Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 1 đến 7 - Năm học 2022-2023

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 1 đến 7 - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực KHTN

Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:

- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;

- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo;

- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7);

- Làm được báo cáo, thuyết trình.

2. Về phẩm chất:

- Chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm: chủ động, tích cực thảo luận .

- Ghi chép, báo cáo chính xác kết quả tìm hiểu được của cá nhân và của nhóm

=> Nhằm đạt được mục đích: tìm hiểu về phương pháp, kĩ năng học tập môn KHTN.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Tranh/ảnh/video về một số hiện tượng tự nhiên như: cháy rừng, hạn hán, mưa to kèm theo sấm, sét

- Dụng cụ/tranh,ảnh/video về một số dụng cụ đo như: cổng quang điện, đồng hồ đo thời gian hiện số .

- Phiếu học tập nhóm; giấy A0

 

doc 75 trang phuongtrinh23 27/06/2023 1870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 1 đến 7 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1, Tiết : 1, 2, 3, 4, 5 Ngày soạn : 01/08/2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÊN BÀI DẠY: BÀI 1 - PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHTN 7
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7
Thời gian thực hiện: ( 5 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực KHTN
Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:
- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên;
- Thực hiện được các kĩ năng tiến trình: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo;
- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong nội dung môn Khoa học tự nhiên 7);
- Làm được báo cáo, thuyết trình.
2. Về phẩm chất: 
- Chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm 
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm: chủ động, tích cực thảo luận ...
- Ghi chép, báo cáo chính xác kết quả tìm hiểu được của cá nhân và của nhóm 
=> Nhằm đạt được mục đích: tìm hiểu về phương pháp, kĩ năng học tập môn KHTN.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh/ảnh/video về một số hiện tượng tự nhiên như: cháy rừng, hạn hán, mưa to kèm theo sấm, sét 
- Dụng cụ/tranh,ảnh/video về một số dụng cụ đo như: cổng quang điện, đồng hồ đo thời gian hiện số ...
- Phiếu học tập nhóm; giấy A0
III. Tiến trình dạy học
Tiết
Hoạt động/
Nội dung trọng tâm
PP – KT
Dạy học
PP – CC
Kiểm tra, đánh giá
1
Hoạt động 1: 
Mở đầu (10’)
PP: Trực quan
KT: Công não
PP: Quan sát
CC: Câu hỏi
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên (35’)
PP: Dạy học GQVĐ
KT: Chia nhóm
PP: Viết
CC: Câu hỏi, thang đo
2
2.2. Một số kĩ năng tiến trình học tập môn KHTN (45’)
PP: Dạy học theo góc
KT: Chia nhóm, phòng tranh
PP: Viết, quan sát
CC: Câu hỏi, bảng kiểm
3
2.3. Sử dụng các dụng cụ đo trong nội dung môn KHTN 7 (45’)
PP: 
KT: 
PP:
CC:
4
2.4. Báo cáo thực hành (45’)
PP:
KT: 
PP:
CC:
5
Hoạt động 3: 
Luyện tập (30’)
PP:
KT: 
PP:
CC:
Hoạt động 4:
Vận dụng (15’)
PP:
KT: 
PP:
CC:
1. Hoạt động 1: Mở đầu 
a) Mục tiêu: Xác định được nội dung bài học: tìm hiểu về phương pháp, kĩ năng học tập môn KHTN.
b) Nội dung: 
- HS quan sát hình ảnh: 
- Nêu tên và công dụng của các dụng cụ thực hành trong hình trên?
- Nhắc lại các bước thực hành quan sát tế bào biểu bì hành tây và lựa chọn những dụng cụ thích hợp ở trên để phục vụ cho thực hành đó?
c) Sản phẩm: 
- Tên và công dụng của các dụng cụ thực hành:
- Lam kính
- Dùng để tiêu bản quan sát dưới kính hiển vi
- Kính lúp
- Dùng để quan sát mẫu vật có kích thước nhỏ
- Kính hiển vi
- Quan sát mẫu vật có kích thước hiển vi 
- Vợt bắt côn trùng
- Bắt côn trùng
- Đồng hồ bấm giờ
- Đo thời gian
- Thước cuộn
- Dùng để đo độ dài
- Lực kế
- Xác định độ lớn của lực
- Nhiệt kế
- Đo nhiệt độ
