Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)

a. Về Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Thấy được vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.

b. Về Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

c. Về Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, yêu quý các nhà thơ nữ; cảm thông, thương cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

* Năng lực phát triển: Rèn năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực hợp tác và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Chuẩn bị của giáo viên: M¸y chiÕu

b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi cuối bài.

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra:

- Kiểm tra sĩ số:.

- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.

b. Dạy nội dung bài mới

A. Hoạt động khởi động.

* Mục tiêu: Học sinh được hiểu khái quát chủ đề tiết học, được chủ động tìm tòi kiến thức mới,tạo không khí hứng thú đối với tiết học.

Giáo viên chuẩn bị bánh trôi. Cho học sinh nhận biết tên bánh. Giáo viên dẫn vào bài.

 Nhân dân ta thường có tục lệ làm bánh trôi vào ngày 3/3 âm lịch, ta gọi là tết Hàn thực. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi vô cùng đẹp đẽ này, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã có những liên tưởng vô cùng độc đáo được viết trong bài thơ “Bánh trôi nước” mà ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

 

docx 7 trang sontrang 9090
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: ................................
Tiết 26 
BÁNH TRÔI NƯỚC
 ( Hồ Xuân Hương)
1. Mục tiêu
a. Về Kiến thức: Giúp học sinh nắm được
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Thấy được vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
b. Về Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.
c. Về Thái độ: Giáo dục lòng tự hào, yêu quý các nhà thơ nữ; cảm thông, thương cảm với số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
* Năng lực phát triển: Rèn năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực hợp tác và năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên: M¸y chiÕu
b. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi cuối bài.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra:
- Kiểm tra sĩ số:.................
- Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ.
b. Dạy nội dung bài mới 
A. Hoạt động khởi động.
* Mục tiêu: Học sinh được hiểu khái quát chủ đề tiết học, được chủ động tìm tòi kiến thức mới,tạo không khí hứng thú đối với tiết học.
Giáo viên chuẩn bị bánh trôi. Cho học sinh nhận biết tên bánh. Giáo viên dẫn vào bài.
 Nhân dân ta thường có tục lệ làm bánh trôi vào ngày 3/3 âm lịch, ta gọi là tết Hàn thực. Qua hình ảnh chiếc bánh trôi vô cùng đẹp đẽ này, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã có những liên tưởng vô cùng độc đáo được viết trong bài thơ “Bánh trôi nước” mà ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh Đọc - tìm hiểu chung.
*Mục tiêu: Học sinh nắm được thông tin về tác giả, tác phẩm. Cách đọc bài thơ và các kiến thức chung về bài thơ.
HS: Đọc chú thích * (sgk - 95)
GV: Em biết gì về tác giả Hồ Xuân Hương?
HS trả lời theo hiểu biết.
GV bổ sung: 
-Không rõ năm sinh, năm mất và lai lịch. Một số sách cho rằng bà là con của Hồ Phi Diến, quên ở Nghệ An. Ông ra Bắc dạy học lấy vợ lẽ (Cô gái Bắc Ninh họ Hà) sinh ra Hồ Xuân Hương.
Cuộc đời riêng tư của nữ thi sĩ gặp nhiều đau khổ. Bà lấy chồng muộn xây dựng gia đình chẳng mấy hạnh phúc – cuộ hôn nhân (làm lẽ) với Tổng Cóc, 1 tên ác bá, ngu dốt, là nỗi đau buồn của nhà thơ. Về sau Tổng Cóc mất, bà tái giá làm lẽ cho ông Phủ Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) cũng chẳng vui vẻ, hạnh phúc gì.
Cuộc đời bà bao nỗi buồn đau, bất hạnh, oan ức đều trải lòng hết và thơ. Bà được coi là bà chúa thơ Nôm.
GV: Em biết gì về sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương?
HS trả lời 
 GV: bổ sung: Bà là nhà thơ Nôm nổi tiếng, bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa thanh vừa tục.
GV cho học sinh đọc bài thơ. 
Câu 1: Đọc vui tươi, tự hào.
