Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 1 đến 13 - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 1 đến 13 - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm về văn bản; Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của đề tài, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện; Năng lực vận dụng kiến thức vào các văn bản được học, đọc.

- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống

2. Năng lực:

- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của đề tài, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện;

- Năng lực vận dụng kiến thức vào các văn bản được học, đọc.

- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống

3. Phẩm chất:

- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Giáo viên

- KHDG, KHBD, phiếu học tập

- Tranh ảnh, video.

- Máy chiếu, bảng thông minh.

2. Học sinh

- SGK, SBT Ngữ văn 7

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

 

doc 88 trang phuongtrinh23 28/06/2023 2400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 7 - Tiết 1 đến 13 - Bài 1: Bầu trời tuổi thơ - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1. BẦU TRỜI TUỔI THƠ (13 tiết)
Trẻ thơ tìm thấy tất cả ở nơi chẳng có gì”
(Gia-cô-mô Lê-ô-pác-đi)
Ngày dạy:6/9/2022
Tiết1: GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức:
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản và những trải nghiệm giúp bản thân hiểu thêm về văn bản; Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện.
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của đề tài, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện; Năng lực vận dụng kiến thức vào các văn bản được học, đọc.
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống 
2. Năng lực:
- Năng lực nhận biết, phân tích một số yếu tố của đề tài, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện; 
- Năng lực vận dụng kiến thức vào các văn bản được học, đọc.
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống
3. Phẩm chất:
- Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
1. Giáo viên
- KHDG, KHBD, phiếu học tập
- Tranh ảnh, video.
- Máy chiếu, bảng thông minh.
2. Học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 7
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1: Khởi động
- GV sử dụng kĩ thuật tổ chức cho HS chơi trò chơi “NHÌN TRANH ĐOÁN CHỮ”
Bước 1. GV phổ biến luật chơi: Có 7 dòng chữ hàng ngang tương ứng với tên gọi của 7 bức tranh. Lớp sẽ chia thành bảy nhóm, bốc thăm vào hình số nào sẽ đoán chữ tương ứng với hình đó. Sau khi tìm chính xác tên gọi của 7 bức tranh, sẽ hiện ra ô chữ hàng dọc. Đội nào đoán ra trước ô chữ hàng dọc, sẽ được thưởng giải đặc biệt là một cuốn sổ tay.
Bước 2. Hs chia nhóm sau đó thực hiện trò chơi.
Bước 3. Gv làm trọng tài, tuyên dương phát thưởng.
Gợi ý đáp án:
Hình 1: TẮM MƯA
Hình 2: ĐUA DIỀU
Hình 3: ĐUỔI BẮT
Hình 4: CHI CHI CHÀNH CHÀNH
Hình 5: OẲN TÙ TÌ
Hình 6: ĐÁNH CHUYỀN
Hình 7: KÉO CO
Ô CHỮ HÀNG DỌC: TUỔI THƠ
GV sử dụng KT đặt câu hỏi:
H: Hãy kể tên những trò chơi mà em đã tham gia; hoặc có thể chia sẻ những ấn tượng sâu đậm nhất về một trải nghiệm nào đó của bản thân.
H: Hs kể tên và tự chia sẻ suy nghĩ.
GV dẫn vào bài học: 
 Tuổi thơ là dòng nước mát chảy qua tim mỗi người, là cái nôi hình thành nhân cách của con người, là hành trang vững chắc cho mỗi chúng ta bước vào đời. Bởi có lẽ, chính từ những trải nghiệm khó quên, những lời dạy dỗ hay bao trận đòn roi thời tấm bé đã tạo nên chúng ta của ngày hôm nay các em ạ.