- Pipet
- Dùng để lấy chất lỏng (hóa chất)
- La men
- Cố định tiêu bản
- Cốc thủy tinh
- Dùng để đựng hóa chất
- Cân đồng hồ
- Dùng để đo khối lượng
- Nhắc lại các bước thực hành quan sát tế bào biểu bì hành tây.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4-6 HS); Các nhóm cử nhóm trưởng, thư kí
- Cho HS quan sát hình ảnh một số dụng cụ HS đã được sử dụng trong chương trình môn KHTN 6
=> Cho biết tên gọi và công dụng của các dụng cụ trên?
 Nhắc lại các bước thực hành quan sát tế bào biểu bì hành tây và lựa chọn dụng cụ thích hợp để thực hành?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Thảo luận, lựa chọn phương án trả lời
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần)
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ xung 
* Kết luận, nhận định
- Quá trình đề xuất, lựa chọn phương án, thực hành quan sát TB tép bưởi, báo cáo kết quả quan sát... là các bước trong PP tìm hiểu tự nhiên – Là 1 trong những PP học tập môn KHTN.
- Để học tốt môn Khoa học tự nhiên các em cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng nào? => Cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu phương pháp tìm hiểu tự nhiên
a) Mục tiêu: Trình bày và vận dụng được Phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
b) Nội dung: 
PHT số 1:
Câu 1: Thế nào là phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
Câu 2: Các bước thực hiện phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
Câu 3: Dựa vào các bước thực hiện phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở trên, hãy trả lời câu hỏi cuối trang 7/SGK: Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hoà tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
c) Sản phẩm: 
Câu 1: Phương pháp tìm hiếu tự nhiên là: cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh dược các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. 
Câu 2: Các bước thực hiện:
Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu 
Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh.
Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
Dựa trên những tri thức phù hợp từ việc phân tích vấn đề, đưa ra dự đoán nhằm trả lời câu hỏi đã nêu.
Bước 3: Lập kế hoạch kiếm tra dự doán
Lựa chọn được phương pháp, kĩ thuật, kĩ năng thích hợp (thực nghiệm, điều tra,...) để kiềm tra dự đoán.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự doán
Trường hợp kết quả không phù hợp cán quay lại từ bước 2.
Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu
Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận két quà thí nghiệm.
Câu 3: 
Bước 1: Tìm hiếu khả năng hoà tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
Bước 2: Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
Bước 3: Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hoá chất và các bước thí nghiệm).
Bước 4: Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thế tích nước (khoảng 5 ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 - 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
Bước 4: Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết qủa thí nghiệm.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm (2 bàn: 4HS/nhóm) thực hiện PHT số 1
* Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc nhóm: 
- Nghiên cứu nội dung mục I/SGK-6,7
- Thảo luận, tìm câu trả lời
- Ghi kết quả vào phiếu học tập của nhóm.
GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần)
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Đại diện 1 nhóm báo cáo. 
- Các nhóm khác dùng thang đo để nhận xét, bổ xung
Nội dung câu trả lời
Hoàn toàn đồng ý
Đồng ý
Phân vân
K0 đồng ý
Hoàn toàn k0 đồng ý
Câu 1: Thế nào là phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
Câu 2: Các bước thực hiện phương pháp tìm hiểu tự nhiên?
Câu 3: Dựa vào các bước thực hiện phương pháp tìm hiểu tự nhiên ở trên, hãy trả lời câu hỏi cuối trang 7/SGK: Sắp xếp nội dung các thông tin khi nghiên cứu sự hoà tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.
