Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Năm học 2022-2023

Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Năng lực KHTN

` - Học sinh phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.

- Học sinh nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

Vận dụng giải thích được vì sao khi làm việc nặng hay vận động mạnh trong thời gian dài cơ thể thường nóng lên, nhịp thở tăng,mồ hôi toát ra nhiều,nhanh khát và nhanh đói.

2. Phẩm chất

Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:

• Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các bộ phận khác nhau của một cơ thể sống.

• Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.

• Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm

 

doc 92 trang phuongtrinh23 27/06/2023 2110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khoa học Tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : ., Tiết : . Ngày soạn : ../08/2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG VII. TRAO ĐỔI CHẤT
VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT 
BÀI 21 : KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT 
VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7
Thời gian thực hiện: ( 3 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực KHTN
` - Học sinh phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
- Học sinh nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
Vận dụng giải thích được vì sao khi làm việc nặng hay vận động mạnh trong thời gian dài cơ thể thường nóng lên, nhịp thở tăng,mồ hôi toát ra nhiều,nhanh khát và nhanh đói.
2. Phẩm chất
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
Chăm học: chịu khó tìm hiểu các thông tin trong sách giáo khoa cũng như các thông tin thêm về các bộ phận khác nhau của một cơ thể sống.
Có trách nhiệm trong các hoạt động học tập: thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập mà Giáo viên giao phó hoặc thực hiện các hoạt động học tập được phân công khi tham gia hoạt động nhóm.
Trung thực, cẩn thận trong quá trình học tập, trong quá trình hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Thiết bị dạy học:
a) Giáo viên: 
Hình ảnh 21.1,21,2 trang 100 SGK KHTN 7- Bộ sách kết nối.
Phiếu học tập
Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập
Vi deo về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
b) Học sinh : Sách giáo khoa, bút lông.
c) CNTT: Máy tính, máy chiếu, phần mềm, 
2. Học liệu
- Kiến thức bổ trợ: Tham khảo quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trên google, tham khảo và sử dụng một số câu hỏi trong sách chinh phục kiến thức khoa học tự nhiên, làm một số bài tập phát triển năng lực khoa học tự nhiên liên quan đến trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng 
 - PPDH: Dạy học trực quan, đặt và giải quyết vấn đề.
 - KTDH: Động não, chia nhóm.
III. Tiến trình dạy học
Tiết
Hoạt động
PP/KT DH
PP/CC ĐG
1
1: Mở đầu (10 p’)
PP: Dạy học vấn đáp.
KTDH: Động não.	
CC đánh giá: Câu trả lời ngắn
2: Hình thành kiến thức mới (35 p’)
2.1.Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng 
PP: Dạy học hợp tác.
KTDH: Chia nhóm, động não.
CC đánh giá: Khai thác kênh hình, kênh chữ, Rubrics
2
2.2. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ( 45p)
PP: Dạy học hợp tác.
KTDH: Chia nhóm, động não.
CC đánh giá: Khai thác kênh hình, kênh chữ, Rubrics.
3
3.Luyện tập
PP: Dạy học hợp tác
KTDH: Chia nhóm, động não
Công cụ đánh giá : Rubrics, câu hỏi.
4. Vận dụng
PP: Dạy học hợp tác
KTDH: Chia nhóm, động não
Công cụ đánh giá : câu hỏi.
Hoạt động 1: Mở đầu/khởi động (thời gian 10 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh hứng thú hơn trước khi vào bài.
- Xác đinh được nội dung trọng tâm của bài học
b) Nội dung:
GV đặt câu hỏi hàng ngày cơ thể lấy từ môi trường những chất gì? Thải ra môi trường những chất gì?
c) Sản phẩm: 
- Học sinh sẽ nhận ra được bài học hôm nay học về trao đổi chất và chuyển hoá
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, câu hỏi hoàn thành phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các chất lấy vào cơ thể
Các chất từ cơ thể thải ra môi trường ngoài
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 - HS thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao, các nhóm suy nghĩ hoàn thành phiếu học tập.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
 - Các nhóm báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả học tập:
	- Giáo viên đưa ra kết luận nội dung phiếu học tập và dẫn dắt nội dung bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng 
a) Mục tiêu: - Học sinh phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
b) Nội dung:
Trao đổi chất là quá trình cơ thể lấy các chất từ môi trường biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường cá chất thải. Chuyển hoá năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
c) Sản phẩm: 
Hình thành được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV yêu cầu đọc thông tin mục I và kết hợp xem video qua đường link sau từ đó khái quát thành khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
 - HS đọc thông tin kết hợp xem video trả lời câu hỏi nếu con người không có sự trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng thì điều gì sẽ xảy ra?
