Giáo án Sinh học 7 - Tiết 35, Bài 26: Bài tiết và cân bằng nội môi (Tiếp) - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học 7 - Tiết 35, Bài 26: Bài tiết và cân bằng nội môi (Tiếp) - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.

a. Kiến thức

+ Trình bày được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó từ đó xây dựng được thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.

b. Kỹ năng

- Có kĩ năng quan sát hình ảnh để mô tả quá trình thải nước tiểu.

- Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế hình thành những thói quen tốt cho bản thân để bảo vệ hệ bài tiết.

c. Thái độ

- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học

- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học

2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học

- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề

- Năng lực hợp tác nhóm

- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.

2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.

III. Tổ chức hoạt động học của học sinh.

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Khởi động

- GV chiếu hình: Nêu và XĐ trên hình các bộ phận và chức năng của thận? Hệ bài tiết nước tiểu? Bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao?

- HS NX, GV NX và đánh giá.=> Đặt vấn đề vào bài.

 

doc 2 trang Trịnh Thu Thảo 31/05/2022 3160
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 35, Bài 26: Bài tiết và cân bằng nội môi (Tiếp) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/12/ 2020
Ngày giảng:30/ 01/ 2021
Tiết 35 - Bài 26. BÀI TIẾT VÀ CẦN BẰNG NỘI MÔI (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
a. Kiến thức 
+ Trình bày được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó từ đó xây dựng được thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
b. Kỹ năng
- Có kĩ năng quan sát hình ảnh để mô tả quá trình thải nước tiểu.
- Tư duy, phân tích, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế hình thành những thói quen tốt cho bản thân để bảo vệ hệ bài tiết.
c. Thái độ
- Hứng thú trong học tập, say sưa tìm hiểu khoa học
- Rèn tính cẩn thận, trung thực trong nghiên cứu môn học
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ sinh học
- Năng lực nêu và giải quyết vấn đề
- Năng lực hợp tác nhóm
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên: Sổ tay lên lớp, tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài mới.
III. Tổ chức hoạt động học của học sinh.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Khởi động
- GV chiếu hình: Nêu và XĐ trên hình các bộ phận và chức năng của thận? Hệ bài tiết nước tiểu? Bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao?
- HS NX, GV NX và đánh giá.=> Đặt vấn đề vào bài.
3. Bài mới
Hoạt động 1. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
* Mục tiêu: Trình bày được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó từ đó xây dựng được thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- Ban văn nghệ tổ chức trò chơi theo (sách HDH -Tr 220).
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS HĐN trả lời 3 câu hỏi (HDH - Tr 221)
- HS HĐN thống nhất ý kiến. Đại diện 1- 2 nhóm chia sẻ.
(1). HS kể tên theo sự hiểu biết của cá nhân.
(2). Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu: 
(3). Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả HĐ.
- GV chốt kiến thức.
* Sản phẩm của hoạt động: Báo cáo của cặp đôi và nhóm.
4. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu
* Các tác nhân có hại cho hệ bài tiết nước tiểu:
- Vi khuẩn gây bệnh (vi khuẩn gây bệnh tai, mũi, họng...gián tiếp gây viêm cầu thận).
- Các chất độc hại trong thức ăn, đồ uống, thuốc, thức ăn ôi thiu ...
- Khẩu phần ăn không hợp lí, các chất vô cơ và hữu cơ kết tinh ở nồng độ cao gây ra sỏi thận.
- Do các tế bào thiếu oxi, do làm việc quá sức. 
* Các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu: 
- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Khẩu phần ăn uống hợp lí:
+ Không ăn quá nhiều P, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại.
+ Uống đủ nước.
- Nên đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn lâu.
4. Củng cố
- Là HS em phải làm gì để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ:
+ Trình bày được tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó.
+ Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
- Chuẩn bị bài mới: nghiên cứu nội dung phần B5 và phần C, D.
+ Khái niệm bài tiết, cân bằng nội môi và vai trò của nó đối với cơ thể sống.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_7_tiet_35_bai_26_bai_tiet_va_can_bang_noi_m.doc