Giáo án Giáo dục công dân Khối 7 - Bài 1: Sống giản dị - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Thủy

Giáo án Giáo dục công dân Khối 7 - Bài 1: Sống giản dị - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Thủy

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức

- Hiểu được thế nào là sống giản dị.

- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.

- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô chương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.

- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.

 2. Kỹ năng

- Biết thực hiện sống giản dị trong cuộc sống.

 3. Thái độ

- Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

- Thảo luận nhóm

- Động não

- Kết hợp phương pháp đàm thoại và giảng giải

- Phương pháp thuyết trình

- Tình huống

III. Tài liệu và phương tiện dạy học

 1. Giáo viên

- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 7

- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD

- Tình huống

 2. Học sinh

- SGK, vở ghi.

- Đọc trước truyện trong SGK, nội dung bài học.

IV. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ

Kiểm tra sách vở của học sinh.

 3. Dạy bài mới

 3.1. Giới thiệu bài mới

GV: Cho HS quan sát 2 bức tranh.

HS: Quan sát tranh.

GV: Theo em, cách ăn mặc của bạn nào phù hợp nhất khi đến trường? Vì sao?

HS: Trả lời.

GV: Phản hồi và dẫn vào bài.

 Cách ăn mặc của các bạn hình thứ 2 phù hợp khi đến trường. Vì quần áo gọn gàng, sạch sẽ, đúng tác phong. Còn các bạn hình thứ nhất chưa phù hợp, vì không đúng tác phong, không bỏ áo vào trong quần, còn sắn ống quần lên.

Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp đó cần được thể hiện ở đúng nơi và phù hợp với bản thân, để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Có biểu hiện như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. Bài 1: Sống giản dị.

3.2. Tổ chức dạy học bài mới

 