- GV tổng hợp ý kiến nhận xét, bổ xung của các nhóm và nhận xét.
* Kết luận, nhận định
- GV chốt nội dung mục I
1) Phương pháp tìm hiếu tự nhiên là: cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và dời sỗng, chứng minh dược các vần dé trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học. 
2) Các bước thực hiện:
Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu 
Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.
Bước 3: Lập kế hoạch kiếm tra dự doán
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự doán
Bước 5: Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu
3) Ví dụ: Nghiên cứu sự hoà tan của một số chất rắn theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên:
Bước 1: Tìm hiếu khả năng hoà tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.
Bước 2: Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?
Bước 3: Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hoá chất và các bước thí nghiệm).
Bước 4: Thực hiện các bước thí nghiệm: rót cùng một thế tích nước (khoảng 5 ml) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất trên và lắc đều khoảng 1 - 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.
Bước 5: Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết qủa thí nghiệm.
- HS hoàn thiện kiến thức mục I.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu một số kĩ năng học tập môn KHTN 
a) Mục tiêu: Trình bày và vận dụng được một số kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên: quan sát, phân loại, liên kết, đo và dự báo;
b) Nội dung: 
PHT số 2:
Góc 1: Kĩ năng quan sát, phân loại
1. Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất? Hiện tượng nào là thảm hoạ thiên nhiên gảy tác động xấu đến con người và môi trường?
2. Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm hoạ thiên nhiên ở dưới?
 Cháy rừng Hạn hán Mưa to kèm sấm, sét
Góc 2: Kĩ năng liên kết
Hãy kết nối thông tin giữa cột (A) và cột (B) tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên.
Cột (A)
Cột (B)
1. Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố là oxygen và hydrogen. Nước có
a) đây cũng chinh là nguyên nhân mà người ta cho rằng tạo ra từ trường của Trái Đất.
2. Nhân địa cầu được cấu tạo chủ yếu từ hợp kim của sắt và nickel,
b) dựa trên nhu cầu của cây trồng trong từng thời ki sinh trưởng và phát triển.
3. Lựa chọn phân bón cho cây trồng
c) vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh.
Góc 3: Kĩ năng đo
Thực hành: Đo và xác định khối lượng
Chuẩn bị: cân điện tử.
Tiến hành: đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 bằng cân điện tử.
Thảo luận nhóm, hoàn thành bảng mẫu và thực hiện yêu cầu sau:
Bàng 1.1. Kết qủa đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7
Thứ tự phép cân
Kết quả thu được (gam)
Nhận xét/đánh giá kết quả đo (nếu có)
1
2
3
Khối lượng của cuốn sách (kết quả trung bình)
Hãy xác định khối lượng của cuốn sách và nhận xét kết quả của các lần đo so với kết quả trung bình?
Góc 4: Kĩ năng dự báo
1. Khí carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính. Quan sát hình bên và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kinh nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này?
2. Tìm hiếu thông tin trên Internet về nhiệt dộ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong khoảng 100 năm qua và suy luận về nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới?
c) Sản phẩm: 
PHT số 2:
Góc 1: Kĩ năng quan sát, phân loại
Câu 1:
- Hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất: Mưa to kèm sấm, sét
- Hiện tượng là thảm hoạ thiên nhiên gây tác động xấu đến con người và môi trường: Cháy rừng; Hạn hán 
Câu 2: 
- Nguyên nhân:
+ Cháy rừng: chân rừng mất nước, lớp mùn bị khô, dễ bắt lửa 
+ Hạn hán: Thiếu mưa, nắng nhiều
- Cách phòng chống và ứng phó của con người
