Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Phan Xuân Thủy

Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Phan Xuân Thủy

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên.

- Chủ điểm: Tiếng nói vạn vật.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, giao tiếp, hợp tác

b. Năng lực riêng biệt

- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung đoạn trích Ông Một.

- Liên hệ, kết nối với văn bản Lời của cây, Sang thu để hiểu hơn về chủ điểm Tiếng nói của vạn vật.

3. Phẩm chất: Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

 

doc 22 trang phuongtrinh23 27/06/2023 880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 7 Sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Tiếng nói của vạn vật - Phan Xuân Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Võ Thị Sáu
Tổ: VĂN – GDCD
GV: PHAN XUÂN THỦY
BÀI 1: TIẾNG NÓI CỦA VẠN VẬT 
Đọc kết nối chủ điểm: ÔNG MỘT (Vũ Hùng)
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên.
- Chủ điểm: Tiếng nói vạn vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, giao tiếp, hợp tác 
b. Năng lực riêng biệt
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung đoạn trích Ông Một.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Lời của cây, Sang thu để hiểu hơn về chủ điểm Tiếng nói của vạn vật.
3. Phẩm chất: Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ. 
Cách 1: Gv chiếu câu chuyện về Chú chó trung thành, sau đó yêu cầu Hs chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về câu chuyện
Cách 2: Em hãy kể tên các con vật được gọi với thái độ tôn kính? Tại sao lại có cách gọi như vậy?
Cách 3: Kể tên những câu chuyện có con vật báo ơn người giúp đỡ mình?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
- Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm. 
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
- Cách 1: Hs quan sát và chia sẻ
- Cách 2: Cá voi được gọi là cá Ông. Hổ được gọi là Ông Hổ. Rùa được gọi là Cụ Rùa. Rắn hổ mây được gọi là Ông mây...
- Cách 3: Cây khế...
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu:
- Biết cách đọc văn bản truyện.
- Nhận biết thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV 1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
+ GV hướng dẫn cách đọc (yêu cầu học sinh đọc trước khi đến lớp)
+ GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB.
- HS lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Hs làm việc cá nhân.
- GV quan sát.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm. 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. 
I. Trải nghiệm cùng văn bản
1. Đọc
HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc.
2. Chú thích
- Quản tượng
- Đề Đốc
- Ống Bắng
3. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Nhà văn Vũ Hùng (1931) tại làng Láng, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Phong cách sáng tác: các tác phẩm của ông viết về chủ đề thiên nhiên, động vật, rừng núi, quãng thời gian quân ngũ với những cuộc hành quân đã mang lại nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, phong tục tập quán của các dân tộc Việt, Lào chung sống trên đường Trường Sơn.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Mùa săn trên núi, Sống giữa bầy voi, Giữ lấy bầu mật, Sao sao, Chú ngựa đồng cỏ, Người quản tượng và con voi chiến sĩ, Bầy voi đen, Con voi xa đàn, Con culi của tôi, Vườn chim 
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: Trích từ Phía Tây Trường Sơn, in trong Những truyện hay viết cho thiếu nhi - Vũ Hùng, tập truyện gồm bốn truyện: Sao sao, Các bạn của Đam Đam, Phía Tây Trường Sơn, Ngày hè.
- Phía Tây Trường Sơn kể về chuyến đi của ba chiến sĩ trẻ ở Trung đoàn quân tình nguyện Việt Nam đến vùng Nam Lào vào năm 1947. Thời điểm đó, bộ đội Lào tặng cho bộ đội Việt Nam ba con voi để vận chuyển hàng hóa, vũ khí trên dãy Trường Sơn.
- Thể loại: truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu: 
- Hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên.
- Chủ điểm: Tiếng nói vạn vật.
- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung đoạn trích Ông Một.
- Liên hệ, kết nối với văn bản Lời của cây, Sang thu để hiểu hơn về chủ điểm Tiếng nói vạn vật.
- Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Tìm hiểu tình cảm của con voi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành nhóm 4-6 Hs, thảo luận theo phiếu học tập số 1.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận. 
- Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm. 
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức
NV2: Tìm hiểu cách cư xử của người quản tượng và dân làng
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
Gv phát PHT số 2, Hs thảo luận nhóm đôi.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận. 
- Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm. 
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
NV3: Hướng dẫn Hs chia sẻ bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của bản thân 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
Đoạn trích Ông Một giúp em hiểu gì về mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ.
- Gv quan sát, hỗ trợ, cố vấn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm. 
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
II. Suy ngẫm và phản hồi 
1. Tình cảm của con voi 
- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với Đề đốc Lê Trực: 
+ Khi rời xa căn cứ, rời xa Đề đốc: nó ủ rũ, gầy rạc đi, đứng buồn thiu, bỏ ăn, không đụng đến một ngọn mía, một sợi cỏ 
- Chi tiết thể hiện tình cảm của con voi với người quản tượng: 
+ Khi còn chung sống: 
+ Khi rời làng vào rừng: 
+ Khi biết người quản tượng mất: 
+ Sau khi người quản tượng mất: 
→ Tất cả những chi tiết ấy đã thể hiện tình cảm vô cùng chân thành và sâu sắc của con voi dành cho hai người chủ nhân của mình: đó là tình cảm yêu thương, tôn trọng, gắn bó như giữa những người thân dành cho nhau. 
2. Cách cư xử của người quản tượng và dân làng
- Khi còn sống chung: Người quản tượng rất quan tâm, chăm chút cho con voi: hiểu lòng con voi buồn vì điều gì; quyết định thả nó về rừng; chăm cho nó ăn để có sức khoẻ về rừng.
- Khi con voi về rừng:
+ Dân làng: háo hức chào đón con voi mỗi khi nó về thăm làng: đón nó tận đầu làng; xúm xít kéo đến thăm và cho nó quà 
+ Người quản tượng: Thấy con voi về thăm như trẻ lại; dẫn nó đi tắm; thiết đãi nó cả nương mía 
→ Cả người quản tượng và dân làng đều yêu quý, quan tâm và chăm lo cho con voi như người thân của mình.
3. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Thông quan mối quan hệ và những tình cảm tốt đẹp, sự gần gũi, thân thiết và gắn bó giữa con voi với hai người chủ và cả dân làng, cho thấy mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là một mối quan hệ gần gũi, thân thiết và gắn bó vô cùng. Con người với tự nhiên hoàn toàn có thể trở thành bạn bè, người thân và quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.
Hoạt động 3: Tổng kết
a. Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản; đánh giá quá trình học tập của học sinh.
b. Nội dung: Giáo viên phát PHT, học sinh làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS bằng ngôn ngữ nói, PHT. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
+ Theo em, nội dung của văn bản là gì?
+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hướng dẫn.
- HS suy nghĩ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 học sinh báo cáo sản phẩm. 
- HS báo cáo sản phẩm, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.
III. Tổng kết
1. Nội dung 
Đoạn trích trên giúp người đọc hiểu về mối quan hệ gắn bó, khăng khít như tình cảm ruột thịt giữa con người với thế giới tự nhiên
2. Nghệ thuật
- Ngôn từ trong sáng, bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường.
- Lối viết hấp dẫn, thú vị. 
Cách tổng kết 2 
PHT số 
Những điều em nhận biết và làm được
Những điều em còn băn khoăn
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Ô chữ bí mật” để hướng dẫn học sinh củng cố c. Sản phẩm học tập: Thái độ khi tham gia trò chơi, câu trả lời bằng ngôn ngữ của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
1
Q
U
Ả
N
T
Ư
Ợ
N
G
2
Ô
N
G
M
Ộ
T
3
L
Ê
T
R
Ự
C
4
G
I
Ó
T
H
U
5
T
R
Ư
Ờ
N
G
S
Ơ
N
6
Đ
Ứ
C
7
T
R
I
Ệ
U
V
O
I
8
T
H
Ờ
I
V
Ậ
N
C
Ứ
U
V
Ậ
T
V
Ậ
T
T
R
Ả
Ơ
N
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv hướng dẫn hs củng cố bài học bằng trò chơi “Ô chữ bí mật” hoặc trò tương tự.