 	Người có tuổi thơ đẹp thường biết cảm thông chia sẻ với người khác, người có tuổi thơ hạnh phúc sẽ luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc trong hành trang vào đời. Ngày nay một số trẻ em đang dần lãng phí tuổi thơ của mình vào ti vi, vào màn hình điện thoại. Và rồi các em sẽ đọng lại gì khi tuổi trẻ qua đi? Thế nên, bài học BẦU TRỜI TUỔI THƠ mở đầu trang sách Ngữ văn 7 hôm nay sẽ giúp các em khám phá vẻ đẹp thuần khiết và bí ẩn của thế giới, mở rộng tâm hồn để đón nhận và cảm nhận thiên nhiên, con người và nhịp sống quanh ta để sống sâu hơn đời sống của con người.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu Giới thiệu bài học
- GV yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học, nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học trong bài.
- HS dựa vào kết quả chuẩn bị bài ở nhà và đọc lại phần Giới thiệu bài học ở lớp để nêu chủ đề của bài và thể loại chính được học.
 - HS làm việc cá nhân:
- GV chiếu máy, yêu cầu HS đọc phần Giới thiệu bài học (SGK/tr.9) và cho biết:
H: Bài học 1 gồm những văn bản đọc chính nào?
H: Các VB đọc chính cùng thuộc thể loại gì?
H: VB đọc kết nối chủ đề thuộc thể loại gì?
H: Vì sao các VB đọc chính và VB3 (đọc kết nối chủ điểm) lại cùng xếp chung vào bài học 1?
- HS đọc, suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ.
- HS trả lời câu hỏi của GV 
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS, chốt vấn đề bài học.
- GV dẫn dắt giới thiệu vào nội dung bài học.
I. Giới thiệu bài học
1. Chủ đề bài học
- Chủ đề: Thế giới tuyệt đẹp của tuổi thơ
2. Thể loại chính của các văn bản
- VB đọc chính:
+ VB1: Bầy chim chìa vôi (Nguyễn Quang Thiều); 
+ VB 2: Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi); 
+ VB 4 Thực hành đọc: Ngôi nhà trên cây (trích Tốt-tô-chan bên cửa sổ, Cư-rô-ya-na-gi Tê-sư-cô).
- Các VB đọc chính đều thuộc thể loại truyện.
- VB 3 đọc kết nối chủ điểm thuộc thể loại thơ: Ngàn sao làm việc (Võ Quảng).
- Cả 4 VB đọc chính và đọc kết nối chủ điểm cùng xếp chung vào bài 1 vì đều viết về những kí ức, những trải nghiệm thời tuổi thơ của mỗi người.
2.2. Khám phá Tri thức ngữ văn
NV1: Tìm hiểu về đề tài và chi tiết
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK, tr.10.
- HS trao đổi theo cặp Phiếu học tập 01 đã chuẩn bị trước tại nhà.
H: Kể tên các truyện ngắn và tiểu thuyết mà em đã học hoặc đã đọc.
H: Em hiểu thế nào là đề tài của tác phẩm văn học ? Cho ví dụ? Có những cách phân loại đề tài như thế nào?
H: Em hiểu thế nào là chi tiết trong tác phẩm văn học? Lấy ví dụ về một chi tiết truyện mà em ấn tượng, nêu ý nghĩa của chi tiết đó.
- HS đọc phần Kiến thức Ngữ văn trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó. 
- HS thảo luận cặp đôi nội dung câu hỏi 
- GV quan sát, hỗ trợ góp ý.
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức.
- Dự kiến sản phẩm của HS:
*Ví dụ về truyện ngắn :
- Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)
- Điều không tính trước (Nguyễn Nhật Ánh)
- Chích Bông ơi (Cao Duy Sơn)
*Ví dụ về tiểu thuyết: Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng).
II. Tri thức ngữ văn 
1. Đề tài và chi tiết
a. Đề tài
* Khái niệm: Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học.
*Cách phân loại đề tài:
- Dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả: đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình, 
- Dựa vào loại nhân vật trung tâm của tác phẩm: đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính, 
*Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.
*Ví dụ: Đề tài của truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh) là đề tài gia đình (xét theo phạm vi hiện thực được miêu tả) và là đề tài trẻ em (xét theo nhân vật trung tâm của truyện).
b. Chi tiết
*Khái niệm: Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng (thiên nhiên, con người, sự kiện) nhưng có tầm ảnh hưởng quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.