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
 - HS báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 1-2 HS trả lời, các bạn khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả học tập:
	*Phương pháp đánh giá:
Tiêu chí
 Mức 3
Mức2
Mức 1
Trả lời được các câu hỏi trong video
Trả lời được chính xác 3 câu hỏi được 3 điểm
Trả lời được chính xác 2 câu hỏi được 2 điểm
Trả lời được chính xác 1 câu hỏi được 1 điểm
Hoạt động 2.2: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. (thời gian 45 phút)
a) Mục tiêu: - Học sinh nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
b) Nội dung:
 Nhờ quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng giúp sinh vật tồn tại, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, cảm ứng và vận động.
c) Sản phẩm.
 - Học sinh nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
 GV yêu cầu các nhóm quan sát H21.1, 21.2 để trả lời 2 câu hỏi trong SGK trang 100
Hình 21.1 Sinh trưởng và phát triển ở cây khoai tây Gà Con Trứng Gà trưởng thành
Xem thêm tại: 
Câu 1. Quan sát sự thay đổi hình thái của sinh vật trong các Hình 21.1, 21.2, đọc thông tin trong mục II, nêu vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây và con gà.
Câu 2. Lấy thêm ví dụ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật.
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
Các nhóm quan sát hình nghiên cứu thông tin để trả lời 2 câu hỏi.
* Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
 - Các nhóm báo cáo kết quả: GV gọi ngẫu nhiên 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Bước 4: Đánh giá kết quả học tập:
	- Giáo viên đưa ra kết luận về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
 Hoạt động 3: Luyện tập (20p)
a. Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức về quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.
b. Nội dung: Học sinh thông qua bài học trả lời câu hỏi của giáo viên bằng cách viết ra giấy A0, sau đó thống nhất kết quả nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.
c. Sản phẩm: Phần kết quả nhóm trên giấy A0
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: đưa ra các câu hỏi
+ Giải thích hiện tượng lá cây héo khi bị tách khỏi thân cây?
+ Chuyển hóa năng lượng có vai trò gì đối với sự sống của sinh vật?
 - Thực hiện nhiệm vụ:
GV: yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi bằng cách viết trên giấy A0, thống nhất kết quả nhóm.
HS: thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
 - Báo cáo thảo luận:
 GV: gọi ngẫu nhiên HS trình bày ý kiến 
- Kết quả, nhận định
GV: nhận xét, bổ sung
Phương án đánh giá:	
Thang đánh giá
Tiêu chí
Mức 1 (Chưa đạt)
Mức 2 (Trung bình)
Mức 3 ( Khá)
Mức 4 (Tốt)
Nội dung câu trả lời của 2 câu hỏi
Chỉ trả lời được một phần của cả 2 câu
Trả lời được cả 2 câu nhưng trình bày còn thiếu một vài chi tiết
Trả lời được cả 2 câu nhưng trình bày chưa rõ ràng
Trả lời được cả 2 câu nhưng trình bày rõ ràng, sạch đẹp
Hoạt động 4: Vận dụng (25')
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức được học trong bài làm một số câu hỏi và giải thích một vài hiện tượng thực tế
b. Nội dung: Học sinh liên hệ trả lời câu hỏi của giáo viên
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện: 
 - Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: đưa ra các câu hỏi
Câu 1: GV cho HS làm bài tập trong phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Chọn các từ, cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Chuyển hóa năng lượng là sự .(1) năng lượng từ dạng này sang dạng khác như từ .. (2) .. thành hóa năng, từ hóa năng thành nhiệt năng ... Năng lượng thường được tích lũy trong . (3) . nên sự trao đổi chất và chuyển hóa . (4) .. gắn liền với nhau, quá rình này được coi là một trong những đặc tính .. (5) của cuộc sống.
Câu 2: Cho các yếu tố: Thức ăn, oxygen, cacbon dioxide, chất hữu cơ, ATP. Xác định những yếu tố mà cơ thể người lấy vào, thải ra và tích lũy trong cơ thể
Câu 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với
Sự chuyển hóa của sinh vật.
