Giáo án Giáo dục công dân Khối 7 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án Giáo dục công dân Khối 7 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

 Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất trung thực, trách nhiệm, tự tin, yêu lao động và năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán trên cơ sở các yêu cầu cần đạt:

 - Nêu được thế nào là trung thực.

 - Hiểu được ý nghĩa của sống trung thực.

 - Biết nhận xét, đánh giá hành vi, lời nói, việc làm, hành động của bản thân và của người khác.

 - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện lối sống trung thực và không trung thực trong các tình huống.

 - Yêu quý, quý trọng những việc làm trung thực, thẳng thắn, khách quan. Phê hán những việc làm, hành động thiếu trung thực, thiếu khách quan trong cuộc sống và trong học tập.

II. CHUẨN BỊ

+ Phương tiện: Bài tập trắc nghiệm, truyện kể về các tấm gương giản dị, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ . SGK, SGV, giáo án.

+ Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.

- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC

- Phương pháp: DH nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.

- Hình thức: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

docx 28 trang sontrang 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Khối 7 - Tiết 1 đến 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT 01 Ngày soạn: 06/09/2020 
Tuần dạy 01 Lớp dạy: Khối 7 
Bài 1 : SỐNG GIẢN DỊ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 
 Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động và năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán trên cơ sở các yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được thế nào là sống giản dị 
 - Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
 - Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ, sách vở, đồ dùng, trang phục... của bản thân và của người khác.
 - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện lối sống giản dị và chưa giản dị trong các tình huống. 
 - Biết sử dụng ngôn ngữ, sách vở, đồ dùng, trang phục tác phong phù hợp với điều kiện hoàn cảnh bản thân, gia đình và xã hội. 
 - Yêu thích lối sống giản dị, mộc mạc, thân thiện. Không thích lối sống xa hoa phô trương, màu mè kiểu cách, thô kệch. 
II. CHUẨN BỊ 
+ Phương tiện: Bài tập trắc nghiệm, truyện kể về các tấm gương giản dị, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ . SGK, SGV, giáo án.
+ Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp: DH nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.
- Hình thức: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
A. Hoạt động khởi động (6p)
* Mục tiêu: Kiểm tra bài vở, dẫn dắt, tạo tâm thế học tập.
 Kiểm tra bài cũ (5 phút ): GV kiểm tra sách vở của HS, giới thiệu môn học và hướng dẫn hs học bài.
* Giới thiệu bài: GV đưa ra 1 tình huống các hs mặc đồng phục năm rồi đến trường để vào bài. (1p) 
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới (29p)
Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện đọc sgk (14p)
* Mục tiêu: Hiểu được lối sống giản dị của Bác Hồ kính yêu. Qúi trọng lối sống giản dị; không đồng tình với lối sống xa hoa, phô trương hình thức.
Gv: Gọi 1 hs đọc to, diễn cảm truyện đọc:
Hs đọc. Gv: Hướng dẫn học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi a trong sgk.
Học sinh thảo luận => Trình bày ý kiến trước lớp
Gv: Ghi nhanh những chi tiết cơ bản lên bảng: 
- Trang phục?
+ Bác mặc quần áo ka-ki cũ, mũ vải bạc màu,...
- Tác phong?
+Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào
- Lời nói?
+ Câu hỏi dễ hiểu, đơn giản: ''Tôi nói đồng bào nghe rõ không ?" 
Hs khác nhận xét bổ sung: lối sống giản dị đó không làm tầm thường con người Bác mà ngược lại làm cho Bác trở nên trong sáng, cao đẹp hơn. Bác giản dị trong lời nói, trong văn phong, trong cử chỉ, trang phục.
Gv chốt ý đúng: Cách ăn mặc giản dị, thái độ chân tình cởi mở, lời nói dễ hiểu của Bác đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa một vị chủ tịch nước với nhân dân. Bác ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.
=> Bác Hồ là chủ tịch nước nhưng luôn sống giản dị phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Tình cảm của nhân dân ta với Người? > Bác được mọi người quí trọng, gần gũi, ngưỡng mộ...Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đều học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác Hồ Chí Minh.