*Ví dụ: Trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh), chi tiết cuối truyện miêu tả lại diễn biến tâm trạng của người anh khi ngắm nhìn bức tranh cô em gái vẽ chính mình là một chi tiết tiêu biểu. Chi tiết này đã diễn tả những cung bậc cảm xúc của người anh đi từ ngạc nhiên, sung sướng hãnh diện, rồi thấy xấu hổ, hối hận khi nhận ra tấm lòng bao dung của em gái dành cho mình. Chi tiết cũng cho thấy sức mạnh cảm hoá của lòng nhân hậu.
NV2: Tìm hiểu về tính cách nhân vật
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV kết hợp kĩ thuật động não và trình bày 1 phút yêu cầu cá nhân trả lời câu hỏi: 
H: Trong các truyện ngắn em đã học năm lớp 6, em yêu thích nhân vật nào? Nhân vật đó có đặc điểm nào trong tính cách? Tính cách đó của nhân vật được bộc lộ qua yếu tố nào?
- HS suy nghĩ cá nhân.
- GV quan sát, khích lệ HS. 
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
- GV góp ý, bổ sung.
- HS đánh giá 
- GV nhận xét chuẩn kiến thức qua ví dụ về tính cách nhân vật trong một số tác phẩm truyện.
2.Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ, 
- Tính cách nhân vật còn được thể hiện qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
Ví dụ: 
- Trong truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" (Tạ Duy Anh): Nv người anh trai hiện lên là người ích kỉ, đố kị.
+ Thể hiện qua suy nghĩ của người anh - người kể chuyện: ghen tị với em gái, thấy ghét em khi phát hiện ra tài năng của em,...
+ Thể hiện qua hành động: Lén xem tranh của em gái, trút ra một tiếng thở dài; hay gắt gỏng với em, đẩy em ra..; miễn cưỡng đi xem buổi triển lãm tranh của em gái,...
+ Thể hiện qua thái độ, cảm xúc: Khi đứng trư¬ớc bức tranh đư¬ợc giải của em gái: ngạc nhiên – hãnh diện, tự hào – xấu hổ, thấy ân hận,...
NV3: Tìm hiểu về văn bản tóm tắt
H: Trong cuộc sống hàng ngày, có những văn bản chúng ta đã học nhưng muốn ghi lại nội dung chính của chúng để sử dụng hoặc thông báo cho người khác biết, khi đó chúng ta phải làm gì? 
- HS suy nghĩ cá nhân.
- GV quan sát, khích lệ HS. 
- HS trình bày cá nhân.
- Các HS khác nhận xét.
- GV nhận xét chuẩn kiến thức
3. Văn bản tóm tắt:
- Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả của văn bản gốc hay người đọc thực hiện) tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.
Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng
GV hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập theo các bước:
- GV yêu cầu HS: Đọc một văn bản truyện ngắn mini (GV chuẩn bị), sau đó HS chỉ ra các yếu tố như: đề tài, chi tiết, nhân vật ở trong văn bản đó. 
- HS thực hiện đọc và ghi lại các yếu tố đề tài, chi tiết, nhân vật được thể hiện trong văn bản.
- HS trình bày phần bài làm của mình.
- GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập vận dụng theo “Phiếu học tập” sau:
III. Luyện tập, vận dụng
HS tìm được 1 văn bản truyện ngắn mini và chỉ ra đúng các yếu tố như: đề tài, chi tiết, nhân vật ở trong văn bản đó.
Phiếu học tập 02: Hoạt động cá nhân
Nhóm sưu tầm, kể chuyện
Nhóm vẽ tranh
- Sưu tầm các truyện ngắn trên VHTT... (ít nhất 02). Tập kể lại một câu chuyện bằng lời văn của em cho các bạn cùng nghe.
- Vẽ tranh về một nhân vật, một chi tiết độc đáo ở trong truyện mà em yêu thích.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập trong Phiếu học tập số 02. 
- HS thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- GV gọi một số HS chia sẻ sản phẩm học tập của mình.
- GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các sản phẩm tốt để cả lớp tham khảo.
- Hướng dẫn HS đánh giá sản phẩm học tập bằng Rubric.
- HS sưu tầm được truyện ngắn và tập kể lại bằng lời văn của mình.
- Vẽ tranh về một nhân vật, một chi tiết độc đáo mà em yêu thích.
GV cung cấp Rubric đánh giá sản phẩm học tập cá nhân (HS đánh giá chéo):
Nhiệm vụ
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được bằng lời văn của em.
(10 điểm)
Nội dung câu chuyện kể còn sơ sài; người kể chưa tự tin trong trình bày.
 (5- 6 điểm)
Nội dung câu chuyện kể tương đối chi tiết; người kể tương đối tự tin, giọng truyền cảm.