Câu 1: Người trông nom và điều khiển voi được gọi là gì?
Câu 2: Khi trở về làng, con voi được người dân gọi là 
Câu 3: Vị lãnh tụ nghĩa quân trong thời kháng chiến chống Pháp được nhắc tới trong đoạn trích có tên gì?
Câu 4: Tín hiệu nào khiến con voi nhớ rừng?
Câu 5: Tên dãy núi nơi mà các chiến sĩ tình cờ gặp được con voi?
Câu 6: Tên một trong ba chiến sĩ được giao nhiệm vụ học nghề trông nom và điều khiển voi.
Câu 7: Lào được mệnh danh là đất nước 
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Người quản tượng đinh ninh lúc gặp , Đề đốc Lê Trực sẽ lại dấy quân, lúc đó ông sẽ đón con voi về”.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ.
- Gv quan sát, hỗ trợ, định hướng.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS trả lời, hs khác phản biện, bổ sung ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv chốt lại kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể hướng dẫn để HS làm ở nhà)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. 
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ.
Cách 1: Tìm đọc và ghi lại câu chuyện về loài vật tình nghĩa không quên những ân nhân đã giúp đỡ mình. 
Cách 2: Câu chuyện ăn thịt chó, mèo từ lâu vẫn luôn tồn tại những ý kiến trái chiều. Em hãy đưa ra quan điểm của em về vấn đề này (viết khoảng 5-7 câu)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
Bước 2: HS trao thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- Gv lắng nghe, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức hoạt động.
- Hs báo báo kết quả, Hs khác lắng nghe, quan sát, nhận xét.
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Hs tìm đọc và ghi lại câu chuyện.
- Hs chia sẻ quan điểm, có thể đồng tình hoặc không đồng tình.
IV. Phụ lục
PHT số 2: Cách ứng xử của người quản tượng và dân làng
Khi còn sống chung
Khi voi về rừng
Người quản tượng
Dân làng
Người quản tượng
Dân làng
Nhận xét về tình cảm của người quản tượng và dân làng:
Tri thức tiếng việt và thực hành tiếng Việt:
PHÓ TỪ
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Kiến thức về phó từ.
2. Năng lực 
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, giao tiếp, hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
- Vận dụng kiến thức về phó từ để làm các bài tập.
3. Phẩm chất: Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1
- Tranh ảnh 
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV tổ chức trò chơi Ai nhanh hơn.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, thái độ khi tham gia trò chơi.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
Em hãy đặt 3 câu văn thể hiện một sự việc xảy ra trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ.
- Gv quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV đánh giá, dẫn dắt vào bài học mới.
Hs lấy ví dụ. Gợi ý:
- Em đã ăn cơm
- Em đang ăn cơm
- Em sẽ ăn cơm
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: 
- Kiến thức về phó từ.
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ.
Gv phát PHT số 1, học sinh thảo luận theo nhóm 4-6 hs.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ.
- HS thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 
I. Lí thuyết
a. Khái niệm
Phó từ là những từ chuyên đi kèm với danh từ, động từ, tính từ.
b. Phân loại
- Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước danh từ, bổ sung ý nghĩa về số lượng cho danh từ, chẳng hạn: những, các, mọi, mỗi, từng, 
- Nhóm phó từ chuyên đi kèm trước hoặc sau động từ, tính từ, chẳng hạn: đã, sẽ, đang, vẫn, còn, cứ, không, chưa, chẳng, rất, quá, lắm, 
c. Chức năng
 - Khi đứng trước động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất được nêu ở động từ, tính từ một số ý nghĩa như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến, 
- Khi đứng sau động từ, tính từ, phó từ thường bổ sung cho động từ, tính từ đó một số ý nghĩa như: mức độ, khả năng, kết quả và phương hướng, 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: 
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng của phó từ.
