Giáo án Toán học 7 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

Giáo án Toán học 7 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

Học sinh nêu được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn. Học sinh phát biểu được dấu hiệu một phân số bất kì có thể viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay số thập phân vô hạn tuần hoàn.

2. Kỹ năng.

Học sinh dựa điều kiện để một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn,vô hạn tuần hoàn.

3. Thái độ.

 - Chủ động trong các hoạt động cá nhân, nhóm.

 - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.

4. Định hướng phát triển năng lực

 - Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

 - Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến số thập phân.

 - Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV.

5. Định hướng phát triển phẩm chất:

 - Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.

 - Tính chính xác, kiên trì trong tính toán tỉ lệ

II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học

- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình

- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm

- Phương tiện thiết bị dạy học: Thước thẳng.

 

doc 10 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 3480
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán học 7 - Tuần 7 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§9. SỐ THẬP PHÂN HỮU HẠN. SỐ THẬP PHÂN VÔ HẠN TUẦN HOÀN.
Ngày soạn: 15/10/2020
Ngày dạy: từ ngày 19/10 đến ngày 24/10
Lớp dạy: 7A1
Tiết: từ tiết 25 đến tiết 26
Số tiết: 2.
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức.
Học sinh nêu được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn. Học sinh phát biểu được dấu hiệu một phân số bất kì có thể viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay số thập phân vô hạn tuần hoàn.
2. Kỹ năng.
Học sinh dựa điều kiện để một phân số tối giản biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn,vô hạn tuần hoàn.
3. Thái độ.
	- Chủ động trong các hoạt động cá nhân, nhóm.
	- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực
	- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.
	- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến số thập phân.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất:
	- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy. 
 - Tính chính xác, kiên trì trong tính toán tỉ lệ
II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện thiết bị dạy học: Thước thẳng. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, máy tính, thước thẳng
Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng.
V. Hoạt động trên lớp
	1. Hoạt động khởi động
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Bài tập 51/101 Sgk
a) Hãy viết định lí nói về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song?
b) Vẽ hình minh họa định lý đó và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.
	A. Hoạt động hình thành kiến thức: (40p)
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn (20p)
Mục tiêu: Học sinh hiểu được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Viết phân số được hai dạng số thập phân.
*GV : Viết các phân số dưới dạng số thập phân. Từ đó có nhận xét gì về các số thập phân đó ?.
*HS : Thực hiện. 
3,0
20
 3,0
8
1 00
 0 
0,15
 120
 200 0
0,378
 Các số thập phân là các số xác định.
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Ta nói các số thập phân 0,15 và 1,48 gọi là số thập phân hữu hạn.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Viết phân số dưới dạng số thập phân. Có nhận xét gì về số thập phân này ?.
*HS : Thực hiện. 
 4,0
9
 40
 40
 40
 4
0,444 
Số thập phân này chưa được xác định cụ thể.
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Ta thấy phép chia này không bao giờ chấm dứt. Nếu tiếp tục ta thấy chữ số 6 trong thương được lặp đi lặp lại. Khi đó ta nói số thập phân 0.4166 là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Số 0,4166 được viết gọn là 0,41(6).