 (7- 8 điểm)
Nội dung câu chuyện kể chi tiết, sinh động; người kể tự tin, giọng truyền cảm, có kết hợp ngôn ngữ cơ thể.
 (9 - 10 điểm)
Vẽ tranh về một nhân vật, một chi tiết độc đáo mà em yêu thích.
(10 điểm)
 Các nét vẽ chưa đẹp và bức tranh còn đơn điệu về hình ảnh, màu sắc. 
(5 – 6 điểm)
 Các nét vẽ đẹp nhưng bức tranh chưa thật phong phú.
 (7 – 8 điểm)
 Bức tranh với nhiều đường nét đẹp, phong phú, hấp dẫn.
 (9 - 10 điểm)
*Củng cố hướng dẫn về nhà: 	
- Bài vừa học: Nhắc lại khái niệm và đặc diểm của chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, nhân vật và tính cách nhân vật trong truyện. 
- Bài của tiết sau: Đọc trước theo HD của SGK bài “Bầy chim chìa vôi” của Nguyễn Quang Thiều.
Tìm hiểu đề tài và người kể chuyện trong văn bản
Phân biệt người kể chuyện và lời nhân vật, nhận biết được các chi tiết miêu tả hai nhân vật Mên, Mon (cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại, cảm xúc, suy nghĩ)
Ngày dạy: 7/9/2022
Tiết 2 - VĂN BẢN 1: 
BẦY CHIM CHÌA VÔI
 (Nguyễn Quang Thiều)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 - Xác định được đề tài và người kể chuyện ngôi thứ ba; phân biệt được người kể chuyện và lời nhân vật, nhận biết được các chi tiết miêu tả hai nhân vật Mên, Mon (cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại, cảm xúc, suy nghĩ)
- Năng lực tìm và phân tích các chi tiết tiêu biểu để khái quát tính cách các nhân vật và cảm nhận về chủ đề của truyện.
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp; Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bầy chim chìa vôi.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bầy chim chìa vôi.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu quý tuổi bồi đắp cẩm xúc thẩm mĩ tình yêu thiên nhiên, lòng trân trọng sự sống. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Giáo viên:
- KHDG, KHBD, phiếu học tập
- Tranh ảnh, video.
- Máy chiếu, bảng thông minh.
2. Học sinh:
- SGK, SBT Ngữ văn 7
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
- GV mời cả lớp cùng hướng lên mà hình theo dõi vidio và lắng nghe một đoạn bài hát. 
 “ Quê tôi” của tác giả Anh Minh qua phần trình bày của ca sĩ Thùy Chi.( chiếu 1.5 phút).
 H: Sau khi nghe xong lời bài hát em có cảm xúc gì?Từ đó gợi cho em những kỉ niệm nào?
 GV dẫn dắt: Bầu trời tuổi thơ của các em là như thế đấy? Thế còn bầu trời tuổi thơ trong các sáng tác của NQT là như thế nào? Chúng ta cùng đến với văn bản “ Bầy chim chìa vôi” của tác giả NQT để cùng trải nghiệm những kỉ niệm tuổi thơ thật đáng nhớ của hai bạn nhỏ trọng câu chuyện này. 
- Chiếu ảnh con chim chìa vôi.
H: Vậy các em biết gì về loài chim này?
- HS trả lời.
- GV chiếu ảnh kết hợp với lời giải thích. Còn rất nhiều chú thích khác trong SGK các em về nhà tự tìm hiểu.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
2.1. Đọc văn bản
- Gọi 1 HS đọc đoạn truyện SGK trang 11
- Chiếu sách mềm trang 11.
H: Em cho cô giáo biết trong đoạn truyện có lời của những nhân vật nào? 
- HS: Lời của nhân vật Mon và Mên.
H: Ngoài lời của Mon và Mên em thấy còn có lời của ai nữa không?
- HS: Lời ng kể chuyện.
H: Vậy theo các em khi đọc lời của nhân vật và lời của ng dẫn chuyện chúng ta phải đọc ntn?
- GV hướng dẫn cách đọc (chiếu máy) - Gọi HS đọc.
- Đọc to, rõ ràng, chú ý phân biệt lời của người kể chuyện với lời của nhân vật.
+ Người dẫn chuyện: Diễn cảm, nhẹ nhàng
+ Nhân vật Mon: Hồn nhiên, lo lắng.
+ Nhân vật Mên: Hồn nhiên, tỏ vẻ người lớn hơn.
- Trong khi đọc các em cần quan sát 8 hộp chỉ dẫn màu vàng SGK từ trang 11 -> 16. 
- Thực hiện đọc phần 1 của VB bằng hình thức phân vai: người dẫn chuyện, nhân vật Mon và nhân vật Mên.
- Cô mời 1 bạn vào vai người kể chuyện. Bạn nào vào vai nhân vật Mon, vai nhân vật Mên bạn nào xung phong đọc?
 GV chiếu sách mềm ( Đoạn 1 ( từ đầu -> “mùa sinh nở của chúng”).
