Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.

Kiến thức: Hiểu được nội dung tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M sao cho b // a

- Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơclít mới suy ra được tính chất của 2 đường thẳng song song

Kỹ năng: Biết tính số đo của một góc.

Thái độ: Cẩn thận, tự giác học tập

2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:

Năng lực tự học, Năng lực tính toán, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II.Chuẩn bị :

 1. Giáo viên:: SGK-thước thẳng-thước đo góc-bảng phụ

 2. Học sinh: SGK-thước thẳng-thước đo góc

III.Tổ chức hoạt động của học sinh.

1.Hoạt động dẫn dắt vào bài ( 3 phút).

 GV: Có bao nhiêu đường thẳng ab đi qua điểm M và

2.Hoạt động hình thành kiến thức (42 phút).

 

doc 16 trang sontrang 7210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 22/9/2020	 Ngày dạy: từ ngày28 /9/2020
Tuần: 4 Tiết: 7&8	 
TOÁN 7
§6. LŨY THỪA CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ 
(soan tuần 3 )
 HÌNH HỌC 7
 Tuần: 4 (Tiết 7) 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
* Kiến thức: Học sinh nắm được thế nào là hai đường thẳng song song
- Công nhận dấu hiệu nhận biết 2 đường thẳng song song
*Kỹ năng: Biết vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm nằm ngoài một đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy.
Biết sử dụng eke và thước thẳng hoặc chỉ dùng eke để vẽ 2 đường thẳng song song.
*Thái độ: Nhiệt tình, tự giác học tập
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS:
- Năng lực tự học và tính toán.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học.
- Năng lực sử dụng các công thức tổng quát.
- Năng lực tư duy lô gic, năng lực sáng tạo, hợp tác nhóm.
II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học:
 . Giáo viên: SGK-thước thẳng-eke, thước đo góc.
. Học sinh: SGK-thước thẳng-eke, thước đo góc.
III. Tổ chức hoạt động học của HS:
Hoạt động dẫn dắt vào bài
* . Kiểm tra bài cũ: (5 P):
 Phát biểu tính chất hai đường thẳng song song
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt Động: Luyện tập(35P):
Mục tiêu: HS biết vận dụng một số kiến thức đã học để làm bài tập 
 GV yêu cầu học sinh đọc đề bài BT 26 (SGK-91)
Gọi một học sinh lên bảng vẽ hình theo cách diễn đạt của đề bài
H: Muốn vẽ một góc 1200 ta có những cách nào ?
HS: +Thước đo góc
 + êke (có góc 600)
GV y/c h/s đọc đề bài BT 27 (SGK-91)
Bài tập cho biết điều gì? Yêu cầu điều gì?
HS: Cho 
Yêu cầu: Qua A vẽ đoạn thẳng AD // BC và AD = BC
Muốn vẽ AD // BC ta làm như thế nào ?
Muốn có AD = BC ta làm như thế nào ?
- Ta có thể vẽ được mấy đoạn AD như vậy ?
HS: Ta có thể vẽ được 2 đoạn thẳng AD như vậy
GV yêu cầu học sinh đọc đề bài BT 28 (SGK-91)
HS: Nêu cách vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’ sao cho xx’// yy’?
GV gọi một học sinh lên bảng vẽ hình, yêu cầu học sinh còn lại vẽ hình vào vở
Một học sinh lên bảng vẽ hình
Học sinh lớp nhận xét, góp ý
GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và làm
 BT 29 (SGK-92)
H: Đề bài cho biết điều gì? Yêu cầu làm gì ?
HS: Cho góc nhọn xOy và điểm O’
Y/cầu: Vẽ góc nhọn x’O’y’ có ; 
 + So sánh và 
GV yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ góc xOy và điểm O’
H: Có mấy vị trí điểm O’ đối với góc xOy ?
Gọi một học sinh khác lên bảng vẽ góc x’O’y’ sao cho và 
Hãy dùng thước đo góc kiểm tra xem và có bằng nhau không?
 Một học sinh khác lên bảng dùng thước đo góc kiểm tra xem và có bằng nhau không? 
GV kết luận.
