Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 - Bài 3+4 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thanh Vân

Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 - Bài 3+4 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thanh Vân

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Giúp học sinh hiểu thế nào là đạo đức, kỷ luật?

-Mối quan hệ giữa đạo đức và ki luật

-Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỷ luật

2.Năng lực

+ Chung: tự học, GQVĐ&ST, hợp tác, giao tiếp, ICT

+ Chuyên biệt:

- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.

- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.

- Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.

2. Phẩm chất

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu báo chí, thông tin, clip

- Học liệu:SGK,SGV GDCD 7 ,tranh ảnh,tục ngữ ca dao nói về phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, sống giản dị.

 

doc 10 trang Trịnh Thu Thảo 3130
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục công dân 7 - Bài 3+4 - Năm học 2021-2022 - Hoàng Thanh Vân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3 -TIẾT 3:	
Ngày soạn: 30/08/2021
 BÀI 3: 	 Tự trọng
I. Mục tiêu 
1.Kiến thức
- Thế nào là tự trọng
- Các biểu hiện của tự trọng
 - Ý nghĩa của tự trọng.
2.Năng lực
+ Chung: tự học, GQVĐ&ST, hợp tác, giao tiếp, ICT
+ Chuyên biệt: 
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.
- Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu báo chí, thông tin, clip 
- Học liệu:SGK,SGV GDCD 7 ,tranh ảnh,tục ngữ ca dao nói về sống giản dị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT DỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đức tính giản dị
- Tạo được hứng thú với bài học.
b. Nội dung: 
- HS theo dõi tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
GV:yêu cầu HS lên thể hiện tình huống: Anh Bình gia đình nghèo, bị bạn bè rủ đi ăn trộm
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: thể hiện tình huống: Anh Bình gia đình nghèo, bị bạn bè rủ đi ăn trộm
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
*Báo cáo kết quả: HS nhận xét 
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
GV dẫn dắt vào bài mới. 
 Tự trọng là đức tính quý giá của mỗi người, mỗi chúng ta cần sống trung thực để giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình. 
B. HOẠT DỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 1: Truyện đọc.(10‘)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
-Hs hiểu được đức tính tự trọng trong cuộc sống.
 b. Nội dung: 
- HS theo dõi tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
*Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Gọi HS đọc truyện (phân vai)
 Lời dẫn; Ông giáo; Rô – Be; Sác - Lây
GV: Nêu câu hỏi: 
1.Hãy nêu hành động của Rô-be qua câu chuyện trên? 
2. Vì sao Rô-Be lại làm như vậy?
3. Em có nhận xét gì về hành động của Rô-be?
4. Hành động của Rô-be đã tác động đến tình cảm tác giả như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh đọc truyện, suy nghĩ cá nhân, cặp đôi trao đổi
- Giáo viên quan sát, theo dõi phát hiện kịp thời những khó khăn của hs
- Dự kiến sản phẩm
1.-Là em bé nghèo khổ đi bán diêm
-Cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẽ trả cho người mua diêm
-Khi bị chẹt xe nhưng Rô-be vẫn nhờ em mình trả lại tiền cho khách .
2.Muốn giữ đúng lời hứa cúa mình
Không muốn người khác nghĩ mình nghèo, nói dối, ăn cắp tiền.
3.-Không muốn bị coi thường,danh dự bị xúc phạm,mất lòng tin. 
-Có ý thức trách nhiệm cao
-Giữ đúng lời hứa 
-Tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
-Tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống rất nghèo.
4. Hành động đó đã làm thay đổi tình cảm của tác giả.Từ chổ nghi ngờ ,không tin,sững sờ tim se lại vì hối hận..
*Báo cáo kết quả: cặp đôi báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng 
GV:Việc làm của Rô-be thể hiện đức tính gì? Thể hiện tính Tự trọng
