Giáo án Toán học 7 - Tuần 18 - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
- Kiến thức: Thấy được sự cần thiết phải dùng cặp số để xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng, biết vẽ hệ trục tọa độ. Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn.
- Kĩ năng: Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó.
- Thái độ: Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc trong học tập
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, thu thập kết quả.
- Kỷ thuật: Khăn trải bàn, mảnh ghép.
III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
GV: Thước thẳng
HS: Thước thẳng
IV. Tổ chức hoạt động của học sinh
§6. MẶT PHẲNG TỌA ĐỘ (tt) Ngày soạn: 27/12/2019 Ngày dạy: từ ngày 30/12 đến ngày. 04/01 Lớp dạy: 7A3 Tiết: từ tiết 69 đến tiết 69 Số tiết: 1. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ - Kiến thức: Thấy được sự cần thiết phải dùng cặp số để xác định vị trí một điểm trên mặt phẳng, biết vẽ hệ trục tọa độ. Thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn. - Kĩ năng: Biết xác định 1 điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó. - Thái độ: Cẩn thận trong tính toán và nghiêm túc trong học tập 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp. II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, thu thập kết quả. - Kỷ thuật: Khăn trải bàn, mảnh ghép. III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học GV: Thước thẳng HS: Thước thẳng IV. Tổ chức hoạt động của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung *GV: Giới thiệu: Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox , Oy vuông góc với nhau và cắt tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy. Liên hệ đến tọa độ của một điểm. Mặt phẳng tọa độ. Trên mặt phẳng, ta vẽ hai trục số Ox , Oy vuông góc với nhau và cắt tại gốc của mỗi trục. Khi đó ta có hệ trục tọa độ Oxy. B. Hoạt động hình thành kiến thức: (45’) HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng độ (30’) Mục tiêu: Biết được mặt phẳng tọa độ. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Xác dịnh được tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ. *GV: - Vẽ hệ trục tọa độ Oxy. - Vẽ một đường thẳng đi qua vạch số 3 và song song với trục Ox. - Vẽ một đường thẳng đi qua vạch số 1,5 song song với trục Oy. Từ đó có nhận xét gì về giao điểm của hai đường thẳng này ?. *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét và khẳng định : Ta thấy giao điểm của hai đường thẳng này là điểm P có tung độ là 3 và hoành độ là 1,5. ta nói cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ của điểm P. - Thế nào tạo độ của một điểm ?. *HS : Chú ý nghe giảng và trả lời. *GV : Nhận xét. Yêu cầu học sinh làm ?1. Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy (trên giấy kẻ ô vuông) và đánh dấu vị trí của các điểm P, Q lần lượt có tọa độ là ( 2; 3); (3; 2). *HS : Thực hiện. *GV : Nhận xét. Trên mặt phẳng tọa độ: -Mỗi điểm xác định được bao nhiêu cặp số (x0; y0). - Mỗi cặp số (x0; y0) xác định được bao nhiêu điểm ?. *HS :Trả lời. *GV : Nhận xét và khẳng định : Trên mặt phẳng tọa độ: - Mỗi điểm M xác định được một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định được một điểm M. Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M. Điểm M có tọa độ (x0; y0) được kí hiệu là M(x0; y0). *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV : Yêu cầu học sinh làm ?2. Viết tọa độ góc O. 3.Tọa độ của một điểm trong mặt phẳng độ. Ví dụ: *Nhận xét. Ta thấy giao điểm của hai đường thẳng này là điểm P có tung độ là 3 và hoành độ là 1,5. Ta nói cặp số (1,5; 3) gọi là tọa độ của điểm P. ?1 *Kết luận: Trên mặt phẳng tọa độ: - Mỗi điểm M xác định được một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định được một điểm M. - Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, x0 là hoành độ và y0 là tung độ của điểm M. - Điểm M có tọa độ (x0; y0) được kí hiệu là M(x0; y0). ?2. Tọa độ của O (0 ;0) Hoạt động 2: Củng cố - Dặn dò (2’) - Biết cách vẽ hệ trục 0xy - Làm bài tập 33, 34, 35 (tr68 - SGK); bài tập 44, 45, 46 (tr50 - SBT) * Lưu ý: Khi vẽ điểm phải vẽ mặt phẳng tọa độ trên giấy ôli hoặc các đường kẻ // phải chính xác. IV. Rút kinh nghiệm. §7: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax (a ≠ 0) Ngày soạn: 27/12/2019 Ngày dạy: từ ngày 30/12 đến ngày. 04/01 Lớp dạy: 7A3 Tiết: từ tiết 70 đến tiết 71 Số tiết: 2. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ - Kiến thức: HS biết được khái niệm đồ thị của hàm số, biết dạng đồ thị của hàm số y = ax (a0). - Kỹ năng: Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax. - Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ đồ thị.. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp. II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, thu thập kết quả. - Kỷ thuật: Khăn trải bàn, mảnh ghép. III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học GV: Thước thẳng HS: Thước thẳng IV. Tổ chức hoạt động của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài (5’) Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HS1.Vẽ hệ trục toạ độ Oxy và đánh dấu các điểm có toạ độ (-2,3), (-1;2); (0;-1); (0,5;1), (1,5;-2). GV bố trí học sinh làm ở góc bảng thứ I để sử dụng cho bài mới. B. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: Đồ thị của hàm số là gì ? (40’) Mục tiêu: Biết được khái niệm đồ thị. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Xác dịnh được tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ. GV chỉ vào phần bài vừa kiểm tra và giới thiệu: Tập hợp các điểm biểu diễn các cặp số như thế gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) - Vậy em hiểu đồ thị hàm số là gì? Vậy để vẽ đồ thị hàm số y=f(x) ta phải làm những bước nào? *Khái niệm: Đồ thị của hàm số là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x, y) trên mặt phẳng toạ độ. + Cách vẽ: - Vẽ hệ trục toạ độ Oxy - Xác định trên mặt phẳng toạ độ các điểm biểu diễn các cặp giá trị (x; y) của hàm số. Hoạt động 2. Đồ thị của hàm số y = ax (a0) (40’) Mục tiêu: Biết được đồ thị của hàm số y = ax (a0) Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Vẽ được đồ thị hàm số y = 2x Xét hàm số y = 2x có dạng y = ax với a = 2. -Hàm số này có bao nhiêu cặp số (x; y)? Cho HS làm ?2 - Các điểm còn lại có nằm trên đường thẳng đi qua 2 điểm (-2; -4) và (2; 4) không? Đây là đồ thị hàm số dạng y=ax (a0), theo em đồ thị có dạng gì và đi qua điểm đặc biệt nào? Vậy để vẽ được đồ thị của hàm số y = ax (a0) ta cần biết mấy điểm của đồ thị ? Trong đó có điểm nào ta luôn biết không? Cho HS suy nghĩ làm ?4 Cho hàm số y = 2x HS đứng tại chỗ trả lời Hàm số y = 2x (x là biến số) Hàm số này có vô số cặp (x; y) Các điểm còn lại nằm trên đường thẳng đi qua 2 điểm (-2; -4) và (2; 4) Đồ thị của hàm số y = ax(a0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Trả lời ?3 Ta cần biết 2 điểm phân biệt của đồ thị. Cả lớp cùng làm. Một HS lên bảng a) Chọn x = 2 Þ y – 1 ÞA(2; 1) * Nhận xét: Ví dụ : Vẽ đồ thị của hàm số y =-1,5x - Vẽ hệ trục tọa độ Oxy - Xác định một điểm