Bài 26 (SGK)
Ax // By (cặp góc so le trong bằng nhau)
Bài 27 (SGK)
Cách vẽ:
- Qua A vẽ đường thẳng song song với BC
- Trên đường thẳng đó lấy điểm D sao cho AD = BC
Bài 28 (SGK)
Cách vẽ: 
- Vẽ đường thẳng xx’
- Lấy . Qua B vẽ đường thẳng 
- Lấy điểm . Qua A vẽ đường thẳng 
Ta có: 
Bài 29 (SGK) 
Cho và có: ; 
Ta có: = 
3. Hoạt động luyện tập: (5 ph)
- Hệ thống dạng bài tập đã sửa. 
- Nhấn mạnh Cách vẽ hai đường thẳng song song
- Xem lại các bài tập đã chữa
- BTVN: 30 (SGK) và 24, 25, 26 (SBT-78)
- Làm BT 29: Bằng suy luận khẳng định 20P): và cùng nhọn có và thì = 
4. Hoạt động vận dụng.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 4 (Tiết 8) 
 §5. TIÊN ĐỀ Ơ-CLIT VỀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ.
Kiến thức: Hiểu được nội dung tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M sao cho b // a
- Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơclít mới suy ra được tính chất của 2 đường thẳng song song
Kỹ năng: Biết tính số đo của một góc.
Thái độ: Cẩn thận, tự giác học tập
2.Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
Năng lực tự học, Năng lực tính toán, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
II.Chuẩn bị :
 1. Giáo viên:: SGK-thước thẳng-thước đo góc-bảng phụ
 2. Học sinh: SGK-thước thẳng-thước đo góc
III.Tổ chức hoạt động của học sinh.
1.Hoạt động dẫn dắt vào bài ( 3 phút).
 GV: Có bao nhiêu đường thẳng ab đi qua điểm M và 
2.Hoạt động hình thành kiến thức (42 phút).
Hoạt ðộng của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:(13 phút): Kiểm tra, tìm hiểu tiên đề Ơclit.
Mục tiêu: HS nắm được nội dung tiên đề Ơclít là công nhận tính duy nhất của đường thẳng b đi qua M sao cho b // a
Hoạt động 1:(15 phút) 
 Kiểm tra, tìm hiểu tiên đề Ơclit 
GV yêu cầu HS làm BT sau: 
BT: Cho . Vẽ đường thẳng b đi qua M và b// a
Một học sinh lên bảng vẽ hình
Gọi một học sinh lên bảng vẽ
H: Còn cách vẽ nào khác ko?
GV: Có bao nhiêu đường thẳng đi qua M và song song với a?
GV giới thiệu tiên đề Ơclit
Y/cầu học sinh nhắc lại và vẽ hình vào vở
Học sinh phát biểu nội dung tiên đề Ơclit
Cho học sinh đọc mục: “Có thể em chưa biết” giới thiệu về nhà bác học Ơclit.
1. Tiên đề Ơclit
, b đi qua M và b// a là duy nhất
*Tính chất: SGK
Hoạt động 2 (24 phút) : Tính chất của hai đường thẳng song song
Mục tiêu: Hiểu rằng nhờ có tiên đề Ơclít mới suy ra được tính chất của 2 đường thẳng song song
GV cho học sinh làm ? (SGK)
Gọi lần lượt học sinh làm từng câu a, b, c, d của ?
Học sinh nhận xét được: 
+ Hai góc so le trong bằng nhau
+ Hai góc đồng vị bằng nhau
Học sinh rút ra nhận xét 
Hãy kiểm tra xem 2 góc trong cùng phía có quan hệ với nhau như thế nào ?
GV giới thiệu tính chất hai đường thẳng song song
H: Tính chất này cho điều gì? và suy ra điều gì ? 
GV kết luận
2. Tính chất 2 đt song song
*Tính chất: SGK
GV yêu cầu học sinh đọc đề bài và quan sát h.22 (SGK)
GV vẽ hình 22 lên bảng
Yêu cầu HS tóm tắt đề bài dưới dạng cho và tìm
 Hãy tính 
Học sinh suy nghĩ, thảo luận tính toán số đo các góc và trả lời câu hỏi bài toán
H: So sánh và ?
Dựa vào kiến thức nào để tính số đo ?
GV dùng bảng phụ nêu BT 32
H: Phát biểu nào diễn đạt đúng nội dung của tiên đề Ơclit ?