docx 6 trang sontrang 3650
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Khối 7 - Bài 1: Sống giản dị - Năm học 2020-2021 - Phạm Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 - Tiết 1
Ngày soạn: 03/09/2020	 Ngày dạy: 
Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức 
- Hiểu được thế nào là sống giản dị.
- Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị.
- Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô chương hình thức, với luộm thuộm, cẩu thả.
- Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
 2. Kỹ năng 
- Biết thực hiện sống giản dị trong cuộc sống.
 3. Thái độ 
- Quý trọng lối sống giản dị, không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Thảo luận nhóm
- Động não
- Kết hợp phương pháp đàm thoại và giảng giải
- Phương pháp thuyết trình
- Tình huống
III. Tài liệu và phương tiện dạy học
 1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên GDCD lớp 7
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD
- Tình huống
 2. Học sinh
- SGK, vở ghi.
- Đọc trước truyện trong SGK, nội dung bài học.
IV. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ 
Kiểm tra sách vở của học sinh.
 3. Dạy bài mới
 3.1. Giới thiệu bài mới 
GV: Cho HS quan sát 2 bức tranh.
HS: Quan sát tranh.
GV: Theo em, cách ăn mặc của bạn nào phù hợp nhất khi đến trường? Vì sao?
HS: Trả lời.
GV: Phản hồi và dẫn vào bài.
	Cách ăn mặc của các bạn hình thứ 2 phù hợp khi đến trường. Vì quần áo gọn gàng, sạch sẽ, đúng tác phong. Còn các bạn hình thứ nhất chưa phù hợp, vì không đúng tác phong, không bỏ áo vào trong quần, còn sắn ống quần lên.
Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp đó cần được thể hiện ở đúng nơi và phù hợp với bản thân, để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Có biểu hiện như thế nào ? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay. Bài 1: Sống giản dị.
3.2. Tổ chức dạy học bài mới 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải để tìm hiểu truyện đọc
GV: Cho HS đọc truyện đọc trong SGK.
HS: Đọc bài.
GV: Trong trí tưởng tượng của mọi người vị Chủ tịch nước sẽ xuất hiện như thế nào? 
HS: Trả lời
GV: Phản hồi
Ăn mặc sang trọng và đầy vẻ uy nghiêm.
GV: Bác Hồ đã xuất hiện trên lễ đài với trang phục như thế nào? Em hãy nhận xét về cách ăn mặc đó của Bác?
HS: Trả lời
GV: Phản hồi
Bác mặc bộ quần áo Ka-ki, đội mũ vải đã bạc màu, chân đi dép cao su.
Bác ăn mặc giản dị, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh lúc đó.
GV: Khi xuất hiện trên lễ đài, trước hàng vạn đồng bào, cử chỉ, tác phong và lời nói của Bác như thế nào? Em có nhận xét gì về tác phong và lời nói của Bác?
HS: Trả lời
GV: Phản hồi
- Bác cười đôn hậu, vẫy tay chào đồng bào.
- Thái độ thân mật như người cha hiền về với đàn con.
Nhận xét: Thái độ chân tình, cởi mở của Bác đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác Hồ - Chủ tịch nước với nhân dân.
Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
Câu hỏi dành cho học sinh khuyết tật:
Em hãy tìm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác Hồ?
HS: Trả lời
GV: Phản hồi
- Sau khi giành được độc lập, Bác về sống với Thủ đô Hà Nội trong một ngôi nhà sàn làm bằng gỗ.
- Trong những bài viết, những lời kêu gọi Bác Hồ luôn dùng những từ ngữ dễ hiểu, dễ đọc để ai cũng có thể hiểu được.
- Vật dụng trong nhà Bác hết sức đơn sơ: giường mây, chiếu cói, chăn đơn 
- Bữa ăn của Bác đạm bạc, lúc nào cũng có rau, tương, cà (món ăn quê hương).
- Bác gần gũi với mọi người, kính trọng cụ già, thương đàn cháu nhỏ 
GV: Bác Hồ sống thật giản dị, sự giản dị của Bác biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: lời ăn, tiếng nói, tác phong, cử chỉ Giản dị là một trong những nét đẹp của đạo đức Hồ Chí Minh, mà mỗi người chúng ta cần học tập và noi theo.
Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp tình huống và đàm thoại giảng giải để tìm hiểu khái niệm sống giản dị
GV: đưa ra tình huống.
 Gia đình Nam rất khó khăn. Bố Nam mất sớm, nhà chỉ có hai mẹ con. Sắp đến sinh nhật, vì không muốn thua kém bạn bè nên Nam đã đòi mẹ tổ chức sinh nhật linh đình, nhưng mẹ không đồng ý. Điều đó khiến Nam rất thất vọng.
? Em có nhận xét gì về suy nghĩ và việc làm của Nam trong tình huống trên? Việc làm đó thể hiện bạn ấy là người như thế nào?
HS: Trả lời
GV: Phản hồi
Suy nghĩ và việc làm của Nam là sai. Cho thấy bạn mà người không biết suy nghĩ, đua đòi, không thương mẹ, chỉ nghĩ đến bản thân. Thể hiện lối sống không giản dị.
GV: Em hiểu thế nào là sống giản dị?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét và kết luận.
Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 
Hoạt động 3: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và đàm thoại giảng giải để tìm hiểu biểu hiện sống giản dị
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và trả lời các câu hỏi.
Nhóm 1+2: Tìm những biểu hiện của lối sống giản dị.
Nhóm 3+4: Tìm những biểu hiện trái với giản dị.
HS: Chia nhóm và tiến hành thảo luận.
GV: Quan sát, gợi ý.