+ Cháy rừng: quản lí chặt chẽ các nguồn lửa, nguồn sinh nhiệt, sinh lửa ở trong và ven rừng giảm vật liệu cháy hoặc giảm độ khô của vật liệu cháy trong rừng 
+ Hạn hán: Trồng nhiều cây xanh, tạo các hồ nước nhân tạo để giữ nước 
Góc 2: Kĩ năng liên kết
Cột (A)
Cột (B)
1. Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố là oxygen và hydrogen. Nước có
a) đây cũng chinh là nguyên nhân mà người ta cho rằng tạo ra từ trường của Trái Đất.
2. Nhân địa cầu được cấu tạo chủ yếu từ hợp kim của sắt và nickel,
b) dựa trên nhu cầu của cây trồng trong từng thời ki sinh trưởng và phát triển.
3. Lựa chọn phân bón cho cây trồng
c) vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh.
1-c; 2-a; 3-b
Góc 3: Kĩ năng đo
Thực hành: Đo và xác định khối lượng, ghi kết qủa đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 vào bảng
Thứ tự phép cân
Kết quả thu được (gam)
Nhận xét/đánh giá kết quả đo (nếu có)
1
2
3
G
Khối lượng của cuốn sách (kết quả trung bình)
Góc 4: Kĩ năng dự báo
1.
- Nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kinh nhiều nhất: sản xuất điện và nhiệt 
- Đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này: hạn chế phát triển nhà máy nhiệt điện
2.
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong 100 năm qua tăng khoảng 0,90C
- Nhiệt độ của Trái Đất sẽ tiếp tục tăng trong vòng 10 năm tới
d) Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ
GV hướng dẫn và tổ chức cho HS làm việc nhóm, theo PP dạy học theo góc
Góc 1: Tìm hiểu Kĩ năng quan sát, phân loại
- Phương tiện: Laptop
- Học liệu: Tranh điện tử về một số thiên tai trong tự nhiên
- Phiếu học tập nhóm:
1. Quan sát hình ảnh sau và cho biết hiện tượng nào là hiện tượng tự nhiên thông thường trên Trái Đất? Hiện tượng nào là thảm hoạ thiên nhiên gảy tác động xấu đến con người và môi trường?
2. Em hãy tìm hiểu và cho biết cách phòng chống và ứng phó của con người trước thảm hoạ thiên nhiên đó?
Góc 2: Tìm hiểu Kĩ năng liên kết
- Phiếu học tập nhóm:
Hãy kết nối thông tin giữa cột (A) và cột (B) tạo thành câu hoàn chỉnh, thể hiện sự liên kết trong tìm hiểu, khám phá tự nhiên.
Cột (A)
Cột (B)
1. Nước được cấu tạo từ hai nguyên tố là oxygen và hydrogen. Nước có
a) đây cũng chinh là nguyên nhân mà người ta cho rằng tạo ra từ trường của Trái Đất.
2. Nhân địa cầu được cấu tạo chủ yếu từ hợp kim của sắt và nickel,
b) dựa trên nhu cầu của cây trồng trong từng thời ki sinh trưởng và phát triển.
3. Lựa chọn phân bón cho cây trồng
c) vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây xanh.
Góc 3: Tìm hiểu Kĩ năng đo
Thực hành: Đo và xác định khối lượng, ghi kết qủa đo khối lượng cuốn sách Khoa học tự nhiên 7 vào bảng
Thứ tự phép cân
Kết quả thu được (gam)
Nhận xét/đánh giá kết quả đo (nếu có)
1
2
3
Khối lượng của cuốn sách (kết quả trung bình)
Góc 4: Tìm hiểu Kĩ năng dự báo
- Phiếu học tập nhóm:
1. Khí carbon dioxide là nguyên nhân chính gây ra sự ấm lên của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính. Quan sát hình bên và cho biết nguyên nhân nào làm phát thải khí nhà kinh nhiều nhất. Hãy tìm hiểu và đề xuất biện pháp giảm sự phát thải khí carbon dioxide từ nguồn này?
2. Tìm hiếu thông tin trên Internet về nhiệt dộ trung bình toàn cầu của Trái Đất trong khoảng 100 năm qua và suy luận về nhiệt độ của Trái Đất tăng hay giảm trong vòng 10 năm tới?
* Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ tại mỗi góc. Ghi chép kết quả thu được vào phiếu học tập của nhóm
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- GV tổ chức cho HS nhận xét chéo giữa các nhóm:
+ Chỉ ra các: câu trả lời tốt – cần bổ xung (nội dung cần bổ xung) – cần điều chỉnh (nội dung điều chỉnh) cho nhóm bạn. 
+ Dùng bảng kiểm để đánh giá, cho điểm nhóm bạn:
Nhóm: 
Các câu trả lời tốt
Các câu cần bổ xung
Các câu cần điều chỉnh
Góc 1
Góc 2
Góc 3
Góc 4
Điểm
* Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, kết luận nội dung mục II:
