Giáo án Sinh học 7 - Tiết 32, Bài 31: Cá chép - Năm học 2021-2022
I. MỤC TIÊU
II. CHUẨN BỊ
Hình ảnh cá chép trên trình chiếu.
III. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp, trực quan, TLN
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra đầu giờ
Không KT
3. Các hoạt động
Vào bài (1’): GV đặt vấn đề dẫn dắt vào bài.
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 32, Bài 31: Cá chép - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 06/12/2021 CHỦ ĐỀ CÁC LỚP CÁ Tiết 32. Bài 31 CÁ CHÉP I. MỤC TIÊU II. CHUẨN BỊ Hình ảnh cá chép trên trình chiếu. III. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp, trực quan, TLN IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra đầu giờ Không KT 3. Các hoạt động Vào bài (1’): GV đặt vấn đề dẫn dắt vào bài. Hoạt động 1: (14’) Tìm hiểu về đời sống của cá chép Hoạt động của thầy trò Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: ? Theo em thì cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì? ? Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt? ? Nêu đặc điểm sinh sản của cá chép? - HS chia sẻ cá nhân tích cực, bổ sung - GV nhận xét, đánh giá, động viên HS và chốt KT 1. Đời sống - Cá chép sống ở môi trường nước ngọt, là loài ăn tạp, là động vật biến nhiệt. - Cá chép phân tính, đẻ trứng với số lượng lớn, thụ tinh ngoài. Hoạt động 2: (21’) Tìm hiểu cấu tạo ngoài của cá chép Hoạt động của thầy trò Nội dung - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận cặp đôi 5’ hoàn thành nội dung phần lệnh SGK 103 (Bảng 1) - HS thảo luận, chia sẻ - GV nhận xét, chốt KT - GV yêu cầu HS cá nhân làm việc, nghiên cứu thông tin SGK trả lời câu hỏi: ? Vây cá có chức năng gì? ? Em hãy nêu vai trò của từng loại vây cá ? - HS cá nhân thực hiện, chia sẻ - GV nhận xét, chốt KT 2. Cấu tạo ngoài của cá chép a. Cấu tạo ngoài (Bảng 1) - Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lội. b. Chức năng của vây cá - Vây cá có hình dáng như bơi chèo có chức năng giúp cá bơi, lặn và giữ thăng bằng. Bảng 1 Đặc điểm cấu tạo ngoài Sự thích nghi 1. Thân cá chép thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân B. Giảm sức cản của nước 2. Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước C. Màng mắt không bị khô 3. Da cá có vảy bao bọc; trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày E. Giảm sự ma sát của da cá với nước 4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân như ngói lợp A. Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang 5. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân G. Có vai trò như bơi chèo 4. Tổng kết và hướng dẫn về nhà a. Tổng kết (6’) - GV sử dụng câu hỏi cuối bài. - Chiếu hình ảnh cá chép và cho HS lên chỉ lại các bộ phận phía ngoài của cá chép b. Hướng dẫn về nhà (2’) - Học bài - Chuẩn bị bài 32: Mỗi nhóm chuẩn bị 1 con cá chép (GV phân theo nhóm).
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_sinh_hoc_7_tiet_32_bai_31_ca_chep_nam_hoc_2021_2022.doc