1. Truyện đọc.
 Một tâm hồn cao thượng
* HĐ 2: Nội dung bài học.(10‘)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
Hs hiểu được khái niệm, ý nghĩa của đức tính tự trọng.
 b. Nội dung: 
- HS thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
GV yêu câù HS thực hiện các yêu cầu sau:
->: Đọc sgk 
->:Trả lời các câu hỏi
? Em hiểu thế nào là tự trọng?
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
HS: Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
 HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau: (5 phút).
1. Tìm những hành vi biểu hiện tính tự trọng trong thực tế ( học tập, lao động, cuộc sống hằng ngày )?
2.Tìm những hành vi trái với tự trọng trong thực tế?
3. Biểu hiện của tự trọng?
4. Tự trọng mang lại lợi ích gì đối với cá nhân, gia đình , xã hội?
B2: HS thực hiện yêu cầu. 
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
-Biểu hiện.
coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội 
Ý nghĩa.
- Là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.
- Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.
- Nâng cao phẩm giá uy tín cá nhân ....
- Gia đình hạnh phúc, xã hội lành mạnh, mqh tốt đẹp.
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Nội dung bài học.
a. Khái niệm.
 Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội.
b. Biểu hiện.
coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội 
c. Ý nghĩa.
- Là phẩm chất đạo đức cao quý của con người.
- Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ.
- Nâng cao phẩm giá uy tín cá nhân ....
- Gia đình hạnh phúc, xã hội lành mạnh, mqh tốt đẹp.
d. Rèn luyện.
- Sống trung thực, thật thà.
- Giữ lời hứa.
- Không trộm cắp 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (13’)
a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
 b. Nội dung: 
- HS theo dõi tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
1.Làm bài tậpa,d,đ (sgk/11-12):
2. Trò chơi ai nhanh hơn.
? Mỗi chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính trung thực?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
* Bài tập a (sgk/11-12):
- Đáp án: 1, 2, 3.
-> Đây là những hv thể hiện sự trung thực, giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.
 .- Tự trọng: Không quay cóp, dũng cảm nhận lỗi, kính trọng thầy cô, nói năng lich sự, hoàn thành công việc được giao...
- Trái với tự trọng: Sai hẹn, sống buông thả, coi thường người khác, không biết xấu hổ...
-> Cư xử đoàng hoàng đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình. 
* Bài tập d (sgk/12)
 - Chết vinh còn hơn sống nhục.
 - Nói lời phải giữ lấy lời
 Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
* Bài tập đ (sgk/12)
VD: câu chuyện bà lão bán rau...
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3.Bài tập
Đáp án: 1, 2, 3.
-> Đây là những hv thể hiện sự trung thực, giữ gìn nhân cách, phẩm giá của mình.
 .- Tự trọng: Không quay cóp, dũng cảm nhận lỗi, kính trọng thầy cô, nói năng lich sự, hoàn thành công việc được giao...
- Trái với tự trọng: Sai hẹn, sống buông thả, coi thường người khác, không biết xấu hổ...
-> Cư xử đoàng hoàng đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình. 
* Bài tập d (sgk/12)
 - Chết vinh còn hơn sống nhục.
 - Nói lời phải giữ lấy lời
 Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
* Bài tập đ (sgk/12)
VD: câu chuyện bà lão bán rau...
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
 b. Nội dung: 
- HS theo dõi tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
 ? Em đã có những việc làm nào thể hiện lòng tự trọng đối với bạn bè, người thân?
? Viết 1 đoạn văn về việc em làm thể hiện lòng tự trọng?
- Sắm vai: Tình huống Bác A vay tiền của bác B, hứa sẽ trả nhưng lấn lứa mãi không trả.
? Xử lí TH trên bằng cách sắm vai.
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân,nhóm
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm: 
*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
hướng dẫn học tập ở nhà(2’)