Ngoài việc trình bày và vận dụng được 5 bước thực hiện phương pháp tìm hiểu tự nhiên, cần phải trình bày và vận dụng được một số kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên: quan sát, phân loại, liên kết, đo và dự báo; 
1. Kĩ năng quan sát, phân loại
- Kĩ năng quan sát: Là kĩ năng sử dụng một hoặc nhiều giác quan để thu nhận thông tin về các đặc điểm, kích thước, hình dạng, kết cấu, vị trí,... của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên.
- Sử dụng các dụng cụ như thước đo, kính hiển vi,... đế mở rộng phạm vi quan sát và có những thông tin, kết quả chính xác hơn.	
2. Kĩ năng liên kết
- Kĩ năng liên kết liên quan đến việc sử dụng các số liệu quan sát, kết quả phân tích số liệu hoặc dựa vào những điều đã biết nhằm xác định các mối quan hệ mới của các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. 
3. Kĩ năng đo
- Khi thực hiện thí nghiệm, cần biết chức năng, độ chính xác, giới hạn đo,... cùa các dụng cụ và thiết bị khác nhau để lựa chọn và sử dụng chúng một cách thích hợp.
- Việc đo thường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.
Bước 2: Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử li số liệu đo.
Bước 3: Nhận xét độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo
Bước 4: Phân tích kết quả và thảo luận vể kết quả nghiên cứu thu được.
4. Kĩ năng dự báo
- Là kĩ năng đề xuất điều gì sẽ xảy ra dựa trên các quan sát, kiến thức, sự hiểu biết và suy luận cùa con người về sự vật và hiện tượng trong tự nhiên. 
- HS hoàn thiện kiến thức mục II
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Tuần : .. Tiết : Ngày soạn : /08/2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌC
BÀI 2: NGUYÊN TỬ
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7
Thời gian thực hiện: ( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực: 
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa kết hợp quan sát tranh, xem video để nhận biết được nguyên tử.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác để tham gia trò chơi cắt đất sét nặn, cắt giấy hoặc cắt dây đồng thành những mẩu rất nhỏ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: làm mô hình nguyên tử carbon theo Bo 
b) Năng lực khoa học tự nhiên:
- Trình bày được mô hình nguyên tử của Rutherford - Bohr (mô hình sắp xếp electron trong các lớp vỏ nguyên tử).
- Nêu được khối lượng của một nguyên tử theo đơn vị quốc tế amu (đơn vị khối lượng nguyên tử).
2. Về phẩm chất: 
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ, thảo luận cùng nhóm để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
- Trung thực, cẩn thận trong quá trình thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hoạt động làm mô hình nguyên tử carbon theo Bo: bìa carton, giấy màu vàng, các viên bi nhựa to màu đỏ và các viên bi nhỏ màu xanh.
 - Hoạt động Tìm hiểu cấu tạo của một số nguyên tử: tranh ảnh, mô hình và video về sơ đồ nguyên tử Neon, Hiđro, Oxi, Natri.
- Các phiếu học tập.
- Học liệu:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Nội dung
Ghi chú
(Kiến thức trọng tâm)
PP/KT DH
PP/CC ĐG
1
Hoạt động 1: Mở đầu (10’)
- Xác định được vấn đề của bài học là nghiên cứu về nguyên tử.
- PPDH: dạy học trực quan.
-KTDH: Động não
-PPĐG: Hỏi - đáp
- CCĐG: Câu
 hỏi
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu quan niệm ban đầu về nguyên tử (35 phút).
- HS có khái niệm ban đầu về (nguyên tử).
-PPDH:dạy học trực quan, giải quyết vấn đề.
-KTDH: động não, phân tích phimvideo, chia nhóm.
- PPĐG: viết, hỏi-đáp, đánh giá qua SPHT (phiếu HT)
-CCĐG: câu hỏi, phiếu HT .
2
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho– Bo (45 phút)
- Trình bày được mô hình nguyên tử của E, Rutherford - N.Bohr
-PPDH:dạy học trực quan, giải quyết vấn đề.
-KTDH: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi
- PPĐG: đánh giá qua SPHT (phiếu HT)
-CCĐG: Đánh giá chéo, thang đo.
3
Hoạt động 3: Luyện tập (25’)
