Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3, Tiết 9: Tìm hiểu về từ láy - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3, Tiết 9: Tìm hiểu về từ láy - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Nhận biết được các loại từ láy, chỉ ra được nghĩa của từ láy; phân biệt được từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

2. Năng lực: Sử dụng từ láy phù hợp trong các tình huống giao tiếp cụ thể để tạo giá trị gợi hình, gợi cảm.

3. Phẩm chất: HS có ý thức tiếp nhận và giải quyết các nhiệm vụ.

*Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:

Tạo lập được văn bản có sử dụng từ láy.

II/ Thiết bị và học liệu

 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn về nhà của giáo viên; lấy ví dụ và viết đoạn văn.

III/ Tổ chức các hoạt động học

1/ Ổn định tổ chức (1p)

2/ Kiểm tra đầu giờ (4p)

H: Ph©n tÝch diÔn biÕn t©m tr¹ng nh©n vËt "t«i" ngµy ®Çu tiªn ®Õn tr­êng? Qua đoạn trích nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì?

H: Có mấy loại từ ghép? Đó là những loại nào? Cho ví dụ ? Nêu đặc điểm hình thức và ý nghĩa của mỗi loại?

- Từ ghép có 2 loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

*Từ ghép chính phụ:

+ Có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau và bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

+ Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

*Từ ghép đẳng lập:

+ Có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.

+ Có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)

 

