Giáo án Vật lí 7 - Tiết 16: Ôn tập học kì I

Giáo án Vật lí 7 - Tiết 16: Ôn tập học kì I

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Hệ thống lại các kiến thức đã học.

- Khắc sâu hơn các kiến thức đã học.

 - Luyện tập chuẩn bị kiểm tra học kì.

 2. Kĩ năng:

 - Vận dụng các kiến thức vào cuộc sống.

 - Giải thích một số hiện tượng trong thực tế.

 3. Thái độ:

 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong

thực tế.

 - Nghiêm túc trong khi học tập.

4. Năng lực, phẩm chất:

 * Năng lực :

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

 * Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ

 

doc 5 trang Trịnh Thu Thảo 02/06/2022 2970
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí 7 - Tiết 16: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 	 
Tiết: 16	 
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Hệ thống lại các kiến thức đã học.
- Khắc sâu hơn các kiến thức đã học.
 	- Luyện tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
 2. Kĩ năng:
	- Vận dụng các kiến thức vào cuộc sống.	
	- Giải thích một số hiện tượng trong thực tế.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giải thích 1 số hiện tượng trong
thực tế.
 - Nghiêm túc trong khi học tập.
4. Năng lực, phẩm chất: 
 * Năng lực : 
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.
 * Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên:
	- Bảng phụ hình 16.1, bảng phụ câu 1,6.	
 2. Học sinh:
	- SGK, SBT, soạn bài trước ở nhà, làm trước các câu hỏi.	
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Bước 1 tình huống xuất phát
Hoạt động 1: khởi động (5 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: Dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chọn 2 đội chơi ( mỗi đội 2 hs)
Nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 1 cho 2 đội chơi (phiếu được gấp lại) gv ra hiệu 2 đội bắt đầu làm
2 đội quan sát phiếu 1 trả lời
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên bảng 
- Học sinh chủ động kiểm tra đã trả lời được phiếu học tập số 1
d. Đánh giá kết quả học tập
- Giáo viên đánh giá bằng Phiếu số 1 (kết quả của 2 đội)
-Học sinh nhận xét
Phiếu số 1
Hãy viết ba câu có nghĩa, trong mỗi câu có bốn cụm từ chọn trong bốn cột dưới đây
- gương cầu lõm
- gương phẳng
- gương cầu lồi
- hứng được trên màn chắn
- không hứng được trên màn chắn
- bé hơn vật
- bằng vật
- lớn hơn vật
- ảnh ảo
- ảnh thật
Gợi ý trả lời
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật
- Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật
- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật
Bước 2: Luyện tập ( 20 phút)
Mục tiêu: 
 - Hệ thống lại các kiến thức đã học.
 - Khắc sâu hơn các kiến thức đã học.
 - Luyện tập chuẩn bị kiểm tra học kì.
Phương pháp dạy học: Nhóm, thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 2 
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 2 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
d. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét qua kết quả phiếu số 2 các nhóm
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 2
Câu 1. Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta D. Vì vật được chiếu sáng
Câu 2. Em hãy tìm nguồn sáng trong những vật sau:
A. Quyển sách B. Mặt Trời C. Bóng đèn bị đứt dây tóc D. Mặt Trăng
 Câu 3. Em hãy điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau:
Trong môi trường và ..ánh sáng truyền đi theo các 
A. Nước, không khí, đường cong B. Trong suốt, không khí, không đồng tính
C. Trong suốt, đồng tính, đường thẳng D. Lỏng, khí, đường thẳng
Câu 4. Nếu dung một cái đèn pin chiếu một chùm sáng song song vào gương phẳng thì chùm sáng phản xạ sẽ là chùm nào trong các chùm sau?
A. Song song B. Phân kì C. Hội tụ D. Không có trùm phản xạ trở lại
Câu 5: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi là:
A. ảnh ảo lớn hơn vật B. ảnh thật nhỏ hơn vật
C. có thể là ảnh ảo hoặc ảnh thật tùy vào vị trí đặt vật D. ảnh ảo nhỏ hơn vật
Câu 6: Nhà em ở cạnh quán karaôkê. Để em bé của mình không bị thức giấc mỗi khi quán hoạt động, bạn Linh đề nghị cách xử lí như sau, theo em cách nào hợp lí.
A. Xây tường cách âm B. Bịt tai em bé lại.
C. Chuyển nhà đi nơi khác. D. Không cho quán hoạt động
Câu 7: Âm thanh được tạo ra nhờ:
A. Nhiệt	B. Điện	C. Ánh sáng	D. Dao động
Bước 3: Vận dụng, tìm tòi và mở rộng ( 20 phút)
Mục tiêu: vận dụng kiến thức làm bài tập và giải quyết vấn đề
 Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ, nhóm
Định hướng phát triển năng lực: Giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức
Gv 
Hs 
a. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, phân vai cụ thể các công việc của từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
- Hs chia nhóm theo yêu cầu
- Học sinh quan sát và nhận nhiệm vụ
b. Thực hiện nhiệm vụ học tập
Gv phát phiếu số 3 
Nhận phiếu số 3
- HS tự viết ý trả lời của mình trước ra giấy khi thảo luận với nhóm.
- Thư kí nhóm tổng hợp các ý kiến cá nhân của nhóm để báo cáo Phiếu học tập số 3 lên bảng.
c. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS trình bày trên giấy A0
- Đại diện nhóm báo cáo trên giấy A0 và giải thích.
d. Đánh giá kết quả học tập
Nhận xét qua kết quả phiếu số 3 các nhóm
- Nhóm nhận xét chéo.
Phiếu số 3
Câu 1: kinh nghiệm của những người câu cá cho biết khi có người đi đến bờ sông, cá ở trong sông lập tức lẩn trốn ngay? Hãy giải thích 
Câu 2: Hãy kể tên hai nhạc cụ mà em biết và cho biết bộ phận nào dao động phát ra âm?
A
B
Câu 3: Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước gương phẳng như hình vẽ:
- Nhắc nhở học sinh về xem bài chuẩn bị kiểm tra hk 1
Phiếu số 4 (nếu còn thời gian cho hs làm tiếp, không thì hs về nhà làm)
Câu 1: Ngày xưa để phát hiện tiếng ngựa chạy người ta thường áp tai xuống đất tại sao?
Câu 2: Vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước gương phẳng như hình vẽ:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_7_tiet_16_on_tap_hoc_ki_i.doc