- Hệ thống kiến thức về nguyên tử.
-PPDH:GQVĐ.
-KTDH: động não,chia nhóm.
- PPĐG: đánh giá qua SPHT (phiếu HT)
-CCĐG: SPHT, 
Hoạt động 4: Vận dụng (20’)
- Vận dụng kiến thức đã học về nguyên tử.
-PPDH:GQVĐ.
-KTDH: động não, KWL.
- PP: quan sát qua SPHT, hỏi-đáp
- CC: SPHT
1. Hoạt động 1: Mở đầu (5 phút)
a) Mục tiêu: Kích thích tính tò mò, ham tìm hiểu của học sinh. Giúp các em mạnh dạn, thoải mái bộc lộ suy nghĩ của bản thân.
b) Nội dung: Đặt tình huống có vấn đề hoặc chiếu hình ảnh ở đầu bài lên để học sinh dựa vào kiến thức học và nghe được trình bày hiểu biết của mình.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh .
d) Tổ chức hoạt động: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV: Chiếu cho HS quan sát cấu tạo của kim cương. Chúng ta cùng đi vào sâu bên trong viên kim cương xem bên trong chúng có những gì nhé?
 Đặt câu hỏi: Xung quanh ta có rất nhiều vật thể, rất đa dạng. Chúng đều được tạo thành từ các chất. Các chất được tạo thành từ thứ gì? Vậy nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
* Thực hiện nhiệm vụ: 
HS nêu tên hạt mà mình quan sát được theo suy nghĩ bản thân hoặc tên gọi trong thực tế hay dùng mà bản thân nghe được.
* Báo cáo, thảo luận: 
	- GV yêu cầu một số HS trình bày ¨ HS khác nhận xét, bổ sung.
Gợi ý trả lời: 
Câu 1: Ta thấy, kim cương được tạo nên từ rất nhiều những hạt nhỏ giống nhau, các hạt nhỏ đó là cacbon. Các đơn chất khác cũng đều được tạo nên từ các hạt giống nhau gọi là nguyên tử.
Ví dụ: Đồng được tạo nên từ rất nhiều nguyên tử đồng giống nhau.
Câu 2: Phương pháp giải:
- Nguyên tử có cấu tạo rỗng
- Gồm 3 hạt: proton, neutron, electron
Lời giải chi tiết:
- Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ, cấu tạo rỗng.
- Gồm 3 hạt:
 + Proton mang điện tích dương
 + Neutron không mang điện
 + Electron mang điện tích âm
* Kết luận, nhận định: 
- GV: Nhận xét câu trả lời của HS sau đó kết luận:
Mọi vật thể tự nhiên hay nhân tạo đều được tạo thành từ một số loại hạt vô cùng nhỏ bé gọi là nguyên tử. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu quan niệm ban đầu về nguyên tử (35 phút).
a) Mục tiêu: HS có khái niệm ban đầu về (nguyên tử)
b) Nội dung: GV chia HS thành 4 nhóm: Chiếu hình ảnh để học sinh tìm hiểu quan niệm ban đầu về nguyên tử. HS cắt đất sét nặn, cắt giấy hoặc cắt dây đồng thành những mẩu rất nhỏ. Từ đó dẫn dắt HS nghĩ về nguyên tử theo quan điểm của Đê-mô-crit 
c) Sản phẩm: Cắt đất sét, cắt giấy hoặc cắt dây đồng và phiếu học tập số 1. 
d) Tổ chức hoạt động: 
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV: Chiếu hình ảnh để học sinh tìm hiểu quan niệm ban đầu về nguyên tử.
GV chia nhóm 4 HS, tổ chức các hoạt động cho HS cắt đất sét nặn, cắt giấy hoặc cắt dây đồng thành những mẩu rất nhỏ. Từ đó dẫn dắt HS nghĩ về nguyên tử theo quan điểm của Đê-mô-crit và hoàn thành phiếu học tập số 1 (phụ lục)
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS nhận nhiệm vụ, tham gia 
 - GV đến quan sát các nhóm, ghi nhận lại các ý kiến, phát hiện các khó khăn và có biện pháp hỗ trợ nếu cần. 
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày ¨ nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- Đại diện nhóm trình bày ¨ nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sản phẩm: nội dụng trả lời phiếu học tập số 1
Câu 3: - Theo Đê – mô – crit: sự tồn tại của một loại hạt vô cùng nhỏ (được gọi là nguyên tử) tạo nên sự đa dạng của vạn vật. Khởi nguồn của quan niệm nguyên tử là sự chia nhỏ một vật sẽ đến một giới hạn “không thể phân chia được”
- Theo Đan – tơn: Khi tiến hành các thí nghiệm hóa học, ông nhận thấy các chất tác dụng vừa đủ với nhau theo các lượng xác định. Điều đó chứng tỏ rằng có các đơn vị chất tối thiểu (được gọi là nguyên tử) để chúng kết hợp vừa đủ với nhau
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá phần tham gia hoạt động của các nhóm, công bố nhóm có kết quả chính xác nhất.