Gv: Kể một số thói quen, nếp sống của Bác Hồ thể hiện Bác luôn sống giản dị (GDCD 6) 
Gv chốt lại : Trong cuộc sống, sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp, nó không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài mà kết hợp với vẻ đẹp bên trong. Giản dị không chỉ thể hiện qua lời nói, cách ăn mặc, việc làm còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động. Điều kiện, hoàn cảnh. Mỗi chúng ta cần học tập những tấm gương để trở thành người sống giản dị, để có nhiều thời gian cho học tập. Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả,....
Hoạt động 2. Khai thác nội dung bài học(15)
* Mục tiêu:
 - Hiểu được thế nào là sống giản dị. 
 - Kể được một số biểu hiện của lối sống giản dị .
 - Phân biệt được giản dị với xa hoa cầu kì, phô trương hình thức; với luộm thuộm, cẩu thả.
 - Hiểu được ý nghĩa của sống giản dị.
1. Em hiểu thế nào là sống giản dị? 
HS trả lời.
GV nhấn mạnh khái niệm: 
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, GĐ, XH.
- Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, GĐ, XH là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự trung thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất.
2. Biểu hiện của sống giản dị : 
HS đọc và làm bài tập a. Bức tranh 3 thể hiện đức tính giản dị: Các bạn hs ăn mặc phù hợp với lứa tuổi.Tác phong nhanh nhẹn, vui tươi thân mật. Tranh 1,2,4 là không phù hợp.
HS: Trao đổi làm bài tập b sgk – 2 đại diện lên bảng ghi nhanh các câu trả lời ở 2 cột.
HS: Nhuộm tóc, trang điểm, sơn móng ,... là không phù hợp.
HS: đọc ý b sgk và giải thích theo suy nghĩ.
- Biểu hiện của sống không giản dị : (1),(3), (4),(6),(7). 
- Biểu hiện của sống giản dị : (2),(5).
* Gv Cho học sinh liên hệ thực tế những biểu hiện của lối sống giản dị và không giản dị. 
HS: - Không xa hoa lãng phí.
 - Không cầu kì kiểu cách.
 - Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài . . .
HS: Sống xa hoa lãng phí, phô trương, đua đòi cầu kì,...
a- GV liên hệ, nhắc nhở: Không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách , không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
VD. Tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, của gia đình và xh. Khi giao tiếp diễn đạt ý mình một cách dễ hiểu. Tác phong, đi đứng nghiêm trang, tự nhiên. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
b- Khác với lối sống xa hoa, lãng phí, cầu kì, phô trương hình thức: 
- Tiêu nhiều tiền bạc vào những việc không cần thiết, có hại( đua đòi ăn chơi, cờ bạc, hút chích)
- Nói năng cầu kì, rào trước đón sau
- Dùng từ khó hiểu
- Dùng những thứ đắt tiền, xa sỉ không phù hợp với mức sống chung ở địa phương và trong toàn xã hội, tạo ra sự cách biệt với mọi người;...
3. Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống đối với cá nhân, gia đình và xã hội?
HS trao đổi 3 nhóm 3ý, đại diện trả lời.
GV chốt lại nội dung: 
 a) Đối với mỗi cá nhân?
- Sống giản dị sẽ giúp ta đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết để làm được những việc có ích cho bản thân;
- Được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
b) Đối với mỗi gia đình?
 Lối sống giản dị sẽ giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
c) Đối với toàn xã hội? 
- Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau. 
- Loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí mang lại, lam lành mạnh xã hội.-> Giản dị là phẩm chất cần có ở mỗi người
I. Truyện đọc: “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn Độc lập”.
- Trang phục: đơn giản, bình dị.
- Tác phong: nhanh nhẹn, linh hoạt, nhẹ nhàng, thân thiện
- Lời nói: To, rõ ràng, ấm áp, truyền cảm.
-> Mọi người vô cùng ngạc nhiên, xao động, hò reo, sung sướng, cảm động và rất tôn kính Người.
II. Nội dung bài học.
1. Khái niệm:
 - Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, GĐ, XH.
- Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, GĐ, XH là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự trung thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất.
2. Một số biểu hiện của :
a) Lối sống giản dị : Không xa hoa lãng phí, không quá cầu kì kiểu cách, không chaỵ theo những nhu cầu vật hay chú trọng hình thức bê ngoài.