 - 3 bạn bắt đầu đọc, cả lớp cùng theo dõi.
H: Các em có nhận xét gì về cách đọc của 3 bạn. ( Chú ý vai ng kể chuyện, vai Mon, vai Mên, ngữ điệu). Em đọc cho cô.
H: Văn bản được chia làm 3 phần rõ rệt và đánh số thứ tự từ 1 đến 3. Em hãy xác định nội dung của từng phần?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
- GV chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.
GV: Văn bản tương đối dài, vì vậy trong tiết học này chúng ta dừng lại việc đọc phần 1 và về nhà các em tiếp tục luyện đọc. Nhưng bây giờ cô muốn các em tóm tắt 2 phần còn lại.
H: Mời một bạn tóm tắt phần 2.
- HS tóm tắt: Sau khi lo lắng cho bầy chim chìa vôi, hai anh em quyết định chèo thuyền ngay trong đêm mưa để giải cứu bầy chim, đưa chúng vào bờ trước con nước mạnh mẽ.
H: Bạn nào xung phong tóm tắt phần 3? 
- HS tóm tắt: Khi trời vừa sáng cũng là lúc dải cát giữa sông bị nhấn chìm, những con chim chìa vôi nhỏ đã kịp cất cánh bay lên trong khoảnh khắc cuối cùng trước mắt hai đứa trẻ. Khung cảnh bình minh cùng bầy chim chìa vôi đẹp đẽ khiến hai anh em Mon và Mên vừa vui mừng vừa cảm động.
H: Văn bản được chia làm 3 phần rõ rệt và đánh số thứ tự từ 1 đến 3. Em hãy xác định nội dung của từng phần?
- Gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
- GV chốt lại kiến thức => Chiếu máy.
 Bố cục: 3 phần:
+ P1: Từ đầu -> “ mùa sinh nở của chúng”: Cuộc đối thoại giữa Mên và Mon về tổ chim chìa vôi.
+ P2: Tiếp theo -> “ông Hảo mà đi”: Quyết định đi cứu bầy chim chìa vôi của Mên và Mon.
+ P3: Đoạn còn lại: Cảm xúc của hai anh em khi chứng kiến cảnh bầy chim chìa vôi đập cánh bay lên.
 - GV: Cô mời các em nhận xét phần tóm tắt của hai bạn vừa rồi?
H: Từ việc soạn bài ở nhà, kết hợp phần đọc và tóm tắt ở trên lớp em hãy nêu cho cô giáo các sự việc chính của truyện? 
- Gọi HS nêu các sự việc chính ( 2 - 3 HS)
 H: Các sự việc bạn nêu đã đầy đủ chưa? Có cần bổ sung không?) 
- GV chiếu các sự việc: 
1. Hai anh em Mên - Mon tỉnh giấc khi bên ngoài trời đang mưa to, nước sông dâng cao.
2. Trời gần sáng mà mưa vẫn không ngớt, hai anh em lo lắng cho tổ chim sẽ bị chìm. 
3. Ngay trong đêm mưa, hai anh em quyết định trốn bố, chèo đò ra bãi cát đi cứu tổ chim.
4. Mên và Mon chèo đò ra để cứu bầy chim nhưng không thực hiện được đành phải quay vào bờ.
5. Bình minh lên, Mon và Mên chứng kiến những chú chim non bay vào bờ an toàn.
6. Cả hai anh em cùng sung sướng, lặng lẽ khóc.
H: Dựa vào các sự việc chính ở trên cô mời các bạn tóm tắt văn bản bằng lời văn của mình? 
- GV gọi từ 2- 3 HS tóm tắt.
- HS nhận xét phần tóm tắt của bạn -> GV nhận xét, bổ sung .
- GV chiếu máy tóm tắt tham khảo: Khoảng 2 giờ sáng, hai anh em Mon và Mên tỉnh giấc trò chuyện, chúng lo lắng khi bên ngoài trời đang mưa to, nước sông dâng cao. Trời đã gần sáng mà mưa vẫn không ngớt, hai anh em lo lắng cho tổ chim sẽ bị chìm. Hai anh em quyết định trốn bố, chèo đò ra bãi cát đi cứu tổ chim. Khi trời vừa sáng, cũng là lúc dải cát giữa sông bị nhấn chìm, những con chim chìa vôi nhỏ đã kịp cất cánh bay lên trong khoảnh khắc cuối cùng trước mắt hai đứa trẻ. Khung cảnh bình minh cùng bầy chim chìa vôi đẹp đẽ khiến hai anh em Mon và Mên vừa vui mừng, vừa cảm động.
- GV chiếu hình ảnh tác giả. 
H: Đây là bức chân dung của Nguyễn Quang Thiều, dựa vào các thông tin trong SGK và sự hiểu biết của em hãy trình bày ngắn gọn về tác giả này?
- Nhận xét phần trả lời của bạn. Em có bổ sung thông tin gì về tác giả không?
- GV chốt ngắn gọn:
+ Là một nhà nghệ thuật tài ba: Viết truyện, sáng tác thơ, vẽ tranh và được trao tặng hơn 20 giải thưởng văn học trong nước và quốc tế. 
+ Những tác phẩm viết cho thiếu nhi của Nguyễn Quang Thiều rất chân thực, gần gũi với cuộc sống đời thường, thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồng trẻ thơ nhạy cảm, trong sáng, tràn đầy niềm yêu thương vạn vật.
