Giáo án ôn đội tuyển Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án ôn đội tuyển Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021

CẢM THỤ CA DAO VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức.

-Học sinh nắm được nội dung, nghệ thuật của thể loại ca dao dân ca về tình cảm gia đình.

2. Kĩ năng. Rèn kĩ năng phân tích tác phẩm văn học.

 - Vận dụng các bài ca dao chủ đề về tình cảm gia đình để viết bài.

3. Thái độ.Có thái độ nghiêm túc làm bài.

II. Chuẩn bị.

- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.

- HS: Ôn tập lý thuyết văn biểu cảm, nghị luận

III. Tiến trình bài dạy.

1. Tổ chức.

2. Kiểm tra. Chữa bài cũ

3. Bài mới.

 

doc 245 trang Trịnh Thu Thảo 3630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn đội tuyển Ngữ văn 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/9/2020
Ngày giảng: 24/9/2020
Tuần 1- Buổi 1 - Tiết: 1,2, 3.
 CẢM THỤ VĂN BẢN: “Cổng trường mở ra”;“Mẹ tôi ”.
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hình dung hệ thống kiến thức của hai văn bản Cổng trường mở ra”;“Mẹ tôi ”. Một số điểm nổi bật về tác giả, nội dung tác phẩm: “những tấm lòng cao cả”. Bồi dưỡng tình cảm trân trọng cha mẹ của HS.
B.Chuẩn bị đồ dùng:
- GV giáo án, tài liệu tham khảo.
- HS chuẩn bị bài ôn tập.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức :
2. Bài mới :
I. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”
1. Tác giả: ét môn đô đơ Ami xi (31.10.1846 - 12.3.1908) - thọ 62 tuổi.
Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước ý (Italia).
Chưa đầy 20 tuổi (1866) ông đã là sĩ quan quân đội, chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất đất nước. Sau chiến tranh ông đã đi nhiều nơi, du lịch. Năm 1891 ra nhập Đảng Xã Hội ý chiến đấu cho công bằng xã hội vì hạnh phúc của nhân dân lao động.
+ Cuộc đời hoạt động xã hội và con đường văn chương với Ami xi chỉ là 1. Độc lập thống nhất tổ quốc, tình thương và hạnh phúc của con người là lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông. Nó kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.
+ Ông để lại một sự nghiệp văn chương đáng tự hào. Tên tuổi ông đã trở thành bất tử qua tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả”. Hơn một thế kỉ qua, trẻ em trên hành tinh đều đọc và học tác phẩm của ông.
2. Tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”.
ét môn đô đơ Ami xi đặt tên cho cuốn truyện là “Tấm lòng” XB 1886 khi tác giả 40 tuổi.
“Những tấm lòng cao cả” là cuốn nhật kí của cậu bé En ri cô người ý 11 tuổi - học tiểu học. Chú ghi lại những bức thư của bố, mẹ, những truyện đọc hàng ngày, những kỉ niệm sâu sắc, cảm động về các thầy cô giáo, bạn bè, những người bất hạnh đáng thương. Cuốn nhật kí khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau.
Trang cuối là trang “Từ biệt” đầy xúc động. Cậu bé đã lên lớp 4 và đã 12 tuổi.
- Tác phẩm có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ. Cách làm này rất độc đáo, thường có trong gia đình trung lưu, tri thức. Đó là một cách giáo dục tế nhị nhưng vô cùng sâu sắc. Đứa con sẽ đọc những bức thư nhiều lần cùng các truyện đọc hàng ngày hàng tháng. En ri cô đã chép lại chúng vào cuốn nhật kí, kèm theo những cảm xúc, suy nghĩ của mình. 
Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu: “Trong gia đình En ri cô, tháng nào bố hay mẹ cũng viết cho con một lá thư, không phải đi đâu gửi về mà ở ngay trong nhà, đưa cho con đọc và suy nghĩ; thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải nói chuyện với con một cách trang nghiêm”.
3. Đọc diễn cảm:
+ Truyện Mẹ tôi ( trang 10 ).
+ Trường học ( trang 9
II. Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra”, Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ”.
 1.Văn bản : “Cổng trường mở ra”.
