Giáo án Toán học 7 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán học 7 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của cụm từ ''số các giá trị của dấu hiệu'' và ''số các giá trị của dấu hiệu'' làm quen với khỏi niệm tần số của một giá trị.

2. Kĩ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại số liệu thu thập được qua điều tra.

3. Thái độ: Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

 - Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến thu thập số liệu thống kê.

 - Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV.

5. Định hướng phát triển phẩm chất:

 - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.

 - Tính chính xác, kiên trì trong điều tra, thống kê.

II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học

- Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, thu thập kết quả.

 - Kỹ thuật: Khăn trải bàn, mảnh ghép.

 

doc 8 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 7 - Tuần 21 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1
THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ (tt)
Ngày soạn: 21/01/2021
Ngày dạy: từ ngày 25/01 đến ngày. 30/01
Lớp dạy: 7A1
Tiết: từ tiết 81 đến tiết 81
Số tiết: 1.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung), biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của cụm từ ''số các giá trị của dấu hiệu'' và ''số các giá trị của dấu hiệu'' làm quen với khỏi niệm tần số của một giá trị.
2. Kĩ năng: Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại số liệu thu thập được qua điều tra.
3. Thái độ: Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý 
4. Định hướng phát triển năng lực
	- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
	- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến thu thập số liệu thống kê.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất:
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
	- Tính chính xác, kiên trì trong điều tra, thống kê.
II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, thu thập kết quả.
	- Kỹ thuật: Khăn trải bàn, mảnh ghép.
III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
	GV: Thước thẳng
	HS: Thước thẳng 
IV. Tổ chức hoạt động của học sinh
Hoạt động dẫn dắt vào bài 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (45’)
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tần số của mỗi giá trị (15’)
Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là Tần số
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Học sinh biết số lần lặp lại của mỗi giá trị
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?5.
Có bao nhiêu số khác nhau trong cột “ số cây trồng được” ?. Nêu cụ thể các số khác nhau đó.
*HS: Thực hiện. 
*GV: Nhận xét. 
 Yêu cầu học sinh làm ?6.
Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây ?. Hãy trả lời câu hỏi tương tự như vậy với các giá trị 28; 50.
*HS: 
- Số lớp đều trồng được 30 cây là 8 lớp.
- Số lớp đều trồng được 28 cây là 2 lớp.
- Số lớp đều trồng được 50 cây là 3 lớp.
*GV : Ta nói 8 lớp, 2 lớp, 3 lớp gọi là tần số số của mỗi giá trị tương ứng 30; 28; 50.
- Thế nào là tần số của mỗi giá trị ?.
*HS: Trả lời. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Số lần xuất hiện của mỗi giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của mỗi giá trị đó.
Tần số, kí hiệu: n
*HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV: Yêu cầu học sinh làm ?7.
Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau?. Hãy viết các giá trị đó cùng tần số của chúng .
*HS: Thực hiện. 
*GV: Nhận xét. 
Qua các điều trên rút ra kết luận chung gì?
GV: Yêu cầu học sinh đọc chú ý (SGK – trang 7).
3. Tần số của mỗi giá trị.
?5.
Có 4 số khác nhau, đó là: 28; 30; 35; 50.
?6.
- Số lớp đều trồng được 30 cây là 8 lớp.
- Số lớp đều trồng được 28 cây là 2 lớp.
- Số lớp đều trồng được50 cây là 3 lớp.
Do đó:
Số lần xuất hiện của mỗi giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của mỗi giá trị đó.
Kí hiệu: n.
?7.
Gía trị dấu hiệu ( x)
tần số(n)
28
2
30
8
35
7
50
3
*Kết luận:
- Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.
- Số tất cả các giá trị ( không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra.
- Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.
*Chú ý: (SGK- trang 7).
Hoạt động 2: BT tìm tần số (15’)
Mục tiêu: HS hiểu được như thế nào là Tần số
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Học sinh thống kê được tần số.
GV cho HS tìm tần số bài tập 3 (tr8-SGK) bài tập 4 (tr9-SGK)
Bài tập 3 (tr8-SGK)
Tần số 2; 3; 8; 5
Bài tập 4 (tr9-SGK)
Tần số lần lượt: 3; 4; 16; 4; 3
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (15’)
Mục tiêu: Chốt lại nội dung cần nhớ ở tiết học
- Yêu cầu học sinh làm bt 2 (tr7-SGK)
+ Giáo viên đưa bảng phụ có nội dung bảng 4 lên bảng.
a) Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là : Thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường.
Dấu hiệu đó có 10 giá trị.
b) Có 5 giá trị khác nhau.
c) Giá trị 21 có tần số là 1
Giá trị 18 có tần số là 3
Giá trị 17 có tần số là 1
Giá trị 20 có tần số là 2
Giá trị 19 có tần số là 3
- Học theo SGK, làm các bài tập 1-tr7; 3-tr8
- Làm các bài tập 2; 3 (tr3, 4 - SBT)
V. Rút kinh nghiệm.
	BÀI TẬP BÀI 1
Ngày soạn: 21/01/2021
Ngày dạy: từ ngày 25/01 đến ngày. 30/01
Lớp dạy: 7A1
Tiết: từ tiết 82 đến tiết 82
Số tiết: 1.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Củng cố lại cho học sinh các kiến thức về dấu hiệu, giá trị cuat dấu hiệu, đơn vị điều tra, tần số qua các bài tập. Thấy được vai trò của việc thống kê trong đời sống.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh.
3. Thái độ: Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên. Tích cực trong học tập, có ý 
4. Định hướng phát triển năng lực
	- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
	- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến thu thập số liệu thống kê.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất:
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
	- Tính chính xác, kiên trì trong điều tra, thống kê.
 II. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
	GV: Thước thẳng
	HS: Thước thẳng 
III. Tổ chức hoạt động của học sinh
Hoạt động dẫn dắt vào bài (5’)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
- Nêu các khái niệm dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu, lấy ví dụ minh hoạ.
- Nêu các khái niệm dãy giá trị của dấu hiệu, tần số lấy ví dụ minh hoạ.
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (40’)
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Luyện tập (43’)
Mục tiêu: Rèn HS có kỹ năng vận dụng lí thuyết vào bài tập
- Giáo viên đưa bài tập 3 lên máy chiếu.
- Học sinh đọc đề bài và trả lời câu hỏi của bài toán.
- Tương tự bảng 5, học sinh tìm bảng 6.
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 4 lên MC
- Học sinh đọc đề bài
- Yêu cầu lớp làm theo nhóm, làm ra giấy trong.
- Giáo viên thu giấy trong của một vài nhóm và đưa lên MC.
- Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 2 lên MC
- Học sinh đọc nội dung bài toán
- Yêu cầu học sinh theo nhóm.
- Giáo viên thu bài của các nhóm đưa lên MC
- Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm.
- Giáo viên đưa nội dung bài tập 3 lên MC
- Học sinh đọc SGK
- 1 học sinh trả lời câu hỏi.
Bài tập 3 (tr8-SGK)
a) Dấu hiệu chung: Thời gian chạy 50 mét của các học sinh lớp 7
b) Số các giá trị khác nhau: 5
Số các giá trị khác nhau là 20
c) Các giá trị khác nhau: 8,3; 8,4; 8,5; 8,7
Tần số 2; 3; 8; 5
Bài tập 4 (tr9-SGK)
a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp.
 Có 30 giá trị.
b) Có 5 giá trị khác nhau.
c) Các giá trị khác nhau: 98; 99; 100; 101; 102.
Tần số lần lượt: 3; 4; 16; 4; 3
Bài tập 2 (tr3-SBT)
a) Bạn Hương phải thu thập số liệu thống kê và lập bảng.
b) Có: 30 bạn tham gia trả lời.
c) Dấu hiệu: mầu mà bạn yêu thích nhất.
d) Có 9 mầu được nêu ra.
e) Đỏ có 6 bạn thch.
Xanh da trời có 3 bạn thích.
Trắng có 4 bạn thích
vàng có 5 bạn thích.
Tím nhạt có 3 bạn thích.
Tím sẫm có 3 bạn thích.
Xanh nước biển có 1 bạn thích.
Xanh lá cây có 1 bạn thích
Hồng có 4 bạn thích.
Bài tập 3 (tr4-SGK)
- Bảng còn thiếu tên đơn vị, lượng điện đã tiêu thụ
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (2’)
Mục tiêu: Chốt lại nội dung cần nhớ ở tiết học
- Giá trị của dấu hiệu thường là các số. Tuy nhiên trong một vài bài toán có thể là các chữ.