VD. Tiêu dùng tiền bạc vừa mức so với điều kiện sống của bản thân, của gia đình và xh. Khi giao tiếp diễn đạt ý mình một cách dễ hiểu. Tác phong, đi đứng nghiêm trang, tự nhiên. Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
 b) Lối sống xa hoa, lãng phí, cầu kì, phô trương hình thức: 
- Tiêu nhiều tiền bạc vào những việc không cần thiết, có hại( đua đòi ăn chơi, cờ bạc, hút chích)
- Nói năng cầu kì, rào trước đón sau
- Dùng từ khó hiểu
- Dùng những thứ đắt tiền, xa sỉ không phù hợp với mức sống chung ở địa phương và trong toàn xã hội, tạo ra sự cách biệt với mọi người;...
3. Ý nghĩa của lối sống giản dị
a) Đối với cá nhân:
- Sống giản dị sẽ giúp ta đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết để làm được những việc có ích cho bản thân;
- Được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
b) Đối với gia đình: Lối sống giản dị sẽ giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
c) Đối với xã hội: 
- Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau. 
- Loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí mang lại, làm lành mạnh xã hội.
C. Hoạt động luyện tập. Hướng dẫn làm bài tập(10 phút)
* Mục tiêu:
 Hướng dẫn làm bài tập c,d,đ. 
 Biết thực hiện giản dị trong cuộc sống.
 Thể hiện năng lực giải quyết vấn đề của bản thân.
Gv: Gọi hs đọc và làm bài tập c,d,đ theo nhóm 4.
c) Biểu hiện của sống giản dị :
Nhà còn nghèo nên ăn uống đơn giản, không đòi ăn ngon mặc đẹp; trang phục chỉnh tề. Đầu tóc gọn gàng, sách mượn dùng tạm để học,...
Biểu hiện của sống không giản dị : HS nhuộm tóc, trang điểm, sơn móng , xịt keo, dầu thơm,... khi đến lớp
d) Tấm gương sống giản dị :
Bác Hồ,...
đ) Theo em, để rèn luyện đức tính giản dị, học sinh cần phải làm gì?
- Xem mình và gia đình mình thuộc diện nào?
- Tự đánh giá xem mình và gia đình mình sống có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chưa?
- Nếu rồi thì tiếp tục duy trì, nếu chưa thì phải lập 1kế hoạch sống cho khoa học và bắt đầu thực hiện ngay.
GV nhận xét chung. GV liên hệ thực tế, nhắc nhở: Đừng có người lính mà tính quan,... 
HOẠT ĐỘNG D: Hoạt động thực hành (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng phong phú của lối sống giản dị. (7p)
- GV yêu cầu HS tự liên hệ thực tế, nêu lên những tấm gương sống giản dị trong nhà trường, trong cuộc sống và trong sách báo mà các em biết. 
- HS liên hệ với thực tế.
- Gọi một số HS phát biểu và nêu nhận xét.
- HS phát biểu ý kiến
- GV bổ sung thêm bằng các câu chuyện khác để HS thấy được sự đa dạng của tính giản dị trong cuộc sống hằng ngày.
- HS nghe.
* HS thể hiện được kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa của sống giản dị.
* Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về đức tính giản dị.
III. Bài tập.
c) Biểu hiện của sống giản dị :
Nhà còn nghèo nên ăn uống đơn giản, không đòi ăn ngon mặc đẹp; trang phục chỉnh tề. Đầu tóc gọn gàng, sách mượn dùng tạm để học,...
Biểu hiện của sống không giản dị : HS nhuộm tóc, trang điểm, sơn móng , xịt keo, dầu thơm,... khi đến lớp
d) Tấm gương sống giản dị :
Bác Hồ, ...
đ) Theo em, để rèn luyện đức tính giản dị, học sinh cần phải:
- Xem mình và gia đình mình thuộc diện nào?
- Tự đánh giá xem mình và gia đình mình sống có phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chưa?
- Nếu rồi thì tiếp tục duy trì, nếu chưa thì phải lập 1kế hoạch sống cho phù hợp và bắt đầu thực hiện ngay. 
* Liên hệ thực tế
- Trong cuộc sống quanh ta, sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Giản dị chính là cái đẹp, song nó không chỉ là vẻ đẹp bề ngoài mà là sự kết hợp hài hoà với vẻ đẹp bên trong. Giản dị không chỉ biểu hiện ở lời nói, ở cách ăn mặc mà còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi người trong cuộc sống.
