Giáo án ôn luyện học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Thúy

Giáo án ôn luyện học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Thúy

11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, diễn đạt tốt.

 9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, diễn đạt tương đối tốt.

 7 - 8 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, còn có chỗ diễn xuôi lại nội dung bài thơ, có thể có một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt

 5 - 6 điểm: Hiểu tương đối rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng các yêu cầu

 về nội dung và phương pháp, còn có chỗ diễn xuôi lại nội dung bài thơ, còn một

 số lỗi về chính tả, diễn đạt.

 3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu

 c ầ u cơ bản về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ nhưng còn

 nhiều chỗ diễn xuôi ý bài thơ, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.

 1 - 2 điểm: Không hiểu yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bả n về nội

 dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc diễn xuôi lại bài thơ, còn

 mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt .

 0 điểm: bỏ giấy trắng .

 

docx 201 trang Trịnh Thu Thảo 3780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn luyện học sinh giỏi Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Ngọc Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Họ, tên .. 
 ĐỀ SỐ 1 
 Câu 1. 
Tục ngữ có câu: “Thương người như thể thương thân”
Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào ?
Từ ý nghĩa của câu tục ngữ trên, em hãy trình bày suy nghĩ về phong trào giúp bạn nghèo hiện nay tại các nhà trường bằng một bài viết ngắn (12 đến 15 dòng tờ giấy thi).
Câu 2. (3 điểm)
Em đã được học văn bản Ca Huế trên sông Hương (Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam):
Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo ?
Tại sao có thể nói: nghe ca Huế là một thú tao nhã ?
Câu 3. (12 điểm)
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế t à
 Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan
Sách Ngữ văn 7, tập một - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Em hãy làm sáng tỏ tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ trên bằng
một bài văn nghị luận.
Bài làm
ĐÁP ÁN ĐỀ 1
Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
Đáp án và thang điểm
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1.
Tục ngữ có câu: “Thương người như thể thương thân”
a) Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào ?
Trình bày hiểu biết về câu tục ngữ: câu tục ngữ khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình, nói rộng: hãy biết đồng cảm, biết thương yêu đồng loại, lời khuyên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Khẳng định: đây là một nét đẹp truyền thống của dân tộc, nét đẹp ấy được biểu hiện rất cụ thể, sinh động trong cuộc sống hàng ngày. Lời khuyên như một triết lí sống.
5.0
1,0
Câu 1
1,0
b) Từ ý nghĩa của câu tục ngữ trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về phong trào giúp bạn nghèo hiện nay tại các nhà trường bằng một bài viết ngắn (12 đến 15 dòng tờ giấy thi).
- Khẳng định: Tình thương yêu con người được thể hiện ở sự đồng cảm, sẻ chia với con người, nhất là với những người gặp khó khăn, hoạn nạn...
 1,0
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
 - Học sinh nêu rõ những việc làm từ thực tế giúp đỡ bạn nghèo, bạn có hoàn cảnh khó khăn tại trường em, lớp em ...
(Khuyến khích bài viết có cảm xúc chân thành, có sáng tạo).
2,0
Câu 2
Câu 2:
Em đã được học văn bản Ca Huế trên sông Hương (Sách Ngữ văn 7, tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam):
a) Cách nghe ca Huế trong bài văn có gì độc đáo ?
Nghe ca Huế trong quang cảnh sông nước đẹp huyền ảo và thơ mộng trên dòng sông Hương.
Người biểu diễn và người thưởng thức ca Huế gần gũi; người
