Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề 7: Các lớp cá

Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề 7: Các lớp cá

1. Ổn định tổ chức lớp học: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?

3. Bài mới

A. Hoạt động khởi động: (1’)

Trò chơi: Kể tên các loài cá mà em biết. Chia làm 3 đội, trong vòng 2p đội nào kể được nhiều loài nhất sẽ chiến thắng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống (15p)

Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng của cá về số loài và môi trường sống, do thích nghi với điều kiện sống khác nhau nên cá có cấu tạo và hoạt động sống khác nhau.

- GV cho HS đọc TT mục 1, quan sát hình 34,1 đến hình 34.7 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ So sánh số loài, môi trường sống của lớp Cá sụn và lớp Cá xương. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt hai lớp là gì?

+ Đọc bảng: Anh hưởng của điều kiện sống đến cấu tạo ngoài của cá, điền nội dung phù hợp vào ô trống của bảng.

- GV treo bảng phụ gọi HS lên sửa bài. GV sửa kiến thức đúng.

+ Vậy điều kiện sống đã ảnh hưởng đến những đặc điểm cấu tạo ngoài nào của cá? - Mỗi HS tự đọc TT quan sát hình để hoàn thành bài tập.

+ HS thảo luận thống nhất đáp án, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.

+ Đại diện nhóm lên điền vào bảng.

- HS sửa bài tập.

+ HS dựa vào bảng trả lời.

 