- Vận dụng kiến thức về phó từ để làm các bài tập.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Bài tập 1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS làm bài tập 1,2 theo nhóm. Cùng trao đổi và thảo luận (có thể triển khai theo PHT số 2,3)
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ.
- HS thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận..
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 
NV2: Bài tập 2
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV tổ chức hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS tự làm vào vở.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
NV3: Bài tập 3, 4
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS đọc bài tập 3,4. HS tự viết vào vở. Các em trao đổi kết quả theo cặp đôi.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 
NV4: Bài tập 5,6
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 5. GV hướng dẫn HS sử dụng từ điển tiếng Việt để tra nghĩa.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, hỗ trợ.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. 
Bài tập 1
a. Phó từ "chưa" bổ sung ý nghĩa phủ định cho động từ "gieo".
b. Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ thì "thầm".
c. 
- Phó từ "vẫn" bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái cho động từ "còn".
- Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ "vơi".
- Phó từ "cũng" bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái cho động từ "bớt".
d. 
- Phó từ "vẫn" bổ sung ý nghĩa tiếp tục, tiếp diễn cho động từ "giúp". 
- Phó từ "những" bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ "lúc".
- Phó từ "chỉ" bổ sung ý nghĩa giới hạn phạm vi cho động từ "khuây khỏa".
- Phó từ "lại" bổ sung ý nghĩa lặp lại, tái diễn cho động từ "đứng".
e. 
- Phó từ "mọi" bổ sung ý nghĩa số lượng cho danh từ "tiếng".
- Phó từ "đều" bổ sung ý nghĩa đồng nhất về tính chất của nhiều đối tượng cho tính từ "vô ích".
Bài tập 2 
a. Phó từ "sẽ" bổ sung ý nghĩa về thời gian cho động từ "lớn".
b. Phó từ "đã" bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ "về".
c. Phó từ "cũng" bổ sung ý nghĩa khẳng định về một sự giống nhau của hoạt động cho động từ "cho".
d. 
- Phó từ "quá" bổ sung ý nghĩa mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường cho động từ "quen".
- Phó từ "được" bổ sung ý nghĩa biểu thị việc vừa nói đến đã kết quả cho động từ "xa rời".
Bài tập 3
a. 
- Trời vẫn tối => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.
- Trời sắp tối => bổ sung ý nghĩa thời gian.
- Trời tối quá => bổ sung ý nghĩa mức độ.
- Trời rất tối => bổ sung ý nghĩa mức độ.
b. 
- Bọn trẻ thường đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.
- Bọn trẻ đã đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian.
- Bọn trẻ vẫn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.
- Bọn trẻ còn đá bóng ngoài sân => bổ sung ý nghĩa thời gian.
Bài tập 4 
- Khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa: "mầm đã thì thầm".
- Tác dụng: Hạt mầm giống như con người, có tình cảm, suy nghĩ, biết tâm sự, chia sẻ bản thân mình.
Bài tập 5 
Không thể thay thế từ "phả" bằng từ "tỏa" hay "quyện" vì:
- Từ "tỏa" gợi sự lan truyền trong không gian.
- Từ "quyện" là gợi sự hòa quyện, trộn lẫn vào không gian thành một khối không thể tách rời.
- Từ "phả" là động từ gợi được sự lan tỏa thành luồng của làn hơi, vừa gợi cảm giác bắt đầu nhận ra nhưng cũng rõ rệt để có thể cảm nhận. Từ "phả" cũng thể hiện được cách dùng từ tinh tế, tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên của tác giả hơn.
Bài tập 6 
- Theo em, từ "dềnh dàng" trong đoạn thơ sau nên được hiểu theo nghĩa thứ nhất: chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc phụ hoặc không cần thiết.