Học sinh đọc kỹ nội dung các phát biểu, nhận xét đúng sai
GV dùng bảng phụ nêu tiếp nội dung BT 33 (SGK) Điền vào chỗ trống, yêu cầu học sinh làm.
 GV kết luận.
Bài tập:
Bài 34 Cho 
a)Ta có: (cặp góc so le trong)
b) Ta có: 
Mà (đồng vị)
c) (so le trong)
Bài 32 Phát biểu nào đúng?
a) Đúng ; b) Đúng ; c) Sai ; d) Sai
Bài 33 Điền vào chỗ trống
a) ..bằng nhau
b) ..bằng nhau
c) bù nhau
 3. Hoạt động luyện tập: (5 ph)
Phát biểu lại tiên đề Ơclit
-Nêu tính chất hai đt song song.
 - Xem lại các bài tập đã chữa
- BTVN: 31, 35(SGK) và 27, 28, 29(SBT-78, 79
4. Hoạt động vận dụng.
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
IV. Rút kinh nghiệm:
TOÁN 6
Tuần: 4 (Tiết 10) 
§7,8. LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
NHÂN, CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ
I. MỤC TIÊUBÀI HỌC
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
Kiến thức: HS nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số, số mũ, nắm được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
Kĩ năng: Biết viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính gía trị của luỹ thừa. Biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. Thấy được lợi ích của cách viết gọn bằng luỹ thừa
Thái độ: Rèn tính cẩn thận , chính xác khi làm bài.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán...
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 -Gv: giáo án , bảng phụ...
 - Hs: ôn lại các kiến thức đã học, xem bài trước ở nhà, sgk.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: 2’
Giới thiệu nội dung bài học như sgk
 2/ Hoạt động hình thành kiến thức: 33’ 
Hoạt động 1: 1. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
Mục tiêu: Giúp HS nắm được định nghĩa luỹ thừa, phân biệt được cơ số, số mũ. Biết viết gọn một tích nhiều thừa số bằng nhau bằng cách dùng luỹ thừa, biết tính gía trị của luỹ thừa.
Nội dung 
Hoạt động của Thầy-trò
1. Luỹ thừa với số mũ tự nhiên
an = a. a. a. a .a (n ≠ 0)
 n thừa số a
Đọc là a mũ n hoặc luỹ thừa mũ n của a.
Trong đó a là cơ số, n là số mũ
Luỹ thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị
72
7
2
49
23
2
3
8
34
3
4
81
Bài tập 56a,c:
a. 56 c. 23.32
 * Tính:
22 = 2.2=4, 
24 = 2.2.2.2=16
33=3.3.3=27
34= 3.3.3.3=81
* Chú ý: SGK/27
 92 = 81; 112 = 121; 33 = 27;43 = 64
- Hãy đọc thông tin về cách viết luỹ thừa SGK. Luỹ thừa bậc n của a là gì ?
-Phát biểu định nghĩa luỹ thừa bậc n của a
- Lấy ví dụ và chỉ rõ cơ số, số mũ. Những số đó cho ta biết điều gì?
- Làm bài tập ? 1 trên bảng phụ 
 - Làm theo nhóm vào bảng phụ
Sau 5ph thu bảng nhóm
- Củng cố cho học sinh làm bài tập 56a,c
Hs Làm việc cá nhân,Trình bày trên bảng
- Tính:
22 = ?
24 = ?
33 = ?
34 = ?
- Giới thiệu cách đọc a bình phương, a lập phương, quy ước a1 = a. Tính:
Hoạt động 2: 2.Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
Mục tiêu: Giúp HS nắm được công thức nhân hai luỹ thừa cùng cơ số. Biết nhân hai luỹ thừa cùng cơ số.
Nội dung 
Hoạt động của Thầy-trò
2.Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số
Ví dụ: Viết tích của hai luỹ thừa thành một luỹ thừa: 
* 23.22 = (2.2.2).(2.2)
 =2.2.2.2.2 
 = 25 ( = 23+2 ) 
* a4.a3 = a7
 Tổng quát: am.an = am+n
? 2 x4 . x5 = x9 ; a4 . a = a5 
- Viết tích của hai luỹ thừa cùng cơ số thành một luỹ thừa: 
Hs Tính nhẩm, Chuyển tích hai luỹ thừa thành một luỹ thừa
- Vậy: am.an = ?