Sự chuyển đổi các chất.
Sự trao đổi năng lượng.
Sự sống của sinh vật.
Câu 4: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào?
Quá trình trao đổi chất và sinh sản.
Quá trình chuyển hóa năng lượng.
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
Quá trình trao đổi chất và cảm ứng.
 - Thực hiện nhiệm vụ học tập
 - HS suy nghĩ, hoàn thiện phiếu học tập và bài tập.
- GV có thể hỗ trợ học sinh trong quá trình làm bài, thảo luận.
- Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày phần kết quả hoạt động của mình
- HS trình bày ; trả lời câu hỏi
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
	- GV nhận xét kết quả hoạt động của học sinh ( câu trả lời) và khẳng định kiến thức.
Câu 1: 1- Biến đổi
 2 - Cơ năng
 3 - Cơ thể
 4 - Năng lượng
 5- Cơ bản.
Câu 2:
- Những yếu tố mà cơ thể lấy vào: Thức ăn, oxy gen, Chất hữu cơ.
- Các chất thải ra và tích lũy trong cơ thể: Cacbon dioxyde, ATP.
Câu 3: D
Câu 4: C
	- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Phương án đánh giá:	
Thang đánh giá
Tiêu chí
Mức 1 (Chưa đạt)
Mức 2 (Trung bình)
Mức 3 ( Khá)
Mức 4 (Tốt)
Nội dung câu trả lời của 4 câu hỏi
Chỉ trả lời được một phần của cả 1-2 câu
Trả lời được cả 2-3 câu 
Trả lời được cả 3- 4 câu nhưng trình bày chưa rõ ràng
Trả lời được cả 4 câu nhưng trình bày rõ ràng, sạch đẹp
IV. CÁC PHỤ LỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Các chất lấy vào cơ thể
Các chất từ cơ thể thải ra môi trường ngoài
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Chọn các từ, cụm từ phù hợp để hoàn thành đoạn thông tin sau:
Chuyển hóa năng lượng là sự .(1) năng lượng từ dạng này sang dạng khác như từ .. (2) .. thành hóa năng, từ hóa năng thành nhiệt năng ... Năng lượng thường được tích lũy trong . (3) . nên sự trao đổi chất và chuyển hóa . (4) .. gắn liền với nhau, quá rình này được coi là một trong những đặc tính .. (5) của cuộc sống.
----------------------------------------------------------------------------------------- 
Tuần : ., Tiết : . Ngày soạn : ../08/2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÊN BÀI DẠY: BÀI 22. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7
Thời gian thực hiện: ( 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Năng lực KHTN 
Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:
- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.
- Viết được phương trình quang hợp.
- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
- Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
2. Phẩm chất: 
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Trách nhiệm: + Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm.
 + Có trách nhiệm với môi trường sống, có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên; phản đối những hành vi xâm hại thiên nhiên.
- Trung thực: Cẩn thận trong thực hành, ghi chép số liệu trung thực, rõ ràng khi làm thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Tranh ảnh về hình thái, giải phẫu của lá, cấu tạo của lục lạp.
- Video quá trình quang hợp của thực vật.
- Dụng cụ để chiếu tranh ảnh.
- Các bảng ghi chữ để chơi trò chơi tìm hiểu về nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp và sự chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
- Bút lông.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Nội dung
Phương pháp/kĩ thuật day học
Phương pháp/ công cụ kiểm tra đánh giá
1
2
Hoạt động 1. Khởi động (5phút)
PP trực quan: Sử dụng hình ảnh trong dạy học.
KTDH: Động não.
CC đánh giá: Câu trả lời ngắn
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm quang hợp. (15 phút)
PP: Dạy học hợp tác
KTDH: Chia nhóm, động não 
CC đánh giá: Bài tập khai thác kênh chữ, kênh hình, rubrics.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về phương trình tổng quát. (10 phút)
PP:Dạy học trực quan: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học,dạy học hợp tác.
Công cụ đánh giá : Rubrics.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp. (15 phút)
PP trực quan: Sử dụng thí nghiệm trong dạy học.