docx 11 trang Trịnh Thu Thảo 4450
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Bài 3, Tiết 9: Tìm hiểu về từ láy - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/9/2021
Ngày giảng: 16/9/ 2021 (7 E), 18/9/2021 (7D)
Bài 3 - Tiết 9 - TÌM HIỂU VỀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
Nhận biết được các loại từ láy, chỉ ra được nghĩa của từ láy; phân biệt được từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. 
2. Năng lực: Sử dụng từ láy phù hợp trong các tình huống giao tiếp cụ thể để tạo giá trị gợi hình, gợi cảm. 
3. Phẩm chất: HS có ý thức tiếp nhận và giải quyết các nhiệm vụ.
*Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
Tạo lập được văn bản có sử dụng từ láy.
II/ Thiết bị và học liệu
 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn về nhà của giáo viên; lấy ví dụ và viết đoạn văn.
III/ Tổ chức các hoạt động học
1/ Ổn định tổ chức (1p)
2/ Kiểm tra đầu giờ (4p)
H: Ph©n tÝch diÔn biÕn t©m tr¹ng nh©n vËt "t«i" ngµy ®Çu tiªn ®Õn tr­êng? Qua đoạn trích nhà văn muốn gửi gắm thông điệp gì?
H: Có mấy loại từ ghép? Đó là những loại nào? Cho ví dụ ? Nêu đặc điểm hình thức và ý nghĩa của mỗi loại? 
- Từ ghép có 2 loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
*Từ ghép chính phụ:
+ Có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau và bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
+ Có tính chất phân nghĩa, nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
*Từ ghép đẳng lập:
+ Có các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp.
+ Có tính chất hợp nghĩa, nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
3/ Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
A. HĐ mở đầu 
Mục tiêu: Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới về từ láy.
- HS HĐCN (1p) quan sát thông tin và trả lời câu hỏi.
HS trình bày, GV dẫn vào bài mới.
Quan sát các từ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: long lanh, đèm đẹp, xanh xanh, rì rào, đo đỏ, tim tím, vi vu, lon ton,...
H.Các từ trên thuộc từ loại nào? Có thể chia các từ ấy thành mấy nhóm từ? Là những nhóm từ nào? (từ láy)
Gv: Từ phức gồm 2 loại: từ ghép và từ láy. Tiết trước các em đã được tìm hiểu về từ ghép. Tiết này các em sẽ tìm hiểu về từ láy. Vậy từ láy có mấy loại? Nghĩa của từ láy được hình thành như thế nào? 
*Hoạt động hình thành kiến thức 
*Mục tiêu
- Nhận biết được cấu tạo, ý nghĩa của từ ghép, các loại từ ghép. 
- Phân biệt từ ghép đẳng lập và ghép chính phụ.
- HS HĐCĐ 3’, đọc thông tin, thực hiện y/c bài tập 3 a, b (TL/20) (Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược)
- HSHĐCN trình bày chia sẻ, Gv chốt. 
- HS HĐCĐ 2p, đọc, thực hiện yêu cầu:
- HSHĐCN trình bày chia sẻ, Gv chốt. 
H. Vì sao các từ láy im đậm dưới đây không nói được là “bật bật“, „thẳm thẳm“?
- Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi.
- Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.
- GV: Thực chất đó là những từ được cấu tạo theo lối lặp lại tiếng gốc, nhưng để cho dễ nói, nghe xuôi tai nên có sự biến đổi về âm cuối hoặc thanh điệu.
- GV nhấn mạnh: Một số trường hợp từ láy toàn bộ biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối: đo đỏ, tim tím, thăm thẳm, bần bật, khang khác, chiêm chiếp, san sát, thâm thấp,... để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh.
HS - HĐCN (2p) nêu nhận xét.
HS trình bày, nhận xét- GV nhận xét, KL 
Qua các bài tập trên, em hãy cho biết từ láy gồm những loại nào? Đặc điểm của từng loại?