doc 5 trang sontrang 5331
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án theo chủ đề môn Sinh học Lớp 7 - Chủ đề 7: Các lớp cá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Chương 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
CHỦ ĐỀ 7: CÁC LỚP CÁ	
Thời lượng: 3 tiết. Số tiết PPCT: 37,38,39, gồm 3 bài: 31,32,34
Chủ đề này gồm các bài trong chương VI: Ngành ĐVCXS
Bài 31: Cá chép
Bài 32: TH: Mổ cá.
Bài 34: Sự đa dạng và đặc điểm chung của lơp cá.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Hiểu được các đặc điểm đời sống cá chép. 
- Nêu được đặc điểm cơ bản của ĐVKXS, so sánh với ĐVCXS. Chỉ ra sự thống nhất giữa cấu tạo ngoài và chức năng đảm bảo sự thống nhất trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường nước. Trình bày được tập tính và cấu tạo ngoài của cá chép. Nêu bật được đặc điểm có xương sống thông qua cấu tạo và hoạt động cá chép.
- HS nắm được sự đa dạng của cá về số loài , lối sống, môi trường sống.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản phân biệt lớp cá sụn và lớp cá xương.
- Nêu được vai trò của cá trong đời sống con người.
- Trình bày được đặc điểm chung của cá.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kỹ năng quan sát hình ảnh, phân tích, so sánh và thảo luận nhóm để hình thành kiến thức mới.
- Bồi dưỡng khả năng vận dụng thực tế vào bài học.
- Kĩ năng thu thập, xử lí thông .
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
3. Thái độ
-Thấy được ý nghĩa của việc học tập các môn học và ứng dụng tích hợp các môn học vào việc giải quyết tình huống thực tiễn.
- Khơi dậy hứng thú học tập, thực hành, tinh thần đoàn kết trong nhóm.
-Yêu thích bộ môn và yêu khoa học.
- Nâng cao ý thức trong bảo vệ môi trường và biết kêu gọi mọi người cùng thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe.
4. Năng lực hướng tới
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực giao tiếp, hợp tác
- Năng lực tự quản lý thời gian.	
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- Chuẩn bị các tư liệu, hình ảnh, đoạn clip về động vật lớp Cá.
- Tranh cấu tạo ngoài của cá chép, cá chép thả trong bình thủy tinh.
- Bảng phụ ghi nội dung bảng 1 Sgk.
2. Học sinh: 
- Chuẩn bị sẵn các nội dung theo yêu cầu của giáo viên.
- HS kẻ sẵn bảng 1 vào vở bài tập.
III. Tiến trình dạy học:
TIẾT: BÀI 31: CÁ CHÉP
1. Ổn định tổ chức lớp học: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp?
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động: (1’)
 - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS khi nghiên cứu vào bài mới.
* Định hướng: GV giới thiệu chung về ngành ĐVCXS. Ngành này gồm chủ yếu các lớp cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú (lớp có vú). ĐVCXS có bộ xương trong, trong đó cột sống chứa tủy sống. Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành ĐVCXS với các ngành ĐVKXS đã học, cũng vì lẽ đó mà tên ngành được gọi là ĐVCXS.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống cá chép (16p)
Mục tiêu: Hiểu được đặc điểm môi trường sống và đời sống của cá chép. Trình bày được đặc điểm về sinh sản của cá chép.
- GV treo tranh cấu tạo ngoài của cá chép, gọi HS đọc TT mục 1. Đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
+ Hãy cho biết về môi trường sống và điều kiện sống (nước, thức ăn) của cá?
+ Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt?
+ Tại sao gọi sự thụ tinh của cá chép là thụ tinh ngoài?
+ Tại sao trong thụ tinh ngoài số lượng trứng cá chép đẻ ra lại lớn và có ý nghĩa gì?
- HS nghe TT, quan sát tranh trả lời câu hỏi.
+ Sống ở ao, hồ, sông, suối, vực nước lặng. An tạp (giun, ốc, ấu trùng sâu bọ, TV...)
+ Vì nhiệt độ cơ thể thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống, con vật không có khả năng điều hòa nhiệt độ nên chúng phải tìm đến nơi có nhiệt độ thích hợp, đặc biệt là về mùa đông hay những ngày nhiệt độ quá cao chúng ẩn trong hang hốc ở bờ sông, bờ ao hoặc ẩn dưới cây thủy sinh.
+ Trứng thụ tinh trong nước, môi trường ngoài cơ thể.
+ Thụ tinh ngoài, khả năng trứng gặp tinh trùng ít nên nhiều trứng không được thụ tinh. Ý nghĩa để duy trì nòi giống.
Tiểu kết:
I. Đời sống của cá chép: 
- Sống ở nước ngọt.
- Đời sống: Ưa vực nước lặng, ăn tạp, là ĐV biến nhiệt.
- Sinh sản: Đẻ trứng (15 à 20 vạn trứng), thụ tinh ngoài.