KTDH: Chia nhóm, động não
PPĐG: Sản phẩm học tập
CCĐG: Rubrics
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về vai trò của lá cây với chức năng quang hợp. (20 phút)
PP: Dạy học hợp tác
Phương pháp đánh giá: Sản phẩm học tập
Công cụ đánh giá: Thang đánh giá
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
PP: Trực quan
KT: Sơ đồ tư duy.
PP: Quan sát. 
CC đánh giá: Bảng kiểm.
Hoạt động 4: Vận dụng( 15 phút)
PP: Dạy học dự án
KT: Động não.
PP: Viết, quan sát.
Công cụ ĐG: Bảng kiểm.
Hoạt động 1: Xác định được chủ đề cần tìm hiểu là Quang hợp ở thực vật.
a)Mục tiêu: Thông qua hình ảnh kích thích sự tò mò của HS để tìm hiểu về chủ đề quang hợp ở thực vật.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh và cho biết hiện tượng ở 3 chậu cây?
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành các nhóm, trình chiếu hình ảnh. Yêu cầu hs quan sát, nêu hiện tượng quan sát được ở 3 chậu cây?
 - Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, suy nghĩ, thảo luận và thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm đưa ra phương án trả lời cho các hình ảnh tương ứng.
- Nhóm khác lắng nghe, nhận xét hoặc đưa ra phương án khác nếu có.
	- Kết quả, nhận định: 
- GV nhận xét và chốt lại phương án đúng.
- GV nối vào bài: Vì sao khi có ánh sáng thì thực vật có màu xanh? Khí carbon dioxide do con người, động vật, rác thải sinh ra, chúng cần cho quá trình nào? Khó oxygen cần cho quá trình hô hấp của con người, động vật, thối rữa thức ăn, được lấy từ đâu? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về khái niệm quang hợp.
a) Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp.
b) Nội dung: 
- Hoàn thành bài tập trong PHT(số 1) theo nhóm đôi.
- Nêu được nguyên liệu, sản phẩm, các yếu tố tham gia quá trình quang hợp.
 c) Sản phẩm: 
- Hoàn thành bài tập trong PHT (số 1) theo cặp đôi.
Nguyên liệu
( chất lấy vào)
Sản phẩm
(chất tạo ra)
Các yếu tố tham gia
Khí carbon dioxide, nước
Glucose, oxygen
Ánh sáng, diệp lục
- Quang hợp là quá trình lá cây sử dụng nước và khí carbon dioxide nhờ năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp chất hữu cơ và giải phóng oxygen. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: GV Yêu cầu HS nghiên cứu hình 22.1 SGK trang 101, thảo luận cặp đôi và hoàn thành PHT số 1, mỗi nhóm đôi 01 phiếu (dạy học hợp tác).
Nhóm: 
Tên thành viên: 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Yêu cầu: Nghiên cứu hình 22.1 trang 101 SGK, thảo luận cặp đôi trong 7 phút để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1.
Nguyên liệu
( chất lấy vào)
Sản phẩm
(chất tạo ra)
Các yếu tố tham gia
?
?
?
Câu 2. Nước tham gia quang hợp được lấy từ đâu? Glucozơ được tạo thành ở bộ phận nào của cây?
Câu 3. Từ kết quả trả lời của câu trên, kết hợp thông tin SGK trang 101: Nêu khái niệm quang hợp?
- Thực hiện nhiệm vụ: HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận cặp đôi hoàn thành PHT số 1.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: 1- 2 nhóm ngẫu nhiên (bằng thẻ tên) trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kết quả, nhận định :
 + GV nhận xét phần trả lời câu hỏi của các nhóm.
 + GV chốt kiến thức
 + HS lắng nghe, hoàn thiện kiến thức vào vở.
* Phương án đánh giá:
- GV cho từng cặp đôi đánh giá nhóm bạn về sản phẩm học tập của nhóm mình qua Rubrics sau:
Mực độ/
Tiêu chí
5
4
3
2
1
0
Nguyên liệu, sản phẩm, các yếu tố tham gia
Nêu được đầy đủ, chi tiết và trình bày rõ ràng
Nêu được đầy đủ, chi tiết nhưng trình bày chưa rõ ràng
Nêu được đầy đủ, trình bày rõ ràng nhưng chưa chi tiết
Nêu được đầy đủ nhưng chưa chi tiết và trình bày chưa rõ ràng
Nêu chưa đầy đủ
Chưa nêu được
 Nước tham gia quang hợp được lấy từ đâu? Glucozơ được tạo thành ở bộ phận nào của cây?