- Lý do xác định như vậy: 
+ Từ "chùng chình" trong câu thơ trước vốn là từ diễn tả hành động cố ý làm chậm chạp để kéo dài thời gian nên từ "dềnh dàng" phía sau cũng cần được hiểu theo nghĩa phù hợp như vậy.
+ Câu thơ sau xuất hiện từ "vội vã", là từ miêu tả trạng thái rất vội, hết sức muốn tranh thủ thời gian cho kịp, phù hợp với diễn tiến tâm trạng, thiên nhiên sang thu của bài thơ.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi, trả lời và trao đổi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Viết một đoạn văn (khoảng 7-10 câu) kể lại một kỉ niệm của em với một vật nuôi, trong đó có sử dụng ít nhất 3 phó từ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ. Gv quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV tổ chức hoạt động: thu sản phẩm, đọc lướt sản phẩm. 
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn.
- Dặn dò HS học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
 Míc - tên gọi thân thương mà tôi dành cho chú chó béc giê của gia đình. Míc vừa là người bạn, vừa là ân nhân của tôi. Vào một ngày hè cách đây 3 năm, tôi cùng Míc ra vườn trái cây sau nhà chơi. Bất chợt con rắn cặp nia bò ra trước mặt. Tôi sợ quá hét toáng lên, Míc đang lùng sục gần đó thoăn thoắt lao lại. Chỉ sau vài tiếng sủa gâu gâu, nó đã mang chiến lợi phẩm lại khoe với tôi. Dù còn hoảng sợ nhưng tôi cũng không khỏi cảm kích vì Míc đã kịp thời cứu chủ nhân của nó. Tôi sẽ giữ mãi trong tim những kí ức tuyệt vời về Míc. 
PHT số 1
 Ví dụ
Yêu cầu
Vào những ngày ấy, nhà ông tưng bừng và chật ních người (1)
Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài (2)
 Tôi tợn lắm 
(3)
Xác định phó từ và chỉ ra vị trí của phó từ (đứng trước hay sau từ loại nào)
Trong ví dụ 1 nếu không dùng từ “những” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu có từ “những”
Trong ví dụ 2, nếu không dùng từ “chưa” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu chứa từ “chưa”
Trong ví dụ 3, nếu không dùng từ “lắm” thì nghĩa của câu sẽ thế nào so với nghĩa của câu chứa từ “lắm”
Kết luận về phó từ
Khái niệm
Phân loại
Chức năng
PHT số 2: Bài tập 1
Câu 
Phó từ
Ý nghĩa bổ sung 
a
Chưa
Bổ sung cho động từ gieo, ý nghĩa: phủ định 
b
Đã 
Bổ sung cho động từ ‘’thì thầm’’, ý nghĩa:thời gian
c
Vẫn
Đã
Cũng
Vẫn bổ sung cho động từ ‘’còn’’, ý nghĩa: biểu thị sự tiếp tục,tiếp diễn như trước, không có gì thay đổi vào thời điểm được nói đến của trạng thái.
Đã bổ sung cho động từ ‘’ vơi’’, ý nghĩa: thời gian
Cũng bổ sung cho động từ ‘’bớt’’, ý nghĩa: biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau của hiện tượng, trạng thái
d
Hay
Được
Lắm
Những 
Một 
Hay bổ sung cho động từ nhắm, ý nghĩa: thường xuyên.
Được bổ sung cho động từ đoán, ý nghĩa: biểu thị việc vừa nói đến đã đạt kết quả.
Lắm bổ sung cho tính từ tiến bộ, ý nghĩa: mức độ
Những bổ sung cho danh từ buổi chiều, bông hoa, ý nghĩa: số lượng.
Một bổ sung cho danh từ hôm, ý nghĩa: số lượng (Lưu ý: GV phân biệt
“một” là số từ và “một” là phó từ đi kèm danh từ). 