Bài tập1: .Hãy nhận xét chỗ khác nhau của tâm trạng người mẹ & đứa con trong đêm trước ngày khai trường, chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở trong bài .
Gợi ý: Mẹ----------------------------Con.
- Trằn trọc, không ngủ, bâng khuâng, xao xuyến 
- Mẹ thao thức. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. 
- Mẹ lên giường & trằn trọc, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai là ngày khai trường lần đầu tiên của con. 
- Háo hức
- Người con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ “lớn rồi”giúp mẹ dọn dẹp phòng & thu xếp đồ chơi.
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 ly sữa, ăn 1 cái kẹo.
 Bài tập 2: Theo em, tại sao người mẹ trong bài văn lại không ngủ được? Hãy đánh dấu vào các lí do đúng.
A. Vì người mẹ quá lo sợ cho con.
B. Vì người mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình trước đây.
C. Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.
D. Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng nhớ vè ngày khai trường năm xưa của mình. 
Bài tập 3: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
*Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Bài tập 4: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng đường làng dài và hẹp”.
*Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi chơi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.
Bài tập 5: Người mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
A. Đó là thế giới của những đièu hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người.
B. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng ngàn năm đã tích lũy được.
C. Đó là thế giới của tình bạn, của tình nghĩa thầy trò, cao đẹp thủy chung.
D. Tất cả đều đúng.
Bài tập 6: Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
A. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.
B. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
D. Tất cả đều đúng.
2. Văn bản: “Mẹ tôi”.
Bài tập 1: Văn bản là một bức thư của bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”.
* Gợi ý: Nhan đề “Mẹ tôi” là tác giả đặt. Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng là tiêu điểm, là trung tâm để các nhân vật hướng tới làm sáng tỏ.
Bài tập 2: Thái độ của người bố khi viết thư cho En ri cô là :
Căm ghét. C. Chán nản.
Lo âu. D. Buồn bực.
Dẫn chứng: 
- Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố.
- Con lại dám xúc phạm đến mẹ con ư?
- Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền 
Bài tập 3: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En ri cô là ngày em mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn.
*Gợi ý: En ri cô đang ngồi lặng lẽ, nước mắt tuôn rơi. Vóc người vạm vỡ của cậu như thu nhỏ lại trong bộ quần áo tang màu đen. Đất trời âm u như càng làm cho cõi lòng En ri cô thêm sầu đau tan nát. Me không còn nữa. Người ra đi thanh thản trong hơi thở cuối cùng rất nhẹ nhàng. En ri cô nhớ lại lời nói thiếu lễ độ của mình với mẹ, nhớ lại nét buồn của mẹ khi ấy. Cậu hối hận, dằn vặt, tự trách móc mình và càng thêm đau đớn. Cậu sẽ không còn được nghe tiếng nói dịu dàng, âu yếm và nhẹ nhàng của mẹ nữa. Sẽ chẳng bao giờ còn được mẹ an ủi khi có nỗi buồn, mẹ chúc mừng khi có niềm vui và thành công. En ri cô buồn biết bao.
Bài tập 4: Chi tiết “Chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con” có ý nghĩa như thế nào.
*Gợi ý: Chi tiết này mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là cái hôn tha thứ, cái hôn của lòng mẹ bao dung. Cái hôn xóa đi sự ân hận của đứa con và nỗi đau của người mẹ.
Bài tập 5: Giải nghĩa các từ sau.
- Lễ độ: Thái độ dược coi là đúng mực, biết coi trọng người khác khi giao tiếp.
- Cảnh cáo: Phê phán một cách nghiêm khắc đối với những việc làm sai trái.
