Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 7: Yêu thương, đoàn kết, tương trợ

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 7: Yêu thương, đoàn kết, tương trợ

Hoạt động 4: Cách rèn luyện yêu thương con người, đoàn kết tương trợ

+ Mục tiêu: Đề ra được cách rèn luyện lòng yêu thương con người, đoàn kết tương trợ

+ Nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.

+ Sản phẩm: Rút ra được cách rèn luyện lòng yêu thương con người, đoàn kết tương trợ

+ Tiến trình thực hiện:

Bước 1: - Giao nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

Câu hỏi 1: Em thấy mình đã có lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết tương trợ chưa? Khi chúng ta biết quan tâm giúp đỡ, yêu thương mọi người có tác dụng gì?

* Sản phẩm mong đợi:

- Bản thân em đã có lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết tương trợ

- Khi Chúng ta biết quan tâm giúp đỡ, yêu thương mọi người sẽ được mọi người quí mến, giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Với những hành vi gây mất đoàn kết như cãi nhau, đánh nhau, nói xấu người khác, phân chia bè phái chúng ta phải có thái độ không đồng tình, góp ý và tìm cách ngăn chặn.

- Giao nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau: (thời gian 3’)

Câu hỏi 2: Là học sinh cần rèn luyện lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết tương trợ như thế nào?

Bước 2: HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

GV quan sát, hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận

Bước 3: Báo cáo, nhận xét, đánh giá. Hết thời gian thảo luận đại diện các nhóm báo cáo

Bước 4: Nhận xét, đánh giá: GV- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung dưới định hướng của GV (nếu cần).

* GV đặt câu hỏi định hướng học sinh đi đến kết luận/ kiến thức cần đạt :

- HS căn cứ vào nội dung SGK, phần phân tích ở trên để đưa ra câu trả lời.

- HS cả lớp theo dõi, bổ sung (nếu cần)

- Gv nhận xét, tóm tắt kiến thức chính lên bảng HS tự ghi bài.

 