Câu 2,3 nhỏ dần, câu 4 đọc lên giọng một chút thể hiện sự khẳng định.
GV đọc mẫu, 2 học sinh đọc.
Gv nhận xét.
GV: Em hiểu thế nào là rắn nát?
HS trả lời 
GV: Bài thơ được viết bằng loại chữ gì? theo thể thơ nào?
HS trả lời
GV: cấu tạo bài gồm mây câu? Mấy chữ?
HS: 4 câu, 7 chữ. Tổng số bài 28 chữ.
GV: cách ngắt nhịp?
GV mở rộng: Thể thơ này giống bài thơ Sông núi nước Nam mà ta đã học, song lại có sự khác nhau về chữ viết.
GV: xác định phương thức biểu đạt?
GV: có người cho rằng bài thơ này có tính đa nghĩa. Vậy đa nghĩa là gì? Bài thơ này có mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào?
HS: Đa = nhiều -> nhiều nghĩa.
- Hai nghĩa: nghĩa đen (nghĩa bên ngoài) tả thực chiếc bánh trôi nước.
 Nghĩa bóng (nghĩa ẩn bên trong): Thân phận, phẩm chất người phụ nữ trong xã hội xưa.
Đọc – tìm hiểu chung.
Tác giả, tác phẩm
Tác giả
- Hồ Xuân Hương không rõ năm sinh năm mất và lai lịch
Bà chúa thơ Nôm.
Tác phẩm:
- Nhiều sáng tác viết bằng chữ Nôm.
- Bài thơ Bánh trôi nước thuộc nhóm thơ vịnh vật. Bài thơ tiêu biểu cho phong cách Hồ Xuân Hương.
Đọc
Chú thích. (SGK – 95)
Tìm hiểu chung.
-Chữ Nôm
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật.
Ngắt nhịp ¾
Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Đọc – hiểu văn bản.
*Mục tiêu: Học sinh nắm được hai tầng nghĩa của bài thơ, tìm ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và ngụ ý sâu sa mà tác giả gửi gắm.
GV: Với tầng nghĩa thứ nhất, bánh trôi được miêu tả như thế nào?
HS: 
- Màu sắc: Trắng
- Hình dáng: Tròn
- Nhân bánh: Đường đỏ, ngọt thanh
GV: Nêu quy trình làm bánh?
HS: Nặn tròn, rắn hoăc nát đều do tay người nặn. Luộc trong nước, khi sống thì bánh chìm, khi chín thì nổi lên.
GV: Bánh rắn tròn hay nát méo đều do tay người nặn có kheo léo hay không, vậy bánh nát hay rắn thì chất lượng bánh có thay đổi hay không?
HS: Không thay đổi, vân ngon ngọt.
GV: Nhận xét về cách tả thực bánh trôi nước?
GV: Để tả thực hình ảnh bánh trôi chính xác như vậy, tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
HS tìm tòi trả lời.
GV bổ sung: Sử dụng các tính từ linh hoạt.
GV: Để nói về thân phận, phẩm chất người phụ nữ, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
HS: Ẩn dụ.
Câu thơ 1: 
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
GV: mở đầu bài thơ là cụm từ “Thân em”, vậy thân em là chỉ ai? Chỉ điều gì?
HS: Thân thể, thân phận người phụ nữ.
GV: Mô tuýp “Thân em” là hình ảnh quen thuộc trong ca dao, em hãy đọc một câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ “ Thân em”?
HS: Đọc
GV: Mô tuýp ấy cho thấy Hồ Xuân Hương đã vận dụng khéo léo ca dao, dân ca vào ý thơ của mình, cũng là nói lên số phận người phụ nữ bé nhỏ, chịu nhiều đau khổ, đắng cay.
GV: Với tầng nghĩa này, vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ được miêu tả như thế nào qua hai tính từ: Trắng và tròn?
HS trả lời
GV: Điệp từ, quan hệ từ “Vừa” gợi vẻ đẹp cân đối, hoàn hảo, trắng trẻo, đầy đặn, xinh xắn của người phụ nữ.
GV: Em có cảm nhận gì về nội dung câu thơ 1?
Hs: Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ.
GV: Với vẻ đẹp ấy thì người phụ nữ có quyền được sống như thế nào?
HS: Cuộc sống được trân trọng, nâng niu, hạnh phúc.
GV: Còn trong bài thơ, tác giả diễn tả như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu câu thơ 2,3
Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
GV: tác giả mượn thành ngữ dân gian “Bảy nổi ba chìm” với dụng ý gì?
HS: Tả sự chìm nổi của Bánh trôi nước 
-> Từ đó gợi liên tưởng đến số phận bấp bênh, long đong, lận đận của người phụ nữ.
GV: em hiểu cụm từ “nước non” như thế nào?
HS: Nước luộc bánh hay cũng chính là cuộc đời, là xã hội phong kiến.
Gv bổ sung: Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm” được đảo ngữ, đối lập càng thể hiện rõ sự long đong, lận đận, vất vả của người phụ nữ trong chính cuộc đời của họ trong xã hội phong kiến. Chữ “chìm” với thanh huyền được đặt giữa câu thơ như một lời cảm thông, thấu hiểu sâu sắc.
GV: Qua những từ “Rắn nát, tay kẻ nặn” em hiểu như thế nào về số phận người phụ nữ?
HS: Rắn nát là hạnh phúc, khổ đau