- Quằn quại: Chỉ tình trạng đau đớn vật vã của cơ thể. ở đây chỉ trạng thái tình cảm đau đớn tột độ khi trong lòng có nỗi lo âu buồn bã.
- Hối hận: Lấy làm tiếc, day dứt, đau đớn, tự trách mình khi nhận ra đã làm một điều gì đó sai lầm.
Bài tập 6: Theo em người mẹ của En ri cô là người như thế nào? Hãy viết 1 đoạn văn làm nổi bật hình ảnh người mẹ của En ri cô (học sinh viết đoạn - đọc trước lớp).
Ngày soạn: 24/9/2020
Ngày giảng: 1/10/2020
Buổi 2 Tiết : 4,5,6
Cảm thụ văn bản: “CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ”
I. Mục tiêu cần đạt:
- Truyện đã nêu những vấn đề chính:
- Phê phán các bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái.
- Miêu tả thể hiện nỗi đau xót xa, tủi hờn của những em bé chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
- Ca ngợi tình cảm nhân hậu vị tha.
- Luyện tập về liên kết văn bản, bố cụa văn bản và mạch lạc trong văn bản.
II.Tiến trình bài giảng:
 1. Tổ chức :
 2. Bài mới :
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Khánh Hoài (Bút danh khác: Bảo Châu), tên khai sinh: Đỗ Văn Xuyền, sinh ngày 10 tháng 7 năm 1937. Quê gốc: xã Đông Kinh, Đông Hưng, Thái Bình. Nơi ở hiện nay: thành phố Việt Trì. 
- Tốt nghiệp Đại học sư phạm (khoa sinh ngữ). Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1981). Năm 1956-1959 học Đại học sư phạm Hà Nội. 
- Từ 1959-1987: Dạy học, làm hiệu trưởng nhiều trường phổ thông ở Vĩnh Phú.
- Từ 1988 đến nay: Chi Hội trưởng chi hội Văn nghệ Việt Trì; Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội và Phó chủ nhiệm thường trực ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em thành phố Việt Trì. 
* Tác phẩm đã xuất bản: 
- Trận chung kết (truyện dài, 1975)
 - Những chuyện bất ngờ (truyện vừa 1978)
 - Cuộc chia tay của những con búp bê (truyện, 1992) 
- Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà (hay Băng ngũ hổ, truyện vừa, 1993-1994) Nhà văn đã được nhận: 
- Giải A, giải Văn nghệ Vĩnh Phú 10 năm (1975-1985) (truyện dài Trận chung kết). 
 - Giải Nhì cuộc thi thơ -văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen (Thụy Điển) tổ chức (cho truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê)
 - Giải chính thức giải thưởng Hùng Vương (Hội Văn nghệ Vĩnh Phú) (cho tập Chuyện ở lớp, chuyện ở nhà) 
2. Tác phẩm: 
Hoàn cảnh ra đời
Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” được trao giải Nhì, cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em, do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen Thụy Điển tổ chức năm 1992.
Thể loại
Truyện ngắn. 
Tóm tắt:
Vì bố mẹ chia tay nhau, hai anh em Thành và Thuỷ cũng phải mỗi người một ngả: Thuỷ về quê với mẹ còn Thành ở lại với bố. Hai anh em nhường đồ chơi cho nhau, Thuỷ đau đớn chia tay thầy cô, khi chia tay còn quyến luyến anh không muốn rời,... Ba cuộc chia tay gợi lên ở bạn đọc những xúc cảm mạnh mẽ cùng nỗi xót thương cho cảnh ngộ mà lẽ ra những người bạn nhỏ không phải gánh chịu.
Giá trị nội dung
Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện khiến người đọc thấm thía rằng: Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn, không nên vì bất cứ lí do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng ấy.
Giá trị nghệ thuật
- Ngôi kể thứ nhất, giúp bộc lộ cảm xúc chân thật, dễ dàng
- Lời kể chân thành, giản dị, không có xung đột dữ dội, ồn ào phù hợp với tâm trạng nhân vật và có sức truyền cảm
- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế
- Lựa chọn chi tiết, hình ảnh độc đáo, hấp dẫn.
II. Dàn ý phân tích tác phẩm “Cuộc chia tay của những con búp bê”:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả Khánh Hoài (tiểu sử, các tác phẩm chính .)
- Giới thiệu về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” (xuất xứ, tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, )