đ
Vẫn
Những 
Chỉ 
Lại 
Vẫn bổ sung cho động từ giúp, ý nghĩa: tiếp tục, tiếp diễn.
Những bổ sung cho danh từ lúc, ý nghĩa: số lượng.
Chỉ bổ sung cho động từ khuây khỏa, ý nghĩa: giới hạn phạm vi.
Lại bổ sung cho động từ đứng, ý nghĩa: lặp lại, tái diễn.
PHT số 3: Bài tập 2
Câu
Phó từ
Ý nghĩa bổ sung cho động từ/ tính từ
a
sẽ
Bổ sung cho động từ lớn, ý nghĩa: thời gian (biểu thị sự việc, hiện tượng được nói đến xảy ra trong tương lai, sau thời điểm nói).
b
đã
Bổ sung cho động từ về, ý nghĩa: thời gian (biểu thị sự việc, hiện tượng được nói đến xảy ra trước hiện tại hoặc trước một thời điểm nào đó được xem là mốc).
c
cũng
Bổ sung cho động từ cho, ý nghĩa: biểu thị ý khẳng định về một sự giống nhau của hoạt động.
d
quá
được
Quá bổ sung cho động từ quen, ý nghĩa: đến mức độ được đánh giá là cao hơn hẳn mức bình thường.
Được bổ sung cho động từ xa rời, ý nghĩa: biểu thị việc vừa nói đến đã đạt kết quả.
Đọc mở rộng theo thể loại:
CON CHIM CHIỀN CHIỆN (Huy Cận)
Môn học: Ngữ văn; lớp: 7
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ.
- Chủ đề: Tiếng nói của vạn vật.
2. Năng lực
a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, giao tiếp, hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
3. Phẩm chất: Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT
- PHT số 1,2,3
- Tranh ảnh
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi đố vui về các loài chim.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS, câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ. 
Gv tổ chức trò chơi đố vui về các loài chim.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, dẫn dắt vào bài.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản, tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản; Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản; học sinh báo cáo dự án về tác giả, tác phẩm đã chuẩn bị.
c. Sản phẩm học tập: Cách đọc của HS, dự án của học sinh, câu trả lời bằng ngôn ngữ nói.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn hs đọc, tìm hiểu chú thích
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ.
Yêu cầu học sinh đọc văn bản.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
Hs đọc văn bản.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm. 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức. 
NV2: Tìm hiểu về Tác giả, tác phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ. 
Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chung
1. Đọc
- HS biết cách đọc thầm, biết cách đọc to, trôi chảy, phù hợp về tốc độ đọc.
- Trả lời được các câu hỏi dự đoán, theo dõi.
2. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Huy Cận (1919-2005) quê Hà Tĩnh.
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ Mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí.
- Tác phẩm chính: Lửa thiêng, Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa...
b. Tác phẩm
- Xuất xứ: In trong Những bài thơ em yêu, Phạm Hổ, Nguyễn Nghiệp tuyển chọn.
- Thể loại: thơ bốn chữ.
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả.
Hoạt động 2: Khám phá văn bản 
a. Mục tiêu:
- Đặc điểm thơ 4 chữ, 5 chữ.
- Chủ đề: Tiếng nói của vạn vật.
- Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên.
- Biết yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.
b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1: Hướng dẫn Hs tìm hiểu cách gieo vần, ngắt nhịp
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
+ GV phát PHT số 1 để học sinh tìm hiểu văn bản; Hs làm việc nhóm 4-6. 
Biểu hiện
Tác dụng
Nhịp
Vần
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở.
- HS thảo luận.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
NV2: NV2: Hướng dẫn Hs tìm hiểu hình ảnh độc đáo
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ.
Phân tích một hình ảnh trong bài thơ mà em cho là độc đáo nhất.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS báo cáo kết quả hoạt động.
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, bổ sung.
NV3: Hướng dẫn Hs tìm hiểu biện pháp t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_sach_chan_troi_sang_tao_bai_1_tieng_no.doc