Giáo án Toán học 7 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán học 7 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Học sinh phát biểu được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.

2. Kỹ năng.

- Tìm được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.

3. Thái độ.

 - Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.

 - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

 - Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển

vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến khoảng cách trên trục số.

 - Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động

nhóm, tương tác với GV.

5. Định hướng phát triển phẩm chất:

 - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.

 - Tính chính xác, kiên trì

II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình

- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện thiết bị dạy học: Bảng, thước thẳng.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước thẳng, máy tính

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước kẻ.

IV. Hoạt động trên lớp

 1. Hoạt động khởi động

 

doc 12 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 2900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 7 - Tuần 2 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 02 	Ngày soạn: 11/9/2020
PPCT: 05 	Ngày dạy: /9/2020
LỚP: 7A1
§4. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ.
CỘNG, TRỪ, NHÂN, SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức.
- Học sinh phát biểu được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
2. Kỹ năng.
- Tìm được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
3. Thái độ.
	- Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
	- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực
	- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
	- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển
vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến khoảng cách trên trục số.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động
nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất:
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
 - Tính chính xác, kiên trì 
II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện thiết bị dạy học: Bảng, thước thẳng. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước thẳng, máy tính
Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước kẻ.
IV. Hoạt động trên lớp
	1. Hoạt động khởi động
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
GTTĐ của số nguyên a là gì?
Tìm x biết | x | = 23.
Biểu diễn trên trục số các số hữu tỉ sau: 3,5; ; -4
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt đông 1: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ (35’)
Mục tiêu: Rèn HS tìm được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
*GV : Thế nào là giá trị tuyệt đối của một số nguyên ?.
*HS : Trả lời. 
*GV : Hãy biểu diễn hai số hữu tỉ lên cùng một trục số ?.Từ đó có nhận xét gì khoảng cách giữa hai điểm M và M’ so với vị trí số 0
*HS : Thực hiện. 
Rễ thấy khoảng cách hai điểm M và M’ so với vị trí số 0 là bằng nhau bằng 
*GV : Nhận xét. 
Khi đó khoảng cách hai điểm M và M’ so với vị trí số 0 là bằng nhau bằng gọi là giá trị tuyệt đối của hai điểm M và M’.
hay: 
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Thế nào giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ ?.
hữu tỉ Trả lời. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, kí hiệu , là khoảng cách từ điểm 0 tới điểm 0 trên trục số.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?1.
Điền vào chỗ trống ( ):
a, Nếu x = 3,5 thì = 
Nếu x = thì = 
b, Nếu x > 0 thì = 
 Nếu x = 0 thì = 
 Nếu x < 0 thì = 
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
*HS : Chú ý nghe giảng, ghi bài và lấy ví dụ .
*GV : Với x , hãy điền dấu vào ? sao cho thích hợp.
 ? 0; ? ; ? x
*HS :Thực hiện. 
*GV : - Nhận xét và khẳng định :
 0; = ; x
 - Yêu cầu học sinh làm ?2.
Tìm , biết :
*HS : Hoạt động theo nhóm.
*GV : Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