Nêu được đầy đủ, chi tiết và trình bày rõ ràng
Nêu được đầy đủ, chi tiết nhưng trình bày chưa rõ ràng
Nêu được đầy đủ, trình bày rõ ràng nhưng chưa chi tiết
Nêu được đầy đủ nhưng chưa chi tiết và trình bày chưa rõ ràng
Nêu chưa đầy đủ
Chưa nêu được
Khái niệm quang hợp.
Nêu được đầy đủ, chi tiết và trình bày rõ ràng
Nêu được đầy đủ, chi tiết nhưng trình bày chưa rõ ràng
Nêu được đầy đủ, trình bày rõ ràng nhưng chưa chi tiết
Nêu được đầy đủ nhưng chưa chi tiết và trình bày chưa rõ ràng
Nêu chưa đầy đủ
Chưa nêu được
- HS dựa vào sản phẩm của nhóm bạn làm và đánh giá theo thang tiêu chí – Rubrics trên.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về phương trình tổng quát quang hợp.
a) Mục tiêu: 
- Viết được phương trình quang hợp.
b)Nội dung: Tham gia trò chơi: Ghép chữ
c) Sản phẩm: Phương trình quang hợp. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: 
 + GV chia lớp thành 4 nhóm, thông báo luật chơi, giao cho mỗi nhóm 1 bộ dụng cụ: 1 bảng phụ có sẵn hình mũi tên, các từ khóa được in sẵn: Khí carbon dioxide, nước, glucose, oxygen, ánh sáng, diệp lục.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận hoàn thành nhiệm vụ.
- Báo cáo thảo luận: 
 + Nhóm HS nào hoàn thành nhiệm vụ, trưng bày sản phẩm trước lớp.
 + Các nhóm trưng bày sản phẩm, các nhóm cho ý kiến nhận xét lẫn nhau.
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét, khen thưởng HS và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp. (15 phút)
a) Mục tiêu: 
- Nêu được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp.
b) Nội dung: 
- Trả lời câu hỏi: Những chất nào được trao đổi giữa tế bào lá với môi trường và dạng năng lượng nào được chuyển hóa trong quá trình quang hợp.
c) Sản phẩm: 
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 22.2. 
Đáp án có thể là: Trong quá trình quang hợp: các chất được trao đổi giữa tế bào và môi trường là carbon đioxide, nước, oxygen, glucose. Năng lượng được chuyển hóa từ quang năng thành hóa năng.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: + Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 22.2 - Trả lời câu hỏi: Những chất nào được trao đổi giữa tế bào lá với môi trường và dạng năng lượng nào được chuyển hóa trong quá trình quang hợp.
- Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 22.2 trả lời câu hỏi.
- Báo cáo thảo luận: 
+ GV gọi ngẫu nhiên 1- 2 hs trình bày, các hs khác nhận xét bổ sung (nếu có)
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét và chốt nội dung về thành phần không khí.
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về vai trò của lá cây với chức năng quang hợp. (20 phút)
a) Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của lá cây với chức năng quang hợp
b) Nội dung: 
 Trả lời câu hỏi: Trình bày vai trò lá cây với chức năng quang hợp
c) Sản phẩm: 
 Sơ đồ tư duy có các nội dung chính về đặc điểm , vai trò từng bộ phận của lá :
+ Phiến lá
+ Lục lạp
+ Gân lá
+ Khí khổng
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ : GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về đặc điểm, vai trò từng bộ phận của lá, nghiên cứu thông tin SGK trang 102, thảo luận nhóm thiết kế sơ đồ tư duy về đặc điểm, vai trò từng bộ phận của lá cây với chức năng quang hợp
- Thực hiện nhiệm vụ: HS tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm để vẽ sơ đồ tư duy.
- Báo cáo, thảo luận: GV yêu cầu 1- 2 HS trình bày, các HS khác nhận xét bổ sung..
- Kết quả, nhận định: GV chốt và chiếu hình ảnh giới thiệu đặc điểm, vai trò từng bộ phận của lá
 * Phương án đánh giá:
Bảng kiểm cho câu hỏi
Tiêu chí
Điểm
+ Phiến lá: có dạng bản mỏng thuận lợi cho sự trao đổi khí CO2 và Oxi, diện tích bề mặt lớn làm tăng diện tích tiếp xúc và khả năng hấp thụ ánh sáng.
