiểu một số dạng trắc nghiệm thường gặp.
HS tích cực nêu ca dao tục ngữ.
Lớp bổ sung nhận xét 
- Ăn ngay nói thẳng.
- Vàng thật không sợ lửa.
-Chết vinh còn hơn sống nhục.
- Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
- Lá lành đùm lá rách.
- Giấy rách phải giữ lấy lề
* HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP- CỦNG CỐ (6’)
* Mục tiêu : Giúp HS nắm vững dạng trắc nghiệm kq.
* Cách tiến hành: HS làm việc cá nhân, thảo luận
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
GV phát phiếu học tập cho HS lần lươc gọi 3 hs làm ở bảng phụ.
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trước câu trả lời đúng.
1. Em sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo ?
A. Không chào thầy cô giáo .
B. Không xin phép thầy cô trước khi vào lớp nếu đi trễ.
C. Viết thư thăm thầy cô cũ.
D.Gặp thầy cô giáo cũ không chào hỏi.
2. Những câu tục ngữ, ca dao nào sau đây nói về Sống giản dị
A. Bẻ đủa chẳng bẻ được cả nắm.
B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
C. Công cha như núi Thái Sơn 
D. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
3. Biểu hiện nào sau đây là góp phần xây dựng gia đình văn hóa?
A. Xây dựng chuồng trại cách xa nhà.
B. Luôn vắng mặt trong các buổi họp tổ nhân dân tự quản
C. Đáp ứng mọi yêu cầu của con cái.
D. .Không nhiệt tình giúp đỡ hành xóm
GV thu 5 phiếu/ bài tập . Nhận xét kết quả HS làm ở bảng phụ.
Gv giới thiệu 2 tình huống ở bảng phụ.
TH :Giờ trả bài viết môn ngữ văn. An chỉ đạt điểm bốn . An vội vò nát bài cho vào ngăn bàn. 
a) Em có suy nghĩ gì về việc làm của An?
b) Nếu chứng kiến việc trên em sẽ làm gì?
 GV tạo điều hiện nhiều hs tham gia nêu ý kiến, bổ sung.
Gv nhận xét chốt ý.
-HS chọn câu C
HS chọn câu B
HS chọn câu A
HS thảo luận 2 em 2’. Nêu ý kiến . Lớp bổ sung nhận xét. 
a)Việc làm của An là sai vì:
+ Điểm số mà An có là do An không ham học.và có hành vi thiếu tôn trọng giáo viên 
 b) Nếu chứng kiến việc trên em sẽ khuyên An : sửa lỗi bản thân cần tránh việc làm sai trái như An
II LUYỆN TẬP :
 Dạng chọn câu đúng.
Tình huống : a)Việc làm của An là sai vì:
+ Điểm số mà An có là do An không ham học;vò bài đút vào ngăn bàn là hành vi thiếu tôn trọng giáo viên ;An không trung thực : không dám thừa nhận khuyết điểm của mình.
b) Nếu chứng kiến việc trên em sẽ khuyên An : Nên nhìn vào chỗ sai của mình mà sửa vì là lỗi của mình chứ không phải tại ai. Đồng thời bản thân cần tránh việc làm sai trái như An
 ? Ghép mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B cho phù hợp: 
 CỘT A 
 ( PHẨM CHẤT ) 
 CỘT B
 ( TỤC NGỮ ) 
Kết quả
1.Yêu thương con người
A. Đói cho sạch, rách cho thơm
1+
2.Tôn sư trọng đạo
B. Thương người như thể thương thân
2+
3.Tự trọng
C. Nhặt được của rơi, đem trả lại cho người mất
3+
4.Trung thực
D. Bỏ qua lỗi nhỏ cho bạn
4+
E. Tôn trọng, kính yêu và biết ơn thầy, cô giáo.
Đáp án : 1+ B , 2+ E , 3+ A , 4+C 
Câu 8: ( Thông hiểu )
Mục tiêu :HiÓu biểu hiện yêu thương con người,Tự trọng ......... là:
 ? Ghép ý ở cột A ( Phẩm chất) với ý ở cột B ( Biểu hiện) cho đúng nghĩa .
 CỘT A 
 ( Phẩm chất )
 CỘT B
 (Biểu hiện )
 KẾT QUẢ
1. Tự trọng .
A .Nhân ngày 20- 11, anh Hòa về thăm cô giáo cũ đã dạy anh hồi lớp 5
1 +
2. Tôn sư trọng đạo.
B. Tổ 1 thảo luận nhóm trong giờ học toán để tìm ra kết quả tốt 
2 +
3.Yêu thương con người
C. Một cụ già đi đường bị ngã, Nga vội đỡ cụ dậy 
 và giúp cụ về nhà
3 +
4. Đoàn kết tương trợ .
D. Không làm bài được, nhưng Nam cương quyết 
 không nhìn bài bạn
4 +
E. Tùng luôn đi học đúng giờ, học và làm bài đầy 
đủ khi đến lớp.
 Đáp án : 1+ D , 2+ A , 3+ C , 4+ B
 * SƠ KẾT BÀI : 
 - Cho HS nhắc lại những nội dung ôn tập 
 5.Hướng dẫn về nhà: (2’)
 - Học kĩ nội dung tất cả các bài từ bài 1 đến bài 12 để chuẩn bị thi học kì I. Chú ý: 
 + Nội dung ôn tập
 + Bài tập SGK
 + Các tình huống 
 + Sưu tầm ca dao tục ngữ ứng với từng bài
 IV.Nhận xét, rút kinh nghiệm :
 .	 ...	
 . . .	 ..
	DUYỆT TỔ
 DUYỆT BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_tiet_17_on_tap_hoc_ky_i_nam_hoc.doc