* Mỗi HS chúng ta cần học tập tấm gương ấy để trở thành những người có lối sống giản dị sẽ có nhiều thời gian, điều kiện để học hành, đỡ phí tiền của cha mẹ 
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
GV: Tổ chức HS chơi trò chơi sắm vai.
HS: Phân vai để thực hiện.
GV: Cho HS nhập vai giải quyết tình huống:
TH1: Anh trai của Nam thi đỗ vào trường chuyên THPT của tỉnh, có giấy nhập học, anh đòi bố mẹ mua xe máy. Bố mẹ Nam rất đau lòng vì nhà nghèo chỉ đủ tiền ăn học cho các con, lấy đâu tiền mua xe máy!
TH2: Lan hay đi học muộn, kết quả học tập chưa cao nhưng Lan không cố gắng rèn luyện mà suốt ngày đòi mẹ mua sắm quần áo, giày dép, thậm chí cả đồ mĩ phẩm trang điểm.
GV: Nhận xét các vai thể hiện và kết luận:
- Lan chỉ chú ý đến hình thức bên ngoài.
- Không phù hợp với tuổi học trò.
- Xa hoa, lãng phí, không giản di.
Là HS chúng ta phải cố gắng rèn luyện để có lối sống giản dị. Sống giản dị phù hợp với điều kiện của gia đình cúng là thể hiện tình yêu thương, vâng lời bố mẹ, có ý thức rèn luyện tốt.
Hướng dẫn về nhà:
 -Học các phần nội dung bài học . Rèn luyện đức tính giản dị.
 -Sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ danh ngôn nói về sống dản dị 
 - Chuẩn bị bài: Trung thực. 
Tiết PPCT 02 Ngày soạn: 11/09/2020 
Tuần dạy 02 Lớp dạy: Khối 7 
BÀI 2 TRUNG THỰC 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 
 Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất trung thực, trách nhiệm, tự tin, yêu lao động và năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán trên cơ sở các yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được thế nào là trung thực.
 - Hiểu được ý nghĩa của sống trung thực.
 - Biết nhận xét, đánh giá hành vi, lời nói, việc làm, hành động của bản thân và của người khác.
 - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện lối sống trung thực và không trung thực trong các tình huống. 
 - Yêu quý, quý trọng những việc làm trung thực, thẳng thắn, khách quan. Phê hán những việc làm, hành động thiếu trung thực, thiếu khách quan trong cuộc sống và trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ 
+ Phương tiện: Bài tập trắc nghiệm, truyện kể về các tấm gương giản dị, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ . SGK, SGV, giáo án.
+ Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp: DH nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.
- Hình thức: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
A. Hoạt động khởi động (6p)
* Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt, tạo tâm thế học tập.
 Kiểm tra bài cũ ( 3hs – 5 phút ): 
- GV kiểm tra sách vở của 2 HS .
1.Giản dị là gì? Cho ví dụ?
- Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, GĐ, XH là sống ntn?
2. Vì sao chúng ta cần biết sống giản dị -
Ý nghĩa của lối sống giản dị
a) Đối với cá nhân?
Ý nghĩa của lối sống giản dị
b) Đối với gia đình?
Ý nghĩa của lối sống giản dị
c) Đối với xã hội?
-> Là học sinh em cần làm gì để sống giản dị? 
* Giới thiệu bài: (1p)
Ở lớp 6 các em đã học nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người như: siêng năng, kiên trì,.. hôm nay các em tìm hiểu thêm phẩm chất tốt đẹp nữa để không bao giờ rơi vào tình cảnh như Cậu bé chăn cừu nhé! (đó là tính trung thực).
- Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, GĐ, XH.
- Sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, GĐ, XH là sống đúng mực và hòa hợp với xung quanh, thể hiện sự trung thực và trong sáng từ tác phong, đi đứng, cách ăn mặc, nói năng giao tiếp đến việc sử dụng của cải vật chất.