2. Thân bài:
a. Cảnh hai anh em Thành và Thủy chia đồ chơi
- Tâm trạng của Thành và Thủy khi biết tin hai anh em sắp phải xa nhau:
 + Thủy: bất giác run lên bần bật, kinh hoàng và tuyệt vọng, khóc cả đêm, mất hồn, loạng choạng, không cho chia rẽ hai con búp bê, buồn thăm thẳm, 
 + Thành: cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suốt, ướt dầm cả gối và hai cánh tay áo, lạy trời đây chỉ là một giấc mơ
⇒ Hai anh em đau khổ, ngậm ngùi trước nỗi đau chia xa
- Hai anh em nhớ lại những kỉ niệm đã có cùng nhau:
 + Thủy mang kim ra tận sân vận động vá áo cho anh
 + Thành giúp em học, chiều nào cũng đến đón em về
- Khi chia đồ chơi, tình cảm yêu thương và sự gắn bó của hai anh em càng thể hiện rõ:
 + Chia đồ chơi, Thành nhường hết cho em
 + Thủy thương anh, “không có ai gác đêm cho anh ngủ nên nhường lại cho anh con vệ sĩ”.
⇒ Thành và Thủy rất mực gần gũi, quan tâm, yêu thương và sẵn sàng chia sẻ cùng nhau.
b. Thủy chia tay cô giáo và lớp học
- Khóc thút thít vì Thủy phải chia xa nơi này mãi mãi và có thể Thủy sẽ không còn được đi học nữa.
- Cô giáo tái mặt, nước mắt dàn dụa.
- Bọn trẻ khóc mỗi lúc một to hơn.
⇒ Mọi người đều ngạc nhiên, thương xót và đồng cảm với nỗi bất hạnh của Thủy.
- Bức tranh cảnh vật vẫn tươi vui như mọi ngày: mọi người vẫn đi lại bình thường, nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật.
c. Cảnh hai anh em Thành và Thủy chia tay nhau:
- Tâm trạng và hành động của Thủy:
 + Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá.
 + Lấy con Vệ Sĩ ra đặt cạnh đầu giường anh để nó gác đêm cho anh ngủ.
 + Nhắc anh, lúc nào có áo rách, tìm về chỗ em để em vá.
 + Cuối cùng, Thủy đặt con Em Nhỏ ở lại và dặn anh không bao giờ được để chúng nó ngồi xa nhau.
- Tâm trạng của Thành: mếu máo, chân như chôn xuống đất, hứa với em sẽ để con Vệ Sĩ và Em Nhỏ cạnh nhau.
⇒ Khung cảnh chia tay đau thương, buồn bã, ngậm ngùi của hai anh em Thành và Thủy.
3. Kết bài:
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật:
 + Nội dung: ca ngợi tình cảm anh em, tình cảm gia đình thắm thiết. Đồng thời, phản ánh hiện tượng xã hội: li hôn và hậu quả của nó.
 + Nghệ thuật: cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, kết hợp giữa quá khứ và hiện tại, 
- Cảm nhận của bản thân về văn bản: để lại nhiều cảm xúc, gợi nhắc về tình cảm gia đình, tình anh em, 
B. Bài tập:
Bài tập 1: Trong truyện có chi tiết nào khiến em cảm động nhất. Hãy trình bày bằng 1 đoạn văn (học sinh viết, giáo viên nhận xét - cho điểm).
* Gợi ý: Cuối câu chuyện Thủy để lại 2 con búp bê ở bên nhau, quàng tay vào nhau thân thiết, để chúng ở lại với anh mình. Cảm động biết bao khi chúng ta chứng kiến tấm lòng nhân hậu, tốt bụng, chan chứa tình yêu thương của Thủy. Thà mình chịu thiệt thòi còn hơn để anh mình phải thiệt. Thà mình phải chia tay chứ không để búp bê phải xa nhau. Qua đó ta cũng thấy được ước mơ của Thủy là luôn được ở bên anh như người vệ sĩ luôn canh gác giấc ngủ bảo vệ và vá áo cho anh.
Bài tập 2: Vì sao Thành và Thủy đang đau khổ mà chim và người vẫn ríu ran. Vì sao khi dắt em ra khỏi trường, Thành vẫn thấy mọi cảnh vật vẫn diễn ra bình thường?
* Gợi ý: Đó là 2 chi tiết nghệ thuật đặc sắc và giàu ý nghĩa. Bố mẹ bỏ nhau - Thành và Thủy phải chia tay nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình Thành. Con dòng chảy thời gian, nhịp điệu cuộc sống vẫn sôi động và không ngừng trôi. Câu chuyện như một lời nhắn nhủ: mỗi người hãy lắng nghe và chú ý đến những gì đang diễn ra quanh ta, để san sẻ nỗi đau cùng đồng loại. Không nên sống dửng dưng vô tình. Chúng ta càng thấm thía: tổ ấm gia đình, hạnh phúc gia đình, tình cảm gia đình là vô cùng quí giá, thiêng liêng; mỗi người, mỗi thành viên phải biết vun đắp giữ gìn những tình cảm trong sáng, thân thiết ấy.