 Tay kẻ nặn: Phụ thuộc và người đàn ông, cam chịu số phận.
GV: Cuộc đời của người phụ nữ, hạnh phúc hay khổ đau đề do xã hội và người đàn ông quyết định. Quan hệ từ “mặc dầu” thể hiện sự phó thác, phụ thuộc không tự chủ, không có tiếng nói.
GV: Cuộc đời, long đong, trôi nổi như vậy còn phẩm chất của họ thì sao?
Câu 4: 
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
GV: Em hiểu thế nào là “ Tấm lòng son”?
HS: Là nhân của chiếc bánh, đỏ và ngọt, hiểu theo nghĩa bóng chính là tấm lòng thủy chung, son sắt.
GV bổ sung: Càng quý hơn khi vẻ đẹp ấy được đặt trong hoàn cảnh đau đớn, bất hạnh nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì người phụ nữ vẫn giữ tấm lòng son đó.
GV: Khi ví thân phận mình với chiếc bánh trôi, người phụ nữ bộc lộ tình cảm gì?
HS: Thương thân - tự hào - oán ghét xã hội.
GV: Qua tìm hiểu em thấy tác giả nhắn gửi ngụ ý gì?
HS nêu:
GV: Từ bài thơ, em hiểu gì về người phụ nữ phong kiến xưa?
HS: Đẹp người, đẹp nết, phải sống cuộc đời cam chịu, số phận lận đận nhưng vẫn luôn giữ phẩm chất son sắt, thủy chung.
Hoạt động nhóm nhỏ
GV giao việc: Người phụ nữ trong xã hội ngày nay có gì khác với người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi xưa?
Thời gian: 3 phút
HS hoạt động, trình bày.
GV tổng hợp, kết luận.
Phụ nữ ngày nay không bị phân biệt đối xử, nam nữ bình đẳng. Họ được đứng lên làm chủ cuộc đời, làm chủ tương lai của mình, có nhiều người giữ trong trách, địa vị cao trong xã hội.
GV cho HS xem các hình ảnh của những người phụ nữ hiện nay.
II. Đọc - hiểu văn bản
Tầng nghĩa đen: Hình ảnh bánh trôi nước
*Cấu tạo:
- Màu sắc: Trắng
- Hình dáng: Tròn
- Nhân bánh: Đường đỏ, ngọt thanh
*Kĩ thuật làm: 
- Cách làm: Nặn rắn, nát
- Cách nấu: Luộc trong nước
Sống: Chìm; Chín: Nổi
*Chất lượng: Ngon ngọt không thay đổi
=> Tả thực bánh trôi nước chính xác, tỉ mỉ, hấp dẫn. Giúp người đọc hình dung được chiếc bánh.
Tầng nghĩa bóng: Thân phận, phẩm chất người phụ nữ.
Câu thơ 1: Vẻ đẹp hình thể của người phụ nữ.
+ Thân em: Thân thể, thân phận người phụ nữ.
+ Trắng: trắng trẻo, trong trắng.
+ Tròn: Tròn trịa, phúc hậu.
Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ:
 Hình thể
 Tâm hồn
Câu thơ 2 + 3: Số phận người phụ nữ.
+Long đong, lận đận, bấp bênh.
Phụ thuộc, cam chịu.
-Câu 4: Phẩm chất người phụ nữ.
+Phẩm chất: Son sắt, nghĩa tình, nhân hậu và thủy chung.
-> Ngụ ý:
+ Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp duyên dáng, phẩm chất trong sáng, nghĩa tính sắt son của người phụ nữ; 
+Cảm thông, xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
*Mục tiêu: Học sinh nắm đước các biện pháp nghệ thuật được sử dụng, tác dụng của chúng. Hiểu được ý nghĩa của bài thơ đem lại.
GV: Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ?
HS: 
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật.
- Ngôn từ bình dị, sử dụng các biện pháp nghệ thuât: 
- Xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
GV: Bài thơ có ý nghĩa như thế nào?
HS: ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ.
HS Đọc ghi nhớ Sgk Tr. 95.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật.
- Ngôn từ bình dị, sử dụng các biện pháp nghệ thuât: Điệp ngữ, ẩn dụ, đảo ngữ, thành ngữ, quan hệ từ, mô típ dân gian.
- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng ý nghĩa.
2. Ý nghĩa văn bản.
 Bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hịên lòng cảm thông sâu sắc đối với thân phận nổi chìm của họ.
* Ghi nhớ (sgk - 95)
C. Hoạt động luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức vừa học để trả lời các câu hỏi, bài tập liên quan đến nội dung bài học.
GV: Hãy ghi lại những câu hát than thân đã học bắt đầu bằng từ ''Thân em''. 
Dự kiến đáp án:
	 Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng:
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn.
Hoạt động cá nhân:
GV: Vẽ Sơ đồ tóm tắt nội dung bài học
Dự kiến đáp án:
GV đặt vấn đề chuyển giao nhiệm vụ để thực hiện ngoài lớp học.
- Soạn bài : Sau phút chia li. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_7_tiet_26_banh_troi_nuoc_ho_xuan_huong.docx