Ý nghĩa của lối sống giản dị
a) Đối với cá nhân:
- Sống giản dị sẽ giúp ta đỡ tốn thời gian, sức lực vào những việc không cần thiết để làm được những việc có ích cho bản thân;
- Được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
b) Đối với gia đình: Lối sống giản dị sẽ giúp con người biết sống tiết kiệm, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.
c) Đối với xã hội: 
- Tạo ra mối quan hệ chan hòa, chân thành với nhau. 
- Loại trừ được những thói hư tật xấu do lối sống xa hoa, lãng phí mang lại, làm lành mạnh xã hội.
- Đọc bài tập e.
B. Hoạt động hình thành kiến thức(29p)
Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện đọc sgk 
"Sự công minh, chính trực của một nhân tài".(14p)
* Mục tiêu: Hiểu được lối sống rất trung thực của ông Mi-ken-lăng-giơ cho dù rất oán giận Bra- man-tơ. Từ đó có thái độ: Qúy trọng và ủng hộ những việc làm thẳng thắn, trung thực ; phản đối những hành vi thiếu trung thực trong học tập, trong cuộc sống.
- GV: Gọi hs đọc to truyện.
- HS đọc diễn cảm truyện đọc và trả lời các câu hỏi gợi dẫn:
GV: Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi:
 - Mi-ken-lăng giơ đã có thái độ như thế nào đối với Bra-man-tơ, một người vốn kình địch với ông?
- Rất oán giận vì Bra- man-tơ luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông.
- Nhưng vẫn công khai đánh giá cao kình địch.
- Vì sao Mi-ken-lăng-giơ lại xử sự như vậy? 
HS: Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối, làm mất khách quan khi đánh giá sự việc. Chứng tỏ ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên đúng với sự thật 
- Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào?
=> Ông là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực.
 trung thực.
 GV:nhấn mạnh lại các ý cơ bản.
* Liên hệ thực tế: Không nên đánh giá ai theo chủ quan cá nhân, mà cần khách quan.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học (15p)
* Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là trung thực.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng trung thực. 
- Nêu được ý nghĩa của sống trung thực.
1. Thế nào là trung thực?
HS trình bày: Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lí. Sống ngay thẳng, không lừa dối, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
- Lẽ phải là gì? Cho ví dụ?
 Lẽ phải là những gì phù hợp với đạo lí, pháp lí và đúng đắn: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo,...
- Chân lí là gì? Cho ví dụ? 
 Chân lí là những điều hiển nhiên đúng: Trái đất hình cầu, luôn chuyển động trong hệ tĩnh tại, xoay quanh mặt trăng,...
2. Biểu hiện của trung thực qua những gì? 
- Hướng dẫn cho cả lớp thảo luận nhóm 4.
N1. Tìm những biểu hiện tính trung thực trong học tập.
N2. Tìm biểu hiện tính trung thực trong quan hệ với mọi người?
N3. Biểu hiện tính trung thực trong hành động.
àBiểu hiện của trung thực:
- Học tập: Ngay thẳng, không gian dối với thầy cô giáo, không quay cóp, nhìn bài của bạn ,...
- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu, lừa dối, không đổ lỗi cho người khác,...
- Hành động: Bênh vực và bảo vệ cái đúng, phê phán việc làm sai.
 Mỗi học sinh cần phải học tập => người trung thực. 
GV nhận xét và nhấn mạnh: Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: qua thái độ, hành động, lời nói không chỉ trung thực với mọi người mà với cả bản thân mình. 
- Tìm từ trái với trung thực?
? Tìm những biểu hiện trái với trung thực:
 - Từ trái với trung thực là gian dối, xảo trá, ba phải, dối trá,. ..
 - Thái độ: Không nghiêm túc, lưỡng lự, xét nét, khúm núm, bỡn cợt. Mắt la, mày liếc,...,...
- Lời nói: Lấp lửng, không rõ ràng - u u minh minh, ba phải
- Hành động: Thường cúi mặt, quay đi, lẩn tránh,...
GV chốt: Người trung thực cũng phải hành động tế nhị, khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật, không phải biết gì, nghĩ gì cũng nói ra,...
3. Ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống đối với cá nhân và xã hội?
Ý nghĩa của trung thực đối với (việc nâng cao phẩm giá của) mỗi cá nhân ?
- HS: Giúp ta nâng cao phẩm giá. 
Ý nghĩa của trung thực đối với các mối quan hệ xh?