? Muốn nhân hai lũy thừa cùng cơ số ta làm thế nào 
HS làm ?2 
3/ Hoạt động luyện tập 10’
Bài tập 56b, d ( sgk/27); 60(sgk/28). 
Đọc và làm các bài tập 57,58,59,60 SGK. bài 89,90,91 SBT. 
Xem trước bài học tiếp theo
IV/ Rút kinh nghiệm
Tuần: 4 (Tiết 11) 
§7,8. LUỸ THỪA VỚI SỐ MŨ TỰ NHIÊN
NHÂN, CHIA HAI LUỸ THỪA CÙNG CƠ SỐ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức: HS nắm được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (với a 0). HS biết chia hai lũy thừa cùng cơ số.
 Kĩ năng: Rèn luyện cho HS tính chính xác khi vận dụng các quy tắc nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số.
Thái độ: Tích cực hợp tác trong hoạt động nhóm
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán...
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Gv: giáo án , bảng phụ...
 - Hs: ôn lại các kiến thức đã học, xem bài trước ở nhà, sgk.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: 6’
 Nêu quy tắc nhân hai luỹ thừa cùng cơ số?
Áp dụng tính: a) a3. a5 =?; 	b) x7.x.x4 =; 	c) 35.45 =?; 	d) 85.23 =?
Giới thiệu bài: Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số thì ta giữ nguyên cơ số cộng số mũ. Còn chia hai luỹ thừa cùng cơ số ta phải thực hiện như thư nào?
2. Hoạt động hình thành kiến thức: 30’ 
Hoạt động 1: 1. Ví Dụ
Mục tiêu: Thông qua các ví dụ để hình thành quy tắc
Nội dung
Hoạt động của Thầy-trò
1. Ví dụ 
?1 Hướng dẫn 
 57 : 53 = 54 ( = 57 3)
 57 : 54 = 53 ( = 57 4)
 a9 : a5 = a4 ( = a9 5) ;
 a9 : a4 = a5 (= a9 4)(với a 0)
GV: 53 . 54 = ? a4 . a5 = ?
GV: cho HS làm ?1 
GV: Vậy 57 : 53 = ? ;
	 57 : 54 = ?
Củng hỏi tương tự với a4 . a5=?
a9 : a5 = ? 
a9 : a4 = ? 
GV: Em có nhận xét gì về số mũ của thương với số mũ của số bị chia và số mũ của số chia ?
Hoạt động 2: 2. Tổng quát
Mục tiêu: HS nắm được công thức chia hai lũy thừa cùng cơ số, quy ước a0 = 1 (với a 0). HS biết chia hai lũy thừa cùng cơ số.
2. Tổng quát
Ta quy ước a0 = 1 (với a 0)
Tổng quát :
 am : an = a (a 0; m n) 
 Chú ý : Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ.
?2 Viết thương của hai luỹ thừa sau thành một luỹ thừa
a) 712 : 74 = 712 4 = 78
b) x6 : x3 = x6 3 = x3 (x 0)
c) a4 : a4 = a4 4 = a0 = 1 (a 0)
GV: Vậy am : an = ? (với m > n)
GV: Để phép chia thực hiện được thì số chia cần có điều kiện gì ?
GV vậy a10 : a2 = ?
GV: am : an = am n (với m > n). vậy nếu hai số mũ bằng nhau thì sao ?
GV: Hãy tính 54 : 54 = ?
am : am (với a 0) 
GV : Vậy 50 = ?
 Công thức a : a = a (a 0) dùng cả trong trường hợp m > n và m = n. Từ đó GV giới thiệu công thức tổng quát.
GV: Phát biểu quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số.
GV: cho học sinh làm bài ?2 
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán 
GV: Cho HS trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.
Hoạt động 3: 3. Chú ý 
Mục tiêu: HS biết viết các số tự nhiên dưới dạng tổng các lũy thừa của 10
3. Chú ý :
Ví dụ : 
2475 = 2 . 1000 + 4 . 100 + 7 . 10 + 5
= 2 . 103 + 4 . 102 + 7 . 10 + 5 . 100 
 Mọi số tự nhiên đều viết được dưới dạng tổng các lũy thừa của 10
 ?3 Viết các số 538; dưới dạng luỹ thừa của 10.