HS: Trình bày kết quả thảo luận.
GV: Phản hồi và kết luận.
- Những biểu hiện của lối sống giản dị:
+ Không xa hoa lãng phí, phô trương.
+ Không cầu kì, kiểu cách.
+ Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
+ Thẳng thắn, chân thật, chan hòa, vui vẻ, gần gũi, hòa hợp với mọi người trong cuộc sống hằng ngày.
- Những biểu hiện trái với giản dị:
+ Sống xa hoa lãng phí, phô trương về hình thức, đua đòi ăn diện.
+ Trong sinh hoạt, giao tiếp tỏ ra mình là kẻ bề trên, trịnh thượng, kiêu ngạo 
GV: Ăn mặc luộm thuộm, nếp sống tùy tiện, cẩu thả, đại khái có phải là người sống giản dị không? Tại sao?
HS: Trả lời
GV: Phản hồi
Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả, tùy tiện trong nếp sống, nếp nghỉ, nói năng cộc lốc, trống không, tâm hồn nghèo nàn trống rỗng. Bởi đó là biểu hiện của một người thiếu văn hóa.
Hoạt động 4: Sử dụng phương thuyết trình và đàm thoại giảng giải để tìm hiểu ý nghĩa sống giản dị
GV: Sống giản dị mang lại ý nghĩa gì trong cuộc sống?
HS: Trả lời
GV: Phản hồi
Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. 
Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
Câu hỏi giành cho HS khuyết tật: 
? Bản thân em là một người có lối sống giản dị không?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét.
GV: Theo em, HS cần phải làm gì để rèn luyện tính giản dị?
HS: Trả lời
GV: Phản hồi
Học sinh cần phải biết thực hiện giản dị trong cuộc sống như: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không ăn mặc quần áo trông kỳ quặc hoặc mất nhiều tiền, quá sức của cha mẹ, giữ tác phong tự nhiên, đi đứng đàng hoàng, không điệu bộ; thẳng thắn khi nói năng, không tiêu dùng nhiều tiền bạc vào việc giải trí và giao tiếp ..
Hoạt động 5: Luyện tập
GV: Cho HS làm bài tập a, b trong SGK trang 5, 6.
HS: Làm bài tập.
GV: Gọi học sinh lên bảng làm và sửa bài.
I. Truyện đọc
“Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập”
II. Nội dung bài học
 1. Khái niệm
 Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 
 Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự chân thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất.
 2. Biểu hiện
- Sống giản dị biểu hiện: không xa hoa, lãng phí; không cầu kì, kiểu cách.
Ví dụ: Tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, gia đình; khi giao tiếp diễn đạt dễ hiểu 
- Trái với giản dị là sự xa hoa, lãng phí, cầu kì, phô trương hình thức.
Ví dụ: Tiêu tiền vào những việc không cần thiết; nói năng cầu kì, rào trước đón sau 
- Giản dị cũng không phải là sự qua loa, đại khái, cẩu thả, luộm thuộm, tùy tiện.
Ví dụ: Không chú ý đến hình thức bề ngoài của mình; nói năng, xưng hô tùy tiện, không đúng phép tắc.
3. Ý nghĩa
- Đối với cá nhân: Giản dị giúp đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết, để làm được những việc có ích cho bản thân và cho mọi người; được mọi người yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
- Đối với gia đình: Lối sống giản dị giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
- Đối với xã hội: Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau; loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí đem lại, làm lành mạnh xã hội.
III. Bài tập
Đáp án:
BTa:
- Bức tranh 3 thể hiện lối sống giản dị. Vì: Thể hiện đúng tác phong của người học sinh, trang phục nghiêm túc, phù hợp với lứa tuổi học sinh, tác phong nhanh nhẹn, vui tươi.
- Hai bức tranh còn lại không phù hợp với lứa tuổi học sinh; trang điểm son phấn lòa loẹt, mang giày cao gót, đeo kính râm, mặc áo pul, quần jean khi đến trường.
BTb:
Biểu hiện nói lên tính giản dị là: 2, 5.
4. Củng cố 
GV: Hệ thống lại nội dung bài học.
GV: Cho HS làm bài tập trắc nghiệm sau:
Câu 1: Ăngghen đã từng nói: “Trang bị lớn nhất của con người là .và .”. Trong dấu “ ” đó là
A. Thật thà và khiêm tốn.
B. Khiêm tốn và giản dị.
C. Cần cù và siêng năng.
D. Chăm chỉ và tiết kiệm.
Câu 2: Bài hát “Đôi dép Bác Hồ có đoạn: Đôi dép đơn sơ, dôi dép Bác Hồ/ Bác đi từ ở chiến khu Bác về/Phố phường trận địa nhà máy đồng quê/Đều in dấu dép Bác về Bác ơi. Lời bài nói về đức tính nào của Bác.
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Cần cù.
D. Khiêm tốn.
Câu 3: Sống giản dị là sống phù hợp với .của bản thân, gia đình và xã hội?. Trong dấu “ ” đó là?
A. Điều kiện.
B. Hoàn cảnh.
C. Điều kiện, hoàn cảnh.
D. Năng lực.
Câu 4: Câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn nói đến đức tính gì ?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Chăm chỉ.
D. Khiêm tốn.
Câu 7: Tại trường em nhà trường có quy định đối với học sinh nữ không được đánh son khi đến trường. Tuy nhiên ở lớp em một số bạn nữ vẫn đánh son và trang điểm rất đậm khi đến lớp. Hành động đó nói lên điều gì?
A. Lối sống không giản dị.
B. Lối sống tiết kiệm.
C. Đức tính cần cù.
D. Đức tính khiêm tốn.
5. Dặn dò 
- Về nhà học bài cũ.
- Chuẩn bị bài 2: Trung thực.
V. Rút kinh nghiệm tiết dạy
........................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_khoi_7_bai_1_song_gian_di_nam_hoc.docx