Bài tập 3: Đọc kĩ lại đoạn văn ngắn “Tôi dắt em ra vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật” . Thử hình dung mình là nhân vật Thành trong câu chuyện, em hãy nói lên tâm trạng của mình. 
* Gợi ý: Đoạn văn miêu tả về cảnh vật đặt ngay sau đoạn văn miêu tả về cảnh chia tay giữa Thuỷ và lớp học. 
- Nhìn cảnh chia tay của em gái với lớp học: cô giáo thì “giàn giụa nước mắt”, Thuỷ nức nở, còn bọn trẻ khóc ngày một to hơn, tôi cảm thấy xót xa vô cùng.
- Thế mà cảnh vật bên ngoài “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên: cảnh vật”. Tôi tự hỏi: nỗi đau, cảnh ngộ đau xót, đáng thương của hai an hem tôi không hề tác động gì đến cảnh vật và mọi người xung quanh hay sao? Tôi đau khổ tột cùng và cảm thấy hụt hẫng và đặt ra nhiều câu hỏi trong đầu: Tại sao? Bố mẹ bỏ nhau, khiến anh em tôi phải xa nhau? Đó có lẽ là bi kịch riêng của một gia đình, bi kịch riêng của anh em tôi. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách bình thường, tự nhiên. 
Bài tập 4: Ở phần cuối truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài, nhân vật Thuỷ khi đã trèo lên xe theo mẹ, bỗng tụt xuống, đi nhanh về phía giường và: “ đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ ”.
 Bằng một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu), hãy trình bày suy nghĩ của em về chi tiết này.
 * Gợi ý: 
- Chi tiết tưởng như gây bất ngờ nhưng lại phù hợp trong sự phát triển tâm lí nhân vật, vì có liên quan đến việc bé Thủy tru tréo lên giận dữ khi Thành chia con Em Nhỏ và con Vệ Sĩ
- Chi tiết này cho ta thấy Thủy là một em bé rất thương anh, thương những con búp bê, chấp nhận chia lia chứ không để búp bê phải chia tay, muốn anh luôn có con Vệ Sĩ gác cho giấc ngủ được ngon lành. 
Người đọc vừa mến yêu trân trọng vừa xót xa thương cho cô bé có lòng vị tha nhân hậu mà chịu nỗi đau quá lớn khi tuổi còn nhỏ đã phải chịu cảnh chia lìa 
- Chi tiết truyện còn mang thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc: cuộc chia tay của các em nhỏ là rất vô lí, là không nên có, không nên để nó xảy ra, chi tiết đó cũng gợi nỗi khát khao cháy bỏng của tuổi thơ chúng ta, đó là tuổi thơ cần được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, sống trong tình cảm đầm ấm của gia đình.
Bài tập 5: Trong truyện “ cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả đã miêu tả cảnh thiên nhiên trong một đoạn văn như sau:
“ Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sau, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng thế này”.
a) Hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn.
b) Qua đoạn văn, em hãy chỉ rõ vai trò của văn miêu tả trong tác phẩm tự sự này.
* Gợi ý: 
a) Nghệ thuật miêu tả trong đoạn văn:
- Từ ngữ, hình ảnh: dùng từ miêu tả màu sắc, âm thanh, từ láy gợi hình, gợi âm thanh “ rực rỡ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran”.
- Nghệ thuật nhân hóa.
b) Qua đó làm hiện lên bức tranh thiên nhiên sinh động, rực rỡ.
Dụng ý nghệ thuật của tác giả: thiên nhiên càng tươi đẹp, rộn ràng; cuộc sống sinh hoạt càng nhộn nhịp thì càng làm người đọc xót xa tâm trạng đau buồn, nặng nề của hai anh em Thành và Thủy khi phải chịu cảnh chia lìa. Như vậy, vai trò của văn miêu tả ở đây là tả cảnh để làm nổi bật nội tâm của nhân vật.
Bài tập 6: Chia tay mẹ và em, Thành dã quay vào nhà và ghi lại cảm xúc của mình trong một trang nhật kí. Em hãy tưởng tượng và ghi lại trang nhật kí ấy.
