Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Bài 3: Quan tâm, thông cảm, chia sẻ
I. Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
- Nêu được một số việc làm để quan tâm, thông cảm, chia sẻ với người khác.
- Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, thông cảm, chia sẻ với nhau.
- Thường xuyên có những lời nói việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm với mọi người.
- Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, chia sẻ và thông cảm với người khác
- Phê phán những việc làm không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm.
2. Về năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ .
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để quan tâm, thông cảm, chia sẻ .
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống đùm bọc, yêu thương của dân tộc; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của dân tộc.
Trường Họ tên:................................................... Tổ: KHXH BÀI 3: QUAN TÂM , THÔNG CẢM , CHIA SẺ Môn học: GDCD lớp7 Thời gian thực hiện: (3 tiết) I. Mục tiêu bài học: Về kiến thức: - Nêu được một số việc làm để quan tâm, thông cảm, chia sẻ với người khác. - Hiểu vì sao mọi người phải quan tâm, thông cảm, chia sẻ với nhau. - Thường xuyên có những lời nói việc làm thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm với mọi người. - Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, chia sẻ và thông cảm với người khác - Phê phán những việc làm không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, thông cảm. 2. Về năng lực: Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số việc làm thể hiện sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện sự quan tâm, thông cảm, chia sẻ . - Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để quan tâm, thông cảm, chia sẻ . - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn. 3. Về phẩm chất: - Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống đùm bọc, yêu thương của dân tộc; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của dân tộc. II. Thiết bị dạy học và học liệu Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi Học liệu: Tranh vẽ, Video học liệu điện tử( phiếu học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Mở đầu (10 phút) a) Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi c) Sản phẩm học tập: HS chơi trò chơi . d) Tổ chức thực hiện: * Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Bạn ấy là ai” - Luật chơi: GV yêu cầu HS dựa vào đức tính đặc trưng của từng bạn trong lớp, đưa ra câu đố để những bạn khác đoán người có đức tinh, sở thích, thói quen, năng khiếu, đó là ai. Đầu tiên, lớp trưởng đưa ra câu đố. Nếu bạn nào đoán đúng thì được đưa ra câu đố cho các bạn trong lớp. Nếu đoán sai thì phải hát hoặc thực hiện điều gì đó do lớp quy định. Trò chơi kết thúc khi không còn câu đố nào được đặt ra. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35 phút) Hoạt động 1.Tìm hiểu biểu hiện của việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ Đọc câu chuyện Mục tiêu: HS nhận biết được biểu hiện của việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ Nội dung: Em hãy đọc câu chuyện trong sgk tr16,17 và trả lời câu hỏi Sản phẩm học tập: HS nhận biết được biểu hiện của việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ. Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sgk trang 16 – 17, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: a) Bác Hồ đã có những việc làm nào đối với anh chị em công nhân quét đường và ý nghĩa của việc làm đó? b) Việc làm của Bác Hồ đã nhắc nhở mỗi chúng ta điều gì? c) Em hiểu thế nào là quan tâm, cảm thông và chia sẻ? - GV cho thời gian HS đọc câu chuyện và trả lời 3 câu hỏi. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc truyện, thảo luận cặp đôi, tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuyển nội dung mới. 1. Đọc câu chuyện * Trả lời câu hỏi: a) Khi biết rằng những người công nhân luôn phải vất vả quét dọn đường phố đến khuya, Bác đã: - Nhắc nhở những cơ quan phải có trách nhiệm cấp phát quần áo bảo hộ lao động cho công nhân và quan tâm đúng mức với người làm nghề này. - Bác đã xin giống một loài cây bốn mùa đều xanh tươi về trồng thử ở VN để cây đỡ rụng lá vào mùa đông gây vất vả cho người công nhân. Ý nghĩa: Việc làm của Bác đã khiến cho anh chị em công nhân làm nghề quét đường đỡ được phần nào nỗi vất vả. b) Việc làm của Bác đã nhắc nhở mỗi chúng ta cần phải biết quan tâm đến người khác, hiểu và thông cảm cho nỗi vất vả của người khác và có những hành động thể hiện sự quan tâm và san sẻ nỗi vất vả với mọi người. c) Ta có: - Quan tâm là thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh. - Cảm thông là đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được cảm xúc của người đó. - Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo khả năng của mình. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi Mục tiêu: HS nêu được một số biểu hiện của việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ và biết cách góp ý, nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa quan tâm, thông cảm, chia sẻ. Nội dung: Em hãy quan sát những tranh trong sgk trang 17 – 18 và trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: HS phân biệt được biểu hiện quan tâm, thông cảm, chia sẻ và biểu hiện không quan tâm, thông cảm, chia sẻ . Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS :Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: a) Em hãy cho biết sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện như thế nào trong từng hình ảnh trên. b) Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người thân, bạn bè và thế giới xung quanh. Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, đọc nội dung, tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập, cuộc sống. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chốt lại biểu hiện quan tâm, cảm thông, chia sẻ trong học tập, cuộc sống và biểu hiện không quan tâm, cảm thông, chia sẻ trong học tập,cuộc sống chuyển nội dung. 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi *Trả lời câu hỏi: a) Nhận xét: - Ảnh 1: Các bạn học sinh cùng nhau quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lũ - Ảnh 2: Những cửa hàng cung cấp thực phẩm và nước uống miễn phí dành cho người cần - Ảnh 3: Các bạn học sinh tổ chức lao động, thu gom rác thải - Ảnh 4: Bạn nhỏ cùng bố giúp đỡ mẹ chuẩn bị bữa ăn b) Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ: - Giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà; quan tâm, hỏi han, chăm sóc khi bố mẹ, anh chị em bị mệt, bị ốm - Quan tâm đến các bạn trong lớp, chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp khó khăn về học tập, về sức khỏe, về hoàn cảnh - Quan tâm đến những người gặp nạn trên đường, không lơ là bỏ mặc họ Hoạt động 2: Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông, chia sẻ . Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi Mục tiêu: HS nhận biết được tầm quan trọng của việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ và biết cách nhắc nhở những người bạn chưa quan tâm, thông cảm, chia sẻ. Nội dung: Em hãy đọc câu chuyện trong sgk trang 18 và trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: HS nhận biết được biểu hiện tầm quan trọng của việc quan tâm, thông cảm, chia sẻ và biết cách nhắc nhở những bạn quan tâm, thông cảm, chia sẻ . Tổ chức thực hiện : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện trong sgk trang 18 và trả lời câu hỏi: a) Em hãy chia sẻ cảm xúc của em về việc làm của anh Hiếu? b) Theo em, sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu với anh Minh có ý nghĩa gì? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc tình huống, tìm câu trả lời. - GV hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS trình bày câu trả lời. - HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chốt lại ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực. 2. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi *Trả lời câu hỏi: a) Qua câu chuyện : - Cảm động trước sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu dành cho anh Minh, cảm động trước tình bạn đẹp của hai người. - Ngưỡng mộ anh Hiếu đã không quản ngại khó khăn ngày ngày giúp bạn đến trường, và em rất vui và mừng cho anh Minh đã không phụ sự giúp đỡ của bạn mà đã gặt hái được thành công trên con đường học tập. b) Sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ của anh Hiếu với anh Minh không những là nguồn động lực quý giá giúp cho anh Minh vượt qua được khó khăn thử thách, đạt được mục tiêu của bàn thân, mà còn trở thành một câu chuyện lan tỏa giá trị đến với mọi người, giúp nâng cao tinh thần tương thân tương ái, quan tâm chia sẻ với người khác và giúp cho những người gặp khó khăn có thêm niềm tin vào cuộc sống. 3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’) a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét đánh giá việc làm thể hiện quan tâm, thông cảm, chia sẻ ; kể được những việc cần làm để quan tâm, thông cảm, chia sẻ ... b) Nội dung: Học sinh chơi trò chơi, làm bài tập trong sgk. Bài 1. Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ và thảo luận về ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ đó. c, Sản phẩm học tập: Những câu ca dao, tục ngữ nói về sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ: Thương người như thể thương thân Một miếng khi đói bằng một gói khi no Một giọt máu đào hơn ao nước lã Lá lành đùm lá rách Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ Chị ngã, em nâng Nhường cơm, sẻ áo Máu chảy ruột mềm ... d, Tổ chức thực hiện : - GV yêu cầu HS tìm ca dao ,tục ngữ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời: - GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung mới. Bài 2. Đọc tình huống và trả lời câu hỏi. Mục tiêu: HS thực hiện được hành động tự giác, tích cực trong học tập bằng những việc làm cụ thể. b. Nội dung: Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sgk trang 19. Trong những việc làm sau, theo em việc nào nên làm, việc nào không nên làm? Vì sao? A. Không chơi với những bạn học kém. B. Gọi cấp cứu khi thấy tai nạn giao thông. C. Rủ bạn đi chơi khi mẹ ốm. D. Thăm hỏi và động viên người già neo đơn. c. Sản phẩm học tập: HS quyết tâm tự giác, tích cực trong học tập thông qua tình huống cụ thể. Những việc nên làm là: B. vì hành động đó sẽ giúp cho người gặp nạn được cấp cứu kịp thời, tránh để lại hậu quả đáng tiếc. D. vì hành động này thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với