- HS: Làm lành mạnh các mối quan hệ xh và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
Là đức tính cần thiêt và quý của con người
GV gọi hs đọc ý b sgk, đọc tục ngữ và danh ngôn.
GV giải thích thêm, chốt: 
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. 
Thà mất lòng trước, được lòng sau.
I. Truyện đọc: "Sự công minh, chính trực của một nhân tài".
- Mi-ken-lăng-giơ rất oán giận Bra- man-tơ.
- Nhưng vẫn công khai đánh giá cao ông Bra- man-tơ.
à Ông Mi-ken-lăng-giơ là người rất trung thực. 
II. Nội dung bài học
 1. Khái niệm:
 Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải.
 Sống ngay thẳng, thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
 Không chấp nhận sự giả( lừa ) dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che dấu hoặc làm sai lệch sự thật.
2. Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống – thái độ, lời nói, hành động; thể hiện trong công việc, trong quan hệ với bản thân và với người khác.
- Thái độ: thẳng thắn, dứt khoát, nghiêm túc.
- Lời nói: Rõ ràng, minh bạch, thành thật..
 Hành động: Bênh vực, bảo vệ cái đúng.
+ Nhặt ....trả lại
+ Dám tự nhận lỗi
+ Phê bình thẳng thắn bạn sai
+ Buôn bán đảm bảo,...
 + Tự mình làm bài kiểm tra, không quay cóp, nhìn bài của bạn ,...
3. Ý nghĩa của trung thực :
 - Giúp ta nâng cao phẩm giá, sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
 - Làm lành mạnh các mối quan hệ xh.
-> Là đức tính cần thiêt và quý của con người.
C. Hoạt động luyện tập. Hướng dẫn làm bài tập a,b,d (10 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác theo yêu cầu của tính trung thực.
- Trung thực trong học tập và trong những việc làm hằng ngày.
GV hướng dẫn hs làm bài tập a,b,d. 
a) Hành vi thể hiện tính trung thực:(4),(5),(6). BTa: Hành vi thể hiện tính trung thực:(4),(5),(6).Vì:
- Phê bình thẳng thắn giúp bạn khắc phục.
- Thể hiện sự tự trọng cao.
- Thật thà, ngay thẳng.
- Cho hs Giải thích tại sao không chọn những hành vi còn lại 1.2.3.7
b) Đó là việc làm có lợi cho bệnh nhân, thể hiện đạo đức,tính nhân ái của người thầy thuốc.
Trong những trường hợp nào ta nên che giấu sự thật? Vì sao?
- Kẻ thù xưa, bạn bè mới; nếu khôn ngoan, chớ vội tin.
d) Theo em, học sinh cần phải là gì?
 Theo em, học sinh cần:
Sống ngay thẳng, không lừa dối, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Ngay thẳng, không gian dối với thầy cô giáo, không quay cóp, nhìn bài của bạn , không dối thầy, phản bạn, không đi thì nói dối cha, về thì gian dối chú, không ba hoa, nói xấu nhau gây mất đoàn kết, không ăn gian nói dối,...
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng phong phú của tính trung thực. (8p) 
- HS liên hệ và phát biểu ý kiến.
- GV yêu cầu HS tự liên hệ thực tế, tìm những ví dụ chứng minh cho tính trung thực biểu hiện ở khía cạnh khác nhau
1. Tìm những biểu hiện của tính trung thực trong học tập.
- Ngay thẳng không gian dối với thầy cô,bạn bè không quay cóp nhìn bài của bạn không lấy đồ dùng học tập của bạn 
2. Tìm những biểu hiện của tính trung thực trong quan hệ với mọi người
- không nói xấu, lừa dối không đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm.
3. Tìm những biểu hiện của tính trung thực trong hành động
- Bênh vực bảo vệ cái đúng phê phán việc làm sai
4. Tìm những biểu hiện của tính trung thực với bản thân.
- GV bổ sung thêm bằng cách đưa ra các tình huống hoặc các câu chuyện kể.
III. Bài tập.
1.BTa: Hành vi thể hiện tính trung thực:(4),(5),(6).Vì:
- Phê bình thẳng thắn giúp bạn khắc phục.
- Thể hiện sự tự trọng cao.
- Thật thà, ngay thẳng.