- HS trả lời. GV chốt.
+ Lặp lại nhau hoàn toàn: nho nhỏ, xiêu xiêu, xinh xinh, đen đen, ...
+ Tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối: nho nhỏ, đèm đẹp, xôm xốp, khang khác, ...
+ Phụ âm đầu: long lanh, nhăn nhó, lung linh, róc rách, ...
+ Phần vần: lênh khênh, lác đác, lí nhí, ...
HĐCĐ 3p, thực hiện y/c bài tập 3c (TL/20): 
HS trình bày, nhận xét- GV nhận xét, KL 
H. Các từ láy trong mỗi nhóm có đặc điểm gì về âm thanh và về nghĩa?
- Các từ đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ biểu đạt.
Nhấp nhô, phập phồng, bập bênh: Các từ láy phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau, có chung vần âp. Âm thanh của các từ này gợi ra trạng thái chuyển động liên tục hoặc sự thay đổi hình dáng của sự vật.
+ Oa oa giống như tiếng khóc của em bé
+ Ttích tắc giống như âm thanh của kim đồng hồ.
+ Gâu gâu giống âm thanh tiếng chó sủa.
- HĐCN, 2p, thực yêu cầu bài tập 3d (TL/20)
HS báo cáo, chia sẻ, Gv chốt và phân tích.
- So với mềm thì mềm mại có sắc thái biểu cảm rất rõ: 
+ Bàn tay mềm mại: mềm và gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến.
+ Nét chữ mềm mại: có dáng, nét lượn cong tự nhiên, đẹp mắt.
+ Giọng nói dịu dàng, mềm mại: có âm điệu uyển chuyển, nhẹ nhàng, dễ nghe.
- So với đỏ thì đo đỏ có sắc thái giảm nhẹ so với tiếng gốc.
 HĐCL: Qua bài tập, em hãy nêu đặc điểm về nghĩa của từ láy? 
HS trả lời, nhận xét, gv chốt.
* Hoạt động luyện tập
Vận dụng kiến thức về từ láy để giải quyết bài tập.
HS đọc và xác định y/c bài tập C2a (TL/21). 
GV nhấn mạnh.
HĐCN, làm bài. 2 Hs trình bày trên bảng.
HS nhận xét, đánh giá, GV đánh giá, chốt. 
HS đọc và xác định y/c bài tập C2b (TL/21). 
GV nhấn mạnh.
HĐCN, làm bài. Hs trình bày
HS nhận xét, đánh giá, GV đánh giá, chốt.
HS đọc và xác định y/c bài tập C2c (TL/21). 
HĐCN, làm bài. 3 Hs trình bày trên bảng, mỗi HS đặt 1 câu.
HS nhận xét, đánh giá, GV đánh giá, nêu VD.
HS đọc và xác định y/c bài tập C2d (TL/21). 
GV nhấn mạnh.
HĐCN 2p, làm bài. 2 Hs trình bày trên bảng.
HS nhận xét, đánh giá, GV đánh giá, chốt 
Hoạt động 4: Vận dụng
- Mục tiêu: HS viết được đoạn văn chủ đè tự chọn có sử dụng các loại từ láy.
HS đọc, xác định y/c bài tập.
HĐCN, viết đoạn văn Hs trình bày trên bảng, mỗi HS đặt 1 câu.
HS nhận xét, đánh giá, GV đánh giá, nêu VD.
I. Các loại từ láy
1. Bài tập 3a, b (TL/20)
- Đăm đăm: các tiếng lặp lại hoàn toàn -> láy toàn bộ.
- Mếu máo: các tiếng giống nhau phụ âm đầu (m) -> láy bộ phận.
- Liêu xiêu: các tiếng giống nhau phần vần (iêu) -> láy bộ phận.
2. Kết luận
 Có 2 loại từ láy:
+ Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh). 
+ Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
II. Nghĩa của từ láy
1. Bài tập c, d (TL/ 20)
- Nghĩa của từ: lí nhí, li ti, ti hí tạo thành dựa vào đặc điểm âm thanh của vần (láy phần vần) gợi ra hình dáng, âm thanh của sự vật nhỏ bé.
- Nghĩa của từ: nhấp nhô, phập phồng, bập bềnh được tạo thành dựa vào nghĩa tiếng gốc (đứng sau) và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
- Nghĩa từ láy oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh của sự vật (còn gọi là từ láy tượng thanh).
- Nghĩa của từ mềm mại, đo đỏ mang sắc thái rõ hơn (biểu cảm, giảm nhẹ) so với nghĩa của các tiếng gốc: mềm, đỏ.
2. Kết luận
- Nghĩa của từ láy tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
- Từ láy có tiếng gốc có nghĩa: nghĩa của từ láy có sắc thái biểu cảm hoặc giảm nhẹ so với tiếng gốc.
II. Luyện tập
 Bài tập C2 (TL/21)