- Theo Đê – mô – crit: Nguyên tử là một loại hạt vô cùng nhỏ, tạo nên sự đa dạng của vạn vật. Nguyên tử là loại hạt nhỏ nhất của một vật
- Theo Đan – tơn: Tồn tại các đơn vị chất tối thiểu (được gọi là nguyên tử) để chúng kết hợp vừa đủ với nhau.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo (45 phút)
a) Mục tiêu: - Trình bày được mô hình nguyên tử của E, Rutherford - N.Bohr (mô hình sắp xếp electoron trong các lớp electoron ở vỏ nguyên tử).
b) Nội dung: xem video nguồn youtobe: 
 và yêu cầu nhóm học sinh hoàn thành phiếu học tập số 2 (phụ lục).
c) Sản phẩm: Mô hình nguyên tử carbon theo Bohr và câu trả lời trong phiếu học tập của học sinh.
d) Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Nhiệm vụ 1: GV cho HS xem video, gọi 1 HS đọc thông tin bài học và hoàn thành phiếu học tập số 2 (phụ lục)
- Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS làm nguyên tử carbon theo Bohr với các dụng cụ đã chuẩn bị sẵn như bìa carton, giấy màu vàng, các viên bi nhựa to màu đỏ và các viên bi nhỏ màu xanh., 
- Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- HS nhận nhiệm vụ và tiến hành hoạt động, thảo luận, ghi chép và hoàn thiện yêu cầu.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày ¨ nhóm khác nhận xét, bổ sung.
	- Đại diện nhóm trình bày ¨ nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Sản phẩm: mô hình nguyên tử carbon theo Bohr và nội dụng trả lời phiếu học tập số 2.
Nhiệm vụ 2:
Câu 1: Các đường tròn bằng giấy màu vàng biểu diễn các lớp electron (H)
Câu 2: Số electron có trong lớp electron thứ nhất và thứ hai của nguyên tử carbon lần lượt là 2 và 4. Lớp thứ nhất đã chứa tối đa electron (VD1)
Nghiệm vụ 3:
Câu 1: Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm có :
+ Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử mang điện tích dương 
+ Vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân.
Câu 2: Áp dụng mô hình nguyên tử của Bo
- Nguyên tử hydrogen:
 + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương
 + Có 1 electron (mang điện tích âm) nằm ở lớp thứ nhất, quay xung quanh hạt nhân
- Nguyên tử carbon:
 + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương
 + Có 2 lớp electron và 6 electron phân bố ở các lớp: lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 4 electron. Các electron quay xung quanh hạt nhân.
* Kết luận, nhận định: 
- GV nhận xét, đánh giá phần tham gia hoạt động của các nhóm, công bố nhóm có kết quả chính xác nhất.
- GV có thể cho HS tự đánh giá tinh thần làm việc của các thành viên trong nhóm bằng Thang đo (Phụ lục 2)
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (25 phút)
a) Mục tiêu: Hệ thống kiến thức đã học và vận dụng kiến thức về nguyên tử để làm một số bài tập vận dụng
b) Nội dung: Sử dụng phần mềm Kahoot để ôn luyện câu trắc nghiệm
c) Sản phẩm: Đáp án câu trả lời của học sinh: 
d, Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS hoàn thành nhiệm vụ sau:
+ Phát biểu kiến thức cần ghi nhớ của bài?
+ Hoàn thành bài trắc nghiệm trong phiếu học tập số 3 (phụ lục).
- Không có máy tính thì GV cho HS làm các câu hỏi trắc nghiệm bằng hình thức: 
+ Mỗi HS lần lượt chữa 1 câu hỏi: đọc và lựa chọn đáp án đúng, giải thích mình đã vận dụng kiến thức nào để lựa chọn đáp án đúng và chỉ ra trong mỗi phương án sai ở đâu.
* Thực hiện nhiệm vụ: Làm việc cá nhân
- Các HS lần lượt trả lời ¨HS khác lắng nghe và so sánh với bài làm của mình.
* Báo cáo, thảo luận: 
- GV công bố đáp án đúng, yêu cầu HS so sánh và đổi bài chấm chéo cho nhau.
Đáp án: 1C, 2D, 3B, 4C, 5C
- GV thống kê điểm của HS bằng hình thức giơ tay.
- HS chấm điểm chéo ¨ ghi nhớ kiến thức.
* Kết luận, nhận định: 
- Nhận xét và đánh giá câu trả lời của HS.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (30 phút)
a) Mục tiêu: Phát triển năng lực tổng hợp kiến thức, tự học, năng lực tìm hiểu và vận dụng kiến thức về nguyên tử. 
b) Nội dung: HS hoàn thành phiếu học tập số 4
c) Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm học sinh thực hiện phiếu học tập số 4 (phụ lục).
* Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiên nhiệm vụ 
* Báo cáo, thảo luận: 
Gợi ý câu trả lời: 
Câu 1: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm các hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm .
Câu 2: - Nguyên tử hydrogen:
 + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương
 + Có 1 electron (mang điện tích âm) nằm ở lớp thứ nhất, quay xung quanh hạt nhân
- Nguyên tử oxi:
 + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương
 + Có 2 lớp electron và 8 electron phân bố ở các lớp: lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 6 electron. Các electron (mang điện tích âm) quay xung quanh hạt nhân.
- Nguyên tử natri:
 + Hạt nhân nằm ở tâm, mang điện tích dương
 + Có 3 lớp electron và 11 electron phân bố ở các lớp: lớp thứ nhất có 2 electron, lớp thứ 2 có 8 electron, lớp thứ 3 có 1 electron. Các electron (mang điện tích âm) quay xung quanh hạt nhân.
* Kết luận, nhận định: 
GV đánh giá hoạt động của HS, có 10 dấu x đúng trở lên là Đạt
IV. NHẬN XÉT:
V. PHỤ LỤC: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Nhóm: .)
Tìm hiểu quan niệm ban đầu về nguyên tử 
1. Theo dõi clip về nguyên tử
2. Thực hành: Cắt đất sét nặn, cắt giấy hoặc cắt dây đồng thành những mẩu rất nhỏ.
3. Theo Đê-mô-crit và Đan-tơn, nguyên tử được quan niệm như thế nào?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 (Nhóm: .)
Tìm hiểu mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo
- Nhiệm vụ 1: Theo dõi clip về mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho – Bo
- Nhiệm vụ 2: Thực hành
Nhiệm vụ 3: Trả lời câu hỏi 
Câu 1: Quan sát hình 2.1 và cho biết các thành phần cấu tạo nên nguyên tử
Câu 2: Quan sát hình 2.2 áp dụng mô hình nguyên tử của Bohr, mô tả cấu tạo nên nguyên tử hydrogen và nguyên tử carbon.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1: Nguyên tử được cấu tạo bởi
A. proton mang điện tích dương và vỏ mang điện tích âm.
B. proton mang điện tích dương và nơtron không mang điện.
C. hạt nhân gồm proton, nơtron và lớp vỏ tạo bởi electron.
D. hạt nhân gồm nơtron và lớp vỏ electron.
Câu 2: Trong khoảng không gian giữa hạt nhân và lớp vỏ electron có chứa những gì?
A. proton.	B. nơtron.	C.electron.	D. không có gì.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho - Bo?
A. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử
B. Nguyên tử có cấu tạo đặc biệt khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron
C. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron
D. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng vỏ nguyên tử theo mô hình nguyên tử của Rơ-dơ-pho - Bo?
A. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo từng lớp khác nhau tạo thành các lớp electron
B. Lớp electron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 2 electron, các lớp electoron khác chứa tối đa 8 electoron hoặc nhiều hơn 
C. Lớp electoron trong cùng gần hạt nhân nhất có tối đa 8 electoron, các lớp electoron khác chứa tối đa nhiều hơn 8 electoron
D. Các electoron sắp xếp vào các lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài cho đến hết
Câu 5: Mỗi vòng tròn xung quanh hạt nhân được gọi là gì?
A. Một liên kết	B. Một electoron
C. Một lớp vỏ electoron	D. Một proton
Đáp án: 1C, 2D, 3B, 4C, 5C
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống
trung hòa về điện, vô cùng nhỏ, dương, vô cùng lớn, mang điện dương, âm
Nguyên tử là những hạt ... và Nguyên tử gồm các hạt nhân mang điện tích và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích .
Câu 2: Áp dụng mô hình nguyên tử của Bohr, mô tả cấu tạo nên nguyên tử hydrogen và nguyên tử carbon.
ĐÁP ÁN : 
Câu 1: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm các hạt nhân ma

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_bai_1.doc