2,5
+ Lục lạp: chứa nhiều diệp lục, hấp thụ ánh sáng để quang hợp
2,5
+ Gân lá: phân bố nhiều trên phiến lá, giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp
2,5
+ Khí khổng phân bố nhiều trên lớp biểu bì: là nơi khí CO2 đi từ bên ngoài vào bên trong lá và khí Oxi đi từ trong lá ra ngoài môi trường.
2,5
 Tùy theo số câu trả lời của học sinh giáo viên cho điểm cá nhân học sinh 
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
a) Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về quang hợp ở thực vật
b) Nội dung: 
- HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
c) Sản phẩm: 
- Sơ đồ tư duy về quang hợp ở thực vật
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào giấy A4.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS vẽ sơ đồ tư duy.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 5 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân.
- Kết quả, nhận định: GV nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng.
	*Phương án đánh giá
Bảng kiểm đánh giá sơ đồ tư duy của HS
Các tiêu chí
Có
Không
1. Thiết kế sơ đồ tư duy đúng và đủ nội dung.
2. Sơ đồ tư duy thiết kế sáng tạo, độc đáo.
3. Sơ đồ tư duy thiết kế đẹp, bắt mắt.
4. Thuyết trình cho sơ đồ tư duy rõ ràng, hấp dẫn.
5. Trả lời câu hỏi của GV hoặc HS đúng, thuyết phục.
Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
- HS lập kế hoạch các công việc mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí.
b) Nội dung: Lập kế hoạch các công việc mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí nơi em sinh sống
c) Sản phẩm: 
- Bản kế hoạch các công việc có thể làm để có biện pháp chăm sóc và bảo vệ lá cây nói riêng và cây trồng nói chung nơi em sinh sống.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để xây dựng kế hoạch: Các biện pháp chăm sóc và bảo vệ lá cây nói riêng và cây trồng nói chung nơi em sinh sống.
- Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận nhóm để xây dựng kế hoạch: các biện pháp chăm sóc và bảo vệ lá cây nói riêng và cây trồng nói chung nơi em sinh sống.
- Báo cáo, thảo luận: GV gọi ngẫu nhiên 1-2 nhóm báo cáo kết quả 
- Kết quả, nhận định: GV nhận xét rút ra kết luận.
* Phương án đánh giá:
Bảng kiểm quan sát quá trình báo cáo kết quả của các nhóm
Các tiêu chí
Có
Không
Trình bày đầy đủ nội dung, bố cục chặt chẽ; các vấn đề báo cáo được sắp xếp logic.
Hình ảnh minh họa phù hợp, sắc nét.
Hiệu ứng, màu sắc tương phản giữa màu chữ và màu nền phù hợp.
Ngôn ngữ báo cáo rõ ràng, văn phong ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu.
Có sự phối hợp nhịp nhàng giữa diễn đạt với trình chiếu.
Sử dụng CNTT, TBDH khác thành thạo
Trả lời được các câu hỏi của người nghe.
Tuần : ., Tiết : . Ngày soạn : ../08/2022 
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
TÊN BÀI DẠY: BÀI 23. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP 
Môn học : KHOA HỌC TỰ NHIÊN; lớp : 7
Thời gian thực hiện: ( 3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực:
Năng lực nhận thức KHTN
+ Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh
+ Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp,
2. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu thực hiện nhiệm vụ cá nhân.
- Trách nhiệm:
 + Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập . + Có trách nhiệm với việc trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- Trung thực: Cẩn thận đánh giá hoạt động của các nhóm 
 II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Tranh ảnh theo SGK 
Video 
Phiếu học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết
Hoạt động
PP/KT DH
PP/CC ĐG
1
Hoạt động 1: Khởi động (5’)
PP: Vấn đáp 
KT: Động não 
CC: Câu hỏi ngắn 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (40’)
Hoạt động 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp 
PP: dạy học hợp tác 
KT : mảnh ghép, chia nhóm, động não 
PP: Đánh giá sản phẩm học tập
CC bài tập khai thác kênh chữ, kênh hình, rubrics
2
Hoạt động 2.2: Vận dụng những hiểu biết về quang hợp trong việc trồng và bảo vệ cây xanh (25 phút)
PP: Dạy học hợp tác 
KT: động não, giao nhiệm vụ
PP: quan sát, viết, sản phẩm học tập 
Cc: bảng kiểm 
Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
PP: dạy học trực quan
KT: Sơ đồ tư duy.