Kí hiệu (6) chỉ chữ số 6 được lặp đi lặp lại vô hạn.
 - Số 6 gọi là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,41(6). 
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Chứng tỏ phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn. Cho biết chu kì là bao nhiêu ?.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét. 
1. Số thập phân hữu hạn. Số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Ví dụ 1: 
Viết các phân số dưới dạng số thập phân.
Ta có:
3,0
20
 3,0
8
1 00
 0 
0,15
 30
 60
 40
 0
0,375
Ta nói các số thập phân 0,15 và 1,48 gọi là số thập phân hữu hạn.
Ví dụ 2: 
Viết phân số dưới dạng số thập phân.
Ta có:
 4,0
9
 40
 40
 40
 4
0,444 
*Nhận xét. 
Ta thấy phép chia này không bao giờ chấm dứt. Nếu tiếp tục ta thấy chữ số 6 trong thương được lặp đi lặp lại. Khi đó ta nói số thập phân 0.4166 là số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Số 0,4166 được viết gọn là 0,41(6).
Kí hiệu (6) chỉ chữ số 6 được lặp đi lặp lại vô hạn.
 - Số 6 gọi là chu kì của số thập phân vô hạn tuần hoàn 0,41(6). 
Hoạt động 2: Bài tập ận dụng 1. (20p)
Mục tiêu: Học sinh ận dụng được dấu hiệu một phân số bất kì có thể viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Chọn được phân số đổi ra được hai dạng số thập phân.
*GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập số: 
Bài 69/SGK
a. 8,5: b.18,7: 6
c. 58: 11 d.14,2: 3,33
- Cho Hs sử dụng máy tính 
Bài tập viết số dưới dạng số thập phân vô hạn:
Bài 69/SGK
a. 8,5: 3 = 2,(83)
b.18,7: 6 = 3,11(6)
c.58: 11 = 5,(27)
d.14,2: 3,33 = 4,(264)
- Hs tự làm bài 71/SGK.
- Hoạt động nhớm bài 85, 87/SBT
*HS: 
- Hs dụng máy tính và ghi kết quả.
a. 2,(83); b. 3,11(6)
c. 5,(27); d. 4,(264)
- Hs tự làm bài 71/SGK.
- Hoạt động nhóm bài 85,87/SBT.
Bài 71/SGK
 = 0,(01)
 = 0,(001)
Hoạt động 3: Nhận xét (20p)
Mục tiêu: Học sinh phát biểu được dấu hiệu một phân số bất kì có thể viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Chọn được phân số đổi ra được hai dạng số thập phân.
*GV : Cho biết cặp phân số nào sau đây viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc số thập phân vô hạn tuần hoàn ?.
và ; và 
- Nêu các đặc điểm chung của các phân số này ?.
- Có nhận xét gì về đặc điểm khác nhau của các cặp phân số này ?.
Gợi ý : Ước của mẫu các phân số.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Yêu cầu học sinh làm ? 
Trong các phân số sau đây phân số nào viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, phân số nào viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn ?. Viết dạng thập phân của các phân số đó
*HS : Hoạt động theo nhóm lớn.
*GV : Yêu cầu các nhóm nhận xét chéo.
 Nhận xét và khằng định:
Người ta đã chứng minh được rằng mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn đều là một số hữu tỉ .
Ví dụ:
0,(4) = (0,1) .4 = 
 - Kết luận:
Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. Ngược lại, mỗi số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ .
2. Nhận xét.
 - Nếu một phân số tối giản với mẫu dương không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
 - Nếu một phân số tối giản với mẫu dương mà mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số đó viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
Ví dụ:
Phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn vi: , mẫu 25 = 52 không có ước nguyên tố khác 2 và 5.
Ta có: 
Phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn vì mẫu 
30 = 2.3.5 có ước nguyên tố 3 khác 2 và 5.
Ta có: = 0,2333 = 0,2(3).
 ?
 - Phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn:
- Phân số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
* Chú ý:
Mỗi số thập phân vô hạn tuần hoàn đều là một số hữu tỉ .
Ví dụ:
0,(4) = (0,1) .4 = 
*Kết luận:
Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. Ngược lại, mỗi số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn biểu diễn một số hữu tỉ .
Hoạt động 4: Bài tập vận dụng 2 (20p)