thưởng thức ca Huế được nghe, được xem biểu diễn trực tiếp.
3,0
 0,5
0,5
b) Tại sao có thể nói: nghe ca Huế là một thú tao nhã ?
Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung đến hình thức; từ cách thức biểu diễn đến cách thức thưởng thức; từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến cách trang điểm, trang phục của ca công, chính vì thế mà nghe ca Huế là một thú tao nhã.
2,0
Câu 3
Em hãy làm sáng tỏ tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ Qua Đèo Ngang bằng một bài văn nghị luận.
12
Yêu cầu chung:
Văn nghị luận chứng minh. Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về Tập làm văn và Văn để làm bài, trong đó có kết hợp chứng minh với giải thích, phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác để làm phong phú thêm bài làm.
Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn 
Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu rõ được nội dung: qua cảnh thoáng đãng nhưng heo hút, hoang sơ của Đèo Ngang, bài thơ đã thể hiện rõ tâm trạng của nhà
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
thơ - đó là nỗi niềm nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của người lữ khách 
- Khẳng định: Bài thơ tả cảnh để ngụ tình; nhà thơ đã gửi vào
sáng tác của mình một cách nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc.
Mở bài:
Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan: tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỉ XIX, bà là một nữ sĩ tài danh, thơ Đường luật của bà có phong cách điêu luyện, trang nhã và đượm buồn 
Giới thiệu về bài thơ Qua Đèo Ngang và nội dung cần chứng minh: Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua bài thơ.
1,0
1,0
Thân bài:
Bài thơ Qua Đèo Ngang là một bài thơ tả cảnh ngụ tình, cảnh sắc thiên nhiên hiện ra thể hiện rõ tâm sự, tâm trạng của tác giả, ngay từ những câu thơ đầu. Nhà thơ đã gửi vào sáng tác của mình một cách nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người.
Cảnh Đèo Ngang hiện lên trong buổi chiều tà, bóng xế có hình ảnh, màu sắc, âm thanh 
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Có cả sự xuất hiện của con người: tiều vài chú - chợ mấy nhà. Cảnh Đèo Ngang hiện lên là cảnh thiên nhiên bát ngát, tuy có thấp thoáng sự sống con ngƣười, nhưng còn hoang sơ, vắng lặng cảnh hiện lên vào lúc chiều tà, bóng xế nên càng gợi cảm giác buồn, tâm trạng cô đơn 
- Tâm trạng của nữ sĩ khi qua Đèo Ngang là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Tiếng chim cuốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lòng thiết tha, da diết của tác giả: nhớ nước, thương nhà, hoài cổ Hai câu thơ cuối bài là hai câu thơ biểu cảm trực tiếp làm cho người đọc thấy và cảm nhận rõ sự cô
2,0
2,0
2,0
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
đơn thầm kín, hướng nội của nhà thơ trước cảnh trời, non, nước
bao la:
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta.
- Cảnh trời, non, nước càng rộng mở bao nhiêu thì mảnh tình riêng lại càng cô đơn, khép kín bấy nhiêu. Cụm từ ta với ta bộc lộ sự cô đơn (nhà thơ đối diện với chính mình) Bài thơ Đường luật tả cảnh ngụ tình trang nhã, thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn của người nữ sĩ khi qua Đèo Ngang, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu nước, thương nhà của nhà thơ.
2,0
Kết bài:
Khẳng định lại cảm nghĩ chung, ấn tượng chung về bài thơ: cảnh Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của tác giả.
HS có thể mở rộng và nâng cao bằng một số văn bản khác có cùng chủ đề mà các em đã được học và đọc (nhất là các bài thơ viết về tình yêu quê hương, đất nước: Côn Sơn ca, Thiên Trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ )
 1,0
 1,0
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM CÂU 3
11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, diễn đạt tốt.
 9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, diễn đạt tương đối tốt.