Giải : 538 = 5 . 102 + 3 . 10 + 8 . 100
 = a . 103 + b . 102 + c .10 + d . 100
GV: Hướng dẫn HS viết số 2475 dưới dạng tổng các lũy thừa của 10 như SGK
GV: Cho HS đọc chú ý trong SGK
GV: Cho 2 HS lên bảng trình bày cách thực hiện. 
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
3/ Hoạt động luyện tập: 9’
– GV nhấn mạnh lại quy tắc chia hai luỹ thừa cùng cơ số. Hướng dẫn HS làm bài tập 68; 70; 71 SGK 
IV/ Rút kinh nghiệm
Tuần: 4 (Tiết 12) 
§9 THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức: HS nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính
 Kĩ năng: HS biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị.
 Thái độ: Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, chính xác trong tính toán. Tích cực hợp tác trong hoạt động nhóm
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán...
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Gv: giáo án , bảng phụ...
 - Hs: ôn lại các kiến thức đã học, xem bài trước ở nhà, sgk.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: 6’
 HS1 : Viết kết quả mỗi phép tính sau dưới dạng một lũy thừa
 a) 39 : 35 = 	;	b) a5 : a = (a 0) ; c) 163 : 42 = 
 HS2 : Tính kết quả dưới dạng một lũy thừa :
 a) 108 : 102 = 	;	b) xn : xn = (x 0);	98 : 92 = 
2. Hoạt động hình thành kiến thức: 34’ 
Hoạt động 1: 1. Nhắc lại về biểu thức 
Mục tiêu: Nhắc lại biểu thức cho HS nhớ.
Nội dung
Hoạt động của Thầy – trò 
1. Nhắc lại về biểu thức 
 Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính làm thành một biểu thức
VD: 5 3 ; 15 . 6 ; 45;
 60 (13 2 4) là các biểu thức.
 Chú ý : (SGK)
GV: Cho HS đọc mục 1
Vậy em nào nhắc lại thế nào là một biểu thức?
GV: Một số có thể coi là một biểu thức không? Vì sao?
GV: Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để làm gì?
GV: Cho HS nêu chú ý
Hoạt động 2: 2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức 
Mục tiêu: HS nắm được các quy ước về thứ tự thực hiện phép tính. HS biết vận dụng các quy ước trên để tính đúng giá trị.
2. Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức 
a) Đối với biểu thức không có dấu ngoặc :
Ví dụ 1 : 
a) 48 32 + 8 = 16 + 8 = 24
b) 60 : 2 . 5 = 30 . 5 = 150
– Thực hiện các phép tính từ trái sang phải
Ví dụ 2 :
 4 . 32 5 . 6 = 4 . 9 5 . 6
= 36 30 = 6
– Thực hiện tính nâng lên lũy thừa trước rồi đến nhân, chia, cuối cùng đến cộng và trừ.
b) Đối với biểu thức có dấu ngoặc : 
Ví dụ :
a) 100 : 2 [52 (35 8)]
= 100 : 2 . 25
= 100 : 50 = 2
b) 80 [130 (12 4)2]
= 80 [130 82]
= 80 [ 130 64]
= 80 66 = 14
?1 Tính:
a) 62 : 4 . 3 + 2 . 52
b) 2 (5 . 42 18)
 ?2 Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (6x 39) : 3 = 201
b) 23 + 3x = 56 : 53
Tóm lại :
1. Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức không có dấu ngoặc : Lũy thừa nhân và chia cộng và trừ.
2. Thứ tự thực hiện phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc 
( ) [ ] .
GV: Có mấy loại biểu thức? Đó là những biểu thức nào?
GV: Đưa ra ví dụ 1
a) 48 32 + 8 = ?
b) 60 : 2 . 5 = ?
GV: Các em thực hiện thứ tự các phép tính trên như thế nào? Thực hiện phép nào trước phép nào sau?
GV: Đưa ra ví dụ 2 : 4 . 32 5 . 6 = ?
GV: Các em thực hiện các phép tính trên như thế nào?
GV: Nếu có các phép tính : cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa ta làm thế nào? Thực hiện phép tính nào trước, phép nào sau?
GV: Với biểu thức chứa dấu ngoặc thì ta thực hiện như thế nào?
GV: Đưa ra ví dụ 
a) 100 : 2 [52 (35 8)]
b) 80 [130 (12 4)2]
GV: Các em thực hiện phép tính như thế nào ?