Mục tiêu: Học sinh vận dụng được dấu hiệu một phân số bất kì có thể viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay số thập phân vô hạn tuần hoàn và ngược lại.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Viết được các phân số tối giản dưới dạng các số thập phân.
Hoạt động nhóm bài 70/SGK.
*HS: 
a. b. 
c. d. 
- Hoạt động nhóm bài 70/SGK.
*GV: 
a. 0,32 b.-0,124
c. 1,28 d. -3,12
Bài 70/SGK.
 a. 0,32 = = 
b. - 0,124= = 
c. 1,28 = = 
 d. - 3,12 = = 
Bài 88/SBT
a. 0,(5) = 5. 0,(1) = 5.=
b. 0,(34) = 34. 0,(01) 
= 34. = 
0,(123) = 123. 0,(001)
= 123. = = 
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò (5p)
- Cho Hs nhắc lại điều kiện để một phân số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn, vô hạn tuần hoàn.
 - Học bài.
 - Chuẩn bị trước các bài luyện tập.
V. Rút kinh nghiệm.
§7. ĐỊNH LÍ
Ngày soạn: 15/10/2020
Ngày dạy: từ ngày 19/10 đến ngày 24/10
Lớp dạy: 7A1
Tiết: từ tiết 27 đến tiết 27
Số tiết: 1.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.	
	Học sinh viết được cấu trúc của một định lí (GT, KL). Phát biểu được thế nào là chứng minh một định lí.
2. Kỹ năng.
	Biết đưa một định lí về dạng “Nếu thì ”. Làm quen với mệnh đề Lôgic: pÞq.
3. Thái độ.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực.
4. Định hướng phát triển năng lực.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn sáng tạo.
	- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển
vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến chứng minh định lí.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động
nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất
	- Nhanh nhẹn, linh hoạt trong tư duy hình học. 
	- Tính chính xác, chăm chỉ
II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện thiết bị dạy học: Bảng, thước thẳng, thước đo độ, ê ke. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo độ, ê ke.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng, thước đo độ, ê ke.
IV. Hoạt động trên lớp
1. Hoạt động khởi động
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Hs1: Phát biểu tiên đề Ơclit, vẽ hình minh họa.
Hs2: Phát biểu tính chất quan hệ từ vuông góc đến song song. Vẽ hình minh họa.
Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.
(Hình vẽ)
Tính chất (Sgk/93)
(Hình vẽ)
2. Hoạt động hình thành kiến thức: (40p)
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song (15p)
Mục tiêu: Học sinh biết cấu trúc một định lí (GT, KL).
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Viết được GT, KL của địn lí.
Gv: Tiên đề Ơ-clít và quan hệ giữa tính vuông góc và // đều là những khẳng định đúng, nhưng tiên đề thừa nhận qua hình vẽ, còn tính chất được suy ra từ các khẳng định đúng gọi là định lí 
Gv: Định lí là gì?
Hs: Nhắc lại.
Hs: Làm ?1
Gv: Hãy nêu thêm ví dụ về định lí đã học 
(tính chất 2 góc đối đỉnh; 3 tính chất từ vuông góc đến //).
Hs:
Hs: Làm ?2
1. Định lí (Sgk/99)
a. Khái niệm:
Định lí là một khẳng định suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
b. Cấu trúc: 2 phần
Phần đã cho: GT
Phần cần => KL
?2
Hoạt động 2: Chứng minh định lí (20p)
Mục tiêu: Biết thế nào là chứng minh một định lí.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Chứng minh được định lí đơn giản.
Gv: Ví dụ định lý: “Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông”.
Gv: Đề bài đã cho điều gì?
Hs: Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù.
Gv: Đó là giả thiết.
Gv: Điều cần suy ra là gì?
Hs: Góc vuông.
Gv: Đó là kết luận.
Gv: Vậy GT và KL của định lí này là gì?
Hs:
Gv: Mỗi định lí gồm có mấy phần là những phần nào?
Hs:
Gv: Mỗi định lí đều được phát biểu dưới dạng nếu thì 
Gv: Hãy phát biểu lại định lí trên dưới dạng nếu thì ?
Hs:
Gv: Hãy viết GT, KL bằng kí hiệu của định lí trên.
Hs:
Gv: Dùng bảng phụ viết bài chứng minh 2 tia phân giác của hai góc kề bù tạo thành góc vuông còn chỗ trống yêu cầu điền.
Gv: Tia phân giác của một góc là gì?
Gv: Tại sao: mZ + Zn = mn ?