 7 - 8 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, còn có chỗ diễn xuôi lại nội dung bài thơ, có thể có một số lỗi nhỏ về chính tả, diễn đạt
 5 - 6 điểm: Hiểu tương đối rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng các yêu cầu 
 về nội dung và phương pháp, còn có chỗ diễn xuôi lại nội dung bài thơ, còn một
 số lỗi về chính tả, diễn đạt.
 3 - 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu 
 c ầ u cơ bản về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ nhưng còn
 nhiều chỗ diễn xuôi ý bài thơ, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
 1 - 2 điểm: Không hiểu yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cơ bả n về nội
 dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc diễn xuôi lại bài thơ, còn 
 mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt .
 0 điểm: bỏ giấy trắng .
 Họ, tên ..
 ĐỀ SỐ 2
 Câu 1. (2,0 điểm) Xác định, phân tích giá trị các từ láy và biện pháp tu từ trong 
đoạn văn sau:
 “Mưa xuân. Không phải mưa. Đó là sự bâng khuâng gieo hạt xuống mặt đất nồng ấm, mặt đất lúc nào cũng phập phồng, như muốn thở dài vì bổi hổi, xốn xang Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một thảm hoa trẩu trắng”.
(Vũ Tú Nam)
 Câu 2. (8,0 điểm)
 - Đem chia đồ chơi ra đi ! – Mẹ tôi ra lệnh.
Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay
 tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:
 - Không phải chia nữa. Anh cho em tất.
 Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:
 - Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh.
(Cuộc chia tay của những con búp bê – Khánh Hoài, Ngữ văn 7, Tập I)
 Đoạn trích cho em cảm nhận được điều gì? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về tình cảm gia đình.
 Câu 3. (10 điểm) Ca dao thiên về tình cảm và biểu hiện lòng người. Ca dao là tiếng tơ đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng.
 Dựa vào những hiểu biết của mình về ca dao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 Bài làm
 ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Đápán
Điểm
Câu 1. (2,0 điểm)
- Xác định đƣợc các từ láy và biện pháp tu từ có trong đoạn văn:
+ Từ láy: bâng khuâng, phập phồng, bổi hổi, xốn xang, nhớ nhung, lấm tấm.
+ Biện pháp tu từ: Nhân hóa (mưa xuân bâng khuâng gieo hạt; mặt đất phập phồng, bổi hổi, xốn xang; hoa xoan nhớ nhung). So sánh (mặt đất như muốn thở dài).
- Phân tích:
+ Mƣa đƣợc cảm nhận nhƣ là sự bâng khuâng gieo hạt, những hạt mƣa xuân từ bầu trời xuống mặt đất một cách nhẹ nhàng, đem đến cho đất trời một sự nồng ấm.
+ Mặt đất đón mƣa đƣợc cảm nhận trong cái phập phồng, chờ đợi. Có lẽ sự chờ đón đó rất lâu rồi nên mặt đất thở dài, xốn xang, bổi hổi.
+ Hoa xoan rụng đƣợc cảm nhận nhƣ cây đang rắc nhớ nhung.
Þ Các từ láy diễn tả về tâm trạng, cảm xúc con ngƣời kết hợp biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa để diễn tả cảnh vật, thiên nhiên đất trời lúc mƣa xuân: làn mƣa xuân nhẹ, mỏng, đáng yêu, đem đến hơi thở, sự sống cho thiên nhiên
đất trời của mùa xuân. Mƣa xuân đƣợc cảm nhận hết sức tinh tế qua tâm hồn nhạy cảm và tình yêu thiên nhiên của nhà văn Vũ Tú Nam.
2,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 2. (8,0 điểm)
a. Cảm nhận về đoạn trích
Nỗi đau buồn của hai anh em phải xa nhau khi gia đình đổ vỡ.
Sự yêu thƣơng, nhƣờng nhịn, lo lắng, tình cảm thắm thiết, gắn bó của Thành và Thủy.
b. Học sinh viết đoạn văn nghị luận về tình cảm gia đình
Yêu cầu về mặt kỹ năng: Hình thức là một bài văn ngắn, diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, không mắc các lỗi câu, chính tả; có sự thống nhất chủ đề trong toàn đoạn.
Yêu về mặt kiến thức: Trên cơ sở	nội dung đoạn trích trong	văn bản
"Cuộc chia tay của những con búp bê" học sinh cần làm rõ một số ý cơ bản:
+ Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý, đƣợc thể hiện một cách phong phú, đa dạng trong cuộc sống