những người già không nơi nương tựa. Những việc không nên làm là: A. vì chúng ta cần quan tâm đến những bạn học kém, giúp đỡ bạn học tập để cùng nhau tiến bộ. C. vì hành động động này thể hiện rằng không có lòng quan tâm, yêu thương mẹ. Khi mẹ bị ốm, cần phải ở bên cạnh chăm sóc, giúp đỡ, động viên để mẹ mau khỏi. d. Tổ chức thực hiện : - GV yêu câu HS đọc tình huống trang 19 sgk và trả lời câu hỏi: Bài 3. a. Mục tiêu: HS thực hiện được một lời nói hoặc một hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, thầy cô trong lớp mình. b.Nội dung: Em hãy thực hiện một lời nói hoặc một hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, thầy cô trong lớp mình. c.Sản phẩm học tập: HS quyết tâm thực hiện một lời nói hoặc một hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với bạn bè, thầy cô trong lớp mình. d.Tổ chức thực hiện : - GV yêu cầu HS xây dựng dàn ý và thực hiện bài . - GV mời 1- 2 bạn HS trình bày bài của mình và nêu lên ý nghĩa của lời nói,hành động Bài 4 . Đọc tình huống và trả lời câu hỏi. Mục tiêu: HS thực hiện được hành động quan tâm, thông cảm, sẻ chia trong học tập bằng những việc làm cụ thể. Nội dung: Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sgk trang 19. Sản phẩm học tập: a) Nhận xét: Việc làm của bạn A đã thể hiện bạn là một người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nối khó khăn của bạn bè. A hiểu cho nỗi khó khăn mà N đang trải qua và sẵn sàng, chịu khó giúp đỡ bạn vượt qua. b) Ý kiến của H như vậy là không đúng vì việc bị ốm phải nghỉ học đã là một sự thiệt thòi rất lớn đối với N. Nếu như không có A giúp đỡ, giảng giải những kiến thức mới, thì N sẽ rất khó để theo kịp tiến độ học và sẽ bị tụt lùi so với các bạn. Tổ chức thực hiện : - GV yêu câu HS đọc tình huống trang 19 sgk và trả lời câu hỏi: a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A? b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy có đúng không? Tại sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời, GV nhận xét, đánh giá chuyển sang nhiệm vụ mới. Bài 5 . Đọc tình huống và trả lời câu hỏi. Mục tiêu: HS thực hiện được hành động quan tâm, thông cảm, sẻ chia trong học tập bằng những việc làm cụ thể. Nội dung: Em hãy đọc tình huống và trả lời câu hỏi sgk trang 19. Sản phẩm học tập: Việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn vì: Việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho N ỷ lại vào H, do vậy những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài. Lâu dần hình thành cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân => H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N. Tổ chức thực hiện : - GV yêu câu HS đọc tình huống trang 19 sgk và trả lời câu hỏi: Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời, GV nhận xét, đánh giá chuyển sang nhiệm vụ mới - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết, chuyển sang hoạt động vận dụng. 4. Hoạt động 4: Vận dụng(15’) a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống nhằm phát triển năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Nội dung: Hs viết một thông điệp, làm tập san thể hiện sự quan tâm, thông cảm, sẻ chia Một bức thư, một bài thuyết trình... Một tấm thiệp, một bức tranh... Những việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ: Giúp đỡ bạn học tập, giảng bài cho bạn khi bạn chưa hiểu bài Cùng các bạn tổ chức góp quỹ ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn An ủi, động viên, khích lệ các bạn gặp vấn đề khó khăn, chuyện buồn c) Sản phẩm: Phần bài làm của học sinh d) Tổ chức thực hiện: * Học sinh viết thông điệp thể hiện quan tâm, thông cảm, sẻ chia . Làm việc theo nhóm lớn tạo một tập san thể hiện quan tâm, thông cảm, sẻ chia * HS phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, tùng thành viên nhận nhiệm vụ và hoàn thiện sản phẩm ở nhà. (HD: có thể vẽ tranh, chụp ảnh, sưu tầm, giới thiệu về những việc làm quan tâm, thông cảm, chia sẻ) * Báo cáo sản phẩm trong giờ học tiếp theo Rút kinh nghiệm sau bài dạy .. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ CẤP ĐỘ ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Hoàn thành tốt Nêu được đầy đủ biểu hiện và ý nghĩa của quan tâm, thông cảm, chia sẻ . Thực hiện được những việc làm thể hiện quan tâm, thông cảm, chia sẻ .Góp ý, nhắc nhở những bạn chưa có biểu hiện quan tâm, thông cảm, chia sẻ tích cực trong học tập, cuộc sống để khắc phục một cách hiệu quả; Đánh giá HS ở mức hoàn thành tốt khi có điểm số trên 8 điểm Hoàn thành Nêu được biểu hiện và ý nghĩa của quan tâm, thông cảm, chia sẻ. Thực hiện được những việc làm thể hiện quan tâm, thông cảm, chia sẻ nhưng chưa thường xuyên. Góp ý,nhắc nhở những bạn chưa quan tâm, thông cảm, chia sẻ. Đánh giá HS ở mức độ hoàn thành khi có điểm số từ 5 đến 7 điểm. Chưa hoàn thành Chưa nêu được biểu hiện và ý nghĩa của quan tâm, thông cảm, chia sẻ . Chưa thực hiện được những việc làm thể hiện quan tâm, thông cảm, chia sẻ một cách thường xuyên. Không có khả năng góp ý,nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa quan tâm, thông cảm, chia sẻ . Đánh giá HS ở mức độ chưa hoàn thành khi có điểm số dưới 5 điểm.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_bai_3_quan_tam_thong_cam_chi.docx