Hoạt động 2: Cấu tạo ngoài và chức năng của vây cá(17P)
Mục tiêu: Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống ở nước.
1. Cấu tạo ngoài: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 31, đọc TT đối chiếu với hình để nhận biết các bộ phận trên cơ thể cá chép.
- GV cho HS làm bài tập lệnh s.
+ 1HS đọc lại bài tập sau khi đã sửa đúng.
2. Chức năng của vây cá:
- GV cho HS đọc TT trả lời câu hỏi:
+ Vây cá có những chức năng gì?
+ Nêu vai trò của từng loại vây cá?
- 1HS lên xác định các bộ phận trên cơ thể cá dựa vào hình.
- HS thảo luận nhóm làm bài tập. 1B,2C, 3E, 4A, 5G.
+ HS ghi bài.
- HS tự đọc thầm TT.
+ Vây cá như bơi chèo, giúp cá di chuyển trong nước.
+ Vây ngực, vây bụng,... vây lưng, vây hậu môn.......Khúc đuôi mang vây đuôi...
Tiểu kết:
II. Cấu tạo ngoài:
1. Cấu tạo ngoài:
- Thân thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân: Giảm sức cản của nước.
- Mắt cá không có mi, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước: Màng mắt không bị khô.
- Vẩy có da bao bọc, trong da có tuyến tiết chất nhầy: Giảm ma sát giữa da cá với môi trường nước.
- Vẩy cá xếp trên thân khớp như ngói lợp: Giúp thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang.
- Vây có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân: Có vai trò như bơi chèo.
2. Chức năng của vây cá:
- Vây ngực, vây bụng: Giữ thăng bằng, bơi lên xuống, rẽ phải trái.....
- Vây lưng, vây hậu môn: Giữ thăng bằng theo chiều dọc.
- Khúc đuôi mang vây đuôi: Đẩy nước làm cá tiến lên phía trước.
C. Luyện tập, vận dụng: (5p)
- Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành ĐVKXS với ngành ĐVCXS?
- Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?
- Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa?
- Nêu chức năng của từng loại vây cá?
D. Tìm tòi, mở rộng: (2p)
Tìm hiểu thêm về các loài cá nước ngọt: đời sống, tập tính.
*Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
- Về học kĩ bài, vẽ hình cá chép và chú thích đầy đủ, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài 34 soạn các lệnh trong bài.
TIẾT: BÀI 34: SỰ ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP CÁ
1. Ổn định tổ chức lớp học: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Trình bày cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống ở nước?
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động: (1’)
Trò chơi: Kể tên các loài cá mà em biết. Chia làm 3 đội, trong vòng 2p đội nào kể được nhiều loài nhất sẽ chiến thắng. 
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống (15p)
Mục tiêu: Thấy được sự đa dạng của cá về số loài và môi trường sống, do thích nghi với điều kiện sống khác nhau nên cá có cấu tạo và hoạt động sống khác nhau.
- GV cho HS đọc TT mục 1, quan sát hình 34,1 đến hình 34.7 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ So sánh số loài, môi trường sống của lớp Cá sụn và lớp Cá xương. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt hai lớp là gì?
+ Đọc bảng: Anh hưởng của điều kiện sống đến cấu tạo ngoài của cá, điền nội dung phù hợp vào ô trống của bảng.
- GV treo bảng phụ gọi HS lên sửa bài. GV sửa kiến thức đúng.
+ Vậy điều kiện sống đã ảnh hưởng đến những đặc điểm cấu tạo ngoài nào của cá?
- Mỗi HS tự đọc TT quan sát hình để hoàn thành bài tập.
+ HS thảo luận thống nhất đáp án, đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
+ Đại diện nhóm lên điền vào bảng.
- HS sửa bài tập.
+ HS dựa vào bảng trả lời.
TT
Đặc điểm môi trường
Đại diện
Hình dạng thân
Đặc điểm khúc đuôi
Đặc điểm vây chẵn
Khả năng di chuyển
1
Tầng mặt thường thiếu nơi ẩn náu
Cá nhám, cá trích
Thon dài
Khoẻ
Bình thường
Nhanh
2
Tầng giữa và tầng đáy
Cá vền, cá chép
Tương đối ngắn
Yếu
Bình thường
Chậm
3
Trong các hang hốc
Lươn
Rất dài
Rất yếu
Không có
Rất kém
4
Trên mặt đáy biển
Cá bơn, cá đuối
Dẹt, mỏng
Rất yếu
Lớn hoặc nhỏ
kém
Tiểu kết:
I-Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống: 
- Lớp cá có số lượng loài lớn khoảng 25415 loài, chia 2 lớp:
+ Lớp cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn (850 loài).
+ Lớp cá xương: Bộ xương bằng chất xương (24.565 loài).
- Cá sống trong các môi trường ở những tầng nước khác nhau, điều kiện sống khác nhau nên có cấu tạo và tập tính khác nhau.
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của cá (7P)