a. Điền thêm các tiếng để tạo từ láy: lấp ló, nhức nhối, nho nhỏ, vội vã, thâm thấp, xinh xắn, chênh chếch, thích thú.
b. Từ đúng: nhẹ nhàng, xấu xa, tan tành
c. Đặt câu
- Làm xong bài tập, tớ cảm thấy nhẹ nhõm cả người.
- Chú vịt kia thật xấu xí.
- Quân giặc bị ta đánh tan tác.
d. Sắp xếp từ láy, từ ghép
Từ láy
Từ ghép
lon ton, lách cách, gờn gợn
mặt mũi, tươi tốt, nấu nướng, học hỏi, tóc tai, ngọn ngành, nảy nở, mệt mỏi, khuôn khổ
4. Củng cố
	H: Qua hai tiết học hôm nay em vẽ lại bằng sơ đồ tư duy về từ láy?
 Láy hoàn toàn
 Phân loại: Âm
Từ láy: Láy bộ phận
 Vần
 Tạo ra nhờ đặc điêm âm thanh
 Nghĩa: 
 Có sắc thái riêng so với tiếng gốc.
 HS tự đánh giá trong nhóm, các nhóm tự đánh giá. GV nhận xét chung.
5. Hướng dẫn học bài 
 	- Bài cũ: + Học thuộc kết luận 1, 2.
- Bài cũ: Nhớ được các loại từ láy, nghĩa của từ láy. Viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy. 
+ Hoàn thiện bài tập vào vở.
- Bài mới: Chuẩn bị bài “Từ Hán Việt, cách sử dụng từ hán Việt”
Lưu ý: Đọc kỹ yêu cầu, câu hỏi tài liệu, trả lời và lấy ví dụ về từ hán Việt
Ngày soạn: 12/9/2021
Ngày giảng: 16/9/2021 (7E) , 18/9/2021 (7Đ) 
CHỦ ĐỀ 4: CẤU TẠO TỪ (3 TIẾT)
Tiết 10 - Bài 5 – TÌM HIỂU VỀ TỪ HÁN VIỆT; 
TÌM HIỂU VỀ CÁCH SỬ DỤNG TỪ HÁN VIỆT
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
Nhận biết được các loại từ láy, chỉ ra được nghĩa của từ láy; phân biệt được từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. 
2. Năng lực: Sử dụng từ láy phù hợp trong các tình huống giao tiếp cụ thể để tạo giá trị gợi hình, gợi cảm. 
3. Phẩm chất: Có ý thức và biết sử dụng từ Hán Việt đúng hoàn cảnh giao tiếp.
*Yêu cầu đối với học sinh khá, giỏi:
So sánh từ ghép Hán Việt với từ ghép thuần Việt. Biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. Thiết bị và học liệu
 1. Chuẩn bị của giáo viên: máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh:
 Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ các nội dung theo hướng dẫn về nhà của giáo viên; lấy ví dụ và viết đoạn văn.
III. Tổ chức các hoạt động học
1. Ổn định tổ chức (1p)
2. Kiểm tra đầu giờ (4p)
Có mấy loại từ láy? Cho biết nghĩa của từ láy?
(Có 2 loại từ láy:
+ Láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh). 
+ Láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
*Nghĩa của từ láy: 
- Nghĩa của từ láy tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng.
- Từ láy có tiếng gốc có nghĩa: nghĩa của từ láy có sắc thái biểu cảm hoặc giảm nhẹ so với tiếng gốc.)
3. Tổ chức các hoạt động học tập (35p)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
A.HĐ khởi động:
*Mục tiêu: Kết nối - tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức mới về từ Hán Việt.
- HS HĐCN (1p) quan sát thông tin và trả lời câu hỏi.
HS trình bày, GV dẫn vào bài mới.
Thế nào là từ Hán Việt?
 GV dẫn vào bài: Ở lớp 6 chúng ta đã học và biết thế nào là từ Hán Việt. Vậy đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là gì? Các yếu tố HV được dùng như thế nào? Từ ghép HV có cấu tạo giống từ ghép thuần Việt không? 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS nhận biết được các loại từ láy, chỉ ra được nghĩa của từ láy; phân biệt được từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận. 
-Sử dụng từ láy phù hợp trong các tình huống giao tiếp cụ thể để tạo giá trị gợi hình, gợi cảm. 
Hoạt động cặp đôi 4p, thực hiện bài tập 3a,b (TL/33)
Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ.
GV nhận xét, chốt 
a.- Nam: phương Nam