GV: Đối với biểu thức có dấu ngoặc ta làm thế nào? Ta thực hiện phép tính trong ngoặc nào trước, ngoặc nào sau?
GV: Cho HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán 
GV: Cho HS đại diện nhóm lên bảng trình bày
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh 
GV: Cho HS nêu ghi nhớ của bài.
2 HS đọc ghi nhớ
3/ Hoạt động luyện tập: 5’
– GV nhấn mạnh lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
 – Hướng dẫn về học sinh làm bài tập 73, 74, 77, 78 trang 32 SGK 
 – Học phần đóng khung SGK. Đem theo máy tính bỏ túi trong tiết tới.
IV/ Rút kinh nghiệm
HÌNH HỌC 6
 Tuần 4
 Tiết 4 
§4 THỰC HÀNH : TRỒNG CÂY THẲNG HÀNG
I. MỤC TIÊUBÀI HỌC
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 Kiến thức: Củng cố khái niệm 3 điểm thẳng; cách vẽ đường thẳng đi qua hai điểm .
 Kĩ năng: HS biết vận dụng khái niệm 3 điểm thẳng hàng vào việc trồng cây hoặc chôn các cọc thẳng hàng .
Thái độ: Chú ý, tích cực thực hành.... 
 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh:
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán...
II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
 - Gv: giáo án , bảng phụ...
 - Hs: ôn lại các kiến thức đã học, xem bài trước ở nhà, sgk.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài: 2’
 Cũng cố lại kiến thức ba điểm thẳng hàng.
 2. Hoạt động hình thành kiến thức: 40’ 
Nội dung 
Hoạt động của Thầy-trò
I. Nhiệm vụ : sgk
II. Tìm hiểu cách làm : sgk
III. Học sinh thực hành theo nhóm 
 Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tiến hành chôn cọc thẳng hàng với hai mốc A và B mà giáo viên cho trước.
 Mỗi nhóm HS có ghi lại biên bản thực hành theo trình tự : 
Chuẩn bị thực hành : Kiểm tra từng cá nhân.
Thái độ, ý thức thực hành : cụ thể từng cá nhân.
3. Kết quả thực hành : Nhóm tự đánh giá : Tốt khá trung bình, hoặc có thể tự cho điểm
-Thông báo nhiệm vụ :
a) Chôn các cọc hàng rào thẳng hàng nằm giữa hai cột mốc A và B.
b) Đào hố trồng cây thẳng hàng với hai cây A và B đã có ở hai đầu lề đường
- Khi đã có những dụng cụ trong tay chúng ta cần tiến hành như thế nào ?Để rõ ta tìm hiểu cách làm .
- GV làm mẫu trước : 
Bước 1 :
 Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B
Bước 2 : 
HS1 : Đứng ở vị trí gần điểm A
HS2 : Đứng ở vị trí gần điểm C 
(điểm C áng chừng nằm giữa A và B)
Bước 3 : 
HS1 : ngắm và ra hiệu cho HS2 đặt cọc tiêu ở vị trí điểm C sao cho HS1 thấy cọc tiêu A che lấp hoàn toàn hai cọc tiêu ở vị trí B và C A, B, C thẳng hàng
- Quan sát các nhóm HS thực hành, nhắc nhở, Hướng dẫn khi cần thiết. 
 Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả thực hành của từng nhóm
 Giáo viên tập trung HS và nhận xét toàn lớp
3. Hoạt động luyện tập 3’
Chốt kiến thức (Nội dung): Các em vệ sinh chân, tay cất các dụng cụ chuẩn bị vào giờ sau hoc.
IV. Rút kinh nghiệm
........................................................................................................................................................................................................................................................................
CÔNG NGHỆ 6
Tuần 4
Tiết: 7
BÀI 4: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC
I.Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức,Kỹ năng, Thái độ: 
*.Kiến thức : 
 - Biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, với môi trường công việc.
	 - Biết cách phối hợp giửa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ.
*.Kỹ năng : 
 Rèn luyện kỹ năng biết cách sử dụng trang phục phù hợp với hoạt động, môi trường công việc.
*Thái độ : Giáo dục HS có tính thẩm mỹ.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển của học sinh
 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
II. Thiết bị dạy học:
	GV : Mẫu quần, áo cắt bằng giấy, vật thật quần áo.
	HS : Tranh sưu tầm về trang phục.