* Gợi ý: Mẹ và em đi rồi, tôi lặng lẽ trở về ngôi nhà trống vắng. Nhìn những đồ vật trong ngôi nhà, tôi như thấy hình ảnh của mẹ và em gái thân thương như vẫn đang còn đâu đây. Tôi không thể tin rằng tôi sẽ không còn được nhìn thấy mẹ và em gái trong ngôi ngôi nhà này nữa. Bất giác tôi lôi cuốn nhật kí và ghi trong vô thức: “ Mình phải xa mẹ, xa em thật rồi sao? Giờ đây mỗi buổi sáng không còn được nghe tiếng gọi thân thương của mẹ, mỗi buổi chiều đi học về không còn được nghe tiếng cười nói ríu ran của em Mẹ ơi, em ơi! Hai người thương yêu nhất của tôi! Mẹ ơi, con biết bố mẹ có những nỗi đau riêng, con thương bố mẹ nhưng vẫn buồn nhiều lắm. Tại sao bố mẹ lại chia tay để anh em chúng con cũng phải xa nhau? Ở nơi xa, em có buồn và nhớ anh không, anh hứa sẽ luôn gìn giữ con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ, luôn đặt chúng cạnh nhau như anh em mình không hề chia xa”. 
Ngày soạn: 1/10/2020
Ngày giảng: 3/10/2020
Tuần 2- Buổi 3 - Tiết: 7,8,9
LUYỆN ĐỀ CẢM THỤ VĂN BẢN: “Cổng trường mở ra”;“Mẹ tôi ”.
A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh thực hành luyện đề của hai văn bản Cổng trường mở ra”;“Mẹ tôi ”. Một số điểm nổi bật về tác giả, nội dung tác phẩm: “những tấm lòng cao cả”. Bồi dưỡng tình cảm trân trọng cha mẹ của HS.
B.Chuẩn bị đồ dùng:
- GV giáo án, tài liệu tham khảo.
- HS chuẩn bị bài ôn tập.
C. Tiến trình tiết dạy:
1. Tổ chức :
2. Bài mới :
Đề 1: Sau khi học xong văn bản “Mẹ tôi” (trích “Những tấm lòng cao cả” của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi), em hãy đóng vai nhân vật En-ri-cô để viết thư cho mẹ, cầu xin mẹ tha thứ cho những lỗi lầm mà cậu đã gây ra với mẹ. 
Gợi ý
a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm (chú ý, đây là dạng văn biểu cảm theo hình thức viết thư, phải đảm bảo thể thức của một bức thư).
b. Xác định đúng nội dung cần biểu cảm.
c. Triển khai nội dung của bài văn biểu cảm theo định hướng sau:
c1. Mở bài: Tưởng tượng tình huống và nêu lí do viết thư: 
- Nhận được bức thư vô cùng xúc động của bố.
- Nhận thức: Con cần phải viết thư xin mẹ tha thứ lỗi lầm mà con đã gây ra đối với người mẹ kính yêu.
C2. Thân bài: Lần lượt trình bày được những ý sau:
-  Nhận thấy được lời nói và hành động vô lễ của mình đối với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà là một tội lỗi vô cùng nghiêm trọng.
- Cảm thấy day dứt, ân hận vì đã xúc phạm mẹ - người đã sinh thành nuôi dưỡng, hi sinh tất cả cho mình (bộc lộ thái độ, cảm xúc chân thành; buồn đau, băn khoăn, day dứt và biết tỏ thái độ hối hận )
- Hiểu sâu sắc hơn về tình cảm thiêng liêng cao đẹp mà mẹ đã dành cho em và thấy tội lỗi dày vò lương tâm hơn bao giờ hết (những tình cảm và việc làm mẹ chăm sóc con khi con bị ốm đau, bệnh tật .).
- Có thái độ thành khẩn, chân thật xin mẹ tha thứ, sửa chữa lỗi lầm và sống có ý nghĩa để bù đắp lại lỗi lầm.
- Rèn luyện ý thức: phải sống tốt, học hành chăm chỉ, tu dưỡng đạo đức, bồi dưỡng nhân cách, biết lễ phép với cha mẹ và những người lớn tuổi. Không phụ công ơn sinh thành, dưỡng dục, đức hi sinh trời biển của cha mẹ đối với mình.
- Không bao giờ tái phạm, rút ra một bài học làm con, làm người sâu sắc.
- Đưa ra lời khuyên bổ ích cho các bạn: cần trân trọng, biết ơn cha mẹ, không được chà đạp lên tình cảm thiêng liêng, cao đẹp mà cha mẹ đã dành cho mình. (Có thể lấy một vài câu thơ, ca dao, về đạo hiếu làm con đối với cha mẹ để khép lại phần thân bài).
C3. Kết bài:
- Kính mong mẹ tha thứ cho lỗi lầm của mình.
- Cảm ơn bố vì đã giúp con nhận ra lỗi lầm nhục nhã, xấu hổ nhất trong cuộc sống của con.
- Con sẽ sống đẹp, sống có ý nghĩa với bố mẹ, với cuộc đời và luôn khắc sâu trong tim lời dạy của bố: “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên nó”.
d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo, giàu cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 
Ngày soạn: 6/10/2020
Ngày dạy:8/10/2020
Tiết 10,11,12
BUỔI 4: 
CẢM THỤ VĂN BẢN “SÔNG NÚI NƯỚC NAM”, 
“PHÒ GIÁ VỀ KINH”.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh mở rộng kiến thức về thể thơ đường luật.
