Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 13: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (Tiết 1) - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 13: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (Tiết 1) - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức : Tích hợp gd tấm gương đạo đức Hồ chí Minh về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của GĐ, GH

2. Thái độ:

- Trân trọng, tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Biết ơn các thế hệ đi trước. Tích hợp gd biết ơn tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

 - Mong muốn phát huy các truyền thống ấy.

3. Kĩ năng :

- Biết kế thừa, phát huy những truyền thống tốt, xoá bỏ hủ tục lạc hậu.

 - Biết xác định truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

- Thực hiện bổn phận của bản thân.

II. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP:

1. Nội dung : Gồm 3 nội dung:

- Giữ gìn và phát huy tr/ thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Ý nghĩa.

- Bổn phận – trách nhiệm.

2. Phương pháp : Gồm các P2 chủ yếu như:

* Thảo luận nhóm.; Nêu vấn đề.;Thuyết trình.

 

doc 7 trang Trịnh Thu Thảo 01/06/2022 2480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 - Tiết 13: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ (Tiết 1) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 13 Ngày soạn: 2-12-2020
TUẦN 13 Ngày dạy : 3-12-2020
 Baøi 1 0
 ( TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức : Tích hợp gd tấm gương đạo đức Hồ chí Minh về giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Kể được một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của GĐ, GH
2. Thái độ:
- Trân trọng, tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Biết ơn các thế hệ đi trước. Tích hợp gd biết ơn tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
 - Mong muốn phát huy các truyền thống ấy.
3. Kĩ năng :
- Biết kế thừa, phát huy những truyền thống tốt, xoá bỏ hủ tục lạc hậu.
 - Biết xác định truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
- Thực hiện bổn phận của bản thân.
II. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP:
1. Nội dung : Gồm 3 nội dung:
- Giữ gìn và phát huy tr/ thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Ý nghĩa.
- Bổn phận – trách nhiệm.
2. Phương pháp : Gồm các P2 chủ yếu như:
* Thảo luận nhóm.; Nêu vấn đề.;Thuyết trình. 
III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- GV: SGK, SGV- GDCD 7, các tư liệu liên quan qua báo- đài 
- tranh ảnh, băng hình
- Phiếu học tập
- Bài tập
- Tình huống
- Tài liệu sách báo, tạp chí nói về truyền thống văn hoá
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Kiểm tra bài cũ ( 4’ )
 GV gọi 1 HS/ lớp, lớp nhận xét, bổ sung. GV ghi điểm cho HS.
Câu 1.
Khoanh tròn chữ cái đầu câu .Câu nói về việc góp phần xây dựng gia đình văn hoá ?
A- Việc nhà là việc của mẹ và con gái ;
B- Con cái có thể góp ý, bàn bạc về công việc gia đình ;
C- Trẻ em không cần lao động phụ giúp gia đình ;
D- Đồ đạt trong nhà bề bộn, không sắp xếp gọn gàng ;
Câu 2.
Nêu trách nhiệm của các thành viên trong gia đình trong xây dựng gia đình văn hoá.
Thang điểm: TNKQ- HS chọn ý B + giải thích (3 đ)
TL : HS nêu ý d/ nội dung bài SGK.(7 đ)
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:1’
* Đặt vấn đề: GV dùng 2 câu tục ngữ SGK để nêu vấn đề à vào bài :
“ Giấy rách phải giữ lấy lề”.
“ Con hơn cha là nhà có phúc”.
( Hai câu trên nói về vấn đề gì ?- HS nêu : tr/ thống gia đình à vào bài ).
 b) Cấu trúc giáo án: 
HĐ CỦA GIÁO VIÊN 
HĐ CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
* Hoaït ñoäng 1 : Hướng dẫn HS phân tích truyện ( 10’)