- quốc: nước
- sơn: núi 
 - hà: sông 
- Nam: nước Nam
- đế: vua
- cư: ở
=> Yếu tố Hán Việt 
HĐCL: Trong hai từ ghép này có thể phân ra đâu là từ ghép đẳng lập, đâu là từ ghép chính phụ như từ ghép thuần Việt không?
(sơn hà - từ ghép đẳng lập; Nam quốc từ ghép chính phụ.)
HĐCN, 3p, giải quyết bài tập 3c (TL/33)
 HS trình bày, nhận xét.
 GV chiếu chốt
Câu chứa yếu tố
Hán Việt
Nghĩa của yếu tố
Hán Việt
 Vua của một nước được gọi là thiên1 tử
 Thiên1 : trời
Các bậc nho gia xưa đã từng đọc thiên2 kinh vạn quyển.
Thiên2 : nghìn
Trong trận đấu này, trọng tài đã thiên3 vị đội chủ nhà
Thiên3 : nghiêng, lệch
GV giảng: Thiên trong thiên vị là một nhận thức thiên kiến hay là hành vi, trong cảm giác bị lệch một cách không công bằng, không chính xác.
Thiên: yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
GV tích hợp từ đồng âm khác nghĩa.
HĐN 2, 3p đọc các VD sau và cho biết: Các yếu tố Hán Việt sơn, hà, quốc, Nam tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu (dùng độc lập), tiếng nào không?
a. Tôi lên núi.
b.Tôi lên sơn.
c. Nó lội xuống sông.
d. Nó lội xuống hà.
e. Ông là một nhà thơ yêu quốc.
g. Ông là một nhà thơ yêu nước.
h. Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ.
Đại diện nhóm báo cáo, chia sẻ. GV chốt:
HĐCL: Qua các bài tập trên em hãy trả lời các câu hỏi: GV chiếu
1) Từ bài tập a: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là gì?
2) Từ bài tập b: Từ ghép Hán Việt có mấy loại? Đó là những loại nào?
3) Từ bài tập c: Em rút ra đặc điểm gì về nghĩa của các từ Hán Việt đồng âm?
4) Từ bài tập d: Em rút ra kết luận gì về cách dùng yếu tố Hán Việt trong nói và viết?
HS trả lời từng ý. HS nhận xét.
GV chốt từng ý.
H. Tìm từ ghép Hán Việt có liên quan đễn vấn đề môi trường?(Tích hợp môi trường)
HS nêu VD. 
GV nhận xét, nêu VD: thạch quyển, khí quyển, sinh quyển, thủy quyển, ô nhiễm, hệ sinh thái, suy thoái môi trường, đa dạng sinh học, 
HS HĐ cá nhân (2 phút) giải quyết bài tập a tr 40.
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung, chốt.
* HS hoạt động cặp đôi 3’ giải quyết bài tập b,c trang 40. 
- GV kiểm tra các cặp đôi làm việc... 
- Các cặp đôi trình bày, nhận xét, bổ sung, chốt.
H. Qua bài tập em hãy cho biết: người ta thường sử dụng từ HV để làm gì? Cần lưu ý gì khi s/d từ HV? 
- GV lấy VD từ “chết” -> HS tìm từ đồng nghĩa (hi sinh, băng hà, quy tiên, lâm chung )
-> xác định từ HV -> S/d trong văn cảnh nào (chú bộ đội hi sinh, Nhà Vua đã băng hà, cụ đã quy tiên, tên cướp chết, .... )
- VD: Từ “mẹ”: mẫu thân, mẫu hậu, thân mẫu 
- VD: Từ “vợ”: phu nhân,
* Hoạt động luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về từ Hán Việt để giải bài tập.
Hs đọc thầm, xác định yêu cầu bài tập 2
HĐCN (3’): chia sẻ, nhận xét, đánh giá.
Gv nhận xét, đánh giá, chốt 
Đây là những từ HV đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
HS đọc thầm và xác định yêu cầu bài tập 3
HĐCN, 5p, làm bài tập.
2 HS làm bài tập trên bảng.
HS nhận xét. GV nhận xét, chốt 
H: Em hãy giải nghĩa các từ ghép HV: thủ môn, chiến thắng, tuyên ngôn?
HĐCN, TL. GV nhấn mạnh:
- Thủ môn là cầu thủ đứng ở vị trí cuối cùng của hàng hậu vệ
- Chiến thắng trong một chiến dịch quân sự thường được xem là thắng lợi chiến lược, chiến thắng trong một trận giao tranh thường được xem là thắng lợi chiến thuật.
- Tuyên ngôn: lời tuyên bố (Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập)
Hs đọc thầm, xác định yêu cầu bài tập 4
HĐCN, 3p, trình bày, chia sẻ.
Gv nhận xét, chốt 