- Trong quá trình lập bảng số liệu thống kê phải gắn với thực tế.
- Làm lại các bài toán trên.
- Đọc trước bài 2, bảng tần số các giá trị của dấu hiệu.
V. Rút kinh nghiệm.
Bài 9
THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
Ngày soạn: 21/01/2021
Ngày dạy: từ ngày 25/01 đến ngày. 30/01
Lớp dạy: 7A1.
Tiết: từ tiết 83 đến tiết 84
Số tiết: 2.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Biết cách xác định khoảng cách giữa 2 địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
chứng minh)
2. Kĩ năng: 
- Biết cách sử dụng giác kế, nắm được các bước thực hành để xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B không đo trực tiếp được.
3. Thái độ: 
- Thấy được vai trò của toán học trong thực tiễn, từ đó thêm yêu thích môn học.
4.Định hướng phát triển năng lực .
 - Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề,năng lực tính toán
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
 5. Định hướng phát triển phẩm chất:
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
	- Tính chính xác, kiên trì
II. Phương pháp, kỹ thuật dạy học
- Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, thu thập kết quả.
	- Kỹ thuật: Khăn trải bàn, mảnh ghép.
III. Chuẩn bị về tài liệu và phương tiện dạy học
GV: Thước cuộn, êke, giác kế, cọc tiêu.
HS: Mỗi tổ chuẩn bị: + 4 cọc tiêu (dài 80 cm).
 + 1 giác kế (nhận tại phòng đồ dùng).
 + 1 sợi dây dài khoảng 10 m.
 + 1 thước đo chiều dài.
 + mẫu báo cáo thực hành:
IV. Tổ chức hoạt động của học sinh
Hoạt động dẫn dắt vào bài 
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
	B. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm (15’)
Mục tiêu:HS hiểu được nhiệm vụ và công việc cần làm.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Học sinh đại diện nêu được cách làm
- Giáo viên đưa bảng phụ H149 lên bảng và giới thiệu nhiệm vụ thực hành.
- Giáo viên vừa hướng dẫn vừa vẽ hình.
- Làm như thế nào để xác định được điểm D.
I. Thông báo nhiệm vụ và hướng dẫn cách làm. 
1. Nhiệm vụ.
- Cho trước 2 cọc tiêu A và B (nhìn thấy cọc B và không đi được đến B). Xác định khoảng cách AB.
2. Hướng dẫn cách làm.
Học sinh nhắc lại cách vẽ.
- Đặt giác kế tại A vẽ xy AB tại A.
- Lấy điểm E trên xy.
- Xác định D sao cho AE = ED.
- Dùng giác kế đặt tại D vạch tia Dm AD.
- Xác định C Dm sao cho B, E, C thẳng hàng.
- Đo độ dài CD
Hoạt động 2: Chuẩn bị thực hành (20’)
Mục tiêu: Học sinh tranh luận để đưa ra hướng làm hay
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Học sinh đại diện nêu được cách làm
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm.
II. Chuẩn bị thực hành.
- 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời; 1 học sinh khác lên bảng vẽ hình. Giải thích cách làm.
Hoạt động 3: Học sinh thực hành (30’)
Mục tiêu: HS biết ứng dụng hình học vào thực tiễn (đo khoảng cách của 2 điểm, có một điểm không tới được)
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Học sinh đo được khoảng cách
- GV phân công nhiệm vụ theo nhóm, theo khu vực.
- HS nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hành.
Phiếu báo cáo kết quả thực hành các nhóm
Hoạt động 3: Đánh giá giờ thực hành (10’)
Mục tiêu: HS hiểu được công việc đã làm và rút ra kinh nghiệm cho những hạn chế
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Học sinh rút được kinh nghiệm cách làm
- GV đánh giá kết quả thực hành, rút kinh nghiệm những hạn chế về quá trình và kết quả thực hành.
- HS lắng nghe, nêu những kiến nghị đề xuất (nếu có)
Kết quả làm của các nhóm theo yêu cầu
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò (5’)
Mục tiêu: Chốt lại nội dung cần làm sau tiết thực hành, công tác ôn tập
- Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
- Chuẩn bị cho công tác ôn tập chương: Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng các góc của một tam giác và các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, hai tam giác vuông.
BÁO CÁO THỰC HÀNH 
Nhóm: 
Tổ: .; Lớp: 7 ..
Kết quả: AB = ; Điểm thực hành của tổ:
STT
Tên học sinh
Điểm chuẩn
bị dụng cụ (3đ)
Ý thức kỉ luật
(3đ)
Kĩ năng 
thực hành 
(4đ)
Tổng điểm
(10đ)
1
2
3
4
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_7_tuan_21_nam_hoc_2020_2021.doc