* Muïc tieâu: Nhằm giúp HS bước đầu hiểu thế nào là truyền thống gia đình dòng họ. 
* Caùch tieán haønh: P2 TLN câu hỏi gợi ý – SGK à Rút ra khái niệm bài.
* GV gọi HS khai thác kênh hình- SGK
?Bức tranh nói lên vấn đề gì ? 
Gọi hs đọc truyện
GV giới thiệu 2 câu hỏi (bảng phụ): (mỗi dãy bàn 1 câu hỏi)
Câu 1: Nêu chi tiết ( tr. đọc) nói lên sự lao động cần cù, quyết tâm vượt khó của gia đình (SGK tr.30).
Câu 2: Truyền thống của gia đình nhân vật “ Tôi” trong truyện là gì?
 Nhân vật đã làm gì để tiếp nối tr/ thống ấy ?.
? Việc làm của gia đình trong truyện thể hiện đức tính gì?
- GV kết luận: Sự lao động mệt mỏi của các thành viên trong truyện nói riêng, của nhân dân ta nói chung là tấm gương sáng để chúng ta hiểu rằng không bao giờ ỷ lại hay chờ vào người khác mà phải đi lên từ sức lao động của chính mình.
* HS nêu ý kiến cá nhân.
 Cha truyền nghề cho con 
* HS đọc truyện.
* HS thảo luận bàn. 3’, cử đại diện trình bày, lớp bổ sung.
1/ HS nêu các ý:
- Hai bàn tay của cha và anh dày lên, chai sạn vì cày, cuốc .
- Không bao giờ chịu rời trận địa .
 > Sự kiên trì, bền bỉ.
* HS nêu các ý:
- Truyền thống lao động cần cù.
- Nhân vật “tôi” đã nối tiếp tr/ thống: Nuôi gà – dùng tiền bán gà để mua sách vở, không tiêu xài hoang phí .
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
I. TÌM HIỂU BÀI:
Truyện đọc : Truyện kể từ trang trại . 
Kết luận: Truyền thống gia đình là những việc làm bình thường nhưng lại vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nhờ nó mà ta sống có ích hơn, biết quý trọng những cái do cha ông để lại.
Hoạt động 2: HS liên hệ về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. ( 10’)
* Muïc tieâu: Nhằm giúp HS tìm hiểu truyền thống gia đình dòng họ bản thân. 
* Caùch tieán haønh: P2 TLN 
? Gia đình em có những tr/ thống tốt đẹp gì ?
? Xóm ấp, xã ta, theo em có những tr/ thống tốt đẹp gì ?
? Có phải tất cả các truyền thống cần phải giữ gìn và phát huy không.
- Giữ gìn, bảo vệ những giá trị trong TT của gia đình, dòng họ; Tự hào, biết ơn-> thấy được trách nhiệm của mình trước gia đình, dòng họ.
- Tiếp thu cái mới, gạt bỏ cái lạc hậu, bảo thủ, không còn phù hợp;
? Khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, em có cảm xúc gì?
- HS tự nêu cảm xúc.
- GV kết luận: Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp cần được giữ gìn và phát huy. Muốn phát huy truyền thống đó, trước hết ta phải hiểu được ý nghĩa của truyền thống đó.
Chốt ý: Mỗi người ai cũng có cội nguồn đó là gia đình dòng họ rộng lớn là cả dân tộc ,mỗi gia đình dòng họ đều có những truyền thống tốt đẹp 
Chúng ta có quyền tự hào về điều đó. Nói đến truyền thống có rất nhiều truyền thống khác nhau
GV nhận xét. kết luận.
chuyển ý
* HS trả lời cá nhân. Như:
- Lao động cần cù để vượt nghèo, làm giàu chính đáng.
- Làm nghề tr/ thống: đan thủ công, mộc, xây, rèn 
Nghề đan mây tre, đúc đồng, thuốc nam, truyền thống hiếu học, may áo dài, quê em là xứ sở của làn điệu dân ca.
HS trả lời cá nhân:
* Truyền thống hiếu học, lễ độ, bốc thuốc nam, trồng lúa-mía Ta cần tự hào, giữ gìn, phát huy chúng.
* HS trả lời theo ý 
* Hoaït ñoäng 3: Tìm hiểu KN , biểu hiện giữ gìn và phát huy TT tốt đẹp của gia đình dòng họ ( 12’)
* Muïc tieâu: Giúp HS tìm hiểu nội dung bài học).
* Caùch tieán haønh: Đàm thoại, thảo luận
? Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp là gì
? Em tự hào điều gì về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ của em ?
? Em làm gì đối với những truyền thống đó ?
 - Qua phân tích VD chốt lại 
Cho HS thảo luận tìm hiểu biểu hiện
? Biểu hiện của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đep cuả gia đình dòng họ như thế nào