+ Trong đời sống mỗi ngƣời, tình cảm gia đình có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách, bồi dƣỡng tâm hồn, cảm xúc 
1,0 điểm
7,0 điểm
+ Hiện nay, tình trạng hôn nhân đổ vỡ, tình cảm gia đình bị rạn nứt ngày một nhiều dẫn đến những cuộc chia ly, gây tổn thƣơng cho tâm hồn những đứa trẻ và nhiều hệ lụy khác cho xã hội.
+ Mỗi ngƣời cần trân trọng, gìn giữ, xây dựng tình cảm gia đình bền vững, vƣợt qua khó khăn, thử thách, không để xảy ra chia lìa, đổ vỡ 
Câu 3. (10 điểm)
Yêu cầu chung: Học sinh biết làm bài văn chứng minh gồm có ba phần rõ ràng. Chú ý các dẫn chứng đƣa ra cần có sự phân tích chứ không phải là bài liệt kê dẫn chứng. Diễn đạt trong sáng, lƣu loát và không mắc các lỗi diễn đạt, chính tả.
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài
Giới thiệu về ca dao và dẫn dắt nhận định.
Thân bài
* Giải thích
Ngƣời lao động xƣa thƣờng dùng ca dao để bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của mình. Ca dao là tiếng hái tâm tình của ngƣời lao động. Những cảm xúc, suy nghĩ những tình cảm đƣợc biểu hiện trong ca dao có sự gắn bó trực tiếp với những cảnh ngộ nhất định.
Ca dao chủ yếu đƣợc sáng tác theo thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc mƣợt mà sâu lắng vì thế ngƣời nghệ sĩ dân gian đã dùng ca dao để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của mình.
Ca dao đã diễn tả phong phú và tinh tế đời sống tâm hồn của ngƣời dân.
* Chứng minh
Tình yêu quê hƣơng đất nƣớc.
+ Yêu mến gắn bó làng quê nơi mình sinh ra (Dẫn chứng).
+ Tình cảm tự hào đắm say trƣớc vẻ đẹp của Tây Hồ buổi sáng sớm(Dẫn chứng).
Quê hƣơng dù có nghèo khó nhƣng đi đâu làm gì thì trong sâu thẳm tâm hồn họ vẫn hƣớng về quê (Dẫn chứng).
Ca dao là tiếng hát chứa chan về tình cảm gia đình, bạn bè
+ Đó là tình cảm của con cháu với ông bà (Dẫn chứng).
+ Tình cảm của con cái với bố mẹ (Dẫn chứng).
+ Tình cảm anh chị em ruột thịt, trân trọng quý mến nhau (Dẫn chứng).
Tình yêu lao động sản xuất.
Không khí làm ăn vui vẻ tấp nập trên cánh đồng: Trên đồng cạn dưới đồng sâu/ Chồng cày vợ cấy con trâu đi bừa.
Là tinh thần phản kháng xã hội bất công.
Ca dao là tiếng nói ngọt ngào yêu thƣơng nhƣng cũng là tiếng nói căm hờn bởi những kẻ bóc lột.
Đối với bọn quan lại, nhân dân ta lƣu truyền một chân lí: Con vua thì lại làm vua và họ có mơ ƣớc: Bao giờ dân nổi can qua/ Con vua thất thế lại 
ra quét chùa.
- Trong xã hội cũ thân phận của ngƣời phụ nữ lại phải chịu nhiều đắng cay. Tiếng nói phản kháng của họ có khi yếu ớt thể hiện qua nỗi than thân đau đớn của mình (dẫn chứng).
c. Kết bài
Khẳng định giá trị to lớn của ca dao với đời sống tinh thần của nhân dân:
Diễn tả đời sống tâm hồn của ngƣời bình dân xƣa kia, ca dao là ngƣời bạn thân thuộc đối với mỗi ngƣời dân.
Ca dao mãi là dòng suối mát nuôi dƣỡng tâm hồn của các thế hệ ngƣời Việt Nam. Chúng ta học đƣợc nhiều bài học bổ ích về đạo làm con cháu, tình nghĩa
gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hƣơng xứ sở và rộng hơn là đạo lý làm ngƣời.
1,0 điểm
8,0 điểm
2,0 điểm
6,0 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
1,5 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm
 Họ, tên ..
 ĐỀ SỐ 3
 Câu 1 (4.0 điểm):
Chỉ ra và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong bài thơ sau:
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh- Ngữ văn 7, tập I)
Câu 2 (6.0 điểm):
Cảm nhận của em về đoạn văn sau bằng một văn bản ngắn:
“ Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”
Câu 3 (10 điểm):
(Mùa xuân của tôi – Vũ Bằng)
Trong văn bản ―Lòng yêu nước‖ (Ngữ văn 6 – Tập 1), nhà văn I. Ê-ren-bua đã viết:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc.”
Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy trình bày suy nghĩ của mình về tình yêu quê hương đất nước.
 Bài làm
 ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I.Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá đƣợc một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