+ 1 số tác tác phẩm viết cho thiếu nhi rất nổi tiếng: Bí mật hồ cá thần ( 1988) Con quỷ gỗ ( 2000), Ngọn núi bà già mù ( 2001).
- GV Chuyển ý: 
- GV chiếu máy lại PHT tiết học trước đã giao cho HS
H: Cô đã giao PHT về nhà. Vậy nội dung của PHT số 1 là gì ?
- HS trả lời. 
- GV chiếu PHT số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
H: Nêu xuất xứ, thể loại, PTBĐ và xác định nhận vật chính, ngôi kể của VB ‘ Bầy chim chìa vôi’’
Thể loại
Nhân vật chính
Đề tài
Ngôi kể
- GV: mời 1HS đứng tại chỗ trình bàỳ trước lớp toàn bộ phiếu HT.
H: Phần trả lời của bạn đã chính xác chưa ? Có bạn nào bổ sung không?
 H : Các em quan sát, lưu ý đến đề tài và ngôi kể. Vậy dựa vào đâu mà em xác định được đề tài của truyện là viết về trẻ em?
- HS: Dựa vào nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của truyện: Mon và Mên.
- GVG: Ở bài học tri thức Ngữ văn, khi xác định đề tài của truyện chúng ta dựa vào nhiều tiêu chí :
+ Dựa vào sự kiện được miêu tả: chiến tranh, trinh thám, phiêu lưu 
+ Dựa vào không gian tái hiện: miền núi, nông thôn, thành thị 
+ Dựa vào nhân vật ở vị trí trung tâm của truyện: trẻ em, nông dân, người lính 
- GV: Một tác phẩm có thể gồm nhiều đề tài trong đó có một đề tài chính.
H: Các em tiếp tục chú ý ngôi kể. Căn cứ vào đâu em xác định truyện được kể theo ngôi thứ 3?
- HS: Vì người kể không xưng tôi, giấu mình đi nhưng lại có mặt khắp mọi nơi trong câu chuyện và biết được mọi điều xảy ra. Tác dụng: khiến cho câu chuyện được kể lại 1 cách khách quan.
- GV chuyển ý: Vậy cuộc trò chuyện giữa Mên và Mon xoay quanh sự viêc chính nào? Câu chuyện diễn ra ra sao? Từ đó giúp mỗi chúng ta bồi đắp cảm xúc thẩm mỹ gì? 
2.2. Khám phá văn bản
- GV: Chiếu hết 7 câu hỏi trong sách mềm, GV giới hạn nội dung các tiết học.
- GV chiếu đoạn văn, gọi HS đọc. ( Các em quan sát đoạn văn).
 Khoảng hai giờ sáng Mon tỉnh giấc. Nó xoay mình sang phía anh nó, thì thào gọi:
- Anh Mên ơi, anh Mên!
- Gì đấy? Mày không ngủ à? - Thằng Mên hỏi lại, giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.
H: Cho biết đoạn văn thuộc phần nào của văn bản 
- HS: Phần 1
H: Trong đoạn văn có lời của người kể chuyện và lời đối thoại của 2 nhân vật Mon và Mên. Em hãy chỉ ra đâu là lời người kể chuyện, đâu là lời nhân vật trong đoạn văn trên? 
- HS suy nghĩ, trả lời:
+ Lời người kể chuyện: Câu (1), (2), (6)
+ Lời của nhân vật: Câu (3), (4), (5)
H : Dựa vào dấu hiệu nào mà em nhận biết được lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.
- Lời của người kể chuyện: Là lời dẫn, giải thích, mô tả thêm.
- Lời của nhân vật: Về hình thức là lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm và đi kèm là dấu gạch ngang đặt ở đầu dòng.
- GV chiếu máy, giảng: 
+ Các bạn chú ý câu số 6 trong đoạn văn “ - Thằng Mên hỏi lại giọng nó ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.” cũng có dấu gạch ngang nhưng không phải là lời của nhân vật mà lại là của người kể chuyện. 
+ Câu văn là lời của người kể chuyện dùng để giải thích, chú thích cho 2 câu hỏi đứng trước ( - Gì đấy? Mày không ngủ à?) là lời đáp của nhận vật Mên chứ không phải là nhân vật Mon).
- Lưu ý HS: Dấu hiệu để nhận biết người kể chuyện và lời của nhân vật không chỉ là ở hình thức trình bày mà còn phải căn cứ vào nội dung của lời văn nữa.
- GVG: Trong văn bản có nhiều đoạn văn có nhiều câu văn là lời của người kể chuyện được trình bày giống như câu số 6 của đoạn văn trên, Cô giao nhiệm vụ này về nhà cho các em tìm thêm.
- GV chuyển ý: Tại sao Mon thức dậy lúc 2 giờ sáng? Cuộc trò chuyện vào thời điểm đặc biệt ấy xoay quanh chuyện gì? Chúng ta chuyển sang câu hỏi số 3.
H : Theo dõi phần I SGK em thấy cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon diễn ra trong khoảng trong khoảng thời gian nào ? ( 2 h sáng). Vậy 2h sáng chúng ta thường làm gì ?