GV khẳng định: Trong từ ghép chính phụ Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau là cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép HV.
Bài tập (mục 2 – Bài 6 – khuyến khích học sinh tự làm ở nhà.
Bài tập 2 (Tr43): Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống. (điền theo lần lượt).
- mẹ; thân mẫu.
- phu nhân, vợ
- sắp chết, lâm chung
- giáo huấn, dạy bảo. 
I. Tìm hiểu về từ Hán Việt
1. Bài tập (TL/33)
* Bài tập 3a (TL/33)
Nam, quốc, sơn, hà, Nam, đế, cư: là yếu tố Hán Việt.
* Bài tập 3b (TL/33)
Từ ghép Hán Việt: 
+ Nam quốc (chính phụ)
+ sơn hà (đẳng lập)
* Bài tập 3c (TL/33)
- Thiên1 : trời
- Thiên2 : nghìn
- Thiên3 : nghiêng, lệch
* Bài tập 3d (TL/33)
- Tiếng hại được dùng như từ đơn để tạo cụm từ và tạo câu. Các tiếng quốc, sơn, hà không dùng độc lập để tạo cụm từ và tạo câu mà để tạo nên các từ ghép.
2. Kết luận
- Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt là yếu tố Hán Việt.
- Từ ghép Hán Việt có hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Phần lớn yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép.
II. Cách sử dụng từ Hán Việt
1. Bài tập: (Tr40)
* Bài tập a 
- phụ nữ (sắc thái trang trọng)
- từ trần, mai táng (giảm cảm giác đau buồn)
 - tử thi (tránh cảm giác ghê sợ) 
*Bài tập b,c 
- Các từ Hán Việt kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần -> tạo sắc thái cổ xưa.
- Câu có cách diễn đạt hay hơn : câu 2, 4
-> Các câu trên lạm dụng từ Hán Việt.
2. Kết luận
- Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
+ Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính
+ Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
+ Tạo sắc thái cổ xưa, 
- Không nên lạm dụng từ Hán Việt
(s/d phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp)
III. Luyện tập
1. Bài tập 2 (TL/36): Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm
* Các nghĩa của từ hoa
- Hoa1: bộ phận của cây, có màu sắc và hương thơm.
- Hoa2: cảnh vật đẹp lộng lẫy.
* Các nghĩa của từ phi
- Phi1: bay (người lái máy bay).
- Phi2: trái (với pháp luật, không có đạo nghĩa).
- Phi3: vợ lẽ của vua hay vợ của thái tử, vương hầu.
* Các nghĩa của từ tham
- Tham1: ham
- Tham2: dự vào.
* Các nghĩa của từ gia: 
+ Gia 1: nhà
+ Gia 2: thêm vào
 2. Bài tập 3 (Tr36): Phân loại các từ ghép Hán Việt
Từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ
sơn hà
xâm phạm
giang san
quốc gia
ái quốc
thủ môn
thiên vị
chiến thắng
thiên thư
thiên tử
tuyên ngôn
cường quốc
3. Bài tập 4 (Tr36): Phân loại các từ ghép chính phụ Hán Việt.
Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau
ái quốc
thủ môn
thiên vị
chiến thắng
thiên thư
thiên tử
cường quốc
tuyên ngôn
4. Củng cố
	H: Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt ? Nghĩa của từ Hán Việt?
 Gv khái quát lại nội dung của bài.
	5. Hướng dẫn học bài 
 	* Bài cũ: 
+ Học bài nắm được khái niệm yếu tố Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt, cách sắp xếp từ ghép chính phụ Hán Việt.
	+ Làm bài tập: Tìm 5 từ ghép Hán Việt đẳng lập, 5 từ ghép Hán Việt chính phụ, phân loại từ ghép Hán Việt chính phụ và đặt câu với các từ ghép Hán Việt tìm được.
* Bài mới: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm (mục 4 – Tr33,34)
Đọc trước nội dung của bài, trả lời các câu hỏi trong bài.
Trả lời: Mục đích và yêu cầu của văn biểu cảm là gì?
=====================================================

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_7_bai_3_tiet_9_tim_hieu_ve_tu_lay_nam_hoc_20.docx