Kế hoạch bài dạy Toán 7 - Tổng ba góc của một tam giác

Kế hoạch bài dạy Toán 7 - Tổng ba góc của một tam giác

+ Mục tiêu:

- Đo được các góc của tam giác và tính tổng ba góc của tam giác.

- Năng lực: giao tiếp và hợp tác; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.

+ Phương pháp dạy học / Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật khăn trải bàn.

+ Hình thức tổ chức hoạt động:

- Chia lớp thành 6 nhóm;

- Phát phiếu học tập (giấy A5) cho học sinh có sẵn hình vẽ tam giác (mỗi học sinh trong nhóm có hình khác nhau) và giấy A3 cho nhóm trưởng.

- Mỗi học sinh đo các góc của tam giác trong phiếu học tập và tính tổng các góc vừa đo.

- Các thành viên thảo luận và thống nhất ghi kết quả tổng các góc của tam giác vào giấy A3.

+ Dự kiến sản phẩm học tập:

- Tổng số đo các góc của một tam giác của từng học sinh và của nhóm.

+ Cách thức đánh giá: Giáo viên đánh giá.

 

docx 7 trang Trịnh Thu Thảo 30/05/2022 4880
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Toán 7 - Tổng ba góc của một tam giác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY (TOÁN 7)
TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC (1 TIẾT)
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC:
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất/ năng lực
Yêu cầu cần đạt
STT
1.Năng lực toán học
Năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Thực hiện được việc phân tích lựa chọn định lý để tính góc trong tam giác.
(1)
Năng lực mô hình hóa toán học
- Sử dụng được các mô hình toán học để ghép 3 mảnh của tam giác.
(2)
- Sử dụng được kiến thức toán học để giải quyết vấn đề thực tế.
(3)
Năng lực giao tiếp toán học.
-Trình bày, diễn đạt, nêu câu hỏi, thảo luận, tranh luận để giải thích, chứng minh được định lý tổng ba góc trong tam giác để tính góc.
(4)
Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Sử dụng được thước đo góc để đo các góc của tam giác
(5)
2. Năng lực chung.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Đề xuất giải pháp phù hợp dựa trên các thông tin đã có.
(6)
Phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động
(7)
3. Phẩm chất chủ yếu.
Trung thực
Khách quan, công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn
(8)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Phiếu học tập; máy vi tính; máy chiếu; giấy bìa hình tam giác; kéo; thước đo góc; thước thẳng
	2. Chuẩn bị của học sinh:
 - Thước đo góc, thước thẳng, tập viết, kéo..
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 - Hoạt động 1:	KHỞI ĐỘNG(7 phút)
+ Mục tiêu:
- Đo được các góc của tam giác và tính tổng ba góc của tam giác.
- Năng lực: giao tiếp và hợp tác; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
+ Phương pháp dạy học / Kỹ thuật dạy học: Kỹ thuật khăn trải bàn.
+ Hình thức tổ chức hoạt động:
- Chia lớp thành 6 nhóm;
- Phát phiếu học tập (giấy A5) cho học sinh có sẵn hình vẽ tam giác (mỗi học sinh trong nhóm có hình khác nhau) và giấy A3 cho nhóm trưởng.
- Mỗi học sinh đo các góc của tam giác trong phiếu học tập và tính tổng các góc vừa đo.
- Các thành viên thảo luận và thống nhất ghi kết quả tổng các góc của tam giác vào giấy A3. 
+ Dự kiến sản phẩm học tập:
- Tổng số đo các góc của một tam giác của từng học sinh và của nhóm.
+ Cách thức đánh giá: Giáo viên đánh giá.
- Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (16 phút)
+ Mục tiêu:
- Hình thành được định lý tổng ba góc của tam giác.
- Năng lực: giao tiếp và hợp tác; sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
+ Phương pháp dạy học / Kỹ thuật dạy học: Dạy học toán qua hoạt động trải nghiệm.
+ Hình thức tổ chức hoạt động:
- Cắt tam giác thành 3 mảnh chứa 3 góc của tam giác; ghép ba góc sao cho các góc kề nhau
- Học sinh quan sát thấy ba góc tạo thành góc bẹt.
- Các nhóm thống nhất dự đoán tổng 3 góc trong tam giác 
- Các nhóm sử dụng tính chất của hai đường thẳng song song để khẳng định tổng ba góc trong tam giác là 1800.
+ Dự kiến sản phẩm học tập: Tổng ba góc trong tam giác bằng 1800.
+ Cách thức đánh giá: Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
GV yêu cầu:
- Các nhóm cắt giấy hình tam giác (kí hiệu ba góc 1, 2, 3) thành 3 mảnh có chứa 3 góc;
- Ghép 3 mảnh chung đỉnh(có kí hiệu) sao cho góc 1 kề 2 ; 2 kề 3
- Quan sát dự đoán tổng ba góc của một tam giác
- Hoàn thành phiếu học tập: (điền từ, cụm từ thích hợp vào ( )Qua A kẻ đường thẳng xy BC.