Vận dụng linh hoạt hƣớng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
 II.Yêu cầu cụ thể
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
HS chỉ ra đƣợc các biện pháp tu từ: So sánh, điệp ngữ.
Hình ảnh so sánh: Tiếng suối như tiếng hát có tác dụng khắc họa âm thanh tiếng suối trong đêm khuya, gợi không gian tĩnh lặng; cách so sánh hiện đại mà độc đáo khiến cảnh rừng khuya không lạnh lẽo mà trở nên có sức sống và ấm áp tình ngƣời.
Điệp từ lồng với các hình ảnh: trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa gợi cảnh đẹp thơ mộng, huyền ảo. Không chỉ tái hiện một đêm trăng rất sáng mà còn diễn tả rất sinh động sự quấn quýt, hòa hợp giữa cây và hoa tạo nên một bức tranh có đƣờng nét, hình khối, tầng bậc 
Điệp ngữ chưa ngủ mở ra hai trạng thái cảm xúc trong tâm hồn Bác: rung động trƣớc vẻ đẹp của thiên nhiên và thao thức vì lo nghĩ việc nƣớc.
=> Bằng các biện pháp tu từ, bài thơ giúp ngƣời đọc cảm nhận đƣợc bức tranh thiên nhiên đẹp, giàu chất họa, chất nhạc và ấm áp tình ngƣời. Đồng thời ta còn rung động trƣớc vẻ đẹp tâm hồn của Bác: sự hòa quyện giữa tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nƣớc, phong thái
ung dung, lạc quan của Ngƣời.
0,5
1,0
1,0
Câu1
(4.0 đ)
1.0
0.5
Câu2
Yêu cầu về kỹ năng:
HS viết thành bài văn biểu cảm ngắn, bố cục mạch lạc, cảm xúc trong sáng, diễn đạt lƣu loát.
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể cảm thụ theo ý kiến chủ quan, tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
0,5
(6.0đ)
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích: Mùa xuân của tôi là phần đầu bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt trong kiệt tác văn chƣơng Thương nhớ mười hai của nhà văn Vũ Bằng.
Đoạn văn mở đầu bằng câu: ―Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân‖ nhƣ là sự khẳng định trực tiếp: Tình yêu mùa xuân của mỗi ngƣời là một tình cảm rất tự nhiên.
Tình cảm chân thực, tự nhiên và tất yếu ấy đƣợc thể hiện qua nghệ thuật liệt kê, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu (dẫn chứng)
Cách viết duyên dáng mƣợt mà làm cho lời văn mềm mại, tha thiết theo dòng cảm xúc, đọc lên ta cứ ngỡ là thơ. Cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ đừng, đừng thương, ai bảo được ai cấm được....Chữ thương đƣợc nhắc tới 4 lần, liên kết với chữ
yêu, chữ nhớ đầy ấn tƣợng và rung động.
1.0
0,5
2.0
2.0
* Yêu cầu về kỹ năng :
- Làm đúng kiểu bài nghị luận (Giải thích nội dung và trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội), bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lƣu loát, mạch lạc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp, 
* Yêu cầu về kiến thức :
- Dẫn dắt vấn đề: Truyền thống yêu nƣớc của dân tộc.
Nêu vấn đề:
+ Lòng yêu nƣớc đƣợc hình thành từ những biểu hiện cụ thể hằng ngày.
+ Trích dẫn câu nói của nhà văn I. Ê-ren-bua:
Giải thích nội dung câu nói của nhà văn I.Ê-ren-bua:
- Lòng yêu nƣớc vốn là một khái niệm trừu tƣợng, nhƣng nó đƣợc thể hiện qua những việc làm cụ thể, bình thƣờng hàng ngày. Câu nói của I.Ê-ren-bua đã diễn tả tình yêu tổ quốc một cách đơn giản, sinh động và dễ hiểu bằng hình ảnh so sánh: “ Lòng yêu nhà, yêu làng xóm,
yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc” cũng giống nhƣ “ dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn- ga đi ra biển”.
Tại sao I.Ê-ren- bua có thể nói như vậy ?
+ Mỗi con ngƣời sinh ra, lớn lên đều gắn bó với một ngôi nhà, một ngõ xóm, một đƣờng phố hay một làng quê, với những ngƣời thân thiết nhƣ cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn bè, 
+ Chính đời sống thân thuộc, bình thƣờng ấy làm nên tình yêu mến của con ngƣời đối với quê hƣơng.
+ Tình yêu Tổ quốc đƣợc bắt đầu từ chính tình yêu những điều
1.0
0.5
1.0
Câu3
(10đ)
1.5
nhỏ bé, đơn sơ, giản dị ấy.
2. Những suy nghĩ của bản thân về quê hương đất nước:
+ Đất nƣớc Việt Nam còn nghèo nàn lạc hậu nhƣng không vì vậy
3.0
mà chúng ta không yêu Tổ quốc.
+ Suốt mấy chục năm xây dựng CNXH, chúng ta đã thu đƣợc
những thành tựu đáng kể nhƣng cuộc sống ngƣời dân vẫn còn nhiều
thiếu thốn. Vì vậy, mỗi ngƣời cần cố gắng góp sức mình để xây dựng
đất nƣớc giàu mạnh.
+ Nƣớc ta đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển nên ngƣời dân
Việt nam cần phát huy tinh thần yêu nƣớc, tự hào, tin tƣởng và quyết
tâm đƣa đất nƣớc vững bƣớc đi lên 
3. Cách thể hiện lòng yêu nước của thế hệ học sinh:
+ Yêu nƣớc nghĩa là yêu thƣơng những ngƣời thân thuộc nhất nhƣ:
2.0
ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, 
+ Yêu nƣớc cũng có nghĩa là yêu quý, nâng niu, bảo vệ những gì
bình thƣờng, gần gũi nhƣ: ngôi nhà, mái trƣờng, môi trƣờng sống
xung quanh, 
+ Lòng yêu nƣớc của lứa tuổi học sinh còn phải đƣợc biểu hiện
bằng những hành động thiết thực cụ thể nhƣ: Chăm học, chăm làm,
tích cực rèn luyện tu dƣỡng để trở thành ngƣời có ích cho xã hội 
4. Khẳng định tình yêu nước là thiêng liêng, cần thiết. Liên
hệ, rút ra suy nghĩ của bản thân.
1.0
* Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào thực tế làm bài của học sinh để
cho các mức điểm phù hợp. Trân trọng những bài viết thể hiện sự
sáng tạo và có sức thuyết phục.
 Họ, tên ..
 ĐỀ SỐ 4
Câu 1 (3 điểm).
Đọc đoạn văn sau:
“Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Để cảnh cáo tôi, bố đã viết thư này. Đọc thư tôi xúc động vô cùng”.
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai?
Tại sao khi trao đổi với con về lỗi lầm mà cậu đã mắc phải, người cha lại chọn hình thức viết thư?
Câu 2 (4 điểm).
Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
 “Trên đường hành quân xa 
 Dừng chân bên xóm nhỏ 
 Tiếng gà ai nhảy ổ: 
 “Cục... cục tác cục ta” 
 Nghe xao động nắng trưa 
 Nghe bàn chân đỡ mỏi 
 Nghe gọi về tuổi thơ
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 3 (12 điểm).
Có ý kiến cho rằng: con đường từ nhà đến trường của mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy lại giống nhau: ở đó có một ngôi trường đầy tình thân v à san sẻ. Em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
CÂU
 NỘI DUNG
ĐIỂM
Đoạn văn trên đƣợc trích từ:
Tác phẩm: Mẹ tôi
Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi
b. Câu chuyện thông qua hình thức độc đáo là bức thƣ của ngƣời cha gửi cho con trai để bày tỏ thái độ của ông trƣớc sai lầm, sự vô lễ của En-ri-cô đối với mẹ:
Ngƣời cha không trách móc, mắng mỏ mà chọn hình thức viết thƣ nhƣ một lời tâm sự, bày tỏ suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình trƣớc hành động sai lầm, vô lễ đáng xấu hổ của cậu con trai.
Đó là cách giáo dục nhẹ nhàng, tế nhị mà vô cùng sâu sắc bởi hình thức viết thƣ tạo ra cách trò chuyện gián tiếp giúp con vừa đọc vừa tự suy ngẫm, nhận thức về lỗi lầm của mình lại vừa không bối rối, lúng túng khi phải đối mặt với cha.
Đó cũng là cách ứng xử tế nhị, khéo léo, cách giáo dục không làm mất lòng tự trọng của con trẻ đáng để mỗi chúng ta học tập.
0,5
0,5
Câu 1
1,0
(4 điểm)
1,0
1,0
Về kỹ năng:
Học sinh biết cách trình bày đoạn văn: diễn đạt rõ ràng, lƣu loát, có cảm xúc.
Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ...
Về kiến thức: Học sinh chỉ ra đƣợc 02 biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong khổ thơ:
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy)
Điệp ngữ ―nghe‖ lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ
=> có tác dụng gây ấn tượng mạnh về tiếng gà trưa, gợi cảm giác tiếng gà trưa như làm xao động, làm ngưng lại cả không gian và xao động lòng người.
1,0
Câu 2
(4 điểm)
1,0
1,0
1,0
a. Yêu cầu về kĩ năng:
Học sinh biết làm bài văn nghị luận hoàn chỉnh với bố cục 3 phần rõ ràng..
Biết vận dụng kỹ năng nghị luận chứng minh để làm sáng tỏ quan niệm đã cho.
Kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận cứ tiêu biểu, lập luận thuyết phục; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2,0
b. Yêu cầu về kiến thức:
Câu 3
Trên cơ sở những kiến thức đã đƣợc học về kiểu văn nghị luận chứng minh và vốn
(12 điểm)
hiểu biết, học sinh làm sáng tỏ quan niệm đã cho.
Học sinh có thể tổ chức bài làm theo nhiều cách khác nhau nhƣng cần đáp ứng đƣợc
những ý cơ bản sau:
* Mở bài: nêu đƣợc quan niệm cần làm sáng tỏ Con đường từ nhà đến trường của
mỗi người học sinh tuy khác nhau nhưng nơi đến ở cuối mỗi con đường ấy đều giống
nhau: ở đó, có một ngôi trường đầy tình thân và sự san sẻ.
2,0
* Thân bài:
- Diễn giải nội dung của quan niệm: Con đƣờng đến trƣờng của học sinh tuy khác
nhau ở điểm xuất phát nhƣng giống nhau ở điểm đến; ngôi trƣờng là ―mái nhà
chung‖.
- Chứng minh sự khác nhau của con đƣờng từ nhà đến trƣờng: mỗi em đều có một
2,0
mái nhà riêng, một hoàn cảnh sống riêng 
- Chứng minh sự giống nhau ở điểm cuối con đƣờng là ngôi trƣờng:
+ Ngôi trƣờng là đích đến của ngƣời học sinh để trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ
2,0
năng, tu dƣỡng đạo đức;
+ Ngôi trƣờng là mái nhà chung của các em, là nơi các em sẽ đƣợc sống trong tình
2,0
yêu thƣơng, sự chăm sóc, dạy bảo của thầy cô giáo; đƣợc sống trong tình thân ái, sự
đùm bọc, yêu thƣơng, chia sẻ của bạn bè...
* Kết bài:
- Khẳng định tính đúng đắn của quan niệm.
- Nêu ý nghĩa của quan niệm và vai trò của ngôi trƣờng trong cuộc đời của mỗi con
ngƣời.
1,0
1,0
 Họ, tên .. 
 ĐỀ SỐ 5
 Câu 1. (3,0 điểm)
Vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế Mèo con ru cái bếp thầm thì
Đêm nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ Mùa đông còn bé tí ti”
(Ấm, Bùi Thị Tuyết Mai)
Câu 2. (7,0 điểm)
Nhà thơ lớn của nước Anh thế kỷ XIX, Percy Bysshe Shelley từng nói: “Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử”. Trình bày suy nghĩ của em về bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh để thấy rõ điều đó.
 Bài làm
 ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
Câu
Yêu cầu cần đạt
điểm
Câu 1
 (3 đ)
------
Câu 2 (7đ)
1. Yêu cầu về hình thức, kĩ năng
- Xây dựng được một bài văn ngắn.
Hiểu và thể hiện tốt phương pháp làm một bài văn phân tích những giá trị về mặt nghệ thuật trong một đoạn văn mà đề đã cho trước.
Hành văn mạch lạc, trình bày sạch đẹp, không mắc các lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức
- Phân tích tác dụng : 1,25 điểm
+ Hình ảnh gió bấc, mèo con, đêm, mùa đông được nhân hóa có những trạng thái cử chỉ, biểu hiện giống như con người. Cách viết này làm cho bài thơ trở nên sống động, gợi hình tượng, gợi cảm xúc khiến người đọc có cảm nhận như không chỉ nói về thiên nhiên mà còn nói về con người.
+Từ đó liên tưởng tới một hình tượng khác: cuộc đời mẹ và bé.(ẩn dụ)
Mùa đông, gió bắc thật khủng khiếp với vạn vật: khế không mẹ chở che phải rụng, mèo con không mẹ ôm ấp phải nhờ bếp tro. Bé có mẹ, bé nũng nịu dụi đầu vào vai mẹ, mẹ ôm ấp, vỗ về chở che, ủ ấm cho bé, mùa đông khủng khiếp chỉ còn bé tí ti không có gì đáng sợ.
Gió bắc, mùa đông: ẩn dụ về cuộc đời- những khó khăn gian truân, vất vả. Mẹ luôn là người chịu đựng tất cả, mẹ luôn là tấm lá chắn cho con.
+ Đoạn thơ ngợi ca tình yêu thương ấm áp, lớn lao của mẹ đối với mỗi cuộc đời.
------------------------------------------------------------------------------------------------- 
* Yêu cầu về hình thức: 0,25 điểm
Biểu điểm:
Điểm 7: Hiểu và đáp ứng xuất sắc các yêu cầu của đề. Có vốn kiến thức phong phú, năng lực cảm thụ tác phẩm tốt từ đó có những đánh giá, phân tích làm sáng tỏ lời nhận định một cách sâu sắc, xác đáng,... Cấu trúc bài viết độc đáo, văn viết mạch lạc và có giọng điệu riêng. Trình bày sạch đẹp.
Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu. Nắm vững các tác phẩm và có sự cảm thụ tốt. Diễn đạt trôi chảy. Hình thức bài sáng sủa.
Điểm 5: Xử lí khá tốt phần nhận định, viết trôi chảy song chưa sắc sảo do chưa có kiến thức lí luận để bám sát đề bài.