GV : KL
- Nếu chỉ giữ gìn không thôi: Không đảm bảo yếu tố giáo dục, phát triển. Ví dụ: giữ tr/ thống hiếu học của cha ông nhưng không có sự đóng góp thành tích của thế hệ hiện tại à Không bền vững .
- Nếu chỉ phát huy: Không có cái để phát huy 
? Em hãy nêu một số việc làm không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ? 
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,dòng họ là:
+ Tiếp nối,
+Phát triển và 
+Làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy
* HS nêu các ý:
- Nếu chỉ giữ gìn không thôi: Không đảm bảo yếu tố giáo dục, phát triển. Ví dụ: giữ tr/ thống hiếu học của cha ông nhưng không có sự đóng góp thành tích của thế hệ hiện tại à Không bền vững .
- Nếu chỉ phát huy: Không có cái để phá
* HS trả lời cá nhân. Gồm 2 ý:
- Giữ gìn: Không làm cho nó mất đi. Phát huy: Làm cho nó duy trì cái tốt, cái đúng mở rộng 
- Vì: Con người muốn phát triển không thể phủ nhận quá khứ, lịch sử.
 HS nêu :
-Tìm hiểu về truyền thống
- Kiên trì học tập làm theo
- Kiên trì học tập làm theo
 HS:
 - 
* HS nêu: + Làm đám tiệc linh đình, tốn kém .
+ Cưới nhau khi chưa đến tuổi Pháp luật quy định ( Tảo hôn ).
+ Mê tín, dị đoan 
HS: Yêu nước, đánh giặc giỏi, có những người phụ nữ đảm đang giỏi việc nước, đảm việc nhà.....
II/ NỘI DUNG BÀI:
1- Thế nào là giữ gìn và phát huy TT tốt đẹp của gia đình dòng họ 
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình,dòng họ là tiếp nối,phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.Cụ thể là:
- Tiếp nối truyền thống:Mỗi gia đình,dòng họ dù ít hay nhiều,có những truyền thống tốt đẹp.Các thế hệ con cháu phải tìm hiểu,học tập để tiếp thu,làm theo,không để truyền thống đó bị mai một đi.
- Phát triển,làm rạng rỡ thêm truyền thống:Làm sao để truyền thống gia đình,dòng họ ngày càng phong phú hơn,tạo ra những giá trị mới,giúp truyền thông đó tỏa sáng,phát huy được tác dụng rộng rãi
2/ Biểu hiện 
-Tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình ,dòng họ 
- Kiên trì học tập làm theo truyền thống đó ở mức độ cấp hơn.
 VD: Quyết tâm học tập phát huy truyền thống học giỏi , đỗ đạt cao của dòng họ , tiếp nối nghề làm đồ gốm của cha ông , nghệ thuật hát ca trừu của dòng họ ...
 - Giới thiệu truyền thống gia đình để nhiều người biết.
*Hoaït ñoäng 4: Luyện tập củng cố : (5’)
*Muïc tieâu: Đánh giá khả năng ứng xử đúng của HS qua giải BT-SGK.
*Caùch tieán haønh: TL bàn.
- BT b/ SGK trang 32.
- BT c/ SGK trang 32.
- HS giải thích câu tục ngữ sau:
+ Cây có cội, nước có nguồn.
+ Chim có tổ, người có tông.
+ Giấy rách phải giữ lấy lề
* HS thảo luận bàn, 4’ cử đ/diện trình bày.
- BT b: Hành vi của Hiên là sai, tr/ thống tốt không nhất thiết chỉ có học cao, chức trọng mà nó có thể chỉ đơn giản là lễ nghĩa, nghề 
- BT c/ SGK: 
+ Ý đúng: 1, 2, 5.
+ Tự nêu phần: Vì sao.
III. LUYỆN TẬP:
 TỔNG KẾT BÀI: 
Mỗi gia đình, dòng họ đều có những tr/ thống tốt đẹp cần phải giữ gìn và phát huy. Nó chính là động lực quý báu cho ta không ngừng vươn lên. Thế hệ trẻ chúng ta cần ý thức trong nhiệm vụ giữ gìn và phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình nói riêng, của dân tộc nói chung- không bao giờ phủ nhận quá khứ. Tuy nhiên cần biết loại bỏ các tập tục lạc hậu, tiếp thu tinh hoa nhân loại, của các dân tộc khác để hội nhập, phát triển.
4. Hướng dẫn về nhà ( 3’):
- Học bài, làm lại các BT.Chú ý phần liên hệ bản thân.
- Xem bài 10 (TT)
+ Liên hệ trách nhiệm trong cuộc sống, ý nghĩa.
 + Sưu tầm ca dao tục ngữ nói về giữ gìn và phát huy TT tốt đẹp của gia đình dòng họ 
 V. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_giao_duc_cong_dan_7_tiet_13_giu_gin_va_phat_huy_truy.doc