PP: Viết, Quan sát
CC đánh giá: 
Hoạt động 4: Vận dụng( 10 phút)
PP: Dạy học dự án
KT: Động não.
PP: Viết, quan sát.
Công cụ ĐG: Bảng kiểm.
1. Hoạt động 1: khởi động (thời gian 5 phút)
Hoạt động 1: Xác định được mục tiêu của bài học .
a)Mục tiêu: Thông qua trò chơi tạo sự hứng thú, kích thích sự tò mò của HS về nội dung bài học .
b)Nội dung: Tham gia trò chơi “Chuyên gia về môi trường”
c) Sản phẩm: Quan sát tranh và cho biết hành động của hai bạn HS có ý nghĩa gì đối với sự sống trên trái đất: Cây xanh có ý nghĩa rất lớn đối với sự sống trên trái đất, hai bạn chăm sóc cây xanh góp phần vào duy trì sự sống trên Trái Đất.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Giao nhiệm vụ: Chia nhóm 4 HS 
 GV chiếu hình ảnh SGK mục khởi động
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi vào phiếu học tập 
Dùng từ diễn tả hành động của hai bạn HS
2. Hành động của hai bạn HS có ý nghĩa gì đối với sự sống trên trái đất ?
- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm hoạt động và ghi ý kiến thống nhất vào phiếu học tập 
	- Báo cáo thảo luận: 
 + Nhóm nào trả lời nhanh và có kết quả tốt nhất được giành được danh hiệu “Chuyên gia môi trường”
 + Các nhóm khác cho ý kiến đánh giá .
	- Kết quả, nhận định: GV chốt 
1. Hai bạn chăm sóc cây: tưới nước 
2.Cây xanh có ý nghĩa rất lớn đối với sự sống trên trái đất, hai bạn chăm sóc cây xanh góp phần vào duy trì sự sống trên Trái Đất.
 Công bố nhóm giành danh hiệu “Chuyên gia môi trường”
Vậy khi chăm sóc cây xanh cần chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (40’)
Hoạt động 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp
a) Mục tiêu: + Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp
b) Nội dung: Quan sát sơ đồ quang hợp trả lời câu hỏi, Tìm hiểu thông tin SGK hoàn thành các phiếu học tập cá nhân, nhóm chuyên gia, nhóm mảnh ghép 
c) Sản phẩm:
SP1. Quan sát sơ đồ quang hợp trả lời câu hỏi: dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp : ánh sáng, khí carbon dioxit, nước, nhiệt độ 
SP 2 . Phiếu học tập 
NHÓM CHUYÊN GIA SỐ 1
1.Đọc thông tin SGK I.1 hãy điền thông tin hoàn thiện về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp 
Yếu tố ánh sáng thay đổi 
Hiệu quả quang hợp 
Cường độ ánh sáng tăng 
Hiệu quả quang hợp tăng
Cường độ ánh sáng giảm
Hiệu quả quang hợp giảm
Ánh sáng quá mạnh 
Hiệu quả quang hợp giảm
Ánh sáng quá yếu 
Hiệu quả quang hợp giảm
2.Bằng hiểu biết của mình hãy tìm tên các cây điền vào bảng sau: 
Nơi sống của cây 
Bóng râm
Ánh sáng mạnh 
Tên cây 
Lá lốt, ngải cứu, diếp cá ...
Rau muống, rau đay, mùng tơi, nha đam ...
