Giáo án Sinh học 7 - Tiết 8, Bài 10: Sự sinh sản ở sinh vật - Năm học 2020-2021

Giáo án Sinh học 7 - Tiết 8, Bài 10: Sự sinh sản ở sinh vật - Năm học 2020-2021

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nội dung phần khởi động

- Các nhóm báo cáo, chia sẻ kết quả.

- GV nhận xét, vào bài.

- Dự kiến:

+ Sinh sản ở sinh vật là quá trình sinh học tạo ra cơ thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài

+ Sinh sản bao gồm 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

 

doc 3 trang Trịnh Thu Thảo 3580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 7 - Tiết 8, Bài 10: Sự sinh sản ở sinh vật - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/9/2020
Ngày dạy: 30/9/2020
Tiết 8 - Bài 10. SỰ SINH SẢN Ở SINH VẬT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nêu được thế nào là sinh sản ở sinh vật
- Nêu được đặc điểm các hình thức sinh sản vô tính.
- Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính đối với sinh vật
- Ứng dụng kiến thức sinh sản vô tính trong thực tiễn đời sống.
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng quan sát mẫu vật để xác định các hình thức sinh sản
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tích cực, nghiêm túc trong học tập.
II. Chuẩn bị:
- GV: Tranh hình, video liên quan đến sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở sinh vật
- HS: Chuẩn bị trước hoạt động khởi động và hoạt động hình thành kiến thức mục 1
III. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, thực hiện nội dung phần khởi động
- Các nhóm báo cáo, chia sẻ kết quả.
- GV nhận xét, vào bài.
- Dự kiến:
+ Sinh sản ở sinh vật là quá trình sinh học tạo ra cơ thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài
+ Sinh sản bao gồm 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh sản vô tính ở sinh vật
- HS nêu được thế nào là sinh sản ở sinh vật
- Nêu được đặc điểm các hình thức sinh sản vô tính.
- Trình bày được vai trò của sinh sản vô tính đối với sinh vật
- Ứng dụng kiến thức sinh sản vô tính trong thực tiễn đời sống.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- GV chốt lại kiến thức HS trả lời ở phần khởi động
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4: 
+ Viết định nghĩa sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật mà em đã học.
+ Sinh sản ở sinh vật là quá trình sinh học tạo ra cơ thể mới đảm bảo cho sự phát triển liên tục của loài
+ Sinh sản bao gồm 2 hình thức: sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.
1. Tìm hiểu sinh sản vô tính ở sinh vật
- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cơ thể mẹ. 
- Dự kiến kết quả: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cơ thể mẹ. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật đã học: sinh sản sinh dưỡng.
+ Quan sát các hình 10.1 -> 10.5, hoàn thiện bảng 10.2. Các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật.
- Các nhóm thảo luận, báo cáo, chia sẻ kết quả 
- GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, nghe báo cáo, nhận xét kết quả, chốt đáp án đúng và yêu cầu học sinh hoàn thiện vào vở
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi: Đọc thông tin trang 57 và làm các bài tập
+ Hãy lấy một số ví dụ về sinh sản vô tính ở sinh vật mà em biết
-> Dự kiến: Trùng biến hình, trùng sốt rét, khoai lang, gừng, rau má, 
+ Con thằn lằn bị đứt đuôi rồi tái sinh đuôi mới có phải là sinh sản không? Hãy giải thích tại sao?
-> Đáp án: Không phải là sinh sản, vì không tạo ra cá thể mới
+ Hãy nêu vai trò (ứng dụng) của sinh sản vô tính trong thực tiễn và cho ví dụ
-> Dự kiến: 
- Nhân giống vô tính: ghép chồi, ghép cành, chiết cành, nuôi cấy tế bào, nuôi cấy mô.
- Nhân bản vô tính ở động vật: cừu Dolly, một số loài động vật như chuột, lợn, bò, chó, 
-> Các nhóm báo cáo, chia sẻ kết quả. GV chốt và cho HS ghi 1 số ứng dụng của sinh sản vô tính.
- Các hình thức sinh sản vô tính: Bảng phụ
- Vai trò: Tăng nhanh số lượng, dễ tiến hàng, ít thời gian
- Ứng dụng sinh sản vô tính: 
+ Nhân giống vô tính: ghép chồi, ghép cành, chiết cành, nuôi cấy tế bào, nuôi cấy mô.
+ Nhân bản vô tính ở động vật: cừu Dolly, một số loài động vật như chuột, lợn, bò, chó, 
Các hình thức sinh sản vô tính ở sinh vật
Hình thức sinh sản
Đại diện
Đặc điểm
Phân đôi
Trùng roi
Cơ thể mẹ phân chia nhân và tế bào chất theo chiều dọc tạo thành hai cơ thể con
Nảy chồi
Thủy tức
Chồi con mọc trên cơ thể mẹ rồi tách ra thành cá thể mới 
Tái sinh
Giun dẹp
Cơ thể mới tạo ra từ 1 phần của cơ thể 
Bào tử
Dương xỉ
Cơ thể mới phát triển từ bào tử
Sinh dưỡng
Cây thuốc bỏng
Cơ thể mới được sinh ra từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập kiến thức đã học
- Tìm hiểu sinh sản hữu tính ở thực vật:
+ Thế nào là sinh sản hữu tính?
+ Phân biệt sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_7_tiet_8_bai_10_su_sinh_san_o_sinh_vat_nam.doc