A(2; -3) thuộc đồ thị hàm số - Vẽ đường thẳng OA à đường thẳng này là đồ thị hàm số y= -1,5x Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (5’) - Đồ thị của hàm số là gì? - Đồ thị của hàm số y = ax(a0) là đường như thế nào? - Muốn vẽ đồ thị hàm số cần qua mấy bước? Bài 39.Tr.71.SGK. Vẽ đồ thị hàm số y = x và y =-x. GV nhận xét HS trả lời Làm bài tập vào vở, một HS lên bảng vẽ. IV. Rút kinh nghiệm. LUYỆN TẬP Ngày soạn: 27/12/2019 Ngày dạy: từ ngày 30/12 đến ngày. 04/01 Lớp dạy: 7A3 Tiết: từ tiết 72 đến tiết 72 Số tiết: 1. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ Kiến thức: Củng cố khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax (a0) Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vẽ đồ thị của hàm số y = ax (a0). - Biết kiểm tra điểm thuộc đồ thị, điểm không thuộc đồ thị. - Biết cách xác định hệ số a khi biết đồ thị hàm số. Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi vẽ đồ thị. 2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh - Năng lực tự học. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực giao tiếp. II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học - Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, thu thập kết quả. - Kỷ thuật: Khăn trải bàn, mảnh ghép. III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học GV: Thước thẳng HS: Thước thẳng IV. Tổ chức hoạt động của học sinh Hoạt động dẫn dắt vào bài (2’) Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung HS1.Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là gì? GV nhận xét HS1. Lên bảng thực hiện. HS nhận xét, bỏ sung. B. Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1. Tìm tọa độ diểm trên mp tọa độ (15’) Mục tiêu: Xác định được tọa độ điểm. Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Xác dịnh được tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ. Cho HS làm bài tập 41 +Hướng dẫn: Điểm M (x0; y0) thuộc đồ thị hàm số y = f(x) nếu y0 = f(x0) Gọi một HS nhận xét Vẽ đồ thị minh hoạ (cách 2). Bài 41.Tr.72.SGK. Một HS lên bảng thực hiện. Cho hàm số y =-3x Xét điểm A(-; 1) ta thay x = vào y =-3x ta có: Điểmthuộc đồ thị hàm số y =-3x +Tương tự: B (-; -1) không thuộc đồ thị hàm số y =-3x. C(0; 0) thuộc đồ thị hàm số y =-3x HS nhận xét bài làm Hoạt động 2. Luyện tập (25’) Mục tiêu: Vẽ được đồ thi hàm số dạng y = ax Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Vẽ được đồ thị hàm số y = ax Yêu cầu học sinh đọc đề bài 42 SGK a) Để xác định hệ số a ta phải làm gì? b) Đánh dấu điểm trên đồ thị có hoành độ bằngbằng cách nào? c) Đánh dấu điểm trên đồ thị có tung độ bằng (-1) bằng cách nào? Treo bảng phụ có đề bài. Cho học sinh làm bài theo nhóm. Quan sát các nhóm làm việc. Muốn tính f(2) ta làm như thế nào? (thay x=2 vào công thức của hàm số) Cho HS trả lời miệng bài 43 Tr.73. Bài 42.Tr.72.SGK. a. A( 2; 1) Thay x = 2; y = 1 vào công thức y = ax ta có 1 = a.2 Þ a = b. Điểm B(;) c. Điểm C(-2; -1) Bài 43.Tr.72.SGK. Các nhóm trao đổi chéo bài và nhận xét dựa trên đáp án của GV. a) f(2) =-1; f(-2) = 1; f(4) =-2 f(0) = 0 b) y = -1 Þ x = 2 y = 0 Þ x = 0 y =2,5 Þ x =-5 c) y dương Þ x âm y âm Þ x dương. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (3’) - Cách vẽ đồ thị hàm số y = ax. - Cách xác định tung độ hoặc hoành độ của một điểm thuộc đồ thị. - Cách xác định hàm số dựa vào đồ thị. Cho HS làm bài 44.Tr.73.SGK. HS trả lời các câu hỏi GV đưa ra. Làm bài tập 44.SGK.Tr.73. IV. Rút kinh nghiệm.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_toan_hoc_7_tuan_18_nam_hoc_2020_2021.doc