2. BTb) Đó là việc làm có lợi cho bệnh nhân, thể hiện đạo đức, tính nhân đạo của người thầy thuốc.
3. BTd) Theo em, học sinh cần:
Ngay thẳng, không gian dối với thầy cô giáo, không quay cóp, nhìn bài của bạn , không dối thầy, phản bạn, không đi thì nói dối cha, về thì gian dối chú, không ba hoa, nói xấu nhau gây mất đoàn kết, không ăn gian nói dối,...
* Liên hệ thực tế
- Trong học tập : ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, không chép bài của bạn hay không cho bạn chép bài...).
- Trong quan hệ với mọi người : không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi...
- Trong hành động : bênh vực, bảo vệ chân lí, lẽ phải và đấu tranh phê phán những việc làm sai trái.
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Sắm vai:
- Hai HS, một chú công an.
- HS cần rèn luyện đức tính trung thực như thế nào?
- Trên đường đi học về Hà nhặt 
? Thế nào là trung thực?
 - Là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng thật thà
 ? Sống trung có ý nghĩ như thế nào?
 - Là đức tính cần thiết, quí báu của mỗi con người, sống trung thực sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Sưu tầm các câu tục ngữ, ca dao nói về trung thực
4. Hướng dẫn về nhà:
- Về học bài, rèn luyện đức tính trung thực
- Về làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài 3: Tự trọng
Tiết PPCT 03 Ngày soạn: 17/09/2020 
Tuần dạy 03 Lớp dạy: Khối 7 
BÀI 3 TỰ TRỌNG 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 
 Bài học góp phần hình thành, phát triển cho HS phẩm chất trung thực, trách nhiệm, tự tin, yêu lao động và năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán trên cơ sở các yêu cầu cần đạt:
 - Nêu được thế nào là tự trọng.
 - Hiểu được ý nghĩa của tính tự trọng.
 - Biết nhận xét, đánh giá hành vi, lời nói, việc làm, hành động của bản thân và của người khác.
 - Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tính tự trọng và thiếu tính tự trọng trong các tình huống. 
 - Yêu quý, tôn trọng những con người có tính tự trọng trong học tập và trong cuộc sống. Phê phán những con người không có lòng tự trọng bản thân, tham lam ích kỉ vụ lợi, thiếu khách quan trong cuộc sống và trong học tập. 
II. CHUẨN BỊ 
+ Phương tiện: Bài tập trắc nghiệm, truyện kể về các tấm gương giản dị, bài tập tình huống, ca dao, tục ngữ, phiếu học tập, bút dạ, bảng phụ . SGK, SGV, giáo án.
+ Đọc truyện đọc, chuẩn bị tài liệu, đồ dùng cần thiết.
- SGK + vở ghi, tài liệu tham khảo. Học bài cũ, chuẩn bị bài mới. 
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp: DH nhóm, vấn đáp gợi mở, LTTH, sắm vai, kể chuyện.
- Hình thức: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, sắm vai
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung
A. Hoạt động khởi động (6p)
* Mục tiêu: Kiểm tra bài cũ, dẫn dắt, tạo tâm thế học tập.
 Kiểm tra bài cũ ( 3hs – 5 phút )
 1.Trung thực là gì? 
2. Nêu biểu hiện của lòng trung thực?
3. Tại sao chúng ta cần sống trung thực?
 * Giới thiệu bài (1p): Theo em, trung thực là biểu hiện cao của đức tính nào?
 HS trả lời - gv dẫn vào bài.
B. Hoạt động hình thành kiến thức(29p)
Hoạt động 1. Tìm hiểu truyện đọc: "Một tâm hồn cao thượng"(8 phút)
* Mục tiêu:
1. Khái niệm:
 Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải.
 Sống ngay thẳng, thật thà, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
 Không chấp nhận sự giả( lừa ) dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che dấu hoặc làm sai lệch sự thật.
2. Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống – thái độ, lời nói, hành động; thể hiện trong công việc, trong quan hệ với bản thân và với người khác.
- Thái độ: thẳng thắn, dứt khoát, nghiêm túc.
- Lời nói: Rõ ràng, minh bạch, thành thật..
- Hành động: Bênh vực, bảo vệ cái đúng.