III.Tổ chức hoạt động của học sinh.
1.Hoạt động dẫn dắt vào bài 
Kiểm tra bài cũ :( 5phút 
2.Hoạt động hình thành kiến thức ( 40phút 
? Lựa chọn trang phục cho người cao gầy như thế nào?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2 :Tìm hiểu cách phối hợp trang phục
Mục tiêu: Biết cách phối hợp giửa áo và quần hợp lý đạt yêu cầu thẩm mỹ
GV cho HS xem một quần jean xanh, một quần tây màu kem, một áo kem sọc, một áo trắng, một áo đen. Nếu không biết mặc thay đổi quần và áo thì chỉ có 2,5 bộ.
- Gọi HS lên ghép với 5 sản phẩm này có thể ghép thành mấy bộ ? 05 bộ. 
- Khi mặc phối hợp trang phục cần quan tâm đến việc phối hợp hoa văn, phối hợp vải hoa văn với vải trơn và phối hợp màu sắc một cách hợp lý.
- Quan sát hình 1-11 trang 21 SGK và nhận xét về sự phối hợp vải hoa văn của áo và vải trơn của quần.
- GV treo bộ quần kem và sọc kem cho HS xem, giảng có sọc màu trùng với vải quần
- GV cho HS xem một cái quần bông và một cái áo bông.
- GV giới thiệu vòng màu trong hình 1-12 trang 22 SGK.
- Yêu cầu HS đọc các ví dụ trong hình và chử ở SGK về sự kết hợp giửa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu.
- GV treo một quần tím sẫm và một áo tím nhạt gọi HS cho ví dụ 
2. Cách phối hợp trang phục.
 a. Phối hợp vải hoa văn với vải trơn.
	-Ao hoa, kẻ ô có thể mặc với quần hoặc váy trơn có màu đen hoặc màu trùng hay đậm hơn, sáng hơn màu chính của áo, không nên mặc quần và áo có hoa văn khác nhau.
	b. Phối hợp màu sắc.
- Sự kết hợp giửa các sắc độ khác nhau trong cùng một màu: Xanh nhạt và xanh da trời sẫm, tím nhạt và tím sẫm
- Sự kết hợp giửa 2 màu cạnh nhau trên vòng màu:Vàng lục và vàng, tím đỏ và đỏ.
- Sự kết hợp giửa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu.Ví dụ : Đỏ và lục, cam và xanh
- Màu trắng, màu đen có thể kết hợp bất kì các màu khác:Đỏ và đen, trắng và đen, trắng và xanh
3.Hoạt động luyện tập) 
Gọi HS lên bảng phối hợp vải hoa văn với vải trơn.
	-Phối hợp các sắc màu khác nhau trong cùng một màu.
	-Phối hợp 2 màu cạnh nhau trên vòng màu.
	-Phối hợp giửa 2 màu tương phản đối nhau trên vòng màu.
	-Phối hợp giửa màu trắng và màu đen.
..4.Hoạt động vận dụng) 
Làm câu hỏi 1 trang 25 SGK.
-Chuẩn bị đọc trước phần bảo quản trang phục, giặt, phơi, ủi, cất giử.
-Học thuộc bài.
-Viết bài tập quy trình giặt SGK/ 23
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng - 
IV.Rút kinh nghiệm
 .
CÔNG NGHỆ 6
Tuần 4 tiết 8
 SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN TRANG PHỤC TIẾP THEO (TT)
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thức,Kỹ năng, Thái độ: 
	. Kiến thức : Biết cách bảo quản trang phục đúng kỹ thuật để giử vẽ đẹp, độ bền và tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
	. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng biết bảo quản trang phục.
	.Thái độ : Giáo dục HS tiết kiệm chi tiêu cho may mặc.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển của học sinh
 Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác
II. Thiết bị dạy học:
-GV : Bảng phụ, bảng kí hiệu giặt, là.
-HS : sgk
III.Tổ chức hoạt động của học sinh.
1.Hoạt động dẫn dắt vào bài 
*Có một quần jean xanh, một quần kem, một áo sọc kem, một áo đen, một áo trắng gọi HS lên ghép 5 sản phẩm này thành mấy bộ.
	*Trang phục đi lao động như thế nào ?