 1. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ .
Ví dụ:
*Nhận xét. 
Khoảng cách hai điểm M và M’ so với vị trí số 0 là bằng nhau bằng 
*Kết luận:
Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, kí hiệu , là khoảng cách từ điểm 0 tới điểm 0 trên trục số.
Ví dụ:
?1.
Điền vào chỗ trống ( ):
a, Nếu x = 3,5 thì = 3,5
 Nếu x = thì = 
b, Nếu x > 0 thì = x
 Nếu x = 0 thì = 0
 Nếu x < 0 thì = -x
Vậy:
*Nhận xét. 
Với x , 0; =; x
?2.
Tìm , biết :
Giải:
3. Hoạt động luyện tập(5’)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
GV cho HS hoạt động nhóm bt 17, 19 sgk
V. Rút kinh nghiệm.
TUẦN: 02 	Ngày soạn: 11/9/2020
PPCT: 06 	Ngày dạy: /9/2020
LỚP: 7A1
§4. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ.
CỘNG, TRỪ, NHÂN, SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức.
- Làm được phép tính cộng, trừ, nhân, chia số thập thập phân.
2. Kỹ năng.
- Cộng, trừ, nhân, chia thành thạo số thập phân.
3. Thái độ.
	- Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
	- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực
	- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
	- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển
vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến bốn phép tính có phần thập phân.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động
nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất:
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
 - Tính chính xác, kiên trì 
II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện thiết bị dạy học: Phiếu học tập, bảng, thước thẳng. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước thẳng, máy tính
Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước kẻ.
IV. Hoạt động trên lớp
	1. Hoạt động khởi động
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
GTTĐ của số nguyên a là gì?
Tìm x biết | x | = 23.
Biểu diễn trên trục số các số hữu tỉ sau: 3,5; ; -4
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt đông 1: Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân (35’)
Mục tiêu: Rèn HS có kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia số thập phân
*GV : Hãy biểu diễn các biểu thức chứa các số thập phân sau thành biểu thức mà các số được viết dưới dạng phân số thập phân , rồi tính ?.
a, (-1,13) + (-0,264) = ?.
b, 0,245 – 2,134 = ?.
c,(-5,2) .3,14 = ?.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét và khẳng định :
Để cộngm trừ, nhân, chia các số thập phân, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số thập phân rồi làm theo quy tắc các phép tính đã biết về phân số.
- Hãy so sánh cách là trên với cách làm sau:
a, (-1,13) + (-0,264) = - ( 1,13 +0,264) 
 = -1,394
b, 0,245 – 2,134 = 0,245+(– 2,134) 
 = -( 2,134 - 0,245) = -1,889.
c,(-5,2) .3,14 = -( 5,2 . 3,14) = -16,328. 
 *HS : Trả lời. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Trong thực hành, ta công, trừ , nhân hai số thập phân theo quy tắc về giá trị tuyệt đối và về dấu tương tự như đối với số nguyên.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV Nếu x và y là hai số nguyên thì thương của x : y mang dấu gì nếu:
a, x, y cùng dấu. b, x, y khác dấu
*HS : Trả lời. 
*GV : Đối với x, y là số thập phân cũng như vậy : 
 tức là :Thương của hai số thập phân x và y là thương của và với dấu ‘+’ đằng trước nếu x, y cùng dấu ; và dấu ‘–‘ đằng trước nếu x và y khác dấu.
Ví dụ :
a, (-0,408) : (-0,34) = +(0,408 : 0,3) = 1,2.
b, (-0,408) : 0,34 = -(0,408 : 0,3) = -1,2.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?3.
Tính :
a, -3,116 + 0,263 ;
b,(-3,7) . (-2,16).
*HS : Hoạt động theo nhóm lớn.
*GV : Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
2. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân.
- Trong thực hành, ta công, trừ , nhân hai số thập phân theo quy tắc về giá trị tuyệt đối và về dấu tương tự như đối với số nguyên
Ví dụ :
a, (-1,13) + (-0,264) =- ( 1,13 +0,264) 
 = -1,394
b, 0,245 – 2,134 = 0,245+(– 2,134) 
 = -( 2,134 - 0,245) 
 = -1,889.
c,(-5,2) .3,14 = -( 5,2 . 3,14) 
 = -16,328. 