Mục tiêu: Trình bày được các đặc điểm chung của cá.
- Cho HS thảo luận tìm đặc điểm chung của cá về: Môi trường sống, cơ quan di chuyển, dinh dưỡng, nhiệt độ cơ thể.
- GV gọi vài học sinh nhắc lại đặc điểm chung và ghi chép bài.
- Cá nhân nhớ lại kiến thức bài trước thảo luận nhóm, đại diện trình bày đáp án, nhóm khác bổ sung.
- HS rút ra đặc điểm chung, nhắc lại ghi bài.
Tiểu kết: 
II-Đặc điểm chung của cá: 
- Cá là ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
- Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
- Thụ tinh ngoài và là động vật biến nhiệt.
Hoạt động 3: Vai trò của cá (9P)
Mục tiêu: Biết vai trò của cá đối với đời sống.
- GV treo bảng vai trò của cá đối với con người, cho HS thảo luận và điền những ví dụ cụ thể về giá trị từng mặt lợi ích.
Một số loài cá có thể gây ngộ độc cho người như cá nóc, mật cá trắm.......
- Để phát triển và bảo vệ nguồn lợi cá chúng ta cần phải làm gì?
- HS thảo luận nhóm, thu thập thêm TT Sgk và hiểu biết của bản thân để điền vào bảng.
- Nhiều HS trả lời.
Tiểu kết:
III-Vai trò của cá: 
- Cung cấp thực phẩm, dùng làm dược liệu.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, nông nghiệp.
- Diệt sâu bọ hại lúa.
C. Luyện tập, vận dụng: (5p)
- Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá?
- Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá sụn và Cá xương?
- Vai trò của cá trong đời sống con người?
D. Tìm tòi, mở rộng: (2p)
Tìm hiểu thêm về đời sống, tập tính các loài cá nước mặn.
*Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 
- Về học bài, trả lời câu hỏi cuối bài, đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị bài 32
TIẾT: BÀI 32: THỰC HÀNH: MỔ CÁ
1. Ổn định tổ chức lớp học: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’) Trình bày đặc điểm chung và vai trò của cá?
3. Bài mới
A. Hoạt động khởi động: (1’)
Báo cáo nội dung đã tìm hiểu về cá nước mặn của các nhóm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Cách mổ.(15p)
Mục tiêu: Biết cách sử dụng các dụng cụ thực hành để mổ cá.
GV treo tranh hình 32.1 cách mổ cá lên bảng cho HS quan sát các đường mổ, chỉ cho HS các đường cắt cơ bản, các vị trí a,b,c,d,e...
HS chú ý theo dõi từng bước và ghi chép các bước vào tập để thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.
Tiểu kết:
I- Cách mổ: 
- Cắt một vết trước hậu môn, bắt đầu từ điểm a cắt đến b dọc bụng cá, nâng mũi kéo tránh cắt vào các nội quan.
- Cắt tiếp đường bc vòng theo nắp mang, sau đó cắt theo đường edc qua các xương sườn dưới cột sống và lật bỏ.
- Cắt tiếp xương nắp mang theo đường cb’ để lộ nội quan, mang.
Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ. (25p)
Mục tiêu: Nhận dạng và xác định vị trí một số nội quan: Dạ dày, tim, ruột, gan, mật, thận, tinh hoàn hoặc buồng trứng, lá mang...
_ GV treo tranh hình 32.2, 32.3 hướng dẫn HS tháo gỡ nội quan và quan sát trên mẫu đối chiếu với hình.
_ Xác định vị trí và chức năng từng cơ quan.
HS quan sát, đối chiếu hình, làm theo hướng dẫn, tập xác định các cơ quan ghi vào tập và chú thích
Tiểu kết:
II- Quan sát cấu tạo trong trên mẫu: Hoàn thành bảng các nội quan của cá.
- Mang: Nằm dưới xương nắp mang. Chức năng: Trao đổi khí.
- Tim: Trước khoang thân ứng với vây ngực. Chức năng: Co bóp đẩy máu vào hệ mạch, giúp tuần hoàn máu.
- Thực quản, dạ dày, ruột, gan: Trong khoang bụng. Chức năng: tiêu hóa thức ăn, gan tiết mật.
- Bóng hơi: Trong khoang thân, sát cột sống. Chức năng: Giúp cá chìm nổi dễ dàng.
- Thận: 2 thận nằm sát cột sống. Chức năng: Lọc máu và thải các chất không cần thiết.
- Tuyến sinh dục, ống sinh dục: Trong khoang thân, cá đực có 2 tinh hoàn, cá cái có 2 buồng trứng. Chức năng: Sinh sản duy trì nòi giống.
- Bộ não: Nằm trong hộp sọ, nối với tủy sống nằm trong cột sống. Chức năng: Điều khiển, điều hòa hoạt động của cá.
4. Củng cố, luyện tập: (4p)
- Trình bày lại cách mổ cá?
- Mỗi nhóm nêu tên 1 cơ quan, cho biết vị trí và vai trò cơ quan đó.
- GV nhận xét tiết thực hành, chấm điểm.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1p)
 Về học bài, soạn bài 35 “ Ếch đồng” 
- kẻ bảng các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch vào vở bài tập và soạn trước.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_theo_chu_de_mon_sinh_hoc_lop_7_chu_de_7_cac_lop_ca.doc