Điểm 4: Làm rõ được nhận định song đôi chỗ chưa đầy đủ về kiến thức, còn mắc một số lỗi diễn đạt, chính tả.
Điểm 3: Xử lí không tốt các yêu cầu của đề bài, có một vài ý hoặc viết nhiều nhưng lộn xộn.
Điểm 2: Bài viết sơ sài, kĩ năng làm văn rất hạn chế.
Điểm 1: Chưa hiểu đề, kiến thức về tác phẩm sơ sài hoặc sai sót, kĩ năng viết yếu.
Điểm 0: Không làm bài.
Họ, tên 
 ĐỀ SỐ 6
Câu 1: ( 3 điểm)
Chỉ rõ và phân tích nghệ thuật dùng từ trong câu ca dao sau:
 Cô Xuân đi chợ mùa hè 
 Mua cá thu về chợ hãy còn đông.
Câu 2: ( 5 điểm)
Phần kết văn bản Ca Huế trên sông Hương (Ngữ văn 7 tập hai), tác giả à Ánh Minh viết:
Nghe tiếng gà gáy bên làng Thọ Cương, cùng tiếng chuông chùa Thiên Mụ gọi năm canh, mà trong khoang thuyền vẫn đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
Không gian như lắng đọng. Thời gian như ngừng lại 
 n u cảm nhận c a em v v p k diệu c a ca uế b ng m t bài viết ng n
g n 
Câu 3: (12 điểm):
 ài thơ Tiếng gà trưa c a nhà thơ Xuân Quỳnh g i v những kỉ niệm p ẽ c a tuổi thơ và t nh bà cháu. nh cảm p ẽ và thi ng li ng ấ làm sâu s c th m t nh u qu hương, ất nước.
Em h làm sáng tỏ n i dung tr n â b ng m t bài văn nghị luận.
 tàng trủa nhân dân lao động.
ĐỀ CHÍNH THỨC
UBND HUYỆN ĐÔNG HƢNG PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 7
(Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1 ( 5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Sƣơng trắng rỏ đầu cành nhƣ giọt sữa, Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dƣới ánh bình minh 
(Đoàn Văn Cừ, Chợ Tết )
Câu 2 ( 3 điểm)
― Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bƣớc qua cánh cổng trƣờng là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.‖
(Lí Lan, Cổng trường mở ra) Em hiểu nhƣ thế nào về lời nói trên của ngƣời mẹ?
Câu 3 ( 12 điểm)
Một trong những cảm hứng chủ đạo của các sáng tác thơ ca Trung đại là tinh thần yêu
nƣớc.
Qua hai bài thơ Sông núi nƣớc Nam và Phò giá về kinh ( Sách Ngữ văn 7- Tập I), em
hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
--- Hết ---
Họ và tên thí sinh: Số báo danh: 
UBND HUYỆN ĐÔNG HƢNG PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HƢỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: Ngữ Văn 7
I/ YÊU CẦU CHUNG:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hƣớng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trƣờng hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của các em.
Do đặc trƣng của môn Ngữ văn nên giám khảo chấm cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tƣởng riêng và giàu chất văn.
Điểm toàn bài làm tròn đến 0,5.
II/YÊU CẦU CỤ THỂ:
Câu 1( 5 điểm):
1/ Yêu cầu về kỹ năng:
HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc.
Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. 2/ Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có những cảm nhận khác nhau về đoạn thơ song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau:
Về nghệ thuật:
Đoạn thơ sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ:
+ So sánh: Sương trắng ....như giọt sữa
+ Nhân hóa: Núi - uốn mình, đồi - thoa son
Sử dụng nhiều từ ngữ chỉ màu sắc: trắng, tía, xanh, son(đỏ).
Sử dụng phƣơng thức miêu tả để bộc lộ cảm xúc....
Về nội dung:
Cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên mùa xuân:
+ Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua nghệ thuật so sánh sương trắng... như giọt sữa, gợi sự ngọt ngào tinh khiết của những giọt sƣơng mùa xuân.
+ Vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của những tia nắng tía trên ruộng lúa.
+ Núi khoác trên mình tấm áo xanh của ngàn cây trong dáng vẻ thƣớt tha điệu đà.
+ Dƣới ánh ban mai, ngọn đồi nhƣ đƣợc thoa một lớp son rực rỡ.
-> Thiên 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_on_luyen_hoc_sinh_gioi_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2019_20.docx