Thuộc loại cây (ưa sáng; ưa bóng)
ưa bóng
ưa sáng
NHÓM CHUYÊN GIA SỐ 2
 Đọc thông tin phần I.2 SGK hoàn thành yêu cầu 
Tại sao nói nước có ảnh hưởng kép đến quá trình quang hợp
Vì nước vừa là nguyên liệu của quang hợp vừa là yếu tố tham gia vào việc đóng mở khí khổng, liên quan đến sự trao đổi khí 
 2.Điền thông tin vào bảng sau 
Yếu tố nước 
Hiệu quả của quang hợp 
Cây đủ nước 
Quang hợp tăng
Cây thiếu nước 
Quang hợp giảm
NHÓM CHUYÊN GIA SỐ 3
1.Đọc thông tin phần I.3 SGK hoàn thành bảng 
Yếu tố carbon dioxit 
Hiệu quả của quang hợp 
Nồng độ khí CO2 tăng 
Quang hợp tăng 
Nồng độ khí CO2 giảm 
Quang hợp giảm 
Nồng độ khí CO2 tăng quá cao 
 cây chết 
Nồng độ khí CO2 quá thấp 
Quang hợp không xảy ra 
Quan sát hình 23.2 cho biết ảnh hưởng của nồng độ khí CO2 đến quang hợp có giống nhau ở các loài cây hay không? Giải thích 
Nồng độ CO2 ảnh hưởng đến quang hợp khác nhau ở các loài cây vì khả năng hấp thụ CO2 phụ thuộc vào số lượng khí khổng ở lá, điều kiện trong môi trường sống ( độ ẩm, ánh sáng, gió); điều kiện trong môi trường sống sẽ ảnh hưởng đến độ mở khí khổng, khả năng khuếch tán khí vào khí khổng. Các loài cây có số lượng khí khổng trên lá và điều kiện sống khác nhau dẫn đến khả năng hấp thụ CO2 khác nhau.
NHÓM CHUYÊN GIA SỐ 4
1.Đọc thông tin I.4 hoàn thành bảng 
Hiệu quả quang hợp 
Nhiệt độ 
Thuận lợi nhất 
250C -300C
Giảm hoặc ngừng 
Trên 400C; dưới 100C 
Vào những ngày nắng nóng hoặc rét đậm người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó. 
Vì nhiệt độ không khí quá cao hay quá thấp đều gây khó khăn cho quang hợp. Các biện pháp trên đảm bảo cho cây không bị quá nóng ( vào mùa hè) hoặc quá lạnh (vào mùa đông). Như vậy mới thuận lợi cho quang hợp, tạo được nhiều chất hữu cơ cho cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao.
NHÓM MẢNH GHÉP 
1.Đọc thông tin mục I (SGK) thảo luận nhóm và hoàn thành bảng 
Yếu tố 
Ảnh hưởng đến quang hợp 
Ánh sáng 
Khi cường độ ánh sáng tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng và ngược lại 
Ánh sáng quá mạnh làm cho á cây bị đốt nóng, làm giảm hiệu quả quang hợp 
Nước 
-Nước vừa là nguyên liệu, vừa là yếu tố tham gia vào quá trình đóng, mở khí khổng. 
+ Cây đủ nước tế bào khí khổng mở, carbon dioxxit khuếch bên trong lá, tăng hiệu quả quang hợp. 
+ Cây thiếu nước: các lỗ khí trên lá bị khép bớt lại làm lượng khí carbon dioxit đi vào tế bào lá giảm, dẫn đến giảm hiệu quả quang hợp.
Carbon dioxit
- Hiệu quả của quang hợp sẽ tăng khi nồng độ khí carbon dioxxit tăng và ngược lại
- Nồng độ khí carbon dioxxit tăng quá cao ( 0,2%) làm cây chết vì ngộ độc 
- Nồng độ khí carbon dioxxit quá thấp , quang hợp sẽ không xảy ra 
Nhiệt độ 
- Nhiệt độ quá cao ( trên 400C)sẽ làm giảm hoặc ngừng quá trình quang hợp 
- Nhiệt độ quá thấp ( dưới 100C) gây khó khăn cho việc rễ cây cung cấp nguyên liệu ( nước) cho quang hợp. 
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ:
+ Cho HS quan sát sơ đồ quang hợp và trả lời câu hỏi: dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp 
+ Chia 4 nhóm mỗi nhóm 8 – 10 HS thành 4 nhóm chuyên gia 
 Vòng 1: Vòng chuyên gia.- 7 phút
GV phát phiếu học tập của cá nhân 
Các nhóm thảo luận thống nhất nội dung trong phiếu học tập.
 Các thành viên trong nhóm hoàn thành phiếu cá nhân.
GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.
 Các nhóm thảo luận thống nhất nội dung trong phiếu học tập.
 Các thành viên trong nhóm hoàn thành phiếu cá nhân.
GV quan sát, giúp đỡ các nhóm.
Vòng 2: Vòng mảnh ghép – 10 phút.
+ GV yêu cầu HS lật phiếu học tập lên và xem mình là số mấy . -GV y

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_chuong.doc