Ta có : xy // BC ⇒B=A1( ) (1)
xy // BC ⇒C=......(so le trong) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
B+BAC+C=A1+BAC+A2
=xAy=.......0
- Chọn kết quả của hai nhóm nhận xét
- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm.
GV yêu cầu học sinh phát biểu định lý tổng ba góc của tam giác.
Các nhóm thực hiện
- Các nhóm dự đoán tổng ba góc trong một tam giác là 1800.
- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập
Qua A kẻ đường thẳng xy // BC.
Ta có : xy // BC ⇒B=A1(so le trong) (1)
xy // BC ⇒C=A2(so le trong) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
B+BAC+C=A1+BAC+A2
=xAy=180°
- Học sinh phát biểu định lý tổng ba góc trong một tam giác.
1. Tổng ba góc của một tam giác.
Tổng số đo 3 góc của DABC bằng 1800
* Định lý 
GT
ΔABC
KL
A+B+C=180O
* Chứng minh:
- Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC.
Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC.
Ta có : xy // BC ⇒B=A1( so le trong) (1)
xy // BC ⇒C=A2(so le trong) (2)
Từ (1) và (2) suy ra:
B+BAC+C
=A1+BAC+A2
=xAy=1800
- Hoạt động 3: HOẠT DỘNG LUYỆN LẬP (10 phút)
+ Mục tiêu: 
- Vận dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào bài tập tính số đo góc của một tam giác khi biết số đo 2 góc còn lại.
Năng lực giải quyết vấn đề toán học.
+ Cách thức tổ chức hoạt động: Dạy học giải quyết vấn đề trong môn toán
- Giáo viên nêu bài tập
- Học sinh vận dụng định lý tổng ba góc trong tam giác.
- Học sinh thực hiện tính góc
- Nhận xét.
+ Dự kiến sản phẩm học tập: Sô đo góc cần tìm.
+ Cách thức đánh giá: 
	- Học sinh đánh giá.
	- Giáo viên đánh giá.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
- Giáo viên trình chiếu bài tập1
- Gọi Hs lên bảng thực hiện.
- Dưới lớp kiểm tra chéo bài theo cặp.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên trình chiếu bài tập2
- Gọi Hs lên bảng thực hiện.
- Dưới lớp kiểm tra chéo bài theo cặp.
- Nhận xét, đánh giá.
- Hs hoạt động cá nhân vào vở.
- 2Hs lên bảng trình bày bài.
- HS đổi vở, kiểm tra bài theo cặp => báo cáo GV.
Bài tập 1 
Cho hình vẽ.
Xét có:
A+B+C=180O
C=180O-A-B
=180o- 90o
-55o=35o
Vậy x=35o
Bài tập 2
Cho hình vẽ.
Xét có:
M+N+P=180O
=>x+50o+x=180O
=>2x=130o
=>x=65o
Vậy x=65o
- Hoạt động 4; 5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG ( 10 phút)
+ Mục tiêu: Phát hiện mô hình hóa được tình huống thực tế, vận dụng định lí tổng ba góc của một tam giác tính số đo 1 góc của một tam giác khi biết số đo 2 góc.
Định hướng phát triển năng lực: Mô hình hóa toán học; giao tiếp và hợp tác.
+ PPDH: Dạy học mô hình hóa Toán học
+ Hình thức tổ chức dạy học: 
	Bước 1: Dạy học định lí Tổng ba góc trong tam giác (đã học);
	Bước 2: Giáo viên nêu tình huống thực tế;	
	Bước 3: Học sinh xây dựng mô hình toán học từ tình huống thực tế giáo viên đã nêu;
	Bước 4: Vận dụng định lí vào việc giải quyết bài toán xây dựng ở B3 tính số đo 1 góc của tam giác khi đã biết số đo 2 góc; trả lời cho tình huống đã nêu.
	Học sinh thực hiện hoạt động theo nhóm.
+ Dự kiến sản phẩm học tập:
	- Hình vẽ.
	- Bài giải của học sinh.
	- Câu trả lời.
+ Cách thức đánh giá: 
	- Các nhóm đánh giá chéo.
	- Giáo viên đánh giá các nhóm.
B2: GV nêu tình huốngthực tế
Người ta đã nghiên cứu nếu đặt chân thang tạo được với mặt đất một góc khoảng 650 thì thang sẽ không bị đổ khi sử dụng, người ta xem đây là góc “an toàn”. Hỏi khi dựng thang vào một bức tường (với góc “an toàn”) thì thân thang tạo với bức tường một góc khoảng bao nhiêu độ?
B3: HS:
Vẽ hình : chọn mô hình tam giác vuông để biểu thị tình huống thang dựa tường
B4: hs sử dụng kiến thức tổng ba góc trong tam giác để giải bài toán
Xét ΔABC vuông tại A, ta có: 
B+A+C=180°
⟹B+90°+65°=180°
⟹B=25°
Vậy góc tạo bởi thân thang và bức tường là 250
Bài tập:
Người ta đã nghiên cứu nếu đặt chân thang tạo được với mặt đất một góc khoảng 650 thì thang sẽ không bị đổ khi sử dụng, ta có thể xem đây là góc “an toàn”. Hỏi khi dựng thang vào một bức tường (với góc “an toàn”) thì thân thang tạo với bức tường một góc khoảng bao nhiêu độ?
Giải
Xét ΔABC vuông tại A, ta có: 
B+A+C=180°
⟹B+90°+65°=180°
⟹B=25°
Vậy góc tạo bởi thân thang và bức tường là 250
Hướng dẫn về nhà (2 phút):
 - Học định lí tổng ba góc của tam giác
- Xem lại các bài tập (đặc biệt là cách trình bày); xem trước nội dung bài phần còn lại.
- Làm các bài tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_toan_7_tong_ba_goc_cua_mot_tam_giac.docx