Gv: Tại sao .(xZ + Zy) = .180o
Gv: Chúng ta vừa chứng minh một định lí.
Gv: Vậy c/m 1 định lí ta làm theo tiến trình nào? (Vẽ hình; ghi GT, KL; CM)
2. Chứng minh định lí:
Tiến trình chứng minh một định lí:
1. Vẽ hình
2. Ghi GT, KL
3. Suy luận từ GT®KL
Ví dụ: Chứng minh định lí:
“Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là một góc vuông”.
O
x
m
y
z
n
	xOy
 và zOy
kề bù
GT	Om là tia phân giác của xOy
	On là tia phân giác của zOy
KL	mOn
 = 900
CM:
Sgk/100.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (5p)
- Bài tập 49,50/101 Sgk.
- Học bài và làm bài tập51,52,53/101 Sgk.
V. Rút kinh nghiệm.
BÀI TẬP 
Ngày soạn: 15/10/2020
Ngày dạy: từ ngày 19/10 đến ngày 24/10
Lớp dạy: 7A1
Tiết: từ tiết 28 đến tiết 28
Số tiết: 1.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức.	
	Học sinh biết phát biểu định lí dưới dạng nếu thì , biết minh họa định lí bằng hình vẽ và tóm tắt định lí bằng GT, KL.
2. Kỹ năng.
	Bước đầu biết chứng minh định lí. Bước đầu biết suy luận.
3. Thái độ.
- Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
- Cẩn thận, chính xác, trung thực.
4. Định hướng phát triển năng lực.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn sáng tạo.
	- Có cơ hội phát triển năng lực mô hình hoá toán học thông qua việc chuyển
vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học liên quan đến chứng minh định lí.
	- Có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học thông qua hoạt động
nhóm, tương tác với GV.
5. Định hướng phát triển phẩm chất
	- Nhanh nhẹn, linh hoạt trong tư duy hình học. 
	- Tính chính xác, chăm chỉ
II. Phương pháp, kĩ thuật, hình thức, thiết bị dạy học
- Phương pháp và kỹ thuật dạy học: Hoạt động hợp tác theo nhóm, vấn đáp, thuyết trình
- Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm
- Phương tiện thiết bị dạy học: Bảng, thước thẳng, thước đo độ, ê ke. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước thẳng, thước đo độ, ê ke.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, thước thẳng, thước đo độ, ê ke.
IV. Hoạt động trên lớp
1. Hoạt động khởi động (5P)
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung
Bài tập 51/101 Sgk
a) Hãy viết định lí nói về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song?
b) Vẽ hình minh họa định lý đó và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu.
Nếu một đường thằng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
c
a
b
GT	b//a; a^c
KL	b^c
B. Hoạt động hình thành kiến thức: (40p)
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Luyện tập (35p)
Mục tiêu: Ghi được GT, KL và chứng minh một định lí.
Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Ghi GT, KL và chứng minh được một số định lí đơn giản.
Gv: Cho bài tập:
BT1: Vẽ hình minh họa và viết giả thiết, kết luận bằng kí hiệu của các định lí sau:
a) Nếu hai đường thẳng phân biệt bị cắt bởi đường thẳng thứ ba sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì hai đường thẳng đó song song.
b) Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc so le trong bằng nhau.
Hs: Làm bài tập 52
Gv: Gọi Hs nhận xét, chốt kết quả, cách trình bày.
Hs: Làm bài tập 53 vào bảng nhóm.
Gv: Gọi Hs nhận xét, chốt kết quả, cách trình bày.
Hs: Đưa ra cách chứng minh ngắn gọn hơn Sgk.
Gv: Nhận xét, điều chỉnh cách trình bày.
BT1:
a)
A
B
a
b
c
1
2
3
4
1
2
3
4
GT	A3
 = B1
KL	a // b
b)
A
B
a
b
c
1
2
3
4
1
2
3
4
GT	a // b
KL	A3
 = B1
	A2
 = B4
BT52/101 Sgk.
O
4
3
2
1
Điền vào chỗ trống:
GT	Ô1 đối đỉnh với Ô3
KL	Ô1 = Ô3
1) 2 góc kề bù.
2) 1800 ; 2 góc kề bù.
3) (1) và (2).
4) (3).
BT53/102 Sgk
y
y’
x
x’
O
2
1
4
3
GT	xOy
= 900
KL	yOx’
= 900
	x’Oy’
= 900
	y’Ox
= 900
Chứng minh: Sgk/102.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò (5p)
- Định lí gồm mấy phần? Mỗi định lí có thể phát biểu dưới dạng nào?
- Trả lời các câu hỏi ôn tập trong Sgk/102;103;
- Làm bài tập 54, 56, 57 Trang 103;104.
V. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_toan_hoc_7_tuan_7_nam_hoc_2020_2021.doc