- HS : Đang ngủ. 
H: Cho cô giáo biết lúc này hai anh em Mon và Mên có ngủ không ?
- HS : Không : Mon đã ngủ nhưng tỉnh giấc, còn Mên trằn trọc.
- GVG : Cuộc trò chuyện của hai anh em Mên và Mon diễn ra trong khoảng thời gian vô cùng đặc biệt, đó là khoảng hai giờ sáng. Theo lẽ tự nhiên các bạn nhỏ lúc này đang phải yên giấc ngủ say nhưng Mon lại tỉnh giấc, còn anh Mên vẫn còn trằn trọc. Mon thì xoay mình sang anh Mên hỏi chuyện, anh Mên thì trả lời với giọng ráo hoảnh như đã thức dậy từ lâu lắm rồi.
H: Vậy tại sao Mon tỉnh giấc vào 2h sáng, còn Mên thì trằn trọc chưa ngủ được?
- HS : Lúc này thời tiết không mấy thuận lợi: bên ngoài mưa vẫn to, trong tiếng mưa hình như có tiếng nước sông dâng cao, xiên xiết chảy. 
- GVG : Theo lời của Mên thì nước sông dâng lên có khi bây giờ phải ngập đến cánh bãi dưới rồi. Và cả hai anh em đều rất lo lắng khi thấy trời mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông.
- GV chiếu và đọc câu hỏi số 3 : 
H: Điều gì khiến hai anh em Mên, Mon lo lắng khi thấy mưa to và nước đang dâng cao ngoài bãi sông? Chi tiết nào thể hiện rõ nhất điều đó?
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Liệt kê những lời nói của Mon và Mên trong cuộc trò chuyện ở phần (2)
 Lời của Mon 
 Lời của Mên
- Chiếu PHT số 2 đã giao 4 nhóm về nhà. Yêu cầu HS quan sát gọi 1HS đứng lên đọc to yêu cầu của PHT số 2.
- GV tổ chức nhiệm vụ : gọi 2 nhóm lên trình bày, lưu ý khi 2 nhóm lên trình bày thì 2 nhóm còn lại đối chiếu sp của nhóm mình và nhận xét.
- GV chiếu máy lời của Mon và Mên.
H : Các em quan sát cho cô giáo vào lời của nhân vật Mon. Trong lời của nhân vật Mon cụm từ nào lặp đi lặp lại nhiều lần và lặp lại mấy lần? ( anh bảo) - ( 4 lần ). Vậy em nhận ra BPTT nào được tác giả sử dụng ở đây ? ( Điệp ngữ).
H: Theo em tác giả đã sử dụng phép điệp ngữ trong trường hợp này để nhấn mạnh điều gì ? (Nhấn mạnh tính cách của Mon là dựa dẫm vào anh, tin tưởng tuyệt đối vào anh . Qua đó ta thấy tâm trạng lo lắng cho bầy chim chìa vôi của nhân vật Mon). Vậy Mon lo lắng về điều gì ? ( mưa có to không, nước sông lên có to không, chúng nó có bơi được không ?) 
H : Vậy Mên có trả lời em không ? (Mên trả lời tất cả câu hỏi của em minh).
Em hãy đọc những câu trả lời của Mên ? 
- HS đọc.
H: Vậy qua đây em thấy tâm trạng và thái độ của Mên đối với đứa em và đối với bầy chim chìa vôi ntn ? ( với em tỏ ra chững chạc, với bầy chim chìa vôi rất lo lắng nhưng không giấu được nét ngây thơ hồn nhiên của một đứa trẻ).
GV giảng: Theo dõi đoạn hội thoại chúng ta thấy Mon đã đặt ra cho anh mình hàng loạt câu hỏi vì em rất tò mò và lo lắng cho những chú chim chìa vôi non kia khi trời mưa to không ngớt, nước sông dâng cao đã sắp ngập bãi cát rồi. Cũng qua sát những câu hỏi này, anh Mên phải trả lời hàng loạt những câu hỏi của đứa em thơ. Mên có gắt gỏng vì Mon hỏi qúa nhiều nhưng không có nghĩa là Mên không quan tâm đến bầy chim non. Mà đằng sau tiếng gắt gỏng đó phải chăng Mên cũng đang rất bồn chồn, lo lắng nhưng em cố tỏ ra bình tĩnh như để phần nào chấn an đứa em thơ.
H : Chúng ta thấy ngoài sự lo lắng ra hai anh en Mon - Mên còn lo sợ. Chi tiết nào thể hiện sự lo sợ của hai anh em?
- Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất.
- Tao cũng sợ.
- Tâm trạng chuyển từ lo lắng sang lo sợ.
Tâm trang của hai anh em
Mon
Mên
- Anh bảo..
- Em sợ.
- Giọng thảng thốt.
-Tao cũng sợ
Lo lắng -> lo sợ bầy chim chìa vôi sẽ bị chết đuối trước nguy cơ bãi cát giữa sông bị ngập.
 GV giảng: Vậy là, tâm trạng của hai anh em chuyển từ lo lắng sang lo sợ đó cũng là diễn biến tâm lí bình thường của con người, khi mà người ta lo lắng về điều gì đó quá nhiều thì sẽ dẫn đến lo sơ. Hai anh em Mon và Mên cũng vậy, từ tâm trang lo lắng chuyển thành lo sợ bầy chim chìa vôi sẽ bị chết đuối trước nguy cơ bãi cát giữa sông bị ngập, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã rất tinh tế trong việc khắc hoạ tâm lí nhân vật đặc biệt là tâm lí trẻ em. 