- Thương của hai số thập phân x và y là thương của và với dấu ‘+’ đằng trước nếu x, y cùng dấu ; và dấu ‘–‘ đằng trước nếu x và y khác dấu.
Ví dụ :
a, (-0,408) : (-0,34) = +(0,408 : 0,3) 
 = 1,2.
b, (-0,408) : 0,34 = -(0,408 : 0,3) 
 = -1,2.
?3. Tính :
a, -3,116 + 0,263 = -( 3,116 – 0,263)
 = - 2,853 ;
b,(-3,7) . (-2,16) = +(3,7. 2,16) 
 = 7.992
3. Hoạt động luyện tập(10’)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
GV cho HS hoạt động nhóm bt 20, 21 sgk
V. Rút kinh nghiệm.
TUẦN: 02 	Ngày soạn: 06/9/2019
PPCT: 07 	Ngày dạy: /9/2019
LỚP: 7A3
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.	
- HS phát biểu được thế nào là 2 góc đối đỉnh, nêu được tính chất: 2 góc đối đỉnh thì bằng nhau.
2. Kỹ năng.
- HS vẽ được góc đối đỉnh với 1 góc cho trước, nhận biết được các góc đối đỉnh trong 1 hình.
3. Thái độ.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực.
4. Định hướng phát triển năng lực.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
	- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển
vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến góc đối đỉnh.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động
nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
	- Tính chính xác, kiên trì
II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện thiết bị dạy học: Bảng,thước thẳng, thước do độ. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo độ
Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng, thước đo độ
IV. Hoạt động trên lớp
1. Hoạt động khởi động
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Thế nào là hai góc đối đỉnh? tính chất của hai góc đối đỉnh? Vẽ hình hai góc đối đỉnh?
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Luyện tập (35p)
Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng được tính chất hai góc dối đỉnh vào bài tập 
GV: Cho HS đọc nội dung bài 6 SGK trang83.
HS: Đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
GV: Để vẽ hai đường thẳng cắt nhau và tạo thành góc 470 ta vẽ như thế nào ?
GV: Gợi ý:
Vẽ góc xOy = 470 
Vẽ tia đối Ox’ của tia Ox
Vẽ tia đối Oy’ của tia Oy ta được đường thẳng xx’ cắt yy’ tại O. có 1 góc bằng 470.
GV: Gọi HS lên bảng làm bài.
Góc O1 và O2 có quan hệ như thế nào?
Góc O1 và O3 có quan hệ như thế nào?
HS: Thực hiện. HS khác nhận xét.
GV: Nhận xét.
GV: Cho HS làm BT 7 SGK. Em hãy lên bảng vẽ ba đường thẳng xx’, yy’, zz’ cùng đi qua điểm O.
HS: Lên bảng vẽ hình.
Từ hình vẽ trên em hãy viết tên các cặp góc bằng nhau?
HS: Lên bảng làm bài
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm
GV: Cho HS làm BT 8 SGK. Vẽ góc có chung đỉnh và có cùng số đo là 700 nhưng không đối đỉnh.
GV: Gọi HS lên bảng vẽ hình 
GV: Gợi ý:
Trước hết vẽ Góc xOy = 700
Vẽ góc yOz = 700 (Oz khác Ox)
HS: Lên bảng vẽ hình.
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
Bài 6 (SGK - 83):
O
y’
x’
2
3
4
1
y
xx’ yy’ O
=470 
Góc O1 và O2 kề bù + 
=1800
suy ra góc O2=1800 − 470=1330 
= = 470 (đối đỉnh)
= = 1330 (đối đỉnh)
Bài 7 (SGK - 83):
O
y’
x’
2
3
5
1
y
6
z’
= ; =; =
 = ; = 
= 
= = 
Bài 8 (SGK - 83):
Hình vẽ (tùy HS)
3. Hoạt động ận dụng(5’)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
GV: Em hãy cho biết 
- Thế nào là hai góc đối đỉnh?
- Tính chất của hai góc đối đỉnh?
* Dặn dò: 
- Ôn tập về góc đối đỉnh và tính chất của nó.
- Làm bài tập 4, 5, 6 SBT trang 74.
- Đọc và xem trước bài §2: Hai đường thẳng vuông góc.
V. Rút kinh nghiệm.
TUẦN: 02 	Ngày soạn: 11/9/2020
PPCT: 08 	Ngày dạy: /9/2020
LỚP: 7A1
§2. HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ. 
Kiến thức: 
Kỹ năng: 
Thái độ: 
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực.
2. Năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
 - Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp.
 II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
- GV: SGK, thước đo độ và êke.
- HS: SGK, thước đo độ và êke.
 III. Tổ chức hoạt động của học sinh
Hoạt động dẫn dắt vào bài( 5p)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.	