+ Nhặt ....trả lại
+ Dám tự nhận lỗi
+ Phê bình thẳng thắn bạn sai
+ Buôn bán đảm bảo,...
 + Tự mình làm bài kiểm tra, không quay cóp, nhìn bài của bạn ,
3. Ý nghĩa của trung thực :
 - Giúp ta nâng cao phẩm giá, sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng.
- Làm lành mạnh các mối quan hệ xh.
-> Là đức tính cần thiêt và quý của con người.
I. Truyện đọc: "Một tâm hồn cao thượng"
- Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng.
 - Thái độ đồng tình với những hành vi tự trọng 
GV: Gọi 4 hs đọc phân vai truyện đọc
HS đọc truyện đọc theo vai:
Người dẫn truyện- ( xưng Tôi ) người mua diêm.
Rô – be
Em trai Rô – be
- Nêu nhận xét từng vai.
- Em hãy kể tóm gọn nội dung truyện đọc?
- Hoàn cảnh của Rô be ?
- HS: Là em bé mồ côi, nghèo, đi bán diêm. Cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẻ trả cho người mua diêm.
Không trả tiền thừa cho người mua diêm - bị xe chẹt và bị thương nặng.
- Bằng cách nào Rô-be trả tiền lại cho khách ?
HS: Sai Sác-lây đến tận nhà trả tiền.
- Vì sao Rô – be lại nhờ em mình phải trả lại tiền cho người mua diêm?
- Vì sao Rô - be lại làm như vậy?
HS: 
+ Muốn giữ đúng lời hứa.
+ Không muốn người khác nghĩ mình nghèo mà nói dối để ăn cắp tiền.
+ Không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc phạm, mất lòng tin ở mình.
- Em có nhận xét gì về hành động của Rô- be?
HS: Rô – be có ý thức trách nhiệm cao.
- Giữ đúng lời hứa.
- Tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. 
- Bề ngoài nghèo khổ nhưng ẩn chứa một tâm hồn vô cùng cao thượng.
- Hành động của Rô – be thể hiện đức tính tự trọng.
- Việc làm đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của t/giả?
Rô – be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Từ chỗ nghi ngờ dẫn đến sững sờ => Nhận nuôi em Sac- lây. Rô –be là người có tính tự trọng rất cao.
Em học tập được gì qua nhân vật?
HS tự liên hệ.
Hoạt động 2. Khai thác nội dung bài học (21p)
* Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là tự trọng.
- Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng.
- Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người.
1. Thế nào là tự trọng?
- Coi trọng và giữ gìn phẩm cách là? Là coi trọng danh dự giá trị con người của mình, không làm điều xấu có hại đến danh dự của bản thân, không cháp nhận sự xúc phạm cũng như lòng thương hại của người khác.
- Tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những gì, ntn? 
2.Tìm những hành vi biểu hiện tính tự trọng của những người ở xung quanh em?
- Luôn làm tròn(tốt) nhiệm vụ 
- Tìm những hành vi thiếu tự trọng của những người ở xung quanh em ? 
Bài tập a. Hành vi thể hiện tính tự trọng:
(1). Kiên quyết không quay cóp, không nhìn bài .
(2). Cố gắng thực hiện lời hứa của mình.
- Vì ý (3): Nhận sai nhưng không sửa.
- Vì ý (4): Tốt khoe, xấu che.
- Vì ý (5): Thiếu lòng tự trọng.
> Hành vi thể hiện tính tự trọng: (1,2)
- Tại sao không chọn các ý khác? Hãy giải thích.
- HS lắng nghe giáo viên củng cố.
 Hướng dẫn HS liên hệ thực tế.
GV: Lòng tự trọng được biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh cả khi ta chỉ có một mình, biểu hiện từ cách ăn mặc cư xử với mọi người. Tục ngữ có câu: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Mọi người đều cần phải có lòng tự trọng, bởi nhờ đó mà con người quan tâm và tôn trọng các chuẩn mực xh và hành động phù hợp với chuẩn mực xh đó là tránh làm việc xấu có hại đến bản thân- gđ-xh.
3. Ý nghĩa của lòng tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người?
Ý nghĩa:
- Là phẩm chất cao quý.
 - Giúp con người có nghị lực 
- Nân

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_khoi_7_tiet_1_den_4_nam_hoc_2020_2.docx