docx 4 trang sontrang 3810
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 7: Yêu thương, đoàn kết, tương trợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/10/2020 Ngày giảng: 14/10/2020 Dạy lớp 7A2
 20/10/2020 Dạy lớp 7A4
 22/10/2020 Dạy lớp 7A3
Tiết 7: Chủ đề
YÊU THƯƠNG, ĐOÀN KẾT, TƯƠNG TRỢ
Hoạt động 4: Cách rèn luyện yêu thương con người, đoàn kết tương trợ
+ Mục tiêu: Đề ra được cách rèn luyện lòng yêu thương con người, đoàn kết tương trợ
+ Nhiệm vụ: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi
+ Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, cặp đôi. 
+ Sản phẩm: Rút ra được cách rèn luyện lòng yêu thương con người, đoàn kết tương trợ
+ Tiến trình thực hiện: 
Bước 1: - Giao nhiệm vụ: HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1: Em thấy mình đã có lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết tương trợ chưa? Khi chúng ta biết quan tâm giúp đỡ, yêu thương mọi người có tác dụng gì?
* Sản phẩm mong đợi:
- Bản thân em đã có lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết tương trợ 
- Khi Chúng ta biết quan tâm giúp đỡ, yêu thương mọi người sẽ được mọi người quí mến, giúp đỡ khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Với những hành vi gây mất đoàn kết như cãi nhau, đánh nhau, nói xấu người khác, phân chia bè phái chúng ta phải có thái độ không đồng tình, góp ý và tìm cách ngăn chặn.
- Giao nhiệm vụ: HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi sau: (thời gian 3’)
Câu hỏi 2: Là học sinh cần rèn luyện lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết tương trợ như thế nào?
Bước 2: HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ học tập.
GV quan sát, hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận 
Bước 3: Báo cáo, nhận xét, đánh giá. Hết thời gian thảo luận đại diện các nhóm báo cáo
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: GV- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung dưới định hướng của GV (nếu cần).
* GV đặt câu hỏi định hướng học sinh đi đến kết luận/ kiến thức cần đạt : 
HS căn cứ vào nội dung SGK, phần phân tích ở trên để đưa ra câu trả lời. 
HS cả lớp theo dõi, bổ sung (nếu cần)
Gv nhận xét, tóm tắt kiến thức chính lên bảng HS tự ghi bài. 
- Yêu thương, quan tâm, giúp đỡ bạn bè, người thân.
- Không chế giễu người tàn tật, tham gia tích cực hoạt động từ thiện
- Biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, sinh hoạt tập thể và trong cuộc sống.
- Quý trọng sự đoàn kết tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Phản đối những hành vi gây mất đoàn kết.
Hoạt động 5: Liên hệ
+ Mục tiêu: HS biết liên hệ bản thân và thực tế cuộc sống về lòng yêu thương con người.
+ Nhiệm vụ: Tự liên hệ bản thân dưới sự hướng dẫn của GV.
+ Phương thức thực hiện: Nêu và giải quyết vấn đề.
+ Sản phẩm: Kể được những tấm gương, việc làm của bản thân.
+ Tiến trình thực hiện: 
* Giáo dục kỹ năng sống: Xác định giá trị, trình bày suy nghĩ, phân tích, so sánh, giao tiếp, cảm thông, chia sẻ trước khó khăn đau khổ của người khác.
Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
- Cho HS xem video về câu chuyện đôi bạn 10 năm cõng bạn đến trường.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế của bản thân làm Bài tập d (Sgk-17)
Bài tập d (sgk tr17): Em hãy kể về những tấm gương (trong lớp, trong trường hoặc nơi em ở) đã giúp người khác trong đời sống, trong học tập thể hiện truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.
- Cho HS xem video và hình ảnh liên quan đến trận lũ quét ở Mường La (2017); trận lũ tại Miền Trung đang diễn ra (2020) và sự tương trợ của nhân dân, cả nước chung tay chống đại dịch Covid-19, hình ảnh hiến máu nhân đạo...
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế của bản thân làm Bài tập c (Sgk-17)
Bài tập c (sgk tr17): Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình thương yêu giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên đường phố...)
Bước 2: HS suy nghĩ, phát biểu cảm nghĩ của bản thân sau khi xem video, hình ảnh.
Bước 3: Báo cáo, nhận xét, đánh giá. 
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: GV-HS cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung dưới định hướng của GV (nếu cần).
* Sản phẩm mong đợi: Nội dung bài tập về nhà (HS kể 1 việc làm cụ thể. kể tấm gương hs biết)
Bài tập c: Trong xóm em có một bà cụ đã già nhưng lại không có con cái nương tựa. Thường ngày bà cụ hay buồn rầu, tuổi tác cũng làm cụ yếu đi nhiều, không thể thường xuyên làm việc nhà. Thấy thế, em cùng các bạn thường xuyên đến chơi với cụ, động viên, chăm sóc cụ, làm việc nhà giúp cụ. Điều này khiến cụ rất vui và yêu quý chúng em hơn.
Bài tập d: Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Nam – học sinh lớp 12 Trường THPT Đô Lương, Nghệ An. Nam còn trẻ, nhưng đã nhường sự sống của mình để cố gắng cứu vớt các bạn học sinh bị đuối nước.
III. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhìn hình đoán tục ngữ; Sắp xếp từ để hình thành các câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa về yêu thương, đoàn kết, tương trợ.
	- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã tìm hiểu về yêu thương con người và đoàn kết tương trợ.
	- Nhiệm vụ: HS dựa vào kiến thức nhìn hình đoán chữ, sắp xếp từ để hình thành các câu ca dao, tục ngữ có ý nghĩa về yêu thương, đoàn kết, tương trợ
	- Phương thức thực hiện: Nêu và giải quyết vấn đề.
	- Sản phẩm: HS tìm được các câu ca dao tục ngữ về yêu thương, đoàn kết, tương trợ.
	- Phương án kiểm tra đánh giá hoạt động và kết quả học tập của HS: Nhận xét câu trả lời của HS.
	- Tiến trình thực hiện:
Bước 1:
- Giao nhiệm vụ: Trình chiếu 1 số hình ảnh yêu cầu HS tìm ra các câu ca dao tục ngữ về yêu thương, đoàn kết, tương trợ
- Giao nhiệm vụ: Trình chiếu các từ riêng lẻ yêu cầu HS tìm ra các câu ca dao tục ngữ về yêu thương, đoàn kết, tương trợ
Bước 2: HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi.
GV phát vấn, gọi HS trả lời, nhận xét, bổ sung
Bước 3: Báo cáo, nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá: GV- HS cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung dưới định hướng của GV (nếu cần).
* Sản phẩm mong đợi: Ca dao, tục ngữ
- Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Ở nhà)
Xây dựng kế hoạch rèn luyện đức tính Yêu thương con người của cá nhân em.
V. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG (Ở nhà)
Sưu tầm các tấm gương yêu thương con người (trên các lĩnh vực học tập, bảo vệ TQ, nghiên cứu KH ) và trao đổi, giới thiệu với các bạn trong lớp.
Câu 1: Tập thể lớp trong bài hát trên là một lớp học như thế nào ?
Câu 2: Các thành viên trong lớp đã làm gì để tạo nên một lớp học như thế?
Câu 3:Lớp chúng ta có vui như vậy không?
Câu 4: Điều gì sẽ xảy ra nếu như lớp học không có sự yêu thương, chia sẻ và đoàn kết?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_7_yeu_thuong_doan_ket_t.docx