- Phát biểu được khái niệm hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Công nhận tính chất: Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với a.
	- Trình bày được định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng.
2. Kỹ năng.
- Biết vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
3. Thái độ.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực.
4. Định hướng phát triển năng lực.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
	- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển
vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến vê hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động
nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong kỷ thuật vẽ hình. 
	- Tính chính xác, kiên trì
II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện thiết bị dạy học: Bảng,thước thẳng, Êke. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước thẳng, Êke
Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng, Êke 
IV. Hoạt động trên lớp
1. Hoạt động khởi động
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Thế nào là hai gốc đối đỉnh? Vẽ góc =900 và góc là góc đối đỉnh của góc .
 2. Hoạt động hình thành kiến thức:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? (13p)
Mục tiêu: Rèn HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc
GV: Từ bài cũ, em co nhận xét gì về đường thẳng xx’ và yy’ (chúng có cắt nhau không)?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Tính 
=?; =?; =?
HS: Tính và có kết quả
=900; =900; =900
GV: Hướng dẫn HS tâp suy luận câu Sử dụng hai góc kề bù hoặc hai góc đối đỉnh.
HS:Tập suy luận.
GV: Thông báo hai đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau.
Vậy thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau?
HS: Trả lời khái niệm hai đường thẳng vuông góc với nhau
GV: Giới thiệu cách gọi tên.
1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ?
y
o
x’
y’
x
900
 = = 900 (2 góc đối đỉnh) 
 = = 1800 - =900
 (2 góc kề bù) 
Định nghĩa: Hai đường thẳng xx’ và yy’ vuông góc với nhau khi:
xx’ cắt yy’
Trong các góc tạo thành có một góc vuông.
Hoạt động 2: Vẽ hai đường thẳng vuông góc (13p)
Mục tiêu: Rèn HS có kĩ năng vẽ hai đường thẳng vuông góc
GV: Yêu cầu học sinh xem SGK và yêu cầu học sinh phát biểu cách vẽ ?4 
HS: Xem SGK và phát biểu lại cách vẽ
GV: Hướng dẩn cho học sinh kỹ năng vẽ hình.
Nhìn vào hình vẽ có thể vẽ được bao nhiêu đường thẳng a’ đi qua 0 và vuông góc với a ?
HS: Trả lời có 1 đường thẳng 
GV: Rút ra tính chất
2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
Vẽ đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với a.
Có 2 trường hợp: 
Trường hợp 1: Điểm O cho trước nằm trên đường thẳng a (Hình 5).
Trường hợp 2: Điểm O cho trước nằm ngoài đường thẳng a (hình 6)
Tính chất:
Chỉ có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua 0 và vuông góc với a
Hoạt động 3: Đường trung trực của đoạn thẳng (10p)
Mục tiêu: Rèn HS nhận biết được đường trung trực của đoạn thẳng
GV: Yêu cầu học sinh làm các công việc sau:
Vẽ đoạn thẳng AB bất kỳ.
Xác định trung điểm I của đoạn AB
Vẽ đường thẳng xy đi qua I và vuông góc với AB
HS: Vẽ vào vở.
GV: Thông báo đường thẳng xy là đường trung trực của đoạn AB.
Vậy thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.
HS: Trả lời khái niệm và ghi chép vào vở
GV: Em có nhận xét gì về vị trí của điểm A,B qua đường thẳng xy?
HS: Nhận xét
GV: Cũng cố lại nhận xét
3. Đường trung trực của đoạn thẳng.
x
o
B’
y
A
900
Định nghĩa: Đường trung trực của đoạn thẳng AB là đường thẳng:
+ Đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB
+ Vuông góc với đoạn thẳng AB
Chú ý: A, B đối xứng với nhau qua đường thẳng xy.
3. Hoạt động luyện tập(4’)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- Phát biểu lại định nghĩa hai đường thẳng vuông góc với nhau
- Nắm được định nghĩa đường thẳng trung trực của một đoạn thẳng
- Cũng cố lại cách vẽ 2 đường thẳng vuông góc.
* Dặn dò: 
- Về nhà làm bài tập 17, 18, 19, 20 SGK
- Chuẩn bị cho tiết luyện tập.
V. Rút kinh nghiệm.
DUYỆT
NGƯỜI SOẠN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_7_tuan_2_nam_hoc_2020_2021.doc