* Sưu tầm danh ngôn, ca dao, tục ngữ... nói về trung thực.
* Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập sgk.
* Chuẩn bị bài :ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT
+ Đọc trước bài. Trả lời câu hỏi sgk.
+ Tìm câu chuyện chuyện, tục ngữ, ca dao 
Ký duyệt tuần 
Ngày:
TUẦN 4 -TIẾT 4:	
Ngày soạn: 5/09/2021
 BÀI 4: 	ĐẠO ĐỨC VÀ KỶ LUẬT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
-Giúp học sinh hiểu thế nào là đạo đức, kỷ luật? 
-Mối quan hệ giữa đạo đức và ki luật
-Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỷ luật
2.Năng lực
+ Chung: tự học, GQVĐ&ST, hợp tác, giao tiếp, ICT
+ Chuyên biệt: 
- Năng lực tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội.
- Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng đất nước.
- Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
2. Phẩm chất
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, tư liệu báo chí, thông tin, clip 
- Học liệu:SGK,SGV GDCD 7 ,tranh ảnh,tục ngữ ca dao nói về phẩm chất trung thực, tự trọng, tự tin, sống giản dị.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
A. HOẠT DỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Kích thích và huy động vốn hiểu biết của HS về đức tính giản dị
- Tạo được hứng thú với bài học.
b. Nội dung: 
- HS theo dõi tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
GV đưa tình huống sau:
Vào lớp đã được 15 phút. Cả lớp 7A đang chăm chú lắng nghe cô giáo giảng bài . Bỗng bạn Nam hốt hoảng chạy vào lớp và sững lại nhìn cô giáo . Cô giáo ngừng giảng bài, cả lớp giật mình ngơ ngác. Bình tâm trở lại , cô giáo yêu cầu Nam lùi lại và nói với cả lớp: Các em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn Nam? 
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: chia sẻ những hiểu biết của mình
- Giáo viên quan sát, động viên giúp đỡ khi hs gặp khó khăn
*Báo cáo kết quả: Hs báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học 
B. HOẠT DỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* HĐ1: Tìm hiểu truyện đọc( 10’)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
- Hs hiểu được nội dung câu truyện.
 b. Nội dung: 
- HS theo dõi tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
->: Đọc sgk 
->:Trả lời các câu hỏi
1) Kỉ luật lao động đối với nghề của anh Hùng như thế nào?
2) Khó khăn trong nghề nghiệp của anh Hùng là gì?
3) Việc làm nào của anh Hùng thể hiện kỉ luật lao động và quan tâm đến mọi người?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
- Dự kiến sản phẩm
C1: Qua huấn luyện kĩ thuật, an toàn lao động, dây bảo hiểm, thừng lớn cưa tay, cưa máy.
Dây điện, dây điện thoại, biển quảng cáo chằng chịt, trực 24/24 giờ, làm suốt ngày đêm mưa rét, thu nhập thấp, vất vả.
Khảo sát trước, có lệnh của công ty mới được chặt, không đi muộn về sớm, vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ đồng đội,luôn nhận việc khó về mình. Được mọi người tôn trọng, yêu quý mến.
C2: vui vẻ hoàn thành nhiệm vụ, giúp đỡ đồng đội,luôn nhận việc khó về mình. Được mọi người tôn trọng, yêu quý mến.
C3: Có đạo đức
Có kỉ luật 
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1.Truyện đọc
“Một tấm gương tận tụy vì việc chung”
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học( 10’)
a. Mục tiêu: 
Hs hiểu được khái niệm đạo đức và kỷ luật.
 b. Nội dung: 
- HS theo dõi và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
B1: GV chia lớp thành 3 nhóm và thực hiện các yêu cầu sau(5’)
Nhóm 1: Đạo đức là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
Nhóm 2: Kỉ luật là gì? Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống?
Nhóm 3: Nêu mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật ?Người sống có đạo đức và kỉ luật sẽ mang lại lợi ích gì?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
a. Đạo đức là:
- Quy định, chuẩn mực ứng xử con người với con người, với công việc với tự nhiên và môi trường sống.
- Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nếu vi phạm bị chê trách, lên án
Ví dụ: Giúp đỡ, đoàn kết, chăm chỉ
b. Kỷ luật :
- Quy định chung của tập thể, xã hội, mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo qui định.
- Đi học đúng giờ, an toàn lao động, chấp hành luật giao thông.
c.Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật :Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật
- Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức.
d.ý nghĩa: 
Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức,quy định của cộng đồng tập thể chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người tôn trọng, quý mến
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
GV :Qua bài học em tự đánh giá mình ntn? Em cần làm gì để trở thành người có đạo đức và kỉ luật?. 
HS :Liên hệ bản thân
2. Nội dung bài học
 a. Khái niệm
- đạo đức: là những quy định, cuẩn mực ứng xử của con người với con người, với công việc với tự nhiên và môi trường sống.
Mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện, nếu vi phạm sẽ bị chê trách lên án.
b. Kỉ luật là những quy định chung của tập thể, xã hội mọi người phải tuân theo. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định.
c. Mối quan hệ:
- Người có đạo đức là người tự giác tuân theo kỉ luật
- Người chầp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức 
d. Cách thức hiện:
Tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức, quy định của cộng đồng chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và được mọi người quý mến.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 13’
a. Mục tiêu: giúp hs củng cố lại kiến thức đã học
 b. Nội dung: 
- HS theo dõi tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
B1: GV chia lớp thành nhóm theo bàn và thực hiện các yêu cầu sau:
1.Làm bài tậpa,b,c (sgk/14):
2. Trò chơi ai nhanh hơn.
? Mỗi chúng ta cần làm gì để có đạo đức và tuân theo kỉ luật?
B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, 
GV đến các nhóm theo dõi.
B3: HS: báo cáo, thảo luận 
* Bài tập a (sgk/14):
- Đáp án: 1, 2, 4,6,7
* Bài tập b(sgk/14)
 Biểu hiện của thiếu kỉ luật của HS hiện nay:
-Quay cóp trong khi thi=>hậu quả: điểm cao nhưng rỗng kiến thức
-Nói chuyện riêng trong giờ học=>.không nghe giảng,không hiểu bài...
* Bài tập đ (sgk/14)
B4: HS: nhận xét, đánh giá kết quả của bạn 
- GV bổ sung phần nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
3.Bài tập
* Bài tập a (sgk/14):
- Đáp án: 1, 2, 4,6,7
* Bài tập b(sgk/14)
 Biểu hiện của thiếu kỉ luật của HS hiện nay:
-Quay cóp trong khi thi=>hậu quả: điểm cao nhưng rỗng kiến thức
-Nói chuyện riêng trong giờ học=>.không nghe giảng,không hiểu bài...
* Bài tập đ (sgk/14)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 6’
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
giúp hs vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn
 b. Nội dung: 
- HS theo dõi tình huống và thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
*Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ
 ? Em đã có những việc làm nào thể hiện mình có đạo đức và tuân theo kỉ luật??
- Sắm vai: Bài tập đ (sgk/14)
- Cho HS nhắc lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc cá nhân
- Giáo viên quan sát hs làm và gợi ý các cách xử lí cho Hs
- Dự kiến sản phẩm: tục ngữ
 Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
*Báo cáo kết quả: cá nhân báo cáo
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
hướng dẫn học tập ở nhà(2’)
* Sưu tầm danh ngôn, ca dao, tục ngữ... nói về đạo đức và kỉ luật
* Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập sgk.
* Chuẩn bị bài mới :Chủ đề Yêu thương ,đoàn kết
+ Đọc trước bài Yêu thương con người. Trả lời câu hỏi sgk.
+ Tìm câu chuyện chuyện, tục ngữ, ca dao đức tính Yêu thương con người
Cho HS nhắc lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy.
Ký duyệt tuần 
Ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_giao_duc_cong_dan_7_bai_34_nam_hoc_2021_202.doc