2.Hoạt động hình thành kiến thức ( 40phút 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1* II.Bảo quản trang phục
Mục tiêu: : Biết cách bảo quản trang phục đúng kỹ thuật
* GV hướng dẩn HS đọc các từ trong khung và đọc đoạn văn để có hiểu biết chung và tìm từ trong khung điền vào chổ trống.
* GV viết sẳn bảng phụ, cho HS thảo luận nhóm. HS lên điền từ vào. Gọi một số em bổ sung. Đáp án lấy, tách riêng, vò,ngâm, giủ, nước sạch, chất làm mềm vải, phơi, bóng râm, ngoài nắng, mắc áo, cặp áo quần.
* HS viết trong vở. GV kết luận, HS ghi vào vở.
II.Bảo quản trang phục
1. Giặt phơi
* Quy trình giặt: Lấy, tách riêng, vò, ngâm, giũ, nước sạch, chất làm mềm vải, phơi bằng mắc áo, cặp quần áo.
Hoạt động : Tìm hiểu công việc là (ủi)15p
Mục tiêu: người sử dụng tuân theo chế độ giặt, là để, tránh làm hỏng sản phẩm.
* GV giới thiệu : Là (ủi)
	Là một công việc cần thiết để làm phẳng áo quần sau khi giặt, các loại áo quần bằng vải sợi bông cần là thường xuyên, vì sau khi giặt xong thường bị co và nhàu. Các loại áo quần bằng vải sợi tổng hợp không cần là thường xuyên mà chỉ cần là sau một số lần sử dụng để tránh bị hằn nếp vải.
	+Hãy nêu tên những dụng cụ dùng để là áo quần ở gia đình?
* Bắt đầu là với loại vải có yêu cầu nhiệt độ thấp (vải polyeste), sau đó là đến loại vải có yêu cầu nhiệt độ cao hơn (vải bông). Đối với một số loại vải, trước khi là cần phun nước làm ẩm vải, hoặc là trên khăn ẩm.
	+Thao tác là như thế nào ? (theo chiều dọc vải, đưa bàn là đều, không để bàn là lâu trên mặt vải vì sẽ bị cháy và bị ngấn)
* Khi ngừng là, phải dựng bàn là hoặc đặt bàn là vào nơi quy định.
.
2. Là (ủi)
 a. Dụng cụ là :
	-Bàn là, bình phun nước, cầu là.
 b. Quy trình là :
	-Điều chỉnh nấc nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải.
	-Vải bông, lanh = 160o C.
	-Vải tơ tằm, vải sợi tổng hợp < 120o C
	-Vải pha < 160o C
c. Kí hiệu giặt là :
	Bảng 4 (giãm tải)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách cất giữ: 10p
Mục tiêu: Biết cách bảo quản trang phục đúng kỹ thuật để giử vẽ đẹp, độ bền
+Sau khi giặt sạch, phơi khô làm như thế nào ? Cần cất giử trang phục ở nơi khô ráo, sạch sẽ.
+Treo bằng gì ? Mắc áo hoặc gấp gọn gàng vào ngăn tủ, những áo quần sử dụng thường xuyên theo từng loại.
* Những áo quần chưa dùng đến cần gói trong túi nilon để tránh ẩm mốc và tránh gián, nhộng làm hỏng ..
3. Cất giữ:
- Cất giữ nơi khô ráo,sạch sẽ ,tránh ẩm mốc.
- Bảo quản đúng kĩ thuật sẽ giữ được vẻ đẹp , độ bền của trang phục và tiết kiệm chi tiêu trong may mặc
3.Hoạt động luyện tập) 
* GV cho HS đọc phần ghi nhớ trang 25 SGK.
	+Bảo quản áo quần gồm những công việc chính nào ?
	+Các kí hiệu câu 3 trang 25 có ý nghĩa gì ?
..4.Hoạt động vận dụng) 3p
-Học thuộc bài.
	-Chuẩn bị : Bài thực hành ôn một số mũi khâu cơ bản.
	-Vải : Hai mảnh vải có kích thước 10 cm x 11cm
	-Kim khâu, kéo, thước, bút chì, chỉ khâu, thêu
5.Hoạt động tìm tòi mở rộng - 
IV.Rút kinh nghiệm
 . 
 Người soạn KT: ngày tháng 9 năm 2020
 KÝ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tuan_4_nam_hoc_2020_2021.doc