- Chuyển ý: Ở phần 1 của văn bản, các em thấy Mon và Mên cùng thao thức lo lắng cho bầy chìa vôi có thể gặp nguy hiểm trong đêm mưa. Vậy trong khi trời mưa không ngớt, nước sông không ngừng dâng cao, hai anh em Mon có quyết định như thế nào? Tính cách và phẩm chât của hai nhân vật được nhà văn khắc họa bằng cách nào? Để trả lời những câu hỏi đó, cô và các em cùng tìm hiểu câu hỏi 4, 5 ở tiết học tiếp theo nhé!
I. Đọc văn bản
1. Đọc
- Bố cục: 3 phần:
2.Tác giả 
3. Tác phẩm
II. Khám phá văn bản
Câu 1:
- Đề tài: Trẻ em
- Ngôi kể: Ngôi thứ 3
Câu 2:
- Lời người kể chuyện: Câu (1), (2), (6)
- Lời của nhân vật: Câu (3), (4), (5)
-
Câu 3
- Điệp ngữ, chi tiết tiêu biểu.
- Lo lắng -> lo sợ bầy chim chìa vôi bị chết đuối trước nguy cơ bãi cát giữa sông bị ngập.
*Củng cố hướng dẫn về nhà: 
- Bài vừa học: 
+ Nhận biết được các chi tiết miêu tả hai nhân vật Mên và Mon qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại, cảm xúc và suy nghĩ.
+ Thấy được vai trò quan trọng của chi tiết tiêu biểu để khái quát tính cách nhân vật và cảm nhận về chủ đề của truyện. 
+ Ôn lại kiến thức, hoàn thành BT 
- Bài tiết sau:
+ Chuẩn bị tiếp câu 4, 5
+ Hoàn thành phiếu nhiệm vụ.
Ngày dạy:8/9/2022 
Tiết 3 - VĂN BẢN 1: 
BẦY CHIM CHÌA VÔI
 -Nguyễn Quang Thiều-
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tiếp tục xác định được đề tài và người kể chuyện ngôi thứ ba; phân biệt được người kể chuyện và lời nhân vật, nhận biết được các chi tiết miêu tả hai nhân vật Mên, Mon (cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại, cảm xúc, suy nghĩ)
- Tiếp tục biết tìm và phân tích các chi tiết tiêu biểu để khái quát tính cách các nhân vật và cảm nhận về chủ đề của truyện.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản; năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bầy chim chìa vôi;
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp; Biết yêu quý tuổi thơ và trân trọng giá trị của cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học; năng lực tư duy phản biện; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bầy chim chìa vôi.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Bầy chim chìa vôi.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu quý tuổi bồi đắp cẩm xúc thẩm mĩ tình yêu thiên nhiên, lòng trân trọng sự sống. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- KHDG, KHBD, phiếu học tập
- Tranh ảnh, video.
- Máy chiếu, bảng thông minh.
2. Học sinh
- SGK, SBT Ngữ văn 7
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SP
Hoạt động 1: Khởi động:
- GV chiếu máy trò chơi trắc nghiệm cho HS ôn nhanh lại kiến thức cũ
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
2.1 Đọc văn bản
2.2 Khám phá văn bản
- GV chiếu câu hỏi 4, 5. (Sách mềm)
- GV: Trước hết, chúng ta cùng nhau tìm hiểu câu hỏi số 4. 
- GV chiếu đoạn 2, gọi HS phân vai đọc đoạn 2. 
H: Em có nhận xét về phần đọc của 3 bạn? 
H: Em hãy xác định sự việc chính trong đoạn này?
- Cuộc trò chuyện của Mon và Mên
H: Hình thức ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn là gì?
- Hình thức đối thoại.
H: Em hãy chỉ ra những lời nói của nhân vật Mon trong đoạn đối thoại đó?
- GV chiếu máy cho HS chơi TRÒ CHƠI TIẾP SỨC: 
 Luật chơi như sau: 
+ Hình thức: 2 đội. (Đội 1 - tên là THỎ ; Đội 2 - tên là SÓC) .
+ Thời gian: 2 phút
+ Nội dung: Xác định những lời nói của nhân vật Mon.
- Hai đội đã thực hiện xong trò chơi -> GV cả lớp cùng cô quan sát vào kết quả của hai đội và đồng thanh hô to 1,2,3...
- GV nhận xét kết quả, tuyên dương tinh thần tham gia và tặng quà cho cả hai đội. Cảm ơn, HS về chỗ.
- GV chốt và chiếu lời nói củ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_1_den_13_bai_1_bau_troi_tuoi_tho.doc