- Biết phân tích & cảm thụ 2 tác phẩm văn học: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh. 
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. THỂ THƠ ĐƯỜNG LUẬT. 
Bao gồm : - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
 - Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
 - Thể thơ thất ngôn bát cú.
 - Thể thơ trường luật (dài hơn 10 câu).
* Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - HS chủ yếu học thể thơ này.
- Là thể thơ mà mỗi bài chỉ có 4 câu. Mỗi câu 7 tiếng, viết theo luật thơ do các thi sĩ đời Đường (618-907) nước Trung Hoa sáng tạo nên.
- Các nhà thơ VN sáng tác những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán- chữ Nôm hoặc bằng chữ Quốc ngữ.
 VD: - Nam Quốc Sơn Hà Lí Thường Kiệt.(viết bằng chữ Hán)
 - Bánh Trôi Nước. Hồ Xuân Hương.(viết bằng chữ Nôm)
 - Cảnh Khuya. HCM. (viết bằng chữ quốc ngữ)
1. Hiệp vần:
Mỗi bài có thể có 3 vần chân, hoặc 2 vần chân.ở đây chỉ nói 3 vần chân(loại phổ biến), loại vần bằng.
Các chữ cuối câu 1-2 & 4 hiệp vần. (Vần chân hoặc vần bằng).
2. Đối:Phần lớn không có đối.
Nếu có: - Câu 1-2 đối nhau. 
 - Câu 3- 4 đối nhau. Đối câu, đối ý, đối thanh.
 - Câu 2- 3 đối nhau. 
 3. Cấu trúc: 4 phần. Khai ,Thừa. Chuyển. Hợp.
4. Luật: Nhất, tam, ngũ, bất luận.
 Nhị, tứ, lục, phân minh.
Các chữ 1- 3- 5 là bằng hay trắc đều được,các chữ 2- 4- 6 phải đúng luật bằng, trắc.
- Luật bằng trắc (loại bài có 3 vần)
+ Các chữ không dấu, chỉ có dấu huyền thuộc thanh bằng.
+ Các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã, thuộc thanh trắc. 
+ Trong mỗi câu thơ, các chữ 2- 4- 6 phãi đối thanh. Nếu chữ thứ 2 là bằng ® chữ thứ 4 là trắc ® chữ thứ 6 là bằng. Nếu chữ thứ 2 là trắc ® chữ thứ 4 là bằng ® chữ thứ 6 là trắc. Nói một cách khác, mỗi câu thơ, chữ thứ 2 & 6 phải đồng thanh, chữ thứ 4 phải đối thanh với 2 chữ thứ 2 & 6.
Cặp câu 1 & 4, cặp câu 2 & 3 thì các chữ thứ 2 - 4- 6 phải đồng thanh (cùng trắc hoặc cùng bằng)
Luật bằng:
1
2
3
4
5
6
7
1
B
T
B
Vần
2
T
B
T
Vần
3
T
B
T
4
B
T
B
Vần
Luật trắc:
1
T
B
T
Vần
2
B
T
B
Vần
3
B
T
B
4
T
B
T
Vần
II. CẢM THỤ: “ SÔNG NÚI NƯỚC NAM” & “PHÒ GIÁ VỀ KINH”
Bài tập 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? 
* Gợi ý: Bài thơ từng được xem là bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên được viết bằng thơ ở nước ta. Bài thơ là lời khẳng định hùng hồn về chủ quyền dân tộc Việt Nam & tỏ rõ một thái độ kiên quyết đánh tan mọi kẻ thù bạo ngược dám xâm lăng bờ cõi.
Liên hệ: - Bình Ngô Đại Cáo. ( Nguyễn Trãi).
 - Tuyên Ngôn Độc Lập. ( HCM )
Bài tập 2: Nếu có bạn thắc mắc “Nam nhân cư” hay “Nam Đế cư”. Em sẽ giải thích thế nào cho bạn?
* Gợi ý: - Nam Đế: Vua nước Nam.
 - Nam nhân: Người nước Nam.
Dùng chữ Đế tỏ rõ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa.Nước Trung Hoa gọi Vua là Đế thì ở nước ta cũng vậy.->Khẳng định nước Nam có chủ (Đế: đại diện cho nước), có độc lập, có chủ quyền. 
Bài tập 3: Hoàn cảmh ra đời của bài thơ : “Sông Núi Nước Nam” là gì?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. LTK chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Quang Trung đại phá quân Thanh.
D. Trần quang Khải chống quân Nguyên ở bến Chương Dương.
Bài tập 4: Chủ đề của bài thơ “Sông Núi Nước Nam” là gì?
Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Nêu cao ý chí tự lực tự cường của dân tộc, niềm tự hào về độc lập & chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Bài tập 5:
Nêu cảm nhận của em về nội dung & nghệ thuật của bài “Sông núi nước Nam” bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu).
* Gợi ý: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.Giọng thơ đanh thép,căm giận hùng hồn. Nó vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt. Bài thơ là tiếng nói yêu nước & lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta. Nó biểu thị ý chí & sức mạnh Việt Nam. “Nam quốc sơn hà” là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách & ý chí tự lập tự cường của đất nước & con người Việt Nam. Nó là bài ca của “Sông núi ngàn năm”.
Bài tập 6: Tác giả bài thơ “Phò giá về kinh” là?Trần Quang Khải.
Bài tập 7: Chủ đề của bài thơ “Phò giá về kinh” là gì?
Thể hiện hào khí chiến thắng của quân dân ta.
Thể hiện khát vọng hòa bình thịnh trị của dân tộc ta.
Bài tập 8: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả 2 bài thơ “SNNN”, “PGVK”?
A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
B. Thể hiện lòng tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc.
C. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
D. Thể hiện khát vọng hòa bình.
 Bài tập 9: Em hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong “Thiên Trường vãn vọng”.
* Gợi ý: Bài tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng rất đẹp & tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua hành trình trên bảy trăm năm, đọc nên nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê & còn chấp chới trong hồn ta. Tình quê & hồn quê chan hòa dào dạt. 
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
Làm hoàn thiện các bài tập.
Chuẩn bị bài sau: Luyện đề “Sông núi nước Nam”.
Ngày soạn: 8/10/2020
Ngày dạy:10/10/2020
Tiết 13,14,15
BUỔI 5: LUYỆN ĐỀ CẢM THỤ VĂN BẢN 
“SÔNG NÚI NƯỚC NAM” 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Biết phân tích & cảm thụ tác phẩm văn học: Sông núi nước Nam.
2. Kĩ năng: Thực hành luyện viết văn nghị luận 
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp
2. Chép đề
	I. Đề bài:
Bằng hiểu biết của em về bài thơ “Nam quốc sơn hà” (“Sông núi nước Nam”) tương truyền của Lý Thường Kiệt, hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “ .Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược” (Ngữ văn 7, tập 1)
II. Hướng dẫn:
1. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần Mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ được nhận định, triển khai được các luận điểm; kết bài khái quát được nội dung nghị luận.
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự nhận thức sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.
a. Mở bài:
- Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận. 
b. Thân bài:
* Giải thích ý nghĩa của nhận định:
 Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. Có văn bản không mang tên như vậy, nhưng có ý nghĩa tương tự, cũng được coi là tuyên ngôn độc lập. 
 Bài thơ “nam quốc sơn hà” một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết bằng chữ Hán, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, tương truyền là của tác giả Lí Thường Kiệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam, bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của chủ tướng Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, không chỉ khẳng định được vấn đề về lãnh thổ, chủ quyền, độc lập của dân tộc Việt Nam, mà bài thơ còn thể hiện được tính thần lực, tự tôn dân tộc mạnh mẽ của vị chủ tướng tài ba Lí Thường Kiệt cũng như những người dân Việt Nam nói chung. Bài thơ cũng là lời khẳng định tuyên bố đanh thép của tác giả đối với những kẻ có ý định xâm lăng vào lãnh thổ ấy, xâm phạm vào lòng tự tôn của một dân tộc anh hùng.
* Chứng minh nhận định:
 Luận điểm 1: Bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Sông núi nước Nam) khẳng định chủ quyền độc lập, tự do của nước Nam là chân lí không gì thay đổi được (2 câu thơ đầu).
 - Câu thứ nhất: Nam quốc sơn hà Nam đế cư (Sô

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_on_doi_tuyen